Thứ Năm, 28 tháng 8, 2008

Người Tràng An bây giờ nông nỗi này sao ?

Ngày xưa nghe câu.

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

Nghe xong phổng mũi, ít nhiều cũng dính tí tí Hà Nội, đất Tràng An đấy.

Không ngờ sau này, câu này lọt đến tai trung ương. Mà trung ương toàn thằng ở đéo đâu. Nó nghe xong thấy cay, nó họp lại bàn.

- A chúng mày vênh vang à, chê các bố mày không thanh lịch à. Đã thế cho chúng mày bão hoà luôn nhé.

Thế là có vụ sau đây, bọn dân Hà Nội đói khát đi làm chợ người tại đường Phạm Văn đồng - Xuân Thuỷ ( gớm, toàn tên các bố nổi tiếng một thời ). Rồi cùng quẫn tranh nhau cái việc dọn rác, kết quả vác mũ bảo hiểm nện nhau chết tươi.

tin từ http://dantri.com.vn/Sukien/Dung-mu-bao-hiem-danh-chet-nguoi/2008/8/248052.vip

Thủ phạm và nạn nhân đều là dân Hà Nội cả. Thế này thì ngàn năm văn hiến, thanh lịch cái con khỉ mẹ gì. Mai này cấm đứa nào vỗ ngực khoe dân Hà Nội này nọ nhé.

Đợi anh mày lên trung ương, sát nhập Cao Bằng , Cà Mau về với Hà Nội. Cho thanh lịch luôn một thể.

Vĩnh Biệt Tình Em

Nguyên bản có tên là Bác Sĩ Zhivago của nhà thơ, nhà văn Boris Pasternak. Vĩnh Biệt Tình Em là tên bản dịch xuất bản tại Miền Nam Việt Nam. Mãi sau này nhân thời mở cửa, cải tổ của Xô Viết. Tác phẩm kinh điển này mới được xuất bản lại tại Nga, nhân dịp đó mà một số tác phẩm trước kia cho là có vấn đề cũng nhờ ơn huệ này mà có mặt tại CHXHCN Việt Nam.

Kể ra một đất nước xưng là độc lập – tự do mà một tác phẩm đầy chất nhân văn, đoạt giải Nobel văn chương phải chờ đợi ngần ấy năm, phải chờ lúc xứ người xuất bản thì mình mới xuất bản cũng thế nào , chả biết nói sao.

Năm 1956 sau khi Nga Xô Viết không chấp nhận xuất bản tác phẩm này, nhờ một đại diện của nhà xuất bản Italia tại Nga. Bản thảo được gửi đi . Ngay lập tức tác giả bị triệu tập với mệnh lệnh đánh điện đề nghị nhà xuất bản kia đình chỉ việc ấn hành ngay lập tức. đành lòng Pasternak phải gửi bức điện đến nhà Xb nọ với niềm tin chăc chắn rằng họ sẽ không tin đây là ý ông. Quả vậy giám đốc Nxb Phentơrineli quá hiểu thế nào về nhân quyền ở một nước theo chủ nghĩa Mác. Ông tuyên bố mình phải có trách nhiệm và lương tâm đưa một tác phẩm này ra mắt thế giới. Và không phụ lòng tác giả với NXB, ngay lập tức cả Phương Tây nồng nhiệt chào đón tác phẩm này. Tiếp ngay đó là Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển quyết định trao giải Nobel Văn Chương cho nhà văn.

Đây là giải Nobel mà ngay sau đó, tác giả đã phải tha thiết gửi đơn đến Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển xin được từ bỏ giải thưởng danh giá này. Tuy rằng trước đó nghe tin, tác giả gửi thư cám ơn.

Nguyên nhân là những nhà văn chân chính, mang đầy nhiệt huyết cách mạng cao cả, trang bị bằng học thuyết Mac-le ở Nga cảm thấy bị xúc phạm bởi hành động xảo trá của Boris Pasternak. Một hành động lén lút mang ra nước ngaòi xuất bản ( vì trong nước không cho) bị ví là tên Juda phản Chúa. Báo Văn Học ngày 25-10 năm 58 trút lên đầu ông những câu " ông ta được giải thưởng vì đồng ý sắm vai trò làm miếng mồi móc vào cái lưỡi câu han gỉ của trò tuyên truyền chống Liên Xô..cái kết cục chẳng vinh quang gì đang chờ tên Juda. Bác sĩ Zhivago và tác giả sẽ bị toàn dân khinh bỉ ( bọn này động tí là nhân danh toàn dân, toàn …giọng quen quá ).

