Thứ Tư, 31 tháng 10, 2007

Vì mình quên nhân dân

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, bác Hồ chết cũng đã mấy chục năm. Bây giờ chả còn ai nhớ lời bác dạy nữa. Chú công an của chúng ta năm xưa mái tóc đã lấm chấm điểm bạc, chú đã lên chức đồn trưởng. Nghe đồn thì chú phải bỏ ra 5 nghìn Mỹ Kim để mua chức vụ này cộng với mấy năm đi học tại chức. Các con chú đã lớn, vợ chú bây giờ có sạp hàng bán bánh kẹo ở phố H. Chú mua được cái nhà ở Phan...đứa con gái lớn đi du học bên Nhật. Còn cậu con trai chú đã đào tạo nó thành một cảnh sát, nhờ quen biết anh em trong ngành. Chú xin cho nó về làm cảnh sát giao thông trong thành phố, tuy là cùng ngành nhưng chú bỏ tiền lo lót cũng vài nghìn Mỹ Kim. Khổ cái thân chú phải lo lắng nhiều đến kinh tế như thế. Đến trăm thứ tiền đổ lên đầu chú. Tuy nhiên chú vẫn mẫn cán làm việc. Địa bàn chú quản lý rất phức tạp, có nguyên một phố nhà nhà bán ma tuý, bọn nghiệp đi lại rầm rập suốt ngày đêm như hành quân. Chúng phê thuốc đứng ngay giữa đường vạch quần đái, mắt nhằm nghiền. đái xong ngồi ngủ ngay tại chỗ. Đứa thì quờ quạng hai tay khua trước mặt như thằng mù dò đường. Bởi vậy chú năng đi tuần , các ngóch ngách , ngõ hẻm, từng cái cửa sổ , nơi nào có cầu thang, bờ tường thông nhau chú đều biết rõ chính xác như nhà chú vậy.Nhưng bọn bán ma tuý không vừa, chú xuất hiện bao giờ cũng chậm hơn chúng một ít, khi chú vào đến nơi thì chẳng còn cái gì. Chắc chú già rồi, tác phong lề mề. Chú lại còn đứng ở sân hỏi to tướng về người này, người kia. Sau đó chú mới rón rén leo lên cầu thang, trèo qua cửa sổ sang mái ngói nhà bên. Chú nhảy vào hành lang chạy uỳnh uỵch xô cửa. Vào đến nơi chỉ thấy khuôn mặt chủ nhà ngỡ ngàng nhìn chú, rồi họ mời chú uống nước. Chú ra cái đều bực bội không uống. Lúc này lính của chú theo đường chính mới vào nhà. Tất cả đều tiu nghỉu vì vô tang chứng. Hôm sau chú ngồi uống cà phê ở một quán rất vắng xa địa bàn chú quản lý. Chủ nhà kia bỗng dưng xuất hiện cạnh chú, họ thì thầm với nhau. Lát sau chủ nhà ra về, chú còn dặn nhỏ

- Cẩn thật nhé, đợt này trên chỉ đạo làm gắt lắm

Chú nhìn tách cà phê uống dở ngẫm nghĩ, làm gì để uống nốt chỗ cà phê này. Tính chú tiết kiệm là vậy, uống cà phê để suy nghĩ. Mà cà phê vẫn còn chú chưa nghĩ ra việc gì để uống nốt chỗ dở. Thế là chú nghĩ đến mụ chủ đề. Chú nhấc máy alo gọi mụ đến

Mụ chú đề đến ngay, mụ xởi lởi chào chú. Chú hỏi han gia đình nhà mụ, rồi trâm ngâm đốt thuốc lá 555. chú suy tư vấn dề hệ trọng lắm. Vầng trán của chú nhăn lại, có thể chú đang quyết định việc hệ trọng như củng cố chứng cứ, hay hành động để tống cổ kẻ nào phạm pháp vào tù. Góp phần trong sạch cho xã hội. Mụ chủ đề lo ngay ngáy nhìn diễn biến trên mặt chú, bỗng mụ chột dạ nghĩ- khéo ông ấy tính kế bắt mình cũng nên- Mụ vội vàng giở túi xách lấy ra mấy tờ 100 Mỹ Kim, ngó quanh không thấy ai. Mụ nhét vào túi chú nói

- Anh cầm ít tiền trả tiền cà phê.

Chú mặc kệ cho mụ ấy nhét tiền vào túi, bây giờ chú quen với việc này rồi. Không ngại ngùng như mấy chục năm về trước nữa. Chú bảo với mụ chủ đề

- Tiền này bà cho, tôi chỉ uống cà phê thôi đấy nhé.

- À vâng vâng, anh gọi vội quá em đang đi lễ, đến luôn. Có gì mai em gặp anh.

Mụ chủ đề vội thật, lên chẳng chuẩn bị gì. Mụ hiểu là mấy trăm Mỹ Kim của mụ cũng chỉ là tiền cà phê thôi, chưa xoá được hết nếp nhăn trên trán chú. Cho nên hôm sau mụ ra hàng bánh kẹo của vợ chú mua mấy hộp bánh. Có vài hộp bánh mà mụ trả nhầm thế nào đến chục tờ 100 Mỹ Kim. Hay là mụ ấy số má tính toán nhiều quá lên lầm lẫn. Vợ chú cũng vô tâm, trả kiểm gì cả cứ thế nhét vào ngăn kéo. Về nàh mụ ấy cũng chẳng kêu nhầm tiền mặt vẫn như không, còn vợ chú cũng bình thường chả biết là mình hôm nay bán mấy hộp bánh đến 1000 Mỹ Kim. Hay là nhìn nhầm chứ họ mua bán như thế, nhầm làm sao đến 1000 mà người thiệt không buồn, người lợi không vui.

