Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2008

Sinh Tuấn..

Triều Sản Vương sáu mươi ba, đời vương Mạnh năm thứ 6.

Rét lạnh ở miền Bắc, trâu bò chết vô kể.

Miền Trung lũ quét, dân cư thiệt mạng, táng gia bại sản rất nhiều.

Sét đánh sạt góc điện Thái Hòa.

Phường đạo tặc, giết người cướp của nổi lên khắp nơi.

Ở xứ Thanh có nhà nuôi lợn đẻ ra con thú có vòi giống voi, được 3 ngày thì chết.

Năm ấy trẻ con bị ngược đãi rùng rợn nhất, có nơi trẻ sơ sinh mới đẻ bị vất cho chó ăn mất cả chân. Nhà nó vợ chồng ức nhau đem con thơ quẳng xuống ao, nhà thì cầm dao băm chết con mình...lại có kẻ kiện mẹ mình ra tòa đòi công nuôi dưỡng.

Giá cả thóc gạo leo thang, mọi thứ đều đắt đỏ, đúng là thóc cao gạo kém, gạo châu củi quế. Ăn xin lũ lượt ở kinh thành, tiếng than vãn trong dân động đến trời xanh.

Sứ ở nước khác sang bang giao, về tâu vua họ rằng nước ta đang đình trệ, suy thoái trầm trọng. Để nước họ ngừng bang giao buôn bán.

Sinh Tuấn chuẩn bị sớ vào chầu sáng mai. Lái Gió qua chơi, Sinh Tuấn cho xem sớ. Lái Gió cầm đọc, nét mặt mỗi lúc mỗi tím tái. Sớ tâu rằng.

- Thần là Lê Sinh Tuấn, vốn là kẻ áo vải đất Thành, may nhờ phúc mọn của thân phụ để lại. Được triều đình gia ân làm chức quan nhỏ. Nay trong nước có nhiều điềm lạ, bọn hủ nho nhân cớ mà bàn láo lung tung. Thần tài mọn, trộm nghĩ vài điều dâng lên vương. Có thiếu sót xin vương rộng lòng tha thứ.

Việc khẩn trước mắt là triều đình mở kho phát chẩn cho dân thiên tai. Việc mở kho nên làm thật to cho thiên hạ biết rằng triều đình ta thương dân như con đỏ. Còn việc mở kho mà phát bao nhiêu hộc lương, bao nhiêu người nhận thì chỉ nên làm tượng trưng. Vì ngân khố còn dùng nhiều việc khác. Những chuyện hoang đường mà bọn hủ nho thêu dệt như lợn đẻ ra voi, sét đánh, thiên tai chúng vu rằng triều đình ta mạt mà như vậy. Nay cho các quan tuyên huấn địa phương phao tin rằng lợn đẻ ra voi là điềm đại phúc. Nước ta có thay đổi lớn về đời sống. Lợn tượng trưng cho của cải trong dân, nay đẻ ra voi là tương lai của cải sẽ dư thừa nhiều. Sét đánh điện Thái Hòa là ý trời muốn bảo chúng ta cần xây dựng lại nhiều cung điện hơn nữa. Việc trẻ em bị giết hại nhiều nơi là do triều đình ta dùng luật quá nhân ái, hình phạt không làm kẻ phạm tội khiếp sợ. Cần sửa đổi lại hình luật khắc nghiệt hơn nữa.

Còn chuyện thiên tai, lũ lụt, hạn hán là do khí hậu khắp năm châu, bốn bể cùng chịu. Kẻ nào quy kết cho ân đức triều đình suy là phạm nghịch, xử chém nêu gương ngoài chợ.

Mọi thứ vật giá leo thang thì nên học đời vương Duẩn. Nói rằng đó là thời kỳ quá độ, đổi mới từ cơm no áo ấm lên ăn ngon mặc đẹp.Bởi vậy khó khăn là khách quan, tất yếu. Chỉ cần lòng dân vững tin ở triều đình là mọi thứ sẽ vượt được qua.

Đối phó với bọn sứ quan nước ngoài, dùng hình ảnh năm nay các phú gia, cường hào nước ta đua nhau nhập xe song mã hàng nghìn lượng vàng ra cho chúng thấy nước ta ngày càng cường thịnh. Đời sống nhân dân ngày càng đi lên như diều gặp gió.Nhân cớ ây vay mượn thêm nhiều ngân lượng để triều đình san sẻ cho quan lại trong triều đang gặp khó khăn, giữ lấy lòng trung thành của binh lính thì triều đình ta mới vững được lâu dài, sánh cùng tuế nguyệt.

Xin chúc vương sống lâu muôn tuổi, thọ tựa thái sơn. Là chỗ dựa cho nước Nam đời đời thái bình, thịnh trị.

Trả lại cho Sinh Tuấn sớ đã đọc xong. Lái Gió nói.

- Nước Nam càng thịnh vì càng ngày càng có nhiều người tài như ông được tin dùng. Cứ đà này chả mấy chốc thì vương nước ta xưng đế trong thiên hạ.

Sinh Tuấn thất sắc quát.

- Ngươi chớ có nói càn, nếu không nể nang là chỗ thân quen. Riêng cái câu nước Nam xưng đế đủ cho ngươi mọt gông trong ngục vì nhạo báng thiên triều. Đã biết thằng hủ nho Hoàng Hải vì sao bị công sai bắt vào lao ngục vì tội trốn thuế chưa ?

Lái Gió nghe quát vậy, co rúm người khiếp đảm. Mặt mũi lấm lét lí nhí chào Sinh Tuấn ra về.

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2008

Chiều sương trên phố cũ

Chiều nay Hà Nội giăng một màn sương mờ mờ, lúc đầu tưởng khói. Đi mãi cả chục cây số trời vẫn vạy, lúc tối lên đèn màn sương mờ rõ dưới ánh đèn. Lúc ấy mới khẳng định đúng là sương. Lâu lắm rồi mới thấy sương giăng mênh mông như vậy trong thành phố.

Nhớ những năm cuối thập kỷ 70 đầu 80. Hà Nội vắng hoe thỉnh thoảng có người đạp xe đi trong ánh đèn vàng vọt, sương mờ giăng hư ảo. Thành phố tĩnh mịch, nhưng ngôi nhà mái ngói trầm mặc. Một vẻ buồn hiu hắt nhưng đẹp lạ lùng, đẹp bởi nó cô liêu tĩnh mịch, vẻ yên ắng đến an nhàn.

Nếu là tối mùa đông, sẽ thiếu sót nếu không kể đến người đội thúng cất tiếng rao xuyên từ đầu phố đến cuối phố.Tiếng rao của người phụ nữ bán ngô rang, hạt dẻ hay người đàn ông đứng tuổi bán bánh khúc Bây giờ muốn gặp cảnh này chỉ có đến nhà hậu duệ họa sĩ Bùi Xuân Phái ở 87 Thuốc Bắc, tìm Bùi Thanh Phương để xem gỡ gạc chút không gian đã xa.

Một chiều sương mờ trở lại trên phố cũ, tuy cảnh đã khác xưa. Nhưng màu sương và màu trời vẫn thế. Chỉ ngước mắt lên nhìn trời sương. Bỏ qua những căn nhà cao ngất hai bên phố. Những toan tính miếng cơm , manh áo bỗng chùng xuống. Nhường cho niềm bâng khuâng trào dâng, kẻ thực dụng gác toan tính sang bên để trong đầu vương vấn câu thơ Đoàn Phú Tứ.

Màu thời gian không xanh

Màu thời gian tím ngát

Hương thời gian không nồng

Hương thời gian thanh thanh.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2008

Sinh Tuấn..

Sinh Tuấn làm quan phó phường. Chức quan tuy nhỏ nhưng bước đầu mà thế thiết nghĩ cũng khá rồi. Họ hàng họp lại làm lễ mừng tân quan. Thân phụ Sinh Tuấn nghẹn ngào nói

- Tưởng mạch nhà ta đứt rồi, ai ngờ thời cuộc biến hóa khôn lường. Nay họ Lê lại có người làm quan, thật là đại phúc, đại phúc.

Thời trai trẻ, Sinh Tuấn theo đuổi cô Mây. Cô Mây xinh xắnm da trắng, tóc dài, thùy mị nết na. Lại con nhà trâm anh, thế phiệt ở đất Hà Tĩnh. Được bố mẹ cho lên kinh thành ăn học, mua nhà cho con gái ở. Lúc ấy Sinh Tuấn ngắm cái cơ ngơi nhà Mây nghẹn ngào nói.

- Chăn được quả này thì khác gì chuột sa chĩnh gạo, cứ lộc và thế nhà vợ mà dùng. Cái cao kiến ở đời chúng quy chỉ quanh chữ ''mượn'' mà thôi. Đến Khổng Minh thời Tam Quốc cũng là kẻ chuyên đi mượn như vậy huống chi là ta.

Thửở ấy Lái Gió chưa quen Sinh Tuấn nhưng lại biết cô Mây. Một hôm cô Mây mời Lái Gió đến nhà dùng cơm. Sinh Tuấn đang tay nem tay chạo dưới bếp thấy có khách, Sinh Tuấn pha trà mời Lái Gió. Dáng điệu kẻ cả như muốn nói. Ở đây tôi là chủ, anh là khách thôi. Liệu mà ứng xử.

Cô Mây tỏ vẻ quý Lái Gió , dù sao Lái Gió trông tư cách, ăn nói cũng có vẻ đàng hoàng. Mắt không la mày không lém, không nói ong bướm bừa bãi như Sinh Tuấn.Thấy thái độ Mây tiếp Lái Gió. Sinh Tuấn bụng tím bầm. Thỉnh thoảng trộ vài câu ra dáng ta đây ghê gớm. Lái Gió vốn sinh ra ở gần chợ Đồng Xuân. Từ nhỏ đã tiếp xúc với giới giang hồ. Thấy Sinh Tuấn thể hiện ,vẫn bình tĩnh như không. Biết căng không ăn thua, đợi cô Mây đi chợ. Sinh Tuấn làm bộ thân mật dãi bày

- Bác ạ, em định cưa con bé này. Có gì bác giúp đỡ.

Lái Gió khảng khái nhận lời, từ ấy coi Mây như em gái. Tuyệt nhiên không có tình ý chi cả. Sinh Tuấn cảm phục lắm mới năng qua lại kết thân. Ước mơ sa chĩnh gạo không thành. Cô Mấy và Tuấn chả đi đến đâu. Bị cô Mây từ chối. Sinh Tuấn nói.

- Tôi cưa cô chẳng qua vì bố cô làm to thôi. Quả này tôi không có duyên kiếm của nhà gái thì tôi đi làm ăn chân chính.

Nói rồi quay phắt đi, về nhà mở công ty. Tuyển hai nhân viên nữ cực xinh làm văn phòng.Hàng ngày ăn mặc bóng bẩy, chải chuốt đâu ra đó. Chốc lại giả cớ có việc đèo nhân viên qua chỗ nàng Mây. Mặt câng câng ra cái điều ta đây chả thiếu gì gái cả.

Còn quan hệ với Lái Gió không vì nàng Mây dứt tình mà dứt nghĩa. Dù sao Sinh Tuấn cũng trọng cái nói lời giữ lời của Lái Gió. Chuyện không thành hoàn toàn không do Lái Gió. Hai bên qua lại làm ăn khăng khít với nhau. Đôi khi nghĩ quẩn Sinh Tuấn lại vu cho Lái Gió và nàng Mây có tình ý với nhau.

Vạn sự khởi đầu nan, lúc lập nghiệp thật là gian nan. Làm ăn lờ lãi Sinh Tuấn đều chia chác sòng phẳng. Nhưng thời buổi khó khăn làm mãi cũng chỉ là đắp bổi qua ngày. Chẳng giàu được.

Từ khi Sinh Tuấn ra làm quan, có người thấy Lái Gió đang bươn chải miếng ăn. Bèn hỏi.

- Sao không nhờ vả Sinh Tuấn. ?

Lái Gió nói.

- Sinh Tuấn cổ cao, mũi diều hâu, môi có mỏ nhọn.Người ấy có thể chí thiết lúc hàn vi, khó mà là bạn lúc cao sang được.Đến gặp nhờ vả có khi còn mang họa.

Lời ấy đến tai Sinh Tuấn, bèn cho người gọi Lái Gió vào bảo.

- Kẻ thức thời mới là trí giả, nay nước ta đã dựa vào thiên triều hoàn toàn. Có thế như ta không nắm lấy thì không phải là thức thời. Ngươi biết anh hùng thời nay có ai không?

Lái Gió.

- Ở Phương Nam có Tấn Dũng, phương bắc có Hoàng Trung Hải. Những người ấy liệu là hào kiệt được không ?