Người ta còn tổ chức cuộc lấy chữ ký của các sinh viên ở Viện văn học Gorki ký vào bức thưu đòi trục xuất tá giả đồng thời tổ chức biểu tình. Có vài chục sinh viên bất đắc dĩ phai đi. Nhưng trên báo Văn Học thì là sự phẫn nộ của toàn bộ tầng lớp sinh viên Xô Viết với Pasternak. Một cuôc họp tại hội nhà văn Liên Xô, không khí đấu tố hừng hực, dưới đây là một số ý kiến của các nhà văn Xô Viết chân chính, lý tưởng cao đẹp.

..suốt 40 năm qua hắn là kẻ thù giấu mặt, nuôi lòng căm giận sống giữa chúng ta. Chúng ta cần đề nghị chính phủ tước quyền công dân của hắn .

… bằng tiểu thuyết rác rưởi và tư cách của hăn. Pasternak đã đặt mình ở bên ngoài nền văn chương Xô Viết và xã hội Xô Viết .Thứ cỏ dại này cần phải nhổ sạch đi.


…Vụ Pasternak là vụ phản bội, là sự phỉ nhổ vào nhân dân ta..tôi tán thành việc trục xuất.

.. cuốn sách ấy là công cụ chiến tranh lạnh chống chủ nghĩa cộng sản. ở phương Tây còn cần đến Pasternak khi hắn còn ở nước ta. Nhưng khi hắn trở thành Nga Kiều thì họ chẳng cần đến hắn nữa. Đấy sẽ là sự trừng phạt mà hắn phải chịu do việc phản bội.

..nhân dân không biết hắn là nhà văn, mà sẽ biết hắn là kẻ phản bội. Người Nga có câu " chó không thể làm người " tôi thấy đúng nhất là tống cổ hắn đi.

Một số người không phát biểu, khi biểu quyết thì số này người đi toa loét, người đi uống nước.

Pasternak từ chối sang nước ngoài, ông làm đơn gửi Tổng bí thư Nga Xô xin ở lại. để rồi sống trong cảnh chèn ép, đè nén, thất nghiệp. Hai năm sau ông từ trần trong tâm trạng buồn bã, u uất. Một thành công của các nhà văn Xô Viết chăng ?

Bác Sĩ Zhivago không đả kích hay lên án chế độ. Sự việc trong đó xảy ra ở tại thời điểm giao thời Nhưng hơn hết là tư tưởng trong tác phẩm ấy là con người dám sống và theo đuổi tình yêu, khát khao của cá nhân con người. Mặc dù bi xô đẩy bởi tấn kịch chính trị biến động, tình yêu vẫn ngời cháy trong lòng những nhân vật Dẫu là cuộc chia ly không hy vọng gì gặp lại, hay cái chết cận kề không làm suy thoái, biến chất , thay đổi cái nhân tính con người, ở họ toả sáng lên một tình yêu cháy bỏng đến đam mê và thánh thiện.

Tóm lại thì mk, cái giải Nobel Văn Chương đéo thế nào vớ vẩn như bọn Nga Xô Viết tuyên truyền năm 1958. Đó là giải thưởng được cả thế giới công nhận từ lúc ra đời đến bây giờ và mãi mãi. Chỉ có mấy thằng độc tài chuyên chế, chuyên uốn nắn văn nghệ là bịp bợp , láo toét mà thôi.

Pasternak viết bài thơ có tên " Giải thưởng No bel "

… chết sững như con thú bị lùa
đâu đây có người, tự do, ánh sang
Còn sau lưng tôi là tiếng xua đuổi ồn ào
Mà tôi không có ngả nào thoát ra…

Không có ngả nào thoát ra, đấy là bi kịch lớn hơn cả bi kịch mà nhân vật Zhivago của ông từng trải. Bản thân cuộc đời ông đã là tấm gương phản chiếu sự tàn nhẫn của chế độ Xô Viết. Cần gì tiểu thuyết ông phải nói hộ ông.

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2008

Ngày quốc khánh.