Đấy là chuyện hôm sau, còn quay lại chú công an uống xong tách cà phê. Chú gọi đồng đội đến kiểm tra hành chính quán Karaoke trước. Chú ra mua tờ báo rồi đến sau. Đến quan Karaoke thuộc cấp của chú báo rằng mấy tiếp viên ở đây không có hợp đồng lao động, không có khai báo tạm trú, tạm vắng. Âm thanh thì ồn ào ảnh hưởng đến bà con, nhân dân lao động chung quanh. Họ đề nghị tịch thu tạm thời giấy phép, đình chỉ hoạt động chờ biện pháp xử lý. Chú căng thẳng lắm, mặt chú đanh lại. Nhưng sau vì bảnchất chú hiền lành, thương người. Thôi thì người ta cũng là kinh doanh, làm ăn. Đôi khi cũng thế này, thế nọ. Chỉ nhắc nhở, cảnh cáo để lần sau họ chú ý chấp hành pháp luật chứ nỡ lòng nào triệt đường làm ăn của họ. Chú cho quân về đi bắt bọn bán rong

Bọn bán rong này ở quê ra, chả biết điều gì cả, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Quân của chú nhanh nhẹn như biệt kích nhảy xuống ô tô. Nhoáng cái đã tóm gọn cả quang gánh, xe thồ vất lên xe. Mặc cho bọn bán rong kêu gào , van xin thảm thiết. Loạn cả phố xá, mà loạn thế càng tốt. Nhân dân càng được chứng kiến các chú tậm tâm làm việc, xứng với đồng thuế họ đóng để trả lương các chú

Vì nhân dân quên mình

Ngày xưa, vâng tất nhiên là ngày xưa thì các chiến sĩ công an mới vì nhân dân quên mình. Sở dĩ tôi bắt đầu câu chuyện này theo cách mở đầu một câu chuyện cổ tích ,vì ngày nay những câu chuyện như thế đã tuyệt chủng hẳn rồi.

Lúc bé hình tượng người công an trong tôi tốt đẹp lắm, các chú ấy là người bảo vệ, giúp đỡ nhân dân.Hành động nghĩa cử của các chú nhiều không kể hết. Nào thì dẫn ông mù bán thuốc qua đường, đưa người đi bênh viện cấp cứu. Nhà nào có hoàn cảnh khó khăn các chú vận động bà con hàng xóm quyên góp giúp đỡ. Nhà có người đi trại cải tạo về, chú đến hỏi han, ân cần động viên làm lại cuộc đời. Thậm chí chú còn đạp xe đi liên hệ các nơi để xin việc cho người đó. Hàng xóm xích mích, to tiếng chú nhẹ nhàng khuyên nhủ hai bên bằng lời tình nghĩa. Ít khi các chú dùng vũ lực hay hăm doạ. Dân có việc lên đến cổng đồn, chú nhìn thấy vồn vã

- ơ bà C, bác A có việc gì đấy, vào đây xem nào. Thằng T vừa rồi gửi thư về báo tốt chứ..

Chú nói bằng giọng thân tình, người dân quên mình đang đến cửa quan, dân hoan hỉ lắm. Đúng là một xã hội tốt đẹp. Dân với quan như cá với nước. Người dân như cởi tấm lòng

- Báo cáo anh, tôi xin cái dấu chứng nhận việc...

Chú công an vồn vã cầm tờ giấy, chú nói

- Ồ, cái này thì nhanh thôi bà, bác..ngồi đây đợi tôi làm một tí là xong. Sao không đưa cho tôi buổi tối. Tối nào tôi chả xuống địa bàn. Gửi cho ông tổ trưởng , xong tôi mang đến nhà. Đằng nào thì ngày nào tôi cũng xuống đó mà. Bác lên đây mất cả buổi sáng ( mất nửa ngày nghỉ làm hay nửa ngày bán hàng tuỳ theo công việc người ta mà chú nói).

Chú vừa nói vừa viết xác nhận vào giấy, chú cầm tờ giấy vào trong loáng sau đi ra tờ giấy đã có mộc đỏ chót. Người dân cảm động rút túi lấy ra bao thuốc lá Sông Cầu, Điện Biên đưa cho chú nói

- Chú nhận bao thuốc hút

Khổ thế chứ, đấy là cái thói quen của ngàn năm phong kiến ăn sâu vào dân Việt. Chú công an là cán bộ của Bác Hồ. Có phải là quan của bọn triều đình phong kiến thối nát, mục rỗng đâu. Bởi thế chú xua tay

- ấy, sao bác lại làm thế. Việc này là trách nhiệm của chúng tôi mà

Người dân nằn nì mãi, chú cả nể đành cầm bào thuốc, bóc ra lấy một điếu còn đâu trả lại người dân

- Thôi, bác cầm về đi. Tôi hút một điếu thôi.