Sinh Tuấn cả cười.

- Tấn Dũng chín năm làm cái Dung Quất không xong, cho lên cao để làm cho trọn thì lại bung bét ra lạm phát, suy thoái kinh tế. Chẳng kể là anh hùng. Còn Trung Hải học hành khá, kiến thức tốt nhưng cũng là mọt sách mà thôi. Từ khi lãnh ấn tính chưa làm cái gì ra hồn, chỉ rặt nói suông. Các lọai còn lại không có gốc dựa còn lâu mới đáng mặt anh hùng.

Lái Gió hỏi.

- Thế tân quan cho anh đời nay là ai ?

Cười nửa miệng, nhấp ngụm trà Sinh Tuấn nói.

- Người ta nói '' thời thế tạo anh hùng''. Thời nay kẻ nào biết dựa vào thiên triều kẻ ấy tất là anh hùng.

Lái Gió hỏi.

- Thế tóm lại anh hùng thời nay là ai, xin cho biết quý danh để mỗ nâng tầm nhận thức

Sinh Tuấn nhìn quanh thấy vắng vẻ thì thào.

- Anh hùng thời này chỉ có Mạnh và Sinh Tuấn đây thôi. Làm gì còn ai nữa. Này nhé ! Mạnh từ quan coi rừng, cứ 2 năm lên cấp, chả công trạng gì cứ lên đều đều. Đến độ thì làm vua. Đường công danh thẳng băng như vậy nếu không phải là anh hùng thì tất có đại quý nhân phò trợ. Sinh Tuấn ta hòa theo Mạnh là cá về với nước.Mai này ra vể Đông thỏa chí anh hùng. Còn chút tình nghĩa khi xưa, cảnh cáo nhà người đừng bép xép. Đã xem gương Hàn Tín giết tiều phu, Tào Tháo giết Lã Ba Xa mà làm gương. Đừng có ti toe mà thiệt thân. Nay ta cho ngươi hai câu này, mang về mà ngẫm. Rồi chịu khó nối nghiệp nhà buôn bán làm ăn. Đừng màng thế sự.

Lái Gió ra về tay cầm mảnh lụa Sinh Tuấn cho. Đến đầu ngõ mở ra xem thấy hai câu ca dao

- Con vua thì lại làm vua

Con sãi ở chùa đi quét lá đa.

Xem xong Lái Gió giật mình tỉnh ngộ. Từ ấy chí thú làm ăn, không màng đến việc thời cuộc nữa.

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2008

Huyền thoại Lê Sinh Tuấn

Thân phụ Lê Sinh Tuấn đỗ trạng nguyên năm x thời Hồ Đệ Nhị, đựơc cử sang sang thiên triều du học nhiều năm mới về nước. Được tổng đốc thành Thăng Long là Lê Quang Đạo vốn có dây mơ rễ má họ hàng xa. Cất nhắc lên làm phó tuần phủ. Năm Đinh Ty sinh ra quý tử đặt tên là Lê Sinh Tuấn.

Năm Sinh Tuấn lên 7 tuổi. Lúc này vương triều nằm gọn trong tay Lê Duẩn. Duẩn là người có ý phản kháng thiên triều. Hai nước xung đột triền miên. Những người theo học bên thiên triều không được trọng dụng, thân phụ Lê Sinh Tuấn bị buộc về hưu non. Dựng căn nhà ở đất Kim Liên sống vui thú tuổi già. Để lại ngôi biệt thự Thành Công cho Sinh Tuấn trông nom.

Nói về thời niên thiếu của Sinh Tuấn, cuộc sống gọi là khá đầy đủ như câu dân gian.

Nhà Thờ là chợ vua quan

Tông Đản là chợ trung gian nịnh thần

Đồng Xuân là chợ con buôn

Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng

Lúc tem phiếu xếp hàng, gạo châu củi quê mà Sinh Tuấn vẫn có bơ sữa ngoại bồi dưỡng. Cho nên trí tuệ và thân thể chàng phát triển hơn bạn cùng lứa rất nhiều. Đồn rằng năm lên bảy chàng đã xuất khẩu thành thơ, đến năm 13 chàng đã thất thân với ả giang hồ bến Nứa. Lúc trưởng thành nhờ nền nếp gia phong, chàng cũng ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng không có ai tiến cử, đành lần hồi sống qua ngày. Mong có ngày nối nghiệp quan của thân phụ. Tuy sống vất vả nhưng chàng không quên trau dồi kiến thức và tình hình thế sự.

Mãi đến năm Mậu Tý nước An Nam đã quy thuận về với thiên triều. Vua Nam là Mạnh sang chầu , trình bày hoàn cảnh đất Nam đang gặp nhiều khó khăn, thiên tai hạn hán liên miên. Giặc giã nổi lên như châu chấu. Lòng người oán thán. Nếu không có lương tài thì triều đình nước Nam khó mà trụ nổi. Thiên tử là Đào nghe thấy vậy bèn cấp cho bảy mươi vạn lạng bạc về làm ngân sách. Mạnh rưng rưng nước mắt cảm tạ.

- ơn này nước Nam xin ngàn đời tạc dạ, dẫu chết cũng một lòng nhớ đến thiên triều. Nay trong chốn quan lại triều đình cũng có nhiều kẻ lòng dạ có ý khác. Thiên triều đã làm ơn xin làm ơn cho trót chỉ cách chỉnh đốn những kẻ ấy. Triều đình nước Nam có bền vững thì mới chầu thiên triều được.

Đào nghe xong gật gù nói.

- Ngươi về xem có con cháu quan lại trung thần thì gây dựng làm vây cánh nòng cốt, thế mới là kế sách lâu dài.

Mạnh nghe xong đi giật lùi . Ra khỏi cung nét mặt băng khoăn nghĩ ngợi. Bầy tôi bèn hỏi lý do. Manh nói.

- Sau thời Lê Duẩn, Hoàng Văn Hoan bị bức bách phải trốn sang thiên triều, trung thần với thiên triều hỏi còn mấy ai.? Thiên tử phủ dụ phải có 70 % quan lại trong triều đình ta có truyền thống gắn bó với thiên triều. Liệu kiếm đâu cho đủ chỗ ấy.

Bầy tôi hiến kế rằng

- Cứ tìm trong đám du học, công tác ngày xưa là ra ngay.

Mạnh vỗ đùi khen.

- Quả cao kiến.

Lại nói về Lê Sinh Tuấn đang là một trang nam nhi, thân cao tám thước, hình dong khôi ngô tuấn tú. Lý lịch trong sáng, bố là cách mạng lão thành lại từng du học bên Trung Quốc. Chàng lại được thấm nhuần lý tưởng thiên triều từ nhỏ. Hàng ngày vẫn không ngớt lời khen ngợi sự lớn mạnh của thiên triều. Một ngày kia có xe công đậu trước cửa, công sai hai hàng chạy rậm rập đứng thành chữ nhị . Một vị quan cầm chiếu chỉ triều đình, mời chàng đem tài năng cái thế ra phò giúp triều đình, an bang xã tắc. Sinh Tuấn ung dung nhận chiếu chỉ bước lên xe. Nét mặt tự đắc, thấy bạn hữu là Lái Gió đang đứng bên đường ,liếc mắt nói

- Ai công hầu, ai khanh tướng, trần gian ai dễ biết ai.

con ốm

Tí Hớn đến 29-10 này sẽ tròn 3 tuổi. Tạm thời bây giờ Tí Hớn học ở trường mẫu giáo tư thục. Hôm qua mẹ đến lớp đón thấy cô giáo trải cái chiếu cho Tí Hớn nằm còng queo giữa lớp. Tí Hớn nghịch cực kỳ, lúc nào cũng luôn mồm miệng, chân tay. Mẹ ngạc nhiên thấy Tí Hớn nằm thế, hỏi cô giáo thì cố giáo bảo Tí Hớn sốt cho nằm đấy, từ sáng ăn gì cũng nôn. Mẹ hốt hoảng gọi bố về đưa Tí Hớn đi viện, bố hỏi sao bây giờ mới biết thì mẹ bảo cô giáo Tí Hớn nói không có số điện của bố mẹ nên không gọi thì đã gọi từ trưa. Lạ thật cái hồ sơ của bé đi học mẫu giáo thường có số điện thoại của bố mẹ bé để có gì liên hệ cơ mà. Mẹ Tí Hớn cũng hỏi thế nhưng cô giáo nói mất đâu rồi nên không biết đường gọi.

Bố và mẹ đưa Tí Hớn đi viện, đi đường bố quên không bật đèn xe máy, qua trạm công an ở vườn hoa Cửa Nam bị chú công an mới ra trường nhảy xổ ra chặn lại. Bố giơ lưng áo ướt đẫm vì con trớ. trình bày đang đưa cháu đi viện. Chú ấy mới ra trường, tâm hồn chắc còn trong trắng. Nhìn bố mẹ ái ngại rồi bảo đi đi.

Tí Hớn ngồi buồn thiu trong lòng bố, mặt mũi bơ phờ không thèm để ý đến cái gì. Thấy bác sĩ đi qua nói - Bố ơi bảo bác sĩ khám cho con- Nói rồi Tí Hớn lại trớ ra nước, nước mắt chảy chan chứa, Tí Hớn ôm cổ hỏi - Bố ơi con đau chỗ này, ai làm con đau đấy hả bố. Đợi mãi rồi cũng đến lượt, bác sĩ khám bảo đưa đi siêu âm. Đi như mê hồn trận mới đến cái phòng siêu âm có cảnh cửa nhỏ tí, biển không có chỉ có tờ giấy A4 in chữ phòng siêu âm đã bị mờ. Bác sĩ siêu âm đang nói chuyện điện thoại đến 15 phút chưa thôi, đủ thứ chuyện linh tinh. Rồi cũng siêu âm xong. Tí Hớn nằm truyền nước, bố ra ngoài mua con gà nhỏ bằng nilon bơm hơi. Tí Hớn nhìn con gà con hỏi - Bố ơi con gà bố đâu, bố mua cả con gà bố nữa cho con đi. Bố lại chạy đi tìm mua con gà bố, may họ cũng bán. Tí Hớn thấy gà bố reo- đấy gà bố đấy, gà bố đưa gà con đi chơi, đi siêu thị mua nước bi đao.

Tí Hớn truyền nước xong bác sĩ cho về. Lúc bế con từ khu dịch vụ đi qua khu thông thường. Thấy người nhà các bé nằm la liệt ngoài hành lang. Bên trong phòng bệnh thấy có giường hai cháu, giường ba cháu nằm.Trông như trạm xá thời chiến tranh. Trơì thì oi bức, các cháu nằm điều trị với điều kiện bệnh viện như thế có đỡ bệnh không. Tiền khám và thuốc cho Tí Hớn hết hơn 600 nghìn. Người ta vẫn nói là khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi thì miễn phí. Nhưng ở bệnh viện họ một bên lập phòng khám chữa dịch vụ, một bên là khám chữa miễn phí. Cứ đứng ở giữa mà nhìn xem, trừ khi không có tiền thôi, chứ có chẳng ai nỡ đem con mình khám chữa miễn phí trong điều kiện như vậy.

Đôi khi bố nghĩ, sao bố giở hơi cứ đi quan tâm đến thơì cuộc, buôn gió buôn giếc làm gì. Nhưng đêm qua bố nhìn các bạn con trong viện ở khu khám chữa thông thường. Bố nghĩ đến hàng chục nghìn tỉ thất thoát, đến những đảng viên cốt cán ở biệt thự, con cái mua nhà cho ăn học bên phương Tây...bố thấy mình làm đúng. Chẳng qua kém tài thôi, chứ được bố buôn cả bão cấp 110 luôn.

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2008

Chuyện trong lúc chờ bóng đá

đêm nào trực về nó cũng mò đến nhà mình gọi cửa để cùng xem bóng đá. Thượng uý công an hình sự. Cao ráo đẹp trai, súng dắt cạp quần. Hôm mặt mũi bơ phờ, hôm tràn đầy niềm vui. Vừa xem bóng đá vừa nói chuyện linh tinh. Nó than rằng dạo này cái gì cũng đắt đỏ, nhà nước điều hành kinh tế kém quá. Mình nói là tại vì nhà nước nuôi bọn công an các ông và bọn quân đội đông quá. Trả lương đã đành còn bổng lộc nữa. Chính các lực lượng vũ trang mới là gánh nặng cần phải giảm bớt đi. Nó gân cổ bảo

- Bọn tôi ăn thua gì, quân đội mới đông, chúng nó đi ăn hàng còn lấy hoá đơn đỏ về thanh toán. Ông thấy phi lý không. Tôi đây này, đi làm án còn bỏ tiền túi ra, ai thanh toán cho đâu. Mẹ nó, tôi định đi học tư pháp rồi chuyển nghề làm luật sư. Xin vào cái văn phòng nào đó. Chán nghề này lắm rồi.