DSC_0876.jpg

DSC_0905.jpg

DSC_0896.jpg

Kế hoạch đi cướp vợ




Hôm nay anh em ta bàn nhau về kế hoạch chinh phục gái Mông mạn Sơn La. Còn mấy hôm nữa thôi là vào hội bắt vợ rồi, chính xác là 31-8 này tại thị trấn Mộc Châu. Gái Mông từ khắp nơi xa xôi đổ về nườm nượp. Từ Thanh Hoá, Nghệ An đến Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu.

Bon trai Mông cũng từ mọi ngả như thế kéo về, thậm chí có thằng tận bên Lào nó cũng sang cướp vợ. Nói chung thì của thiên nhiên. Ai vớ được cứ vớ thôi, không có chuyện đánh nhau. Mà giá như có thì đúng ước mơ . Phải chiến đấu bằng vũ lực để giải quyết gái mú, hay không kém gì phim thế giới động vật. Hoặc các hiệp sĩ thời trung cổ. Anh cũng muốn cầm dao quắm phang bọn trai Mông cướp gái của chúng nó mới hay, kể cả bị thương vài phát. Sau này chỉ vào đó kể cho dàn em, ngày xưa anh đi cướp gái đánh nhau thế này đấy. Chao ôi, hào hùng làm sao. Đéo phải lẩn lút chờ đợi, tay cầm bó hoá hay phong kẹo socola măt la mày lém y thằng ăn trộm ở ngõ, phố nào đó như chúng mày.

Vừa xong có nguồn tin trên ấy báo về, là bọn gái Mông này cũng như bọn khác thôi. Rất thích anh nào phong độ. Bởi vậy anh em ta đi chuyến này, thì trang sức phải hoành tráng một tí. Nhà anh ngay cạnh phố Hàng Bạc nên có chút quan hệ. Có thể chúng ta sẽ thuê vòng bạc ở đó, mỗi thằng đeo chục cái vòng trĩu cổ thì thôi. Còn tiền bạc hoa xoè cổ ( hàng đểu thôi) anh cũng biết bọn trên Nhật Tân. Nó sẵn sàng cho mượn hoặc bán giá rẻ. Quần áo lên đấy mượn hay mua ngoài chợ đầy. Chúng ta sẽ đi trước vài hôm, thuê một cái nhà sàn. Cướp được em nào mang về đó bảo là nhà mình, hành sự xong thì tếch. Nhẹ như lông hồng. Chú nào đa mang cưói xin tử tế, mổ dăm con trâu cũng không sao, càng vui. Độ nọ đi trên ấy gặp em này

IMG_5440.jpg

chuyện trò, hỏi han thì em ấy nói, năm nay em đi hội. Cả cái em ảnh trên kia gặp ở nơi khác. Cũng hứa đi hội năm nay. Giá như không bó bột ở chân thì năm nay làm cả cặp về phụng dưỡng tuổi già như Tào A Man xây đài Đổng Tước chờ Nhị Kiều bên Ngô. Đúng như thơ Đỗ Mục

Đông phong bất dữ Chu Lang tiện

Đổng Tước xuân thâm toả Nhị Kiều.

Tạm dịch

Nếu không có cơn gió đông giúp Chu Du

thì đài Đổng Tước là nơi vùi chôn tuổi xuân hai nàng Kiều.

Đấy các chú mà theo anh, anh nhượng lại tất cho các chú mối ngon anh đã dày công tăm tia. Quên mất cần phải có một thằng Mông biết tiếng Kinh. Lúc nào cướp gái thì nó đứng ra hò hét, mai mối, lăng xê anh em mình. Còn anh em nào đang lôi kéo cứ ngậm tăm giả vờ đang mải bắt vợ, chớ có dại nói câu tiếng Kinh nào kẻo như con rùa được con cò tha đi tránh hạn.

DSC_0432.jpg

Các em đang lũ lượt đi đến nộp mạng đây. Chú nào máu thì đăng ký với anh ngay để còn tính toán lương thảo, khí giới. Có vợ rồi thì bắt thêm về làm vợ nữa chả sao, vui cửa vui nhà. Thêm người, thêm việc. Có chị có em đỡ đần nhau. Chú nào đường tình duyên long đong , lận đận. Theo anh chuyến này giải quyết luôn tiền duyên lẫn hậu duyên.

Nếu thừa thắng, ta xông lên. Trên đường về gặp gái Kinh nào ưng con mắt.

Cho vào rọ luôn một thể.

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2008

Các chú chưa vợ ..theo anh.