Thế là người dân cầm tờ xác nhận và bao thuốc dở ra về, lòng nhẹ nhõm hoan hỉ. Cảm động dắt xe cung run run làm chú phải dắt hộ. Chú nhắc

- À mà bà..xích chó lại nhé. Đợt này phòng chống chó dại làm gắt đấy, hôm nào cho nó đi tiêm nhé. Cho nó an toàn cho nhà mình trước sau đến mọi người bác ạ

Trời, quả là chú không bỏ sót điều gì ở mỗi gia đình. Tuy buổi đêm người dân biết chú vẫn làm thêm bằng cách gia công dán hộp các tông. Vợ chú làm ở hợp tác xã nhận khoán về nhà làm thêm. Cả đêm hai vợ chồng hì hụi làm. Dành mãi mới mua nổi cái xe đạp Thống Nhất cũ. Cái lần nhà Bính què bị cháy, cứu hoả chưa đến. Chú cởi áo cảnh phục nhảy vào lửa cứu đồ cho dân, chú bê cả chuồng gà lẫn thùng gạo ra khỏi đống lửa. Chú bị bỏng ở chân, mấy hôm sau chân băng bó đi cà nhắc. Chú vẫn đến hỏi han nhà Bính què. Huy động mấy người trong tổ dân phòng giúp nhà Bính lợp lại mái nhà. Hành động của chú mãi mãi để lại trong lòng nhân dân những điều tốt đẹp tưởng không bao giờ quên

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2007

Cháo rong




Bà già này mới có 82 tuổi, khoẻ lắm. Hàng ngày gánh chao rong đi bán khắp Hà Nội. Có được ông con trai đi bộ đội vào Nam. Tự dưng chết thì không chết hẳn để mẹ hưởng tử tuất. Lại mất tích, mất tăm. Xác không thấy, bạn bè đồng đội cũng không ai chứng nhận cho. Có đợt đồn con bà theo Nguỵ , bà ấy khốn đốn. Sau này bình thường hoá quan hệ với Mỹ, chả thấy con về. Bà đứng giữa ngõ chửi

- Tổ sư bố bọn khốn nạn, chúng mày bảo con tao hàng giặc. Thế mà bây giờ bọn hàng giặc nó về thành Việt Kiều yêu nước. Còn con tao xác chưa biết chỗ nào, bây giờ tao cầu con tao hàng giặc, theo Mỹ làm Việt Kiều để tao không phải bán rong thế này.


user posted image

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2007

Kim Chính Nhất sang thăm Việt Nam

Bình Nhưỡng huy động rất đông đỏa quần chúng mặc đại lễ ra sân vân động đón Nông Đức Manh. Lễ chào đón được bắn bằng 21 loạt địa bác, mỗi loạt 21 khẩu đồng loạt nhả đạn. Có lẽ trong đời làm ttổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chưa bao giờ Nông Đức Mạnh được đón tiếp ngất ngay như thế. Cảm thấy áy náy trước sự đón tiếp hoành tráng của Kim. Bác Mạnh nhà ta ái ngại cái khoản gạo ít ỏi, khiêm tốn mang theo làm quà. Đành phải hứa hẹn mời Kim sang để đáp lễ, đồng thời cũng mong muốn trung ương nhân dịp Kim sang thăm tăng quà cho Kim thêm chút nữa. Chứ bèo bọt thế kia thì ê mặt quá

Việt Nam đang lam phát gia tăng, riêng vụ đề án 112 đã ngón hàng nghìn tỉ. Bây giờ lại thắt lưng,buộc bụng cắn răng tặng quà cho Kim nữa. Quả là nan giải. Thứ nữa khi Kim sang, nghi lễ đón tiếp sẽ thế nào đây. Bắn đại bác như Kim chăng, huy động học sinh, sinh viên , công nhân mặc đồng phục đại lễ đón Kim chăng. Hai cái này khó có thể mà làm ầm ĩ như Kim đón Mạnh được. Còn làm êm ả thì khác nào vay mà không trả. Đành phải tăng viện trợ ngầm không thông báo mà thôi. Vì thông báo ra thì dân đang chờ tăng lương cho kịp giá leo tháng chưa được, nay chính phủ lại cho tiền thằng cha vơ , chú váo ở đâu món to cảm thông sao nổi.

Có lẽ hiện giờ Kim và Nguyễn Tấn Dũng đang bàn nhau về giá trị viện trợ của Việt Nam cho Kim là bao nhiêu. Điều này Việt Nam coi là bí mật quốc gia.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2007

Chuyện nứơc Việt

Khổng phu tử hội các học trò bàn chuyện chính sự, lễ nghĩa các nước. Đến đoạn nước Việt thì Tăng Tử thưa

- Nước Việt vừa rồi có đám người làm thuê bên Ngô, bị bạc đãi, quỵt lương, đánh dập hãm hiếp phải bỏ trốn về. Những người này trước khi đi phải đóng lệ phí cho bọn môi giới, cò mồi rất cao. Để chúng lo lót đi sang Ngô. Khi đi chúng hứa hẹn đủ điều, thế mà sang Ngô thì 100 phần không được 1. Đám làm thuê này trở về mang công, mắc nợ rất chi là khổ sở. Họ làm đơn nại bọn môi giới nhưng chả ăn nhằm gì. Bọn kia vẫn nhởn nhơ

Khổng Tử nói

- Ta thường nghe nước Việt xưng là văn hiến lâu đời, người Việt dũng cảm kiên cường bậc nhất tronmg thiên hạ. Cớ sao người Việt lại lừa nhau, lại để nước Ngô đối xử tàn tệ với người của mình như vậy.