Tự nhiên mình thấy nó nói có lý. Công an còn cần vì giữ an ninh trật tự, phòng chống bọn tội phạm. Chứ quân đội duy trì đông thì làm cái gì. Gần 1 triệu quân chuyên nghiệp. Chỉ nhìn cái Hà Nội nhỏ bé đất làm bệnh viện, trường học còn khan hiếm. Mà đất thuộc quân đội quản lý thì mênh mông, khu nào cũng rộng bát ngát. Nhà nước thì tuyên bố nhem nhẻm là đối sách ngoại giao hoà bình..này nọ. Thế mà dùng cả đống quuân khổng lồ chi phí vào lương lậu, khí tài, khí giới biết bao nhiêu. Mà có việc thì cũng chẳng dám đánh nhau. Việc biên giới, hải đảo ngư dân bị giết sờ sờ ra đấy. Có dám làm gì đâu. Căm pu Chia cả Lào thì yên ổn, Trung Quốc thì sợ không dám căng. Nuôi quân làm gì cho phức tạp, đã tốn tiền thì chớ nay lại nổ máy bay, mai sẵn súng bất hoà cái điện thoại vác ra bắn người như bắn vịt.Hay là nuôi đàn áp nhân dân. Mình nhớ hồi năm 90 mình đi lính nghĩa vụ đóng ven đô. Thời ấy bên Châu Âu đang loạn. Đơn vị mình được phát súng mới và phưong án diễn tập chống biểu tình, bạo loạn. Các laọi bài tập từ lập hàng rào, dùi cui, hơi cay đến cả xiết cò cũng có tất. ông chính trị viên nói rằng bọn đó là những phần tử phản động phá hoại đất nước ta. Các đồng chí tỉnh xa thì háo hức, riêng 7 thằng Hà Nội như mình là có vẻ nhát gan. Nhát là phải thôi vì đơn vị đóng ở Hà Nội. Lỡ phải xiết cò mà có anh em họ hàng trong đám đó, tuy rằng có thể họ bị xui dại, kích động đi nữa...thôi không nói việc này. Chỉ tập trung đơn giản là đường lối chính sách Đảng và nhà nước ta rất đúng đắn và sáng suốt. Đã chỉ rõ quan hệ quốc tế trong thời này là hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Đối thoại không đối đầu. Qua vụ Trung Quốc cướp đất đai, hải đảo của tổ quốc ta rành rành ra đấy. Mà chúng ta vẫn kiên trì đàm phán thì chứng tỏ nhà nước ta phương châm nhất quán, nói đi đôi với làm. Đã nói ứng xử hào bình là hoà bình, kể cả chúng mày cướp đất, giết dân thường của ta, ta cũng nói cho chúng mày hiểu mà đừng làm nữa. Bao giờ chúng mày hiểu thì cần đàm phán, đàm phán đến khi nào chúng mày hiểu thì thôi. Đàm phán lâu quá thì gọi là nâng quan hệ hai nước lên một tầm cao mới cho nó mỹ miều.

Nhưng mà đã ứng xử hoà bình thì nuôi cái đống đấy làm đéo gì nhỉ ? Nếu tính 800 nghìn quân chính quy thôi. Quân tư trang, vũ khí, khí tài, lương lậu, bổng lộc.. tốn bao nhiêu. Rồi các ông về hưu cứ thắng quân hàm bừa để lĩnh lương. Có phường đến 200 ông sĩ quan về hưu các cấp. Lương và chế độ bình quân mỗi ông 3,5 triệu lại cấp cả nhà. Mấy ông già từ hồi kháng chiến thì không kể, nhưng mấy ông sau này vừa về hưu đánh đấm ngày nào. Đã thế lại họp hành liên miên, tham gia cản trở vào đời sống nhân dân dứơi cái mác cựu chiến binh. Đấu tranh tham nhũng thì chả thấy mặt, rặt toàn đấu tranh với nhà này bán bia, nhà kia bán nước chiếm hè đường, thậm chí cả nuôi chó , nuôi mèo hay trẻ con đêm hay khóc mất ngủ , trai gái ôm ấp hẹn hò nhau nữa...

Đấy là các ông về hưu, còn việc kinh doanh xã hội thì quân đội miếng nào ngon có tất nào thì xây dựng, ngân hàng, xăng dầu, viễn thông đủ loại. Dùng áp lực để giành giật với các doanh nghiệp thị phần. Kể cả ngành dịch vụ ăn chơi , giải trí nhà hàng khách sạn đến truyền thông cũng chơi tuốt không bỏ sót chi.

Quân đội ngày nay không còn truyền thống như quân đội ngày xưa. Cái này không chỉ dân nói mà chính nhiều cán bộ lão thành cũng khẳng định như vậy. Tại sao nhà nước không cắt giảm quân số, đỡ chí phí cho ngân sách, đồng thời tạo nguồn lao động cho xã hội. Cứ nói cắt giảm cái này, chỗ kia mà quân đội thì chả bao giờ nhắc đến, như là phạm huý vậy.

Họp quốc hội cũng không thấy nhắc đến quân đội ta dạo này thế nào, chi phí quốc phòng bao nhiêu cũng không biết tuốt. Không khéo quân đội bây giờ lại như bọn kiêu binh trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí cũng nên.

Nôm na là trong nhà mình có đông anh em, mấy ông làm lực lượng bảo vệ toàn nhăm nhăm cầm dao. Hàng xóm chung quanh thì đứa hiền chả nói làm gì. Đứa gấu nó chèn ép thì ông già bảo một điều nhịn, hai điều nhẫn. Thế thì cầm dao lăm lăm thế làm đéo gì, để giết lẫn nhau à.

Có khi để giết lẫn nhau thật, nhìn vụ Thịnh Hào - Hà Nội thì rõ

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2008

Nhật ký kẻ vô công

Kẻ vô công mở mắt lúc 12 giờ trưa, hắn mặc quần áo và dắt xe khỏi nhà. Trời nắng nhẹ nhưng oi, dấu hiệu của cơn mưa. Hắn đi đến hàng cơm bình dân, một đĩa cơm với duy nhất một món ăn là cà bung. Hắn ngốn rất nhanh để nhường chỗ cho người khác đang đợi tìm chỗ ngồi. Người được hắn nhường là một cô gái ăn mặc giản dị có vẻ là sinh viên hay công nhân, cô gái nhìn hắn với vẻ cám ơn.

Ở quán nước hắn mua tờ bóng đá đọc, nhiều bài ca ngợi chiến thắng của Hà Lan, họ gọi đó là cao thượng, nghĩa hiệp của đội bóng màu da cam làm hắn phì cười. Đêm qua hắn chứng kiến màn hài kịch khó quên nhất của bóng đá Hà Lan và Ru ma ni. Đội Hà Lan cố tình không đá, bóng đến khung thành đội bạn họ chủ ý sút ra ngoài. Bóng ở vòng cấm địa của họ thì họ thơ ơ. Hà Lan cố tình để Ru Ma Ni thắng, nhưng có ai ngờ đội Ru Ma Ni lại cố tình muốn thua. Chán quá Hà Lan đành phải thắng chứ họ có muốn thế đâu, nhìn mặt ông huấn luyên viên Hà Lan buồn thiu thì rõ.

Bà chị gọi điện, đấy là một bà chủ tín dụng . Suốt ngày ngồi nhà ôm điện thoại sổ sách và két tiền. Béo trắng ệch, mồm ngoa ngoắt kinh khủng. Bà ta gọi hắn đến để thống kê mấy con số. Chả là bà ấy kinh doanh tiền, lúc mua vàng, lúc mua đô là phụ, còn cho vay lãi là chính. Cho nhiều cửa hàng cầm đồ, chủ đề, chủ bóng đá vay tiền. Hàng ngày vào một tiếng đồng hồ nhất định, hắn đi thu tiền ở mối này, mang đến nơi nọ. Chỉ là công việc làm thêm không chính thức. Không đàng hoàng như ngồi văn phòng máy lạnh gõ bàn phím làm dự toán cả phương án thi công, khảo sát. Nhưng cũng được vài trăm đô một tháng. Công việc thì hơi vất vả ở chỗ phải giao tiếp thường xuyên với những dân anh chị giang hồ. Chẳng sao cả, hắn chỉ biết đếm tiền và mang đi. Còn giao dịch lờ lãi bùng chạc, quỵt trốn thế nào là việc của bà chị.

Hắn đến nhà thấy bà chị đang ngoạc mồm chửi ai đó chậm tiền. Đợi điện thoại xong hắn đặt trước mặt bà ta số tiền một nơi trả. Thấy thiếu 20 triệu bà ta lại lèm bèm nói hắn lười không đốc thúc hay đợi mà thu nốt. Bà ta nói xa xả, hắn mặc kệ. Biết tính bà ấy thế, lúc nào cũng xa xả, một lúc hết hơi là thôi. Mọi khi hắn vui tính thường hay chọc mụ ấy mấy câu cho mụ mở băng, lúc nào mụ ấy mệt dừng lại hắn lại chọc vài câu nữa. Thế là lại ầm ầm. Kể cũng vui phết. Nhưng hôm hắn lấy tiền công nên tha cho mụ béo ấy một phen. Tính ra hắn được 400usd. Mụ ấy nhân với 16, hắn nói ngay

- Bà tính thế đeo nào, đô ngoài kia 18. Bà trả công tôi theo đô thì nhân cho đúng chứ. Cả tháng nay thất nghiệp trông chờ vào đấy cả, ngoài kia cái gì cũng tăng. Tiền xăng, tiền điện thoại tháng cũng 2 triệu rồi. Tôi sống bằng cái gì.?

Mụ béo cũng già giọng, chửi bới là các chủ giao dịch với nhau toàn tính 16. Con mụ béo điêu kinh. Đúng mà loại cho vay lãi có khác. Hắn quyết không chịu thua. Hắn nói

- Mang tiếng đàn chị giang hồ, bớt cả từng xu. Sống thế mà vẫn mua được mấy cái nhà thì trời không có mắt. Phải để đức cho con cháu chứ. Không để người ta được bát cháo à ? Thế mà cũng đi lễ đấy. thiện tâm chưa ?

Mụ béo câng cái mặt trơ trơ.

- Ờ tao thế đấy, có thế mới giàu được.

Hắn bực lắm, nhưng tiền ở trong tay mụ ấy. Hắn châm chích một hồi mụ ấy mới nhả thêm 1 giá là 17. Ý mụ ấy là chia đôi cái số 16 với 18. Mụ ấy còn nói người ta làm mửa mật ở khu công nghiệp tháng có 1 triệu, mày ngày đi có tiếng đồng hồ tháng lấy mấy triệu còn kêu. Hắn cũng nói bà ngồi không hút máu mủ thiên hạ, làm gì cho đời mà chê người khác. Thuê mẹ thằng xe ôm một ngày một tiếng 30 nghìn mà đi, thuê hắn làm gì mà ca thán. Bà đi mua cái áo hàng hiệu 2 triệu, sao không mua mẹ cái áo y chang như thế từ chất vải đến kiểu dáng may nhái có 300 nghìn. Mặc vào ai biết vào đâu. Sao cứ mua hàng hiệu, thuê xe ôm nó ăm mẹ tiền đi mất thì lên chuồng con chim mà tìm.

Mụ béo cười cho qua chuyện. Nói thế thôi, chứ mụ ấy cũng quý hắn . Mà không có hắn thì hàng ngày ai chửi lại mụ ấy. Quen kiểu ở nhà mọi người sợ sệt, vâng da. Rồi khách hàng vay tiền nịnh nọt, ngon ngọt. Chả có ai cãi lại nên mụ cũng buồn. Ngày nào hắn đến cũng bới tội mụ ấy ra mạt sát, rồi mụ ấy xa xả chửi lại. Chửi nhau, xỏ xiên nhau chán là mụ ấy lại thấy khoan khoái. Nhiều khi hắn nghĩ mụ ấy dùng hắn để chửi nhau đỡ buồn là chính. Tưởng đến chửi nhau đến đấy là xong ngày làm việc, nào ngờ lão chồng mụ đang ngủ nghe thấy cãi nhau. Lại nhỏm dậy cà khịa với mình, hai vợ chồng này hợp nhau hết chỗ nói. Hợp ở chỗ nhàn quá không có gì tiêu khiển phải có người gây sự để cãi nhau. Lão ấy bảo thuê hắn làm chẳng qua là vì tình cảm anh em, chứ không thì đầy người xin lão ấy bao lần không được. Hắn cũng bảo là chán cái cách kiếm tiền này lắm, chẳng qua vì muốn cãi nhau với vợ chồng nhà ông bà thì mới làm để hàng ngày có chỗ cái nhau cho vui, chứ hắn cũng chả thiết. Lão chồng cười hà hà bảo tao thua mày, đi làm để cãi nhau với người thuê mày thì đúng là mày là nhất rồi. Thế nên tao phải nhờ đúng cái mặt mày chứ không nhờ đứa khác. Đời nó hay ở chỗ đó đấy. Hai vợ chồng lão tâm đắc câu nói của nói cùng nhau cười ha hả.