DSC_0268.jpg

Sắp tới này trên bản Mông xa xôi phía Tây Bắc sẽ có một đêm cướp gái về làm vợ. Chú nào chưa có vợ hay có vợ rồi cũng chả sao. Máu thì đi theo anh. Gái Mông toàn tầm từ thế này trở lên thôi. Bảo đảm mang về nhà cho mặc áo hai dây, quần bò thì chả kém gì gái Kinh.

Mà anh nghĩ thế này. Chúng ta tội gì phải đi cưa cẩm, mất thời giờ, phiền phức. Mai này lấy nhau về. Có chuyện gì vợ lại nhiếc móc. Ngày xưa anh có khốn nạn thế này đâu, anh ngọt ngào lắm cơ mà, anh ngon ngọt anh lừa tôi. Biết thế này tôi cho rớt từ đấy thì đời tôi không khổ thế này.

Ngày ấy chúng ta phải vắt mưu, phải lao tâm khổ tứ nghĩ những lời văn vẻ để được một cô người yêu. Chao ôi ! Nghĩ mà xem, tráng trí nam nhi mà phải đi tính cái việc... đến nỗi mất ăn, mất ngủ để chiều nàng. Xong rồi thì cơm không lành, canh không ngọt lại mang tiếng là trước kia làm hàng, diễn..

Bây giờ có vụ này, chả cần phải đong đưa, hoa hồng, cà fê , cà fáo gì sất. Cứ thích em nào là xô vào tóm tay lôi đi. Như em dưới đây mới tuỏi trăng rằm bị thằng hơn ba sọi nó lôi về làm vợ. ưng thì được DSC_0186.jpg

Chứ mà lằng nhằng kháng cứ như em dưới này, thì bị túm tóc lôi đi giữa ban ngày, ban mặt. Chả ai dám can. Có đi về làm vợ anh không thì bảo. Không đi đánh bét xác luôn. Lôi về nhà xích lại, bao giờ ưng thì thả ra cưới làm vợ. Còn ngoan cố thì no đòn

DSC_0582.jpg

Nếu anh em ta đi, cần phải khoẻ một tí. Vì phải lôi kéo, giằng co hơi phải dùng nhiều đến sức khoẻ. Cách lấy vợ kiểu này thật đáng mặt nam nhi. Mà quan trọng mai này có gì già giọng được. Thí dụ vợ trách móc gì thì nói. Hồi xưa tôi dùng vũ lực mới cướp được cô, bây giờ tôi dùng bạo lực dạy cô. Còn gì để nói nữa không, thích chết không..?

DSC_0604.jpg

Không bao giờ sợ thiếu các em Mông trẻ trung, xinh đẹp này. Các em ấy cơm đùm, nước ống từ khắp nơi đổ về. Chầu chực chờ chúng ta, những chàng trai mạnh mẽ xông vào túm tay lôi đi. Em nào mà hết hội về không đợi đến năm sau thì cả bản người ta coi thường. Bố mẹ cũng buồn lây. Có thằng nó cướp cho là hạnh phúc rồi. đây này, ngồi chờ mòn mỏi ,có thằng nào nó ngó cho đâu, tôi nghiệp không. Chờ quả này Người Buôn Gió dẫn đàn em lên giải quyết hết tồn đọng. Đưa các về xuôi làm dâu người Kinh, tội gì sống trên rừng rú phí hoài đời con gái.

DSC_0669.jpg

Số lượng không hạn chế, tuỳ vào sức của mình. Nếu tài thì vơ cả nắm cũng được.

DSC_0578.jpg

Thú nhất là đoạn đi tìm tòi, ngắm nghía từng em. Nào em này cao, em này da trắng, cái này đầy đặn, cái kia được. Chẹp chẹp, em này tuy thế này nhưng mà cái kia nó thế nọ. À đây, xem nào đằng sau, đằng trước. Tóm người xoay đi xoay lại. ưng mắt túm tay -theo anh. Cưỡng lại à, kẹp cổ lôi đi. Vào mắt xanh của anh đây thì đừng có dại mà chống cự. Khôn hồn thì răm rắp mà theo.

DSC_0576.jpg

Nào các cậu em, chờ gì nữa. Đợi anh khỏi chân. Anh sẽ thông báo ngày giờ, địa điểm nhé. Hãy nghĩ rằng có bao nhiêu các em xinh tươi đang nóng lòng chờ đợi chúng ta. Phải đi đến đó mới biết giá trị đích thực của nam nhi. Mang về không dùng được trả lại nơi sản xuất, năm sau đi làm lại chuyến khác.