Tăng Tử bước ra thưa

- đấy là chuyện đã xa, nước Việt bây giờ suy yếu lắm, phải chịu đè nén của các nước khác. Âu cũng do triều chính nhà Việt suy mới đến nỗi thế. Nhìn về khía cạnh người làm thuê Việt hôm nay đang bàn, sở dĩ họ bị lừa vì ngu muội một phần. Phần nữa do chính sách nhập nhằng, rắc rối của triều đình. Họ tao ra nhiều thứ luật để quan lại dễ bề nhũng nhiễu, tham ô. Bọn môi giới kia biết thông đồng với quan lại lách luật làm ăn. Chúng với quan quân là một. Những người dân kia có kêu đến đâu cũng vậy mà thôi.Bọn phạm pháp nhởn nhơ ngoài đường là vậy

Không Tử hỏi

- Ta thường nghe nước Việt chính trị ổn định nhất thiên hạ, loạn lạc xảy ra nơi nào cũng bị dập tắt nhanh chóng, nông dân từ đồng bằng tới vùng cao chớm có ý chống đối triều đình đã bị dập tắt ngay từ trứng nước. Nay mới rõ là quan quân Việt chỉ đi làm cái việc củng cố , duy trì giữ vững địa vị của họ. Để mà hà hiếp, bóc lột lương dân mà thôi.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2007

chuyện trẻ con

Nhà kia con đi mẫu giáo, được dạy bảo nền nếp, công thức đâu ra đấy.Bé đi, về chào bố, mẹ ông bà. Cả nhà khen bé ngoan, học giỏi. Bé hứng chí vỗ tay hát

- A có bác Hồ đời em được ấm no..chúng em hát ..công ơn bác Hồ

Rồi bé hỏi bố.

- Bố ơi! Bác Hồ ở đâu mà làm con được ấm no?

Bố lắc đầu

- Bố cũng chả gặp bác ấy bao giờ, hồi bố sinh ra bác ấy chết rồi.

Bé hỏi

- Thế thì làm sao bác Hồ cho con kẹo cả áo mới như bố được, bác ấy phải cho gì mới cám ơn chứ. Cô giáo dạy ai cho bé cái gì, bé phải khoanh tay cúi đầu nói cám ơn ạ.

Bố bé xoa đầu nói

- Nhưng chúng ta vẫn phải cám ơn bác Hồ, vì hồi bố bé cô giáo bảo hát vậy, bây giờ đến lượt con.

Bé vẫn hỏi

- Nhưng bác phải cho bố hay con gì thì mới cám ơn chứ

Bố bảo ông nội trả lời

Ông Nội bảo

- Ngày xưa nhân dân ta đói khổ lắm, bị bọn Pháp nó xâm chiếm. Nó bóc lột, nó lấy hết các thứ. Có bác Hồ đánh đuổi bọn Pháp đi, nhân dân ta được tự do, độc lập mới có cơm no ,áo ấm. Thế mới phải cám ơn bác Hồ

Bé hỏi

- Thế ngày trước ông bị đói lắm hả, hồi còn bọn Pháp ý .

Ông nội

-Không ông không đói, hồi ấy các cụ làm ăn khá giả., có cả cái xưởng mộc làm bàn ghế, giường tủ. Nuôi ông ăn học, ông không thiếu thốn gì cả

Bé hỏi

- Thế bác Hồ không cho ông gì sao ?

Ông nội ầm ừ

- À ừ thì người ta bảo là bác cho tất cả mọi người dân Việt Nam cuộc sống tốt đẹp.

Bé ngẫm nghĩ

- À thế cháu biết rồi.

Bố hỏi bé

- Con biết cái gì

Bé dõng dạc trả lời

- Người lớn bảo phải nghe lời, cô giáo cũng dạy phải nghe lời người lớn mà.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2007