Hắn ra về, nghĩ đến mụ lại nhớ thằng bạn có cái văn phòng thiết kế nội thất. Thằng đó nói nếu ông thất nghiệp, cứ hàng ngày đến đây ba hoa, bốc phét cãi nhau với tôi. Cơm nước đâu đó mỗi ngày tôi trả ông 100 nghìn về đưa vợ. Chả là thỉnh thoảng hắn qua văn phòng nó, nhục mạ một hồi để nó tức tối trả đũa lại. Nhưng nó mồm miệng không ác khẩu bằng hắn. Nhiều lúc đến giờ hắn về thằng kia vẫn chưa hết tức. Lại nén hậm hực hoà nhà bảo hắn đi ăn tối để chửi nhau tiếp, hắn từ chối thì nó lại mềm mỏng bảo mai qua chửi nhau tiếp nhá.

Bây giờ hắn phát hiện ra một điều lý thú, ấy là nhu cầu chửi nhau rất nhiều người cần. Có khi đang lúc thất nghiệp thế này, lên danh sách khách hàng nào có nhu cầu hàng ngày đến chửi họ. Gì chứ nghề này hắn có vốn liếng cả hàng nghìn cuốn sách trong nhà. Sợ gì không làm được cơ chứ.

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2008

........

Bây giờ chính thức mình đã thất nghiệp, sáng nay dậy không có gì làm. Theo thói quen vẫn mặc quần áo đi ra khỏi nhà. Đầu tiên mua xăng mất 80 nghìn. Lúc trả tiền chị bán xăng mình đã nghĩ phải bán cái xe này mua cái xe WAWE đi. Tuy hơi tiếc cái cốp xe rộng chứa được nhiều thứ, cả laptop 15 ins cũng lọt thỏm. Nhưng thất nghiệp thì cần gì nữa. Miên man với ý định đổi xe, rẽ vào hàng phở. Ăn xong bát phở 20 nghìn, mình lại nghĩ có lẽ phải ăn xôi muối vừng thôi. Vì mình có ăn đến mấy thì vẫn có béo được đâu. Thế thì phở tái gầu hay xôi muối vừng cũng như nhau cả.

Ăn xong bát phở vào hàng nước làm cốc trà đá bao Vi Na. 13 nghìn nữa cả thảy. Tuy rằng đã giảm từ Camen xuống Malboro nội giờ xuống Vi Na, thấy vẫn hoang quá. Cách hay nhất là bỏ thuốc lá, nhưng bỏ thuốc lá thì đời còn gì nữa, thành quan hoạn cho xong. Rượu bia đã không biết uống, bạn bè đã chê cười, giờ bỏ thuốc lá nữa thì chẳng dám gặp lũ bạn tốt ấy nữa. Nói vậy thôi, chứ thật ra mình nghiện nặng rồi không thể bỏ được. Hôm nay tạm thời lùi ở mức Vi Na, sau này xuống Du Lịch hay Thăng Long thì tính sau.

Về nhà mẹ ngồi chơi trước cửa, hàng xóm chửi nhau. Nào có gì đâu, cái bà P bán nước thấy thằng T nó đi xe ôm hay dựng xe trước cửa nhà bà đón khách. Hôm nay thằng T nhặt đâu cái cây hoa nhài của ai vất đi. Nó để ở cửa nhà bà, nó định để đấy đến giờ ăn trưa thì mang về nhà một thể. Bà P ngứa mắt nói nó mấy câu. Thằng T nổi cơn chửi lại, nó đi mấy bước chửi rồi lại quay lại chửi, nó cứ đi đi lại lại chóng cả mặt, chửi ù cả tai. Thằng T mấy tiền án, xăm từ chân đến tay chưa đủ, nó còn xăm cả trên trán. Hàng xóm lờ đi chả ai ngăn. Nó càng chửi càng hăng đến độ định xông vào đập quán bà P. Hàng xóm không nhìn nó mà cứ đổ dồn nhìn vào mình mới điên. Bà mẹ mình thấy vậy đành bảo mình ra ngăn nó không thì tội bà P. Bà P 78 tuổi hơn bà già mình 2 tuổi. Hai bà vẫn đi lễ chùa với nhau. Hôm đại hội Phật Giáo thế giới mình kiếm được đôi vé đi xem ca nhạc, hai bà đi về tấm tắc khen mãi. Mà mẹ mình đã bảo thì không thể không ngăn nó. Đúng lúc nó xông vào vớ cái ghế định đập quán bà P thì mình tóm tay ngăn lại. Lôi tít ra xa nói ngọt ngào như mật vào tai nó.Hoá ra mình nói cũng được hay phết nó đang bực thế mà cũng xuôi xuôi, phàn nàn mấy câu rồi bỏ về nhà.

Thằng T vừa đi khuất thì hàng xóm mới nói ầm ĩ, nào là thằng này thế nọ, bà P thế kia. Người thì mạt sát nó, người thì chỉ trích bà P... mẹ đã thất nghiệp về nhà bà già chơi cho qua ngày lại gặp cảnh đảo điên. Quyết định đi đến công ty thằng Q béo. Vào văn phòng thấy ông bạn cả nhân viên đang chơi điện tử. Thấy mình đến cả lũ hò reo, kéo nhau ra hàng nước bàn đủ thứ chuyện trên trời dưới bể từ lãi suất ngân hàng đến suy thoái lạm phát. Rồi đến chuyện thằng S.T có người yêu sành điệu thế nào. Người yêu thằng ST hôm đi picnich với bọn nó nói

- Nhà em chả có cái quần nào để mặc đi chơi thế này, anh S.T phải đưa em đi tìm mua 4 hôm mới tìm được cái quần này ưng ý.

Ý cô nàng là cô nàng chỉ toàn mặc váy duýp. Giờ đi chơi ngồi sau bằng xe máy mà mặc duýp ngồi đằng sau không được. Mà nhà cô ấy chỉ toang váy duýp không có quần. Thế nên S.T phải đưa đi tìm mua 4 hôm trời mới được cái ưng mắt. Rồi hôm sinh nhật nàng, nửa đêm ST mò lên chợ hoa tít Nhật Tân mua một mớ hồng to phải bằng năm mớ rau muống. Đến 4 giờ sáng ST đến nhà nàng gọi điện thoại bảo nàng mở cửa. Khi nàng mở cửa ra , ST hai tay nâng hoa đưa cho nàng nói.

- Em biết vì sao anh đến sớm như thế này không ? Vì anh muốn là người đầu tiên tặng hoa cho em trong ngày này.

Bây giờ thì ST và nàng chia tay, hôm nọ ST bảo nó có mấy trăm triệu, bảo mình kiếm cho con ô tô. Ông anh trai mình có con Laceti định bán. S.T chê là dáng xe đấy xấu không. S.T bảo thôi đợi kiếm con xe đẹp đi như thằng L ý, thằng L đi xe đấy gái cứ xô vào ầm ầm, có con còn nói anh L ơi lấy em đi, em vẫn còn zin. Nói xong ST nét mặt nghiêm trọng bảo mình.

- đấy ông thấy chưa, có xe đẹp là có giá thế đấy.

Không biết có em nào nói thế với thằng L không, nhưng từ lâu trong đám bạn quen biết đã có câu thành ngữ '' mồm ông ST''. Có nghĩa là nghe từ mồm ST thì chả biết thế nào đúng hay sai.

Loanh quanh đến chiều, thấy bụng đói chợt nhớ là buổi trưa không ăn gì. Chào bọn Q béo đi kiếm hàng xôi. Tìm mãi mới thấy hàng xôi đậu xanh muối vừng. Mua 5 nghìn ăn no luôn. Thế là hết ngày

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2008

''Dích''

Trong những chiến công của các đồng chí công an Việt Nam, để ý kỹ ta sẽ thấy cụm từ, mạng lưới, nguồn tin cơ sở, thế trận an ninh nhân dân. Bọn tội phạm gọi nôm na theo từ lóng của chúng là'' dích''.

Tội phạm Việt Nam không có tầm bản lĩnh như Maphia Ý để thiết lập luật im lặng. Phần nữa bản chất người dân Việt Nam vốn hay thóc mách chuệyn người khác. Cho nên rất nhiều tội phạm bị phát hiện bở quần chúng nhân dân hay cơ sở đặc tình. Cán bộ khu vực hay cảnh sát hình sự nào, việc trước tiên khi về nhận khu vực công tác là tạo dựng cơ sở đặc tình. Các cơ sở này thường xuyên theo dõi các biểu hiện khả nghi của những người sống chung quanh, kịp thời báo cho nhà chức trách biết.

Những'' Dích ''này không những chỉ theo dõi bọn tội phạm hình sự ngiện ngập,trộm cắp vặt mà thôi. Đối tượng theo dõi, quan sát rất phong phú đa dạng có thể là kẻ bất đồng chính kiến, kẻ hay gây rối đơn từ khiếu nại. Hay là bọn buôn lậu, cờ bạc, mại dâm....

Trong những chiến công vang dội của CSNDVN mà báo chí ca ngợi, có rất nhiều đóng góp lớn lao của đội ngũ ''dích'' hay cơ sở đặc tình. Nhưng hầu như họ ít được nhắc đến, vì họ không phải là người có thể công khai trên mặt báo, đài. Họ là những chiến sĩ an ninh âm thầm trong bóng tối, chăm chú theo dõi đồng loại phạm tội gì để báo công an. Mỗi khi họ phát hiện hàng xóm hay ai đó phạm tội, họ báo công an. Kẻ kia sa lưới pháp luật. Họ âm thầm mở cờ trong bụng. Có người mở cờ vì mình đã lập chiến công, có người mở cờ vì không phụ lòng tin tưởng của nhà chức trách, có người mở cờ vì cuộc đời họ đạt niềm vui khi thấy người khác bị bại sản, bị vào tù.

Được kế thừa từ tinh thần của cuộc đấu tố, phát hiện kẻ phạm tội từ hồi cải cách ruông đất. Phần lớn người dân Việt Nam đều có tinh thần tố giác ngầm tội phạm. Có thể nói công an Việt nam nhận tin tố giác từ nhân dân nhiều hơn bất cứ công an nào trên thế giới . Có chăng chỉ thua kém ông bạn láng giềng Trung Quốc hoặc Triều Tiên, Cu Ba anh em mà thôi.

Không chỉ người dân, mà ngay trong giới tội phạm cũng chỉ điểm, dích lẫn nhau. Mục đích thì có nhiều, triệt hạ đối thủ hay lập công với chính quyền. Triệt hạ lẫn nhau thì có thể hiểu nổi. Nhưng tội phạm lập công với cảnh sát để làm gì?

Ở bọn tội phạm và công an có những mặc cả với nhau. Họ gọi đó là '' đổi vụ". Đổi vụ có thể mặc cả ngầm giữa hai bên bằng miệng. Cũng có thể bằng văn bản giấy trắng mực đen để trình viện kiểm soát.

Ví dụ tên A phạm tội trộm cắp xe đạp, nếu tên A kahi báo và giúp đỡ để các chiến sĩ công an bắt một tên B tội trộm xe máy. Tên A được tha bổng khỏi tội trộm xe đạp mà không cần đến toà án, viện kiểm soát làm gì cho mệt. Đây là một vụ như buôn bán, ví dụ nếu quy tội A bị tù 2 năm. Nếu A giúp công an bắt tên nào đó, hay nhiều tên nào đó mà tổng hợp án tù tên kia khoảng 8 năm là ổn. Các chiến sĩ điều tra, hình sự định mức là một năm anh phải làm sao mà hồ sơ anh thụ lý có ? năm tù trở nên. Không biết là nhiều vụ hay ít vụ, nhiều tên hay ít tên.

Có hai cán bộ điều tra nói chuyện với nhau.

- Tháng rồi bỏ lọt cho vụ thằng Đ, nó chỉ lại cho vụ bọn C. Thế là có 26 năm tù cả thảy. Quá hoàn thành chỉ tiêu, từ giờ đến cuối năm chỉ chơi dài đợi tổng kết nhận bằng khen. Mấy vụ tẹp nhẹm để cho ông H bê, D cê thụ lý. Cho các ông ấy hoàn thành chỉ tiêu.