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2008

con dâu tương lai




Về sau phải ép thằng Tí Hớn nhà mình lấy con bé này . Vì sao à ? Cái này bí mật, sống để bụng, chết mang theo.

Bán nước.

Ông ấy là bộ đội Trường Sơn, lính trinh sát. Bây giờ tính tình vẫn đầy chất lính. Gấu lắm, động tí là nổi xung. Hàng xóm ai cũng ngại. Mà cái số nhà ông ở lại nhiều hộ, chung đụng nhiều thứ. Va chạm, xích mích hay xảy ra. Hầu như lần nào cũng thấy tiếng chửi gầm như hổ của ông. Những lần như thế người ta thường nhịn ông. Mà đến phường còn ngại. Ông mở quán nước chiếm vỉa hè, xây dựng, cơi nới. Phường đến nhắc nhở còn bị chửi. Lâu dần họ ngại lờ đi để ông chiếm hữu đoạn vỉa hè ấy.

Cái quán nước của ông kiêm luôn cả sòng tá lả. Ông vừa chơi vừa thu hồ. Mỗi ván ù thì cẳt ra một ít trả tiền sòng. Có thời gian đấy là điểm hẹn của bọn thanh niên trong phố chúng tôi. Quán nước, sòng bài này có thuốc lào miễn phí, loại ngon nhất. Đánh bài đen thua, chủ quán cho vay tiền. Ít khi có chuyện cãi vã vì chủ sòng cũng máu mặt. Tất nhiên tôi cũng hay đánh bạc ở đó nên mới biết rõ như vậy. Một lần đang chơi bài, câu qua câu lại , ông chửi

- đm tao từng đi lính đánh nhau với bọn Mỹ, Nam Hàn chả sợ chết. Giờ sợ cái đéo gì.

Tôi ngứa miệng, khổ , tính tôi hay ngứa miệng như thế. Vạ bao lần không chừa. Mà nghĩ cho cùng việc chó gì phải chừa, bởi ba cái chuyện xô xát ở cái khu phố đầy lưu manh này thì tôi gặp từ lúc cởi truồng. Chả cần phải đi đánh Mỹ, đánh Nguỵ đéo gì tôi cũng có gan như ông ấy. Bởi thế tôi nói

- Ông khoe làm đéo gì chuyện ấy, ông ngu bị bọn nó xui dại. Tôi có khiến ông đi đánh nhau với chúng nó đâu. Ngày xưa thì ông xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ, giờ ông về bán nước, lại chứa cờ bạc là bán nước hại dân. Oai cái gì.?

Ông ta sững người, cầm nắm bài đập xuống bàn, trừng mắt nhìn tôi chửi

- Đm cái loại mày biết gì, bố mày...bố mày...

Ông loay hoay tìm cái gì, chắc là cái điếu cày. Rồi ông cũng vớ được cái điếu cày , ông lại sững người lần nữa. Chẳng lẽ ông lại dùng nó phang tôi như mấy lần ông phang người khác. Ông hơi nghĩ một tí, rồi ông vê thuốc lào hút. Không biết là ông phân vân là tôi nói đúng hay là chân tôi cũng đang luồn vào cái ghế. Chỉ cần hất chân là cái ghế bay lên đúng tầm tay tôi. Ông thả khói nén giận giọng ôn tồn nói. Mấy khi ông ấy kiềm giận dữ thế này. Tôi đoán chắc việc cao cả lắm ông ấy mới vậy. Y rằng ông nhai lại bài lịch sử tôi đã phán ngấy ở nhà trường.

- Mày ngu lắm cháu ạ, bọn nó sang cướp nước mình, giết đồng bào của mình. Thì mình phải đi đánh chúng nó. Ngày đó ai cũng đi cả. đâu phải như chúng mày bây giờ thì mất nước.

Chúng tôi tiếp tục chơi bài, vừa chơi vừa nghe ông ta kể về những năm tháng ông tham gia chiến trận. Mải chơi tôi chỉ nhớ mỗi đoạn ông kể. Giết được một thằng Mỹ khó lắm, hy sinh 50 người của mình mà giết được một thằng Mỹ coi như thắng lợi. Thế mới biết cứu nước là phải trả cái giá không rẻ tí nào. Khó như ván bài tá lả bắt được cả 3 nhà đền mình ván ù.