Vận chưa đến

Tháng trước nhẩm tính, kiếm được 70 triệu. Tháng sau bị nhầm lẫn, mất mẹ nó 20 triệu. Thà đánh bạc thua không tiếc, bị nhầm mất tiền cứ cay cay thế nào. Đang nghèo thì chớ. Từ đầu năm đến tháng 8 âm.Chỉ nằm nhà đọc sách, làm được cái gian hàng lãi 3 triệu thì bọn nó nợ mẹ nó mất đến vài tháng rồi. Đi đòi như đi xin, chỉ béo bọn lâu xâu chỉ trỏ, phần trăm cắt cho chúng nó rồi. Bây giờ bảo bọn liên đới đấy đi đòi tiền cũng thì nó ì ra. Như muốn mình phải chi thêm nữa thì chúng mới đi cho. Đm bọn khốn nạn, tiền % nó lấy ngay lúc đang làm, xong là hết trách nhiệm. Nhiều lúc nghĩ xã hội đen toàn bọn lưu manh, tù tội nó còn đàng hoàng hơn. Chả văn bản cái con b gì hết. Hôm qua mày gọi điện báo tao đánh 100 triệu Man chấp 1 đứt. Man hoà, hôm nay mày mang đến cho tao 100 triệu, có thiếu lại một vài chục thì phải nói. Đẽo có cái kiểu giống bọn ra dáng có học, tử tế cứ ầm ừ. Chẳng lẽ bố mày cho em út đến đập cho vài phát vào sọ. Bảo nó cầm hoá đơn đỏ sang tính tiền, bọn kia trả 2/3. Nó ngắt mẹ luôn tiền % của nó. Còn 1/3 bây giờ chả nhắc nhở gì. Hay là nó muốn mình phải chi nó thêm vài triệu nữa nó mới đi lấy cho. Bố làm mửa mật, mày thì bóng lộn đứng nhìn.Kêu là anh em cùng chung. Đm anh em cái loại giả tri thức này ức thật, chỉ nhăm nhăm gây đục nước để kiếm chác. Đẽo bao giờ làm nổi cái gì, suốt ngày loanh quanh xem bạn bè có cái gì để dính máu ăn phần.

Hôm qua công ty mình họp định hướng phát triển, bàn mãi mỗi ông một ý. Ông thì thích đi buôn đất, ông thì muốn đầu tư chứng khoán... có mỗi mình ý kiến về mặt tổ chức nhà xưởng, máy móc và thợ chuyên nghiệp thật tốt thì chả ông nào nghe. Chỉ muốn ăn xổi, thế thì làm mẹ nó chủ độ bóng đá còn nhanh hơn. Khách đánh toàn thua chứ mấy khi được, cứ hỏi thằng nào chơi bóng đá thì biết. Xem thằng thua có nhiều gấp 8 lần thằng được không.

Cố gắng kiếm được vài chục nữa trả mấy món nợ mà khó quá, không biết từ hôm nay có khá hơn tí nào không. Sáng ra mở máy kiểm tra số liệu thấy hôm qua kiếm được có hơn 200 nghìn, sao cứ hiu hắt mãi thế nhỉ?

Đợi nốt tuần này xem sao, nếu không phải tính hướng khác

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2007

Một ngày mới bắt đầu

Sáng dậy đến văn phòng, 8 giờ kém 15 chưa ai đến. Cất xe vào trong đi bộ ra chợ mua mấy bông hoa hồng. Về cắt tỉa cắm vào lọ hoa trên ban thờ, thay nước thắp hương. Xem nước trong tủ lạnh có đầy đủ không. Sau đó ngồi xem tin tức trên Dân Trí đợi sếp đến triển khai công việc trong ngày. mẹ kiếp, toàn tin giật mình. Giết người, cướp của, hiếp dâm, tai nạn giao thông.... ngay quả đầu tiên đã có con vợ ức thằng chồng, cho cả hai đứa con đứa 1 tuổi, đứa 3 tuổi uống thuồc độc. Chết cả hai đứa bé, đọc xong tin này chả dám đọc gì nữa. bần thần cả người. Cứ bảo ở phương Tây thế này thế nọ, nhìn xem cái đất nước mình xem có giật bắn mình không.

Tự dưng cảm thấy bất an với cuộc sống. Ngày trước chưa vợ , chưa con. Muốn đến đâu thì đến, xã hội thế nào cũng theo hết. Bây giờ có thằng con trai, nhìn thấy xã hội càng ngày càng bất an thấy lo lắng. Tinh thần dân tộc và đạo đức con người Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng. Tuy nhiên người ta lảng tránh nhìn sự thật này, vì có nhìn rõ thì đi tìm ai để đổ lỗi, tìm ai để đứng ra khắc phục nguyên nhân. Mọi người đều nhìn cái trước mắt xem chứng khoán hôm nay lên hay xuống, giá vàng, đô dao động thế nào. Các mặt hàng chiến lược biên động ra sao. Hôm nay làm gì với con hàng, thằng bồ của mình. Kết quả xổ số, bóng đá...đẽo ai rỗi hơi đi quan tâm đến sự thoái hoá của dân tộc qua những chuyện rợn người kia.

Có ai nghĩ rằng ngày kia, làn sóng suy thoái đạo đức kéo đến nhà mình. Thằng con trai đòi mua xe không được, chửi đm con già thằng già keo kiệt ( ngay bên cạnh nhà mình). Bố, mẹ lại bảo do xã hội tác động đến nó. Thấy nhà hàng xóm đánh nhau, không ra can ngăn, dùng mọi cách êm thấm. Lại đóng cửa bảo kệ mẹ chuyện người ta, dây vào mệt, không phải đầu phải tai. Thế là còn tử tế, có người còn bĩu môi dèm bên này mấy câu, kích bên kia mấy câu. Chúng mày tan cửa nát nhà, khuynh gia bại sản là ông hơn chúng mày, ông mừng cái đã. Thấy nhà người ta tan nát thì có chuyện để bàn, bàn cái kiểu thích chí tiêu khiển thời gian. Có đứa nào ngồi hàng nước mà lộ vẻ xót xa khi nhắc đến gia đình người

Còn chuyện giết người, cướp của , ghen tuông, bay lắc.... mọi người cho đấy là chuyện xã hội. Không nên quan tâm vì quan tâm cũng chả biết làm gì. Đến chính phủ cũng chả thèm quan tâm nữa là địa vị dân đen. Ông chính phủ quan tâm đến Triều Tiên, Cu Ba, Trung Cộng. Xem bọn ấy nó cai trị nhân dân thế nào để giữ vững cái gọi là thành quả cách mạng , tức chính quyền các ông ấy đang nắm hay gọi nôm na là địa vị của giới lãnh đạo được yên. Dưới cái mác là ổn định về mặt chính trị, còn xã hội không ổn định, dân chúng có hại nhau thì dân càng yếu. Mà dân yếu thì chính quyền đỡ phải lo về mặt bền vững của họ.