Có những vụ án đối tượng đổi vụ mà thoát khỏi án tử hình. Sieng Phenh đã năng nổ giúp đỡ các chiến sĩ cảnh sát Việt Nam lần ra một đường dây buôn bán ma tuý lớn do Vũ Xuân Trường cầm đầu. Hay như Hải Bánh khai ra tổ chức Năm Cam. Thoát khỏi tử hình xuống chung thân, đổi cái giá đó cho Hải Bánh là nhiều chiến hữu, đàn anh đã cưu mang hắn phải dựa cột lĩnh án tử hình.

Ở vụ Lộc Cầu phố Lương Ngọc Quyến mới là quả đổi vụ lãi nhất mà các chiến sĩ công an buôn được. Lộc Cầu là tay trùm buôn ma tuý có tiếng ở khu vực Đào Duy Từ _ Lương Ngọc Quyến. Nơi mà lúc thịnh nhất còn rầm rộ hơn cả Xóm Liều Thanh Nhàn, đến mức giới tội phạm gọi là đảo Xi Xin. Lộc cầu làm tổng đại lý cho các đại lý nhỏ chung quanh khu vực. Biết như vậy, nhưng để bắt quả tang, hay khám xét nhà Lộc Cầu thì không thể tuỳ tiện phá cửa xông vào khám xét được.

LC chơi thân với N. Tên N có thằng em gây án nhỏ, nếu xử khoảng 3-4 năm tù. Đang tại ngoại chờ xử. Với N thì Lộc Cầu chả buôn bán gì, mà chỉ anh em chơi bời với nhau, tụ tập rượu chè, đánh bài.. một lần N bảo Lộc Cầu hôm nay anh em đi chơi gái, chú lấy một ít để anh em dùng lấy sức. Lộc Cầu nghe bạn nói vậy mang một ít đi đến chỗ hẹn. Trên đường đi bị công an bắt giữ, khám người có vài viên thuốc phiện bằng hạt đỗ xanh. Lập tức lệnh khám nhà có ngay tức thì. Khi khám nhà, không cần mất thời gian, công an sục ngay chính xác chỗ cất giấu kín đáo thuốc phiện. Số lượng lớn đến nỗi cáo trạng đưa ra cho LC đến mức tử hình. Sau lo lót thế nào LC giảm xuống 20 năm.

Là một đại gia buôn thuốc phiện, khi giao dịch hàng klg , LC cũng chẳng cần nhúng tay vào. Chỉ ra lệnh cho người khác làm,toan tính cực cẩn thẩn khi làm ăn. Thế mà chỉ từ vài viên thuốc phiện bé nhỏ mang đến cho bạn bè chơi bời gái mú mà lộ ra cả đường dây lớn.

Em của thằng N có lệnh đình chỉ điều tra có nghĩa là thoát tội. nhiều người thắc mắc sao thằng ấy có nhiều tiền chạy giỏi thế.

Lưu mang giang hồ là cụm từ bao gồm bọn tội phạm. Nhưng nếu tội phạm bán rẻ nhau, lừa thầy, phản bạn hay những hành vi phạm tội đê hèn có thể gọi là bọn lưu manh tội phạm . Có những kẻ tội phạm chấp nhận chịu đựng, mình làm mình chịu, chấp nhận lãnh án cao nhất. Đến lượt mình là chấm hết, thanh thảnh ra pháp trường như Khánh Trắng nên gọi là bọn giang hồ tội phạm.

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2008

Séc ơi !

Tuy rằng thắng độ , nhưng không tiêu hoá nổi cái thua của Séc. Mình thắng là thắng do cược tỉ số trận đấu từ 2 bàn thắng trơr nên. Chứ không phải đặt cưả Séc thắng Thổ Nhĩ Kỳ.

Thôi chia buồn với ông Séc nhé, thế là ông hơn người rồi đấy. Cựu thủ tướng nước tôi chết tôi cũng chưa chia buồn đâu.

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2008

Biết nói gì đây.

Ví dụ có một cửa hàng mới mở, bán cà fe, quần áo hay điện tử gì gì đó. Mình sẽ làm cho họ nhưng thứ như biển hiệu, đèn đóm, tủ, quầy, sơn tường, cửa kính.... nói chung là thi công đúng theo thiết kế những thứ để thành một cửa hiệu.

Hoặc ở cuộc triển lãm nào đấy, công ty S thuê một gian hàng. Mình bắt mối và dàn dựng, trang trí gian hàng đấy theo ý họ. Nôm na mình làm quảng cáo và nội thất.

Mấy năm trước mình có hơn 10 công nhân, nhà xưởng nho nhỏ với đầy đủ máy móc cần thiết. Bạn hàng thường cấp cho những hợp đồng kha khá đủ duy trì chi phí và sống tàm tạm.

Bây giờ biết thế nào là suy thoái kinh tế, nhiều hợp đồng khảo sát đâu ra đó, báo giá hẳn hoi.Mối quen bao năm. Thế mà bên họ đình lại. Vì lạm phát, càng sản xuất càng lỗ. Làm ăn cầm chừng thì họ quảng cáo làm gì. Loay hoay đi tìm việc về cho anh em làm, càng loay hoay càng nhận toàn lời hứa. Có chỗ làm đấy, nhưng họ làm cái kiểu rất khó chịu. Ví dụ hợp đồng là 100 triệu. Bắt tay làm gần xong họ trả 50 triệu. Xong rồi thì họ trả dần trong vòng 1 năm 35 triệu. Còn 15 triệu thì hãy đợi đấy nhé, một là vào quên lãng hai là đợi có việc lần sau chúng ta bàn tiếp.

Việc nhận được qua bao nhiêu cầu, giá đã tận cùng . Rồi lại bị bớt xén. Cái vụ làm biển cho bọn ngân hàng Z. Thằng Sài Gòn thuê bọn quảng cáo trong đó, thằng trong đó hất cho thằng khác. Thằng khác ra Bắc gọi một thằng khác nữa. Sau thằng khác nữa gọi tới mình. Làm cả tháng từ Hà Nội - Hải Phòng. Giả chi phí xong lãi được 7 triệu thì bọn nó thiếu 8 triệu. Đi đòi cứ thằng này đợi thằng kia, rút cục là thằng trực tiếp giao cho mình tắt máy. Đến nhà thì nó vò đầu, bứt tai anh thông cảm, em chưa tìm được thằng kia. Em còn bị nó nợ những 20 triệu cơ.

Một năm nay vất vưởng, chỉ giữ lại 3 ông em lành nghề nhất. Nhận việc nào về đưa chúng nó làm. Lãi bao nhiêu cho bọn nó. Không trả lương nữa vì không đủ việc mà trả lương. Việc thì đứng ra nhận, phân chia, sắp xếp đứa nào làm gì. Rồi cũng xắn tay làm. Lúc lấy tiền về chia tất. Hôm đó ba ông em nhìn phần tiền mình đưa trên bàn, chả ông em nào dám cầm. Mãi mới có thằng bớt từ chỗ phần của nó ra một nửa đưa mình. Hai thằng kia làm theo. Mình trả lại nói năn nỉ

- Thôi bọn mày cầm đi, chúng mày là thợ khó khăn hơn anh. Anh không nghề này thì có mánh khác. Anh không kiếm việc đều cho chúng mày làm là anh thấy ngại rồi. Giờ thỉnh thoảng tháng có việc thì chúng mày làm mà chia nhau. Anh làm giúp phần nào anh giúp, chúng mày năng nhặt việc vặt, trả nửa tiền thuê xưởng còn đâu anh trả.

Chả có việc gì bọn nó đến xưởng lau chùi,quét dọn, sửa chữa mãy cả làm mấy cái mẫu linh tinh. Thỉnh thoảng mình đảo qua thấy bọn nó vẫn đến, có lúc làm cái biển bánh mỳ, trứng vịt lộn mà ba thằng châu vào làm. Thấy tội quá, ngày xưa nhưng thằng này từng dựng những tấm biển to bằng cái nhà trên đường cao tốc, hay cả một gian hàng điện tử lớn hàng trăm triệu. Giờ làm cái biển bằng cái bàn viết. Cả công lẫn vật liệu nhận giá 300 nghìn. Liếc qua cũng biết vật liệu hơn 200 rồi.Làm xong không hiểu chia nhau thế nào nữa.

Nhìn thấy đau đáu, cố động viên chúng nó nhận những việc nhỏ mà làm cho qua ngày. Thằng Kim bảo nhận sơn lại cửa cho của hàng cà fe, mai bọn em làm. Mình gọi cho thằng Lê Sinh Tuấn hỏi mấy cái việc ở nhà máy anh nó. Làm cái hàng rào vây quanh. Nếu được thì cũng có việc trong vòng một tháng cho bọn nó cầm hơi. Thằng Tuấn mình ghét như c. vì tinh vi, khệnh khạng. Bây giờ xuống nước nói khó để nó nhượng lại việc cho.

Cả năm nay lay lắt, tình hình này còn kéo dài. Hơn một năm trời cái số tiền làm ra từ quảng cáo được khoảng 6 triệu. Chả dám nói với gia đình. Sáng cũng đi làm như ai, thật ra toàn lang thang. May còn có nguồn thu nhập khác không dính líu gì đến nghề quảng cáo bù cho. Không thì chả biết sống bằng cái gì nữa.

Bỏ nghề ừ, thật ra gần như là bỏ rồi đấy. Chỉ vì mấy thằng em kia nó theo mình bao nhiêu năm. Cho nên hàng ngày đảo qua an ủi và làm giúp chúng. Hôm nay bọn nó bảo chúng em trả tiền xưởng anh không phải trả đâu. Anh đã không được gì mà phải trả bọn em ngại lắm.

Lúc về thấy thằng Trường đang hàn cái giá để dắt xe lên hè. Nó bảo.

- Em gạ mấy nhà hàng xóm quanh nhà em làm, để có việc làm anh ạ.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2008

Bóng bánh đê

Không có Madini, Netsta, Canavaro . Bê tông Ý thành thứ bê tông của Pmu18 Việt Nam, tức là không có lõi sắt. Chống sao nổi cơn cuồng phong của Hà Lan.

Ông I Van tốt bụng hôm nay nghênh ngang, đá kiểu coi thường đối thủ. Hàng công, hàng thủ dặt dẹo đá chả tập trung gì. Bị thằng Đon Ki hote nó xiên cho mấy nhát giáo. Chết dẫy đành đạch.

Theo như tiếng bạc nhớ, hay còn gọi là bạc cầu. Thì trận này nên đánh Thuỵ Điển độ hoà được thua. Cơ có vẻ sáng hơn nhiều.

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2008

Con gà trống Gô Loa biến thành con vịt

Con gà trống Gô Loa cựa dài đẹp mã, bị thằng huấn luyện viên nó biến thành con vịt chạy trên sân cỏ. Trừ hàng hậu vệ ra. Còn bọn tuyến trên mỗi thằng môt phách. Thằng Alenka đã vô duyên dự bị mãi ở Chesia thế nào vẫn được thằng huấn luyện viên tin dùng.

Mình đánh Rumani từ đầu bóng được chấp hoà. Về sau quay ra đánh rung. Không rung hoà tiền cả trận. Cuối giờ Rumani mà ghi bàn thì ăn gấp đôi.

Anh em nào còn thức nhào vào đánh tài 2 hoà bỏ 86 trận Hà Lan gặp Ý đê. Mấy trận vừa rồi toàn bệt sỉu. Quả hoà 0-0 vừa rồi khác gì xóc đĩa bệt cầu chẵn toàn sấp đôi về ngửa tư. Tiếng bạc hết vị rồi.

Không đánh Tài trận ấy thì còn đánh trận nào?

Thằng Pháp đi không ân hận gì nhé, cầu thủ lắm thằng tài hoa thật đấy. Nhưng nó cho chèn chân lên nhau thế thì lại xách va li về nước sớm là phải thôi.

Những câu chuyện tầm phào.

Khi chỉ số chứng khoán ở mức 650.Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố một câu chắc nịch

- Nếu có tiền tôi cũng mua chứng khoán ở thời điểm này.

Ý ông Hùng cho rằng giá CK ở mức 650 không phải là giá trị thực, mà do tâm lý bầy đàn của dân chơi khiến giá CK tụt xuông vậy mà thôi.

May là ngài Phó Thủ Tướng , bộ trưởng Tài Chính không có tiền. Vì liêm khiết quá, ngài không có tiền mua CK ở thời điểm ấy. Nói may là may cho ngài thôi, vì ngài dùng chữ Nếu, còn dân đen nhiều tiền quá chơi bừa. Bây giờ chỉ số xuống còn dưới 400. Dân thì ngắc ngoải. Chắc ngài Hùng đang xuýt xoa may quá mình không có tiền chơi CK.