Cá nhân đổ trách nhiệm cho xã hội, chính phủ bàng quan. Cho nên chớ ngạc nhiên gì khi thấy càng lúc càng nhiều án mạng. Đợt sập cầu Cần Thơ. Tấn Dũng đang công cán bên Phương Tây. Hôm đó đên làm việc với thằng Bộ Trưởng mũi lõ, thấy Ba Dũng lò dò đến làm việc. Nó bảo

- Bên ông sập cầu chết mấy chục mạng người, ông không về lo xem sao còn làm việc gì ở đây nữa

Ba Dũng trả lời

- Bên tôi mạng người rẻ như bèo, trung bình mỗi ngày hơn ba chục thằng chết vì tai nạn giao thông, chục thằng nữa chết vì đâm chém.. hơi đâu mà động tí phải lo cho chúng. Tôi đi kiếm việc, kiếm tiền cho đất nước là quá sức rồi, làm sao mà để ý giữ tính mnạg cho chúng nữa. Đợt trước bọn Tàu ngứa tay, lâu không giết ai, nó mượn tạm mạng 9 thằng ngư dân tiêu khiển. Sau đó mời tôi sang cám ơn trả cho những mấy chục tấn sắt. Đợt đấy là mạng người Việt chúng tôi được giá nhất đó. Các ông đi sang châu Phi săn thú làm gì cho mệt, mai này chúng tôi mở du lịch săn người. Các ông sang chơi, đi ô tô chẹt mạng nào đền dăm ngàn đô là xong. Còn đến vùng sâu, vùng xa thì rẻ hơn nhiều. Hiện nay bọn Đài Loan, Hàn Quốc đang rất chuộng dịch vụ này.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2007

Thế nhân

Lãi bảo với Chủng rằng

- Tiễn cổ cao,mũi khoằm, tướng diều hâu. Bề ngoài khoáng đạt nhưng trong bụng hẹp hòi, đố kỵ. Ghanh ghét tài năng, loại người này chỉ chung sống lúc hoạ, không sống được lúc phú quý. Theo tôi ông bỏ đi là hơn.

Chủng không nghe, cho rằng Lãi vì bất mãn mà nói vậy. Lãi thấy Chủng không nghe, sợ có ý khác bèn nhân đêm tối, thu xếp đồ đạc gia quyến mà lặng lẽ xuống thuyền đi mất

Tiễn lên ngôi, gọi Chủng lại đưa gươm bảo

- Nhà người có bảy kế giành đất nước, mới bày ba kế quả nhân đã thành công. Phiền nhà ngươi nhận lấy gươm này xuống bày giúp tiền nhân của ta

Chủng cầm gươm, trước khi cứa cổ như người ta cắt tiết gà nói

- Tiếc rằng ta không nghe lời của Lãi.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2007

bị nhốt

mẹ nó tức thật, 7 giờ tối mọi người về hết. Còn mỗi mình ở lại đợi khách đến thanh toán tiền. Ra mở cửa thì hóc khoá. Gọi điện tứ tung nhờ thằng Đức Anh đi tìm thợ khoá. Nó đi một hồi thì mang về gói xôi bảo

- Mai tính anh ạ, chả tìm được thằng nào. Anh ăn xôi rồi kê ghế lên mà ngủ.

Nó đi rồi, mới nhớ ra ở văn phòng không có nước uống. Bên cạnh chả có hàng quán nào, chắc ăn xôi xong uống nước máy thôi. Cố đợi tí nữa ăn, xem xoay thêm đâu được chai Lavie thì tốt. Gọi điện về bảo vợ thì vợ không tin, lại nghĩ chồng giở trò gì để đi chơi qua đêm.

Đm nó, tưởng về chơi với con trai. Không ngờ lại bị nhốt ở đây, đêm nay ngủ trên mấy cái ghế thì ngủ thế đẽo nào được, muỗi nó để yên cho chắc. Số đen đẽo tưởng. Tí nữa kiếm nước thuốc đầy đủ, đêm nay chiến đấu với blog vậy.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2007

xuân thu chiến quốc

Thời xuân thu, nước Việt năm thứ 62 hiệu là Cộng, đời vua Minh Triết thứ 2, tể tướng nước Việt là Tấn Đảm.

Tể tướng Tấn Đảm lên ngôi được vài tháng thì xảy ra lạm phát, giá thóc cao vọt, thịt thà tăng gấp mấy lần. Dân tình phải độn khoai sắn vào gạo mà ăn qua bữa, có nhà khá giả quen ăn thịt, giờ không đủ tiền mua phải mua thịt chuột đồng ngoài ruộng mà ăn cho đỡ thèm. Khắp nơi dân chúng ca thán khủng khiếp. Tấn Đảm họp triều đình, nói với các quan

- Nay lạm phát gia tăng không thể kìm hãm, các quan có cách nào để ngăn chặn không, chứ ngoài kia dân chúng kêu la quá, e rằng các thế lực thù địch nhân cơ hội này mà kích động, gây chia rẽ triều đình với nhân dân

Thượng thư bộ Thương đứng dậy nói

- Lạm phát gia tăng do nguyên nhân triều đình vay tiền của dân, đầu tư vào những nơi không hiệu quả. Lại bị tham nhũng thất thoát lớn. Không có tiền trả phải đúc thêm tiền trả cho dân, bởi vậy mới lạm phát

Thượng thư bộ binh cắt ngang

- Ngài định đổ lỗi cho ai, không hiệu quả, tham nhũng không phải do chúng ta gây ra thì chắc do bọn thế lực thù địch nó tham nhũng chắc.

Tấn Đảm thấy hai quan căng thẳng vội can

- Thôi, chúng ta ăn không kín kẽ, để bung bét ra. Bây giờ bảo các ông bỏ gia sản ăn được từ ngân khố ra để bù thì chả ai làm, đến tôi cũng vậy. Nuốt vào nhả ra xót lắm. Bàn cách nào khác đi, xem bọn Thiên Hoàng nó có cho mượn tạm vài chục triệu lạng để qua cơn này.

Quan giữ ngân khố nói

- Vay thế thì triều này không trả, triều sau phải trả, lãi suất cao. Sợ đời sau tiếp quyền họ oán chúng ta, quật mồ mả lên thì con cháu khó mà sống được.

Quan bộ lễ nói

- Ông nói mới biết 1 mà chưa biết 2. Nếu đời này chúng ta để mất triều đình vì vài chục triệu lượng đó, thì đời sau há còn giữ được quyền lực sao? Đời sau có cầm quyền cũng sẽ thông cảm cho chúng ta. Chúng ta giữ được quyền lực để họ tiếp tục là may mắn cho họ rồi. Nhìn xem, cái đời trước chúng ta bế quan,toả cảng, cấm chợ ngăn sông, đình chỉ sản xuất. Vay lãi của bọn Bạch Dương mà ăn. Để lại chúng ta món nợ chồng chất. Vậy chúng ta dám oán họ sao, không có họ thì sao chúng ta ngồi ở vị trí ngày này mà hưởng lộc.

Quan coi sóc ngoại giao tâu

- Bọn Thiên Hoàng giờ chặt chẽ lắm, đợt rồi hạ quan có ngỏ ý vay thêm. Nhưng chúng bảo từ từ để làm xong đường sá đã, xem thế nào mới cho vay tiếp. Mà đường sá chúng ta làm thì ẩu quá. Tại cái bộ giao thông làm ăn tắc trách, để ầm ĩ vụ quan lại bớt xét, lấy cọc tre thay sắt để lấy tiền đánh bạc

Quan giao thông vận tải bước ra mặt đỏ như gấc, gay gắt nói

- Chỉ tại các ông phanh phui, vạch áo cho người xem lưng. Tôi hỏi các ông ở đây ông nào không tham nhũng, bớt xén. Thế mà lôi quan lại dưới quyền tôi ra xử, chó gầy giơ mặt chủ thôi.

Tấn Đảm can

- Thôi, vụ đấy chẳng qua là tai nạn, cũng dập được tai tiếng đôi ba phần rồi. Bây giờ nước đến chân. Các ngài bàn chuyện cũ làm gì.

Quan thông tấn ngồi im từ nãy, giờ mới bước ra ung dung hỏi

- Thế các ông không biết rằng, cái quan trọng không phải là có tiền để chặn lạm phát. Mà quan trọng là phải để dân không nghĩ đến lạm phát nữa.

- Hay, cáo kiến

Các quan đồng thanh hưởng ứng quan thông tấn. Ngài quả là bậc tài trí.

Tấn Đảm vời quan thông tấn lên trên để bày tỏ ý kiến cho quần thần nghe. Quang thông tấn rành rọt nói từng lời

- Kế này trong 36 kế, gọi là rút củi đáy nồi. Bây giờ chúng ta chỉ cần làm cho dân chúng bận tâm sang chuyện khác. Bấy lâu chúng ta vẫn bàn cái chuyện đi ngựa phải đội mũ. Nay thi hành triệt để chuyện này, dân bước ra ngoài đường là phải đội mũ. Tiếng là đảm bảo tính mạng cho dân khi tham gia giao thông, nhưng chúng ta được cái lợi là bán được nhiều mũ. Các ông bảo con cháu đầu tư sản xuất mũ đi ngựa là vừa. Dân chúng tha hồ kêu ca, nhưng kêu ca chuyện đội mũ không nguy hiểm bằng chuyện giá cả leo thang. Phần các ông có bị phiền hà gì đâu, các ông đi bằng xe tứ mã. Có cưỡi ngựa đâu mà lo

Các quan vỗ tay rào rào. Tấn Đảm đứng lên nói

- Hội nghị đã thành công tốt đẹp.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2007

Ngày hôm qua

Sáng hôm qua, mới 6 giờ sáng thằng Mạnh gọi cửa. Mắt cay xè nửa mở, nửa nhắm nghe nó nói

- Ông ơi, thằng Thụ nó đánh ô tô đến dưới kia, hôm qua nó được hơn trăm triệu. Nó cứ bắt tôi phải gọi ông đi Đại Lải chơi.