Dù sao câu tuyên bố đấy ở cương vị của ông Hùng tại thời điểm đó cũng làm người chơi ít nhiều tin tưởng vào tương lai tươi sáng của thị trường chứng khoán. Giờ thế này, chẳng lẽ đi bắt vạ ông Hùng vì câu nói chơi.

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang suy thoái trầm trọng, những ai có người quen hoặc làm trong ngân hàng hiểu rõ điều này. Thế nhưng việc cấp bách bây giờ của chính phủ không phải là tìm cách cứu vãn. Mà cách thứ nhất là khẩn trương tìm mọi cách, thông tin để biện hộ rằng suy thoái do tính chất chung của toàn cầu, Việt Nam có nhiều cơ hội để vượt qua, rằng do khách quan này nọ đưa đến. Chúng ta chưa có gì phải lo lắng quá đáng.........

Hy vọng lần này những người cộng sản trong hàng ngũ ông Hùng nói thật chứ không nói chơi như ông.

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2008

Bỏ Của Chạy Lấy Người

Khi đồng đôminô Việt Nam bắt đầu lật...

Tháng Ba năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam bốc lên cõi ảo, với chỉ số VNIndex tại Sàigòn chờn vờn đỉnh cao 1.170 điểm. Vì sống trong bong bóng, nhiều người không thấy rằng trái bóng đầu tư đó sẽ bể - và mình sẽ rớt xuống đất.

Ngày mùng bốn tháng Sáu vừa qua, chỉ số VNIndex tuột dưới 400 điểm - sụt trong 21 phiên giao dịch liên tiếp. Con số chẵn 400 vừa bị tuột là mức nâng tâm lý có ý nghĩa lịch sử.

Từ đỉnh cao 1.170 điểm tới 395 thì coi như mất gần 66%; tính từ đầu năm 2008 thì trong năm tháng đã mất 57%. Nghĩa là sau khi đã sụt từ cuối năm ngoái, qua năm nay còn sụt mạnh hơn, dù chính quyền Việt Nam thu hẹp biên độ giao dịch, không được cao hay thấp hơn giá hôm trước 1%. Biến cố ấy khiến nhiều người tự hỏi rằng mình đã rớt xuống đến đất hay chưa.

Tức là cố định nghĩa lại thế nào là đất, thế nào là đáy, và thị trường chứng khoán sẽ còn tuột giá tới đâu mới ngừng. Một câu hỏi phù phiếm!

Sống trong cõi ảo của một trái bóng đầu tư, người ta đã không hề tự hỏi rằng vì sao hơn 150 công ty được yết giá trên thị trường chứng khoán Sàigòn lại có "kết giá tài sản" cao hơn 40% tổng sản lượng của cả nước ("kết giá tài sản" là giá cổ phiếu trên thị trường nhân với số cổ phiếu lưu hành). Với sản lượng toàn quốc chưa tới 70 tỷ Mỹ kim một năm, làm sao các công ty ấy có thể đáng giá 28 tỷ - và tạo ra doanh lợi một năm trung bình chừng bốn tỷ, theo tiêu chuẩn thông thường của thế giới?

Người ta cũng không hề tự hỏi vì sao thị trường địa ốc tại Việt Nam còn đắt hơn các thị trường Đông Nam Á khác? Một mét vuông phòng ốc tại Sàigòn hay Hà Nội làm sao đem lại lợi nhuận cao gấp ba gấp bốn cùng một diện tích đó tại Hong Kong, Bangkok hay Kualar Lumpur?

Vì vậy, các trái bóng chứng khoán và địa ốc tất nhiên sẽ bể, là chuyện đang xảy ra.

Thật ra, đây chỉ là vấn đề cho các nhà đầu tư - Việt Nam và ngoại quốc - và cho một thiểu số vài trăm ngàn người Việt Nam có tiền hay có quyền để chơi stock và lao vào thị trường bất động sản trong tinh thần đầu cơ hơn là đầu tư. Đấy là vấn đề của những người khá giả nhất ở trên ngọn, ở mặt nổi bên ngoài. Nhưng, cũng là biểu hiện của sự suy sụp bên dưới và sẽ ảnh hưởng đến đại đa số người dân ở dưới, thành phần chỉ có đủ lợi tức vặt mũi bỏ mồm.

Cái bên dưới đó mới là sự kinh hoàng.

Đầu tháng Năm, công ty lượng giá kinh doanh Standard & Poor's đã lần đầu tiên đánh sụt giá quốc trái (trái phiếu do một chính quyền phát hành để vay tiền thiên hạ) của Việt Nam từ loại "ổn định" xuống loại "tiêu cực": không đáng là khí cụ đầu tư. Chuyện ấy, dân Việt Nam không biết vì báo chí không được phép loan tải.

Đến cuối tháng Năm, đến lượt công ty Fitch cũng hạ thấp giá trị trái phiếu của Việt Nam - tức là niềm tin của giới đầu tư quốc tế. Và chưa đầy một tuần, Fitch còn điều chỉnh lại theo hướng tiêu cực hơn nữa. Giữa hai lần định giá của Fitch là hàng loạt báo cáo của các tổ hợp đầu tư quốc tế cho khách hàng của họ như Morgan Stanley, Goldman Sachs, Deustche Bank, Macquarie, rằng kinh tế Việt Nam có vấn đề.

Văn phòng Hong Kong của Macquarie - tổ hợp đầu tư số một của úc Đại Lợi - còn nêu ý kiến như trời giáng, rằng Việt Nam có thể là đồng đômino đầu tiên sẽ đổ trong một chuỗi khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á năm 1997. Nối tiếp có thể là Philippines, Nam Hàn và Ấn Độ.

Năm 1997, giữa không khí lạc quan của giới đầu tư và các định chế tài chánh quốc tế về phép lạ kinh tế Đông Á, khủng hoảng hối đoái bỗng bùng nổ tại Thái Lan vào mùng hai tháng Bảy, một ngày sau khi Hong Kong "hồi quy cố quốc" để trở thành lãnh thổ của Trung Quốc. Khủng hoảng hối đoái bùng nổ khi tiền Thái mất giá, chính quyền Thái phải tung ra 30 tỷ Mỹ kim mua lại đồng Bath của mình hầu vực giá đồng bạc mà không nổi. Số tiền cấp cứu bị tan trong sóng dữ và khủng hoảng hối đoái lan qua tài chánh, lan qua kinh tế, tràn qua các nước lân bang như Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Nam Hàn, trở thành khủng hoảng kinh tế Đông Á.

Khủng hoảng kinh tế Đông Á tiếp tục lây lan qua Hong Kong, Nhật Bản, dội mạnh vào Liên bang Nga - khiến nước Nga của Boris Yelstin vỡ nợ - rồi thổi qua Brazil và quay về Hoa Kỳ đánh sập một quỹ đầu tứ đối xung thuộc hàng "đại gia" của Mỹ! Đó là chuyện của 1997-1998. Bây giờ, bỗng dưng mấy nhà đầu tư lại báo động một chuyện tương tự, khởi đi từ Việt Nam!

Lịch sử không khi nào tái diễn y hệt như xưa. Nói cho văn vẻ, ta không khi nào uống cùng một hụm nước trên một dòng sông. Mỗi cuộc khủng hoảng lại thể hiện một cách trong cả ngàn cách khác nhau.

Thái Lan của mười năm trước đã khác Việt Nam ngày nay tới cả trăm năm ánh sáng. Nhục lắm mà vẫn phải nói ra!

Xứ Thái thời ấy có nền móng kỹ nghệ đã vượt xa Việt Nam, trong một thể chế dù bất toàn cũng còn dân chủ hơn gấp bội. Hệ thống ngân hàng Thái Lan của 10 năm trước đã vượt qua hệ thống ngân hàng non yếu của Việt Nam. Năm đó, dự trữ ngoại tệ của Thái đã cao gấp rưỡi số dự trữ ngoại tệ ngày nay của Việt Nam, và tính theo thời giá 2008 thì tất nhiên còn lớn hơn con số gần 24 tỷ của Hà Nội.

Vậy mà Thái Lan đã đổ, cho nên Việt Nam có đổ thì cũng không là chuyện bất thường, dù có đổ kiểu khác... Đổ theo định hướng xã hội chủ nghĩa chẳng hạn.

Năm 2007, thế giới bắt đầu nói đến nạn suy trầm của đầu máy kinh tế số một của địa cầu là Hoa Kỳ. Sau sáu năm tăng trưởng liên tục, kinh tế Mỹ có bị đình đọng trong một chu kỳ kinh doanh thì cũng là chuyện bình thường. Huống hồ thị trường gia cư Mỹ bị sụt, khủng hoảng tín dụng loại thứ cấp sub-prime đã bùng nổ và dẫn tới nạn khan hiếm tín dụng vào mùa Thu .

Đã thế, 2008 lại là năm tranh cử tại Mỹ và các chính trị gia đều phải báo động về nguy cơ suy thoái hay khủng hoảng để dọa nạt cử tri và tự khoe khả năng kinh bang tế thế của mình. Chuyện Tăng Sâm giết người và sự hốt hoảng của bà mẹ Tăng Sâm là chuyện có thật trong kinh tế Mỹ! Cho nên, nếu Mỹ có bị suy trầm thì chẳng ai ngạc nhiên. Và các nước bán hàng cho Mỹ vì vậy sẽ bị điêu đứng.

Từ đấy, ai ai cũng có thể nói rằng kinh tế xứ mình sẽ bị lao đao vì kinh tế Mỹ, một lý luận tiện dụng và đã được Hà Nội sử dụng vào tháng Ba vừa qua theo kiểu "tháo dạ đổ vạ cho trâu". Nhưng ngược với luận cứ a dua theo kiểu bày đàn của người Hà Nội, chuyện ấy chưa xảy ra.

Chuyện đã xảy ra là giá thương phẩm - nguyên nhiên vật liệu, khoáng sản và lương thực - đã tăng vọt. Nổi cộm nhất là giá dầu thô và mễ cốc. Xảy ra chủ yếu mà không duy nhất là vì số cầu gia tăng quá cao so với khả năng cung ứng. Trong hoàn cảnh chung của thế giới - và nhất là của thế giới Á châu với các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ cùng khát dầu và đói ăn tới mức trầm trọng - thì lạm phát vì phí tổn là mối nguy có thật.

Trong hoàn cảnh ấy, Việt Nam lại góp phần đáng kể cho việc thổi bùng lạm phát như một đứa trẻ dại khờ châm lửa đốt nhà.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam bơm thêm tín dụng như người say khiến dư nợ tín dụng tăng 50% một năm, so với chừng 35% của các năm trước 2007. Và bơm vào những nơi sẽ thành các khoản nợ thối, khó đòi, không sinh lời và sẽ mất. Lý do là vì lãi suất ngân hàng quá thấp, là số thực âm (thấp hơn tỷ lệ lạm phát). Tiền rẻ nên ai ai cũng học thói phóng tay áo sô để đốt nhà táng giấy và đẩy lên trái bóng đầu cơ chứng khoán và địa ốc. Trong khi ấy, lãnh đạo kinh tế Việt Nam còn bơm thêm tiền vào nền kinh tế để mua Mỹ kim về làm kho dự trữ: trong tháng Năm năm ngoái họ đòi hút về bảy tỷ Mỹ kim cho kho dự trữ và thổi lên nạn lạm phát tiền tệ.

Qua năm 2008, khi lạm phát đã thành vấn đề khó chối cãi, các giới chức hữu trách về kinh tế tài chánh của Hà Nội cãi nhau: nên ngăn ngừa lạm phát hay nên cứu vớt thị trường chứng khoán đang bể, nên giữ vững hệ thống ngân hàng bị lung lay, hay bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước và các dự án công chi trong danh mục ăn hại đái nát mà là đặc quyền đặc lợi của một số đảng viên? Họ quyết định theo định hướng xã hội chủ - là cùng nhắm vào ngần ấy mục tiêu đầy mâu thuẫn.

Như một đứa trẻ thiếu trưởng thành cái gì cũng muốn mà không chịu trả giá, tất nhiên họ không đạt mục tiêu nào!

Lạm phát gia tăng vùn vụt, mỗi tháng một nặng hơn. Quy ra toàn năm thì tháng Năm vừa qua đã vượt 25%. Tính nhẩm cho dễ: mỗi tháng, vật giá tại Việt Nam tăng chừng 3%, trong số đó nặng nhất là giá lương thực, nhu yếu phẩm của đại đa số dân chúng. Đã thế, hàng loạt chương trình chống lạm phát đều được ban hành quá trễ, và chấp hành tùy tiện.