Mình xua tay

- Thôi, tôi không đi đâu, đm cờ bạc hôm nay được, mai thua. Mừng làm đéo gì, tôi ngủ tiếp đây.

Nhưng thằng Mạnh kéo tay lại.

- Nó đã đến đây rồi, không đi cũng khó, ông đi lên đấy ngủ giấc chiều về cũng được

Thế là đành phải đi, lên xe say xe đứ đừ đừ, thằng Thụ nói, trên đấy hay lắm, khách sạn 4 sao có đầy đủ từ mát xa, xông hơi, bóp chân, gội đầu hớt tóc, thịt thú rừng. Đến nơi thấy vắng hoe, cái trại sáng tác ven hồ rất đẹp, giữa sân thấy một ông thơ thẩn đi giống nhà văn tìm ý tưởng sáng tác. Mẹ nó, ở sướng thế mà bọn nhà văn An Nam mãi vẫn chỉ là An Nam mít. Mãi chả có cái gì ra hồn. Lại có cái khu nghỉ có vẻ khang trang đề biển Điều dưỡng của cán bộ lão thành cách mạng. Bên trong mấy con nhân viên váy ngắn đang đi, chân dài thấp thoáng thon thon. Không hiểu các cụ lão thành có xơi không. Mình hỏi câu đấy thì cả 3 thằng kai đi cùng đều nói các cụ xơi chứ. Không xơi bằng cái ấy thì xơi bằng tay, bằng lưỡi chứ bỏ thế nào. Mỡ đến miệng mèo mà lại. Lượn mãi chả thấy trò gì, có cái khách sạn của bọn Hưng Hải sang nhất cả bọn đi vào. Hỏi có gì không nó bảo có phòng ngủ thôi. Chán ra cái ghế tiếp tân nằm ệch, bảo thằng Mạnh

- Ông lấy phòng đê, ngủ giấc dậy tính sau.

Mình theo em lễ tân vào phòng, em ấy còn đang kéo rèm, chỉnh điều hoà thì mình đã còn đúng cái quần đùi leo lên giường nằm chềnh ềnh. Thằng Thụ đi vào phân trần

- Em quên mẹ nó mất, nhầm anh ạ, cái chỗ mà nó quảng cáo là trên Tam Đảo, cách đây 30 cây. Thôi anh ngủ một gíâc tí nữa anh em mình đi.

Thằng Mạnh loanh quanh hỏi xem có đặc sản gì ăn, thấy bảo có nai và lợn rừng. Nó lẩm bẩm

- Thịt bò cả thịt lợn nuôi, thú rừng cái con ca..

Thằng Thụ hỏi em lễ tân có món tươi mát không, em ấy ngập ngừng mình bảo

- Thôi, bỏ món đấy đi. đang cờ bạc gái mú đéo gì

Yên tĩnh, không khí thoáng mát, tuy bật điều hoà nhưng cả mình vẫn mở cửa sổ để lấy không khí thiên nhiên, gió hồ và mùi cây cối. Đứng trên lan can khách sạn đái một bãi xuống hồ, công nhận sướng. Quay vào ngủ một giấc say đến 11 giờ trưa dậy, sang phòng bên thấy cả bọn đang ngủ say như chết, lùa hết dậy bảo về Hà Nội. Nhất định không đi Tam đảo nữa. Lại rùng rùng kéo nhau về Lệ Mật gọi con rắn hổ mang ở nhà Quốc Triệu, say sưa luý tuý xong kéo nhau đến cơ sở matxa của Nguyễn Tài Thu xông hơi, sục bồn, xoa bóp . Người rã rời, đang gần nhà bà nội Tí Hớn, thế là kệ mẹ bọn kia đi đâu thì đi, nhảy xuống xe vào nhà ngủ một giấc. Tỉnh dậy đầu đau nhức nhối. Bảo con em dâu pha cho cốc nước chanh. Miệng bảo nó xong đặt lưng xuống lại ngủ tiếp thêm nửa tiếng nữa. Lát sau điện thoại sếp gọi mai bắt đầu đi làm, tỉnh giấc gọi con em dâu hỏi

- Mày chưa pha nước chanh à ?

- Em thấy anh ngủ em bỏ vào tủ lạnh, để em lấy cho

Làm cốc nước chanh thấy nhẹ người, tỉnh táo hẳn lên. Con cháu đi vào bảo

- Bác ơi, cháu có bài văn phải viết về tình cảm của mình với Hà Nội, bác bảo cháu cách viết

- Được, gì chứ cái đấy dễ nhất, mày viết về những cái mày nhìn thấy như cây cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Cầu Thăng Long. Mỗi khi mày nhắc đến cái gì thì mày so sánh, tả nó, ví dụ như mày bảo cây cầu Thê Hức màu đỏ uốn cong như con rồng soi bóng trên mặt nước xanh