Trong khi ấy, vì chiến lược rập khuôn theo kiểu Đông Á - với màu sắc đậm mùi Trung Quốc là nạn tham nhũng - Việt Nam đòi làm gia công cho thiên hạ bằng cách nhập cảng nguyên nhiên vật liệu và máy móc kỹ thuật để chế biến cho rẻ hầu bán ra ngoài. Xuất khẩu là trên hết! Và lương bổng thấp là ưu thế cạnh tranh tuyệt vời!

Trong hoàn cảnh Mỹ kim đắt và thương phẩm rẻ, chiến lược đó còn có kết quả, nhờ hối suất thấp của đồng bạc và lợi tức thấp của công nhân. Nhưng tình hình đã thay đổi từ 2005 mà Hà Nội không biết. Mỹ kim tuột giá, thương phẩm lên giá và hối suất quá rẻ của đồng bạc vẫn không đảo ngược nổi tình hình: Việt Nam bị nhập siêu nặng, mỗi tháng bị thất thâu hơn một tỷ Mỹ kim. Khiếm hụt ngoại thương của Việt Nam nay đã gấp ba năm ngoái, và cùng với nạn lạn phát, đời sống cơ cực của người dân khiến công nhân biểu tình và đình công hàng loạt!

Để chặn đà lạm phát, các biện pháp hành chánh cửa quyền cũng đã được ban hành, kể cả kiểm soát hoặc trợ cấp giá cả. Ngân sách quốc gia bị bội chi và sẽ còn bội chi nặng.

Tổng kết lại, tệ hại hơn Thái Lan 10 năm trước, Việt Nam bị lạm phát, nhập siêu, khiếm hụt chi phó và bị bội chi ngân sách. Trong khi ấy, nông dân đói ăn và công nhân bất mãn.

Đó là bối cảnh chung khiến các nhà đầu tư hết tin tưởng vào trị trường Việt Nam và bắt đầu gióng chuông báo động.

Khi thị trường sụt giá, ta hiểu là các nhà đầu tư phải rút tiền bỏ chạy, và nếu bỏ từ chỗ này qua chổ khác mà đều thấy lỗ thì đành.. vượt biên. Thuật ngữ kinh tế gọi đó là tẩu tán tư bản, capital flight. Sau thành phần con ông cháu cha có quan hệ tốt đến chính quyền, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu ngó ra ngoài. Quy luật bỏ của chạy lấy người là như vậy.

Nhưng, trong khi chờ đợi xem đồng đôminô Việt Nam sẽ sụp đổ ra sao, ta còn có thể hiểu quy luật trên trong nghĩa đen: sau các đợt di tản, tỵ nạn hay đoàn tụ gia đình, chưa khi nào người Việt lại muốn ở lại Mỹ đông đảo như ngày nay. Đấy là thành phần khá giả từ các gia đình có quyền hay có tiền được qua Mỹ du học. Tốt nghiệp rồi, họ không muốn con em hồi hương xây dựng xã hội chủ nghĩa nữa! Hãy ở lại Mỹ làm đầu cầu tiếp nhận tài sản và xây dựng cuộc sống mới.

Cùng với nạn tẩu tán tư bản, ta đang thấy nạn thất thoát chất xám!

Kinh tế Việt Nam có bị khủng hoảng hay không? Chưa ai có thể biết chắc.

Nhưng một hy vọng sinh tử cho Việt Nam là dầu thô đừng tiếp tục lên giá và người Việt hải ngoại tiếp tục gửi tiền về trong nước. Năm ngoái, con số thực tế của loại "kiều hối" ấy được Hà Nội ước lượng là 10 tỷ Mỹ kim, bằng 70% số nhập siêu của Việt Nam và gần phân nửa dự trữ ngoại tệ của Hà Nội. Đâm ra, khúc ruột xa ngàn dậm đang cứu nguy cho đảng! Và một phần máu huyết ấy đang được đảng viên cán bộ tuồn ra ngoài trong đà tháo chạy.

Khi bỏ của chạy lấy người như vậy, đảng viên cán bộ của Hà Nội có thể dốt chứ không ngu. Và những người ở bên ngoài đang muốn rót tiền về trong nước thuộc trường hợp trái ngược.

- Nguyễn Xuân Nghĩa -

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2008

Con đường đau khổ.

Con đường bị băm nát bởi hàng đoàn xe tải hạng nặng chở quặng sắt từ Lào Cai về Thái Nguyên, sống trâu, ổ gà, ổ voi. Bụi mù mịt , đá lổn nhổn đi xe xóc từng nhát buốt tận đỉnh đầu.


user posted image

Có một tốp mấy người như công nhân đang tính làm đường đo đạc, họ lề mề , chậm rãi như không có gì vội vàng. Vừa làm họ vừa nói chuyện đâu đâu. Với cái dây thước và hai cái cọc tre, hai chị phụ nữ bịt mặt nhẩn nha đi đo từng mấy mét một cho một hai anh cán bộ ghi chép vào cuốn sổ.


user posted image

Chúng tôi thay săm lần thứ hai mặc dù mới đi được hơn 10 cây số. Đến lần thứ ba thì thay săm xong thay luôn cả lốp. Thế mới biết vì sao con đường này lắm cửa hàng thay săm lốp như vậy. Đi đường thấy mấy cảnh người dắt xe , lốp xịt hơi mà cám cảnh. Dân ở đây không vá săm lốp gì hết mà chỉ có thay săm, lốp. Cứ 40 nghìn cái săm, 200 cái lốp. Trong khi ở Hà Nội thay cả săm lẫn lốp chỉ 160 nghìn. Họ nói không có nhựa vá săm, dù săm vừa mới dùng thủng lỗ nhỏ nhưng vào hiệu là thay tất. Anh bạn tóc bạc trắng đi cùng thắc mắc vì sao thay đắt. Tôi lôi anh ra nói nhỏ.

- Bây giờ chúng nó bảo 350 mình cũng phải thay anh ạ, đừng nói 240 nghìn.

Với 70 klm con đường như bức ảnh dưới đây, thì việc tốn ba lần săm, một lần lốp cũng là chuyện bình thường. Ác nỗi khi người thay săm , lốp cuối cùng định luồn cái săm mới vào lốp mới. Chúng tôi phát hiện ra đó là cái săm dùng rồi. Tuy còn rất mới những đã bị vá miếng nhỏ bằng đầu ngón tay. Bọn tôi đề nghị họ thay săm mới, thế mới biết vì sao họ không vá mà chỉ đòi thay săm. Đáng ra hai cái săm trước thay ra chúng tôi nên cắt nát nó đi cho họ đừng dùng vào lần sau cho người khác. Còn cái lốp, anh bạn tôi hỏi hiệu gì. Tôi nhìn mãi rồi lắc đầu, hiệu gì tôi cũng chịu . Thôi đi được là may.


user posted image

Đến Phố Giàng tổng cộng tiền săm lốp là 320 nghìn đồng với tiền xăng đi trên quãng đường ấy mất 40 nghìn nữa. Thật là đắt với 70 klm. Trời đã tối và mưa to, chúng tôi ngủ lại Phố Giàng sau khi đi quãng đường 70klm đó hết hơn 7 tiếng đồng hồ, người ra rời, đau ê ẩm. Vào thuê phòng ngủ, tắm táp, ăn uống xong đặt lưng là ngú tít.

Lang thang.

Nghe tin Bắc Hà có hội của dân tộc miền núi. Thế là cùng anh bạn lên đường, trên đường đi hình dung tới hội người dân tộc có những điệu múa khèn, kèn môi, xoè của các chàng trai cô gái người dân tộc Dao, Thái, Mông...cảnh các chàng trai áo chàm xanh gò minh trên lưng ngựa phi nước đại qua những ngọn đèo cao ngút tầng mây. Cùng anh bạn đi xe máy đến Yên Bái ngược đường quốc lộ 70 đi. Đi được 2klm thì than ôi, con đường gập gềnh sỏi đá, đá các kiểu lổn nhổn trên đường khiến xe xịt lốp, dắt một đoạn thì có chỗ thay săm. Đó là một căn nhà gỗ đơn sơ của cặp vợ chồng già, khi ông chồng loay hoay tìm cách tháo săm xe. Bà vợ mời chúng tôi vào nhà uống nước, nhìn lên tường nhà thấy đầy bằng khen, huân huy chương treo. Chúng nhiều đến nỗi như là cái để trang trí trong nhà. Mà đúng là như vậy vì đồ đạc trong nhà họ chẳng có gì giá trị. Nền nhà bằng đất, vách chỗ gỗ , chỗ vách nứa trát bùn. Mái rạ bạc màu cũ kỹ. Một căn nhà như vậy thì những thứ treo trên tường này lại trở tahnhf vật trưng bày khiến khách vào nhà quan tâm. Huân chương vàng óng mấy loại, bằng khen cũng mấy thứ. Thì ra ông chủ nhà từng là chiến sĩ giải phóng miền Nam, quê ở Nam Hà sau chiến tranh lên đây lập nghiệp.


user posted image

Trong những tấm bằng khen treo trên tường, một tấm làm tôi chú ý hơn cả là có mảnh giấy nhỏ bằng bàn tay, ghi nhận công lao của đồng chí ( tức chủ nhà) Đoàn Đình Trọng đã tham gia chiến dịch bài trừ tư sản mại bản năm 1975. Ông Trọng đang lúi húi thay săm xe, ông loay hoay khá lâu. Tôi nhìn mãi tấm giấy bằng bàn tay đó rồi ra hỏi bà vợ ông có bán không. Cả hai ông bà hỏi tôi mua làm gì, tôi trả giá 200 nghìn với lý do mua để chơi. Hai ông bà bàn với nhau rồi đắn đo mãi. Họ nhìn tôi với vẻ nghi ngại. Cũng phải thôi , có lẽ từ hồi họ trưng bày những thứ chứng nhận, huân chương chưa có ai hỏi mua gì cả. Anh bạn đi cùng nói tôi điên, ông Trọng thì nói với vẻ nghi hoặc.

- Chắc mua có mục đích gì đấy, không điên đâu.

Tôi càng thuyết phục thì họ càng không bán, có lẽ họ nghĩ tờ giấy đó có giá trị. Họ bảo.

- Để đấy sau này có chế độ gì người ta còn chứng nhận công lao mình.

Than ôi, anh bạn tôi nói thầm.

- Bọn này bị lừa đến lúc chết.

Đúng là như vậy, ông bà Trọng không biết rằng bây giờ tư sản mại bản còn nhiều gấp nghìn lần cái ngày ông bài trừ hồi xưa. Mà cuộc bài trừ ấy có đúng hay sai thì xin miễn bàn. Chỉ biết ngày nay tư sản đầy rẫy đi xe hơi Audi, Méc, BMW còn ộng Trọng và bà vợ trong căn nhà tồi tàn đang ngồi vá xe cho người con của một trong những vị tư sản ngày ấy đã bị cuộc bài trừ lấy hết tài sản tống vào tù.


user posted image

Thấy không mua nổi, tôi ghé tai anh bạn nói như bí mật, nhưng cố tình cho ông ấy nghe thấy.

- Cái này quý lắm, mang về bán cho dân sưu tập ở Hà Nội phải được đến 10 triệu.

ông Trọng đang cầm cái săm xe, ngẩng đầu lên cười nói

- Biết ngay là mua có mục đích mà.

Chúng tôi trả tiền thay săm ròi đi, cho ông ấy mơ tới tờ giấy bằng bàn tay kia có giá 10 triệu thì những tấm bằng khen to gấp 8 lần có giá thế nào. Đi được một đoạn mới phát hiện ông ta không xiết lại phanh, bắt lại ốc trục. Vào hàng sửa xe khác giật mình, may là bắt xe không rời ra, nếu không chúng tôi nguy mất. Có lẽ ông Trọng ngây ngất quá làm ẩu.

user posted image

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2008

Chuyến về lý thú

Từ Bảo Hà đền ông Hoàng Bảy, đi qua cầu theo đường tới huyện Văn Bàn. Non xanh, nước biếc, núi chập chùng. Trời xanh, mây trắng nắng vàng. Đường nhựa êm ru mãi ít người qua lại,lắm dốc, lắm đèo. Con đường chạy dọc theo con sông. Từ mặt đường nhìn xuống sông sâu thăm thẳm. Thiên nhiên hùng vĩ, con sông chảy bên đường, bên núi quanh co. Đá ghềnh lổn nhổn. Có lúc bao la hiền hoà, phẳng lặng ở đoạn rộng hàng cây số. Lúc dữ dội thét gào ở đoạn hẹp vách đá. Đi gần 80 cây số thì đến địa phận ranh giới Lào Cai - Lai Châu. Ranh giới nằm trên đỉnh dốc, gió thổi mênh mang. Đứng hít làn gió cảm thấy tươi mát mùi thơm trong sạch của thiên nhiên thấm vào thớ phổi. Bên dưới là thũng lũng, là con sông lắm đá ghềnh quanh co.Xuống dốc thả xe trôi, gió vù vù như nhạc bên tai. Cảm thấy phấn chấn vô cùng.

80 cây số từ Bảo Hà đến Than Uyên. Thị xã có con đường trung tâm rộng hàng chục mét, đèn cao áp hai bên. Vỉa hè lát gạch men. Không như hồi năm 88 đã đi qua, đến Mù Cang Chải giật mình thấy cũng vỉa hè lát đá, cũng đèn cao áp, nhà ốp đá men. Cái thị trấn vài chục nóc nhà mái ngói bằng thông pơ mu, vách bằng pơ mu, những nhà sàn đen bóng thời gian, con đường đá sỏi 20 năm trước biến mất hoàn toàn. Đến thuốc phiện đặc sản của Mù Cang Chải hỏi dân cũng ngỡ ngàng . Họ bảo bây giừo hiếm lắm, không còn nữa. Chỉ có he ro in thôi. Một ước mơ nữa tan tành, ước mơ được chụp nương hoa anh túc với cánh hoa mỏng manh, mấy mầu sắc lay theo gió như cánh bướm vờn bay chỉ còn trong ký ức. Cái sót lại là những thửa ruộng bậc thang trải dài theo sườn núi bên kia con sông như từng mảng màu trong tranh là như cũ.

Chật vật đi số 1 đến đỉnh Khau Phạ, một làn sương mù dày đặc đột ngột hiện bên kia đèo. Thì ra đó là mây, đỉnh đèo bên này nắng vì mặt trời chiếu rọi. Chỉ mấy mết qua đỉnh bên kia. Mây dày đặc không nhìn quá chục mét đường. Trời lạnh run người. Phải mặc áo mưa vì rét và ẩm ướt. đi trên con đường phủ mây ấy hàng chục cây số.


user posted image

Lúc nghỉ chân đèo, gặp người dân tộc Thái. Họ khoe trong bản họ có suối nước nóng. Tắm cái hết đau người, tan mỏi mệt. Mỗi tội phải leo qua núi. Gửi xe vệ đường của quán nhỏ. Leo qua ngọn núi gần đứt hơi, le lết trên nhưng sườn núi khác. Suối nước nóng đây rồi.

Không tin nổi nếu không chứng kiến vẻ hoang sơ còn sót lại trong thời đại này. Dưới suối nước nóng, phụ nữ dân tộc không mảnh vải trên người đang hồn nhiên tắm. Có đủ các lứa tuổi, cô gái mười bảy, mười tám thản nhiên trút sạch quần áo để trên bờ, đi xuống vầy nước. Vú cô tròn căng, hai đầu tí đỏ hồng nhỏ như hạt đỗ. Hai anh em nhìn nhau mới biết cả hai đang há mồm.

Đàn ông cũng tắm trần truồng, tắm ngay sát cạnh nhau. Mọi người tự nhiên như không. Mỗi hai thằng Kinh chúng tôi là chưa hết bàng hoàng. Mãi mới tin là mình nhìn thấy sự thật. Thế là trút quần áo trần như nhộng xuống suối. Nước nóng ran, ngâm một lúc thấy dễ chịu. Tất nhiên là không thể cưỡng lại ý muốn nhìn sang bên cạnh. Ngay sát tay mình là những toà thiên nhiên đủ kích cỡ, màu sắc.


user posted image

Thế mới biết trong chuyện cổ tích, có những nàng tiên nga trút áo quần xuống tắm. Bị chàng chăn trâu hay dê, cừu gì đó chôm mất một bộ. Cái em búi tó hàng đầu trong ảnh khoảng 18 rất xinh. Chả biết em ấy mặc bộ nào để mình ăn trộm, rồi mặc cả phải làm vợ hai cho mình nhỉ ?


user posted image

À phải có tấm hình Người Buôn Gió đang bỏ mặc thời cuộc đảo điên, trốn lên rừng xa hoa, hưởng thụ chứ. Hi, kể ra gần gũi thế này. Dân bản không thấy gì, chứ Ngươi Buôn Gió thì thấy xốn xang nên muốn định cư ở đây mà buôn. Vì gió trên cao nhiều , mạnh mẽ và trong sáng. Nhất là cả tin nữa chứ.

Quyến luyến mãi mời rỏi khỏi con suối, càng về sau càng nhiều em trẻ đi làm nương về muộn. Trong bóng nhạt nhoà của hoàng hôn, nhưng thân hình thiếu nữ hồn nhiên lột xiêm áo trên bờ giống như chuyện cổ tích. Cứ ngây ngất ngỡ là mơ, đến lúc người bợt ra vì ngâm hàng tiếng đồng hồ mới luyến tiếc lên bờ mặc quần áo.

Thế nào cũng đi lại, nếu chỗ này mà nhiều người biết, khách di lịch xô đến. ôi thôi, thế là lại ca lời Nguyễn Bính

- Thế là tàn một giấc mơ

Thế là cả một bài thơ não nùng.

Về Hà Nội, tính chuyện cho thuê nhà lên đấy sống thôi. Mặc mẹ sự đời, Hà Tây hay Hà Nội là một , chứng khoán lên xuống, Việt Nam trả lời với Mỹ nhân quyền, ông Mạnh sang cầu Trung Quốc giúp đỡ triệt hạ ai cũng mặc.Mỹ nhân cứ ngồn ngộn thế này thì làm anh hùng làm gì, không khéo lại rúc rọ.

ông Hoàng Bảy.

Từ Phố Giàng rẽ sang Bảo Hà. Nơi đền thờ Ông Hoàng Bảy linh thiêng. Vào đền ông thấy mấy xe ô tô biển các tỉnh đoán ngay có đám hầu đồng. Vừa qua cửa mấy bà cụ mặc áo dân tộc chìa tay xin tiền, rồi có mấy bà thấy mình nói

- Này trông cậu tháng 6 này có lộc, vào đây tôi xem bói cho.

Nhìn kỹ thấy có bà đang cầm tay một em tuổi chừng 26,27 nói vách vách là cô làm ăn tháng 8 có lộc, rồi tình cảm thuận lợi. Em kia quần bò trễ hở cả khoảng lòng bàn trắng muốt. Say sưa nghe từng lời phán của bà bói. Hàng quán chào mua hương, lễ ầm ĩ. Len qua đám ấy vào đến trong đền thì lần đầu tiên trong đời mới thấy quả hoành tráng. Ấy là 4 đám hầu đồng cùng một lúc, kèn phách, lời hát chầu văn từ 4 đám như tranh chấp nhau loạn xị, nhức hết đầu vốn đã mệt vì đi đường. Thắp hương khấn ông Hoảng Bảy xong dâng tiền công đức vội vã ra ngoài.

Lúc này đã trưa, ăn cơm xong hỏi chủ quán có thuốc lá phết thuốc phiện không. Định làm một điếu lộc lá của ông Hoàng Bảy. Mụ chủ quán hét 50 nghìn. Mẹ kiếp, điếu thuốc lá phết tí nước thuốc phiện loãng bên ngoài mà giá từng ấy. Thế thôi không hút nữa. Mọi lần có đám đi lễ về, mình xin không cũng được vài điếu. Điên mà mua từng ấy tiền.

Anh bạn hỏi tại sao ngày xưa dân tộc đã chơi cờ bạc, vì dân cờ bạc dưới xuôi hay lên đây lễ ông. Phải đính chính rằng ông Hoàng Bảy là vị tướng trấn biên thuỳ, sau vì chống giặc phương bắc mà hy sinh. Dân quanh vùng thương mến, cảm phục ông mà lập đền thờ. Không hiểu sau giang hồ đồn đại thế nào rằng ông phù hộ dân cờ bạc lắm, cho nên đám lô đề, xóc đĩa, bóng bánh cá độ năng lặn lội đến khấn ông. Chuyện đi lễ ông về mà cờ bạc có lộc hay không thì ai biết người ấy.

Bắc Hà vào hội

Đường từ Bắc Ngầm lên Bắc Hà thật quanh co và dốc cao. Dốc đến mức phát sợ không dám nhìn xuống phía vực thăm. Đến gần Bắc Hà đã thấy không khi hội hè, từng đám bà con dân tộc quần áo sặc sỡ đi về phía hội. Người cắp nách con gà, người gùi con chó, người ôm con lợn. xâu cá hay gùi mận. Họ tranh thủ hội xuống bán những thứ nuôi trồng lấy tiền chơi hội.


user posted image


user posted image

Vào đến trung tâm hội, công an bắt gửi xe máy bên ngoài và mua vé vào cổng khu hội. Nhờ tấm thẻ nhà báo anh bạn đưa ra, chúng tôi không phải gửi xe cũng như tiền mua vé. Vào đến cổng chợ, bao nhiêu ước mơ về một hội chợ vùng cao trong đầu tôi 20 năm về trước tan thành mây khói. Tiếng nạhc chát chúa ầm ĩ, chả có chàng trai dân tộc nào múa khèn, chả có cô gái nào múa xoè. Chỉ rặt đám đông bu quanh những gian hàng chơi trò cờ bạc, nào thì quay số, ném vòng trúng cổ chai.....loa quảng cáo pha trò khuấy động món cờ bạc này ầm ĩ. Tôm cua cá, cờ thế, ba cây bài bắt cây đỏ... bát nháo, hỗn độn. Các ông mãnh người Kinh không quản đường xa đến đây kiếm chác bằng đủ ngón nghề. Rất đông người bu quanh. Chúng tôi đến nhìn tờ thông báo chương trình thấy tiết mục đua ngựa trong sân vận động thở dài. Lúc đầu cứ hình dung các chàng trai trong bộ áo chàm trên mình ngựa sải nước đại, trên con đường dốc quanh co , bụi mù. Nay vỡ mộng khi thấy cái sân vẫn động toen hoẻn chẳng có khán đài. ý định bỏ về đã manh nha trong đầu rồi.

Ngoài khu trung tâm hội, bà con dân tộc bày bán mận và quần áo dân tộc trên đường phố. Hỏi sao họ không vào trung tâm. Họ bảo vào đó bị thu tiền nên không vào. Cũng tốt vì hộ ngồi trên đường bán càng có nét hấp dẫn hơn, mặc dù phố xá Bắc Hà không còn vẻ cổ kính nguyên sơ nữa. Nhiều nhà cao tầng, ốp đá, kính mọc chiếm gần hết. Chỉ còn sót lại vài căn nhà gỗ, mái ngói cũng bằng gỗ. Dinh Hoàng A Tưởng đầy chất xa xăm nay phục chế màu vàng choé. Hình ảnh bà con dân tộc bán hàng trên phố làm du khách gợi nhớ chút hoài niệm xa xưa.


user posted image

Mận Bắc Hà ngon thì khỏi nói, được gọi là đặc sản vùng này. Mận ngọt và thơm. Giá 15k một klg. Nhưng người ta thường mua cả làn cho tiện mang.


user posted image

Tất nhiên là hội vùng cao phải có Thắng Cố. Vô tình kết bạn với một ông già dân tộc. Mời ông ăn thắng cố và uống rượu cùng. Rượu Bản Phố- Bắc Hà trong vắt thơm ngát. Uống xong một chén chân đi liêu xiêu, đầu cũng lơ mơ. Thắng Cố dai vì chưa nhừ, nhưng nước dùng thì ngon không tả hết. Nó bùi ngọt, có vị thơm của lá cây gì đó. Hỏi chuyện mới biết ông già đi bộ 76 tiếng từ bản trong núi ra. Thấy ông móm mém tìm miếng thịt nhừ cho ông thật vất vả.


user posted image

Và sau bát thắng cố ít rượu, mình cũng say. Mặt đỏ rồi đấy. Ngất ngư về khách sạn nằm ngủ một mạch mấy tiếng. Chiều lượn vào các bản quanh đấy chơi. Tối quay về xem ca nhạc tổ chức ngoài trời. Xem lát thấy chán, kiếm bát cháo gà lác đác tí thịt. Giá 20 nghìn, cắt cổ hơn thủ đô. Ý định muốn về trở nên quyết tâm. Về phòng ngủ thấy bảo giá 300 một đêm, không điều hoà, không bình nóng lạnh. Hai anh em quyết định mai rời Bắc Hà. Thế là bắt đầu vào một cuộc đi thêm hàng trăm cây số không có trong dự tính. Sáng sau lúc trời mờ mờ, trả tiền xong xuôi. Mua thêm bộ quần áo. Về đến Phố Giàng rẽ sang Bảo Hà. Không về lối cũ nữa