Câu chuyện ấy xảy ra vào năm 1990. Cách đây cũng 18 năm. Bỗng dưng hôm nay ngồi buồn, rách việc lại nhớ ông cựu chiến binh bán nước...chè

Trong lịch sử dân tộc nào cũng vậy, tội phản loạn, dấy binh khởi nghĩ, lật đổ triều đình là trọng tội hàng đầu vào thời điểm đó. Nhưng ở thời sau nhân dân không cho đấy là tội lắm, thậm chí họ còn ca ngợi nữa. Ví dụ như khởi nghĩa chàng Lía hay Phan Bá Vành để lại dân gian câu ca

- Chiều chiều én liệng chuông Mây

Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.

- Trên trời có ông sao Tua

Ở làng Minh Giám có vua Bá Vành.

Nhưng riêng cái tội bán nước cầu vinh, rước voi về giày mả tổ. Ở thời của triều đại đó không bị riếc móc. Nhưng sau đời âý, triều đại ấy cho đến mãi mãi về sau, người ta nguyền rủa từ dân gian đến sử sách. Điển hình là vua Lê Chiêu Thống vì muốn giữ ngai vàng mà sang cầu phương Bắc đem quân sang nước nhà , nhằm mượn thế lực nước ngoài để triệt hạ những mối nguy hại đến quyền lợi mình.

Ngày nay thế giới thay đổi, trong quan hệ có câu - không xâm phạm nội bộ lẫn nhau. Cho nên nếu Lê Chiêu Thống còn ở thời này, thì Trung Quốc cũng không đem quân sang ồ ạt vào biên giới nước ta được. Các giao ước quốc tế không cho phép làm vậy.

Bởi vậy có bán nước người ta cũng bán theo kiểu mới, mua bán đổi chác bây giờ tinh vi lắm, cao cường lắm. Người ta bán bằng những văn bản được ký kết đàng hòng, thậm chí cả sâm panh, cờ , hoa mừng đón hiệp định thành công. Dân chúng lại còn được họ khoác cho cái ý nghĩ là hân hoan, vui sướng vì hiệp định rõ ràng,nhân dân tha hồ yên tâm, tin tưởng, ổn định đời sống làm ăn.

Hay người ta vay tiền về để xây dựng này nọ để phát triển đất nước. Nhưng vay bao nhiêu tiền xây đất nước không thấy phát triển là mấy. Mà bản thân họ mua nhà bên Sing, Mỹ, Pháp....tiền gửi ngân hàng ngoại quốc hàng đống. Rồi họ thay nhân dân tả nợ bằng tài nguyên đất nước, bằng dầu, gạo, hải sản,than..bằng những mảnh ruộng biến thành khu công nghiệp của nước ngoài.

Không cần mượn quân nước ngoài, họ dùng cái tiền bán để nuôi cái gọi là công cụ bạo lực nhằm duy thành quả ...dùng tiền ấy mua những thiết bị , máy móc hay những bài kiến thức để trấn áp bọn phản loạn muốn âm mưu gây rối cuộc sống yên ổn. Yên ổn để ai bán được gì cứ bán. Từ cấp xã đến bộ đến..trởi cao. Ai có chức một tí là có cái để bán.

Nếu có thể, bạn hãy tìm đọc cuốn Lời Thú Tội Của Một Sát Thủ Kinh Tế của Jonhp Perkins để biết xem các nhà lãnh đạo các nước nghèo bán đất nước của mình như thế nào?

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2008

Làm đường




đây là một con đường thuộc dạng quốc lộ đấy nhé. Từ tỉnh này đi sang tỉnh khác. Không phải đường huyện xã gì đâu. Nhưng nhìn bọn này làm đường này. Thuê mấy bà nhà quê, thủng thẳng, túc tắc làm. Không có gì phải vội vã. Nhẩn nha đi đo từng bước. Đằng sau mấy ông cầm cuốc chim xẻng cũng vạ vật hất từng xẻng đá. Đi cả 40klm có đúng cái máy xúc ì ạch cũ nát, bò ra đường.

đợt vừa rồi lũ ở Lào Cai. Con đường này tê liệt hoàn toàn. đây là con đường từ Yên Bái lên Lào Cai. Mà chả cần lũ thì nó cũng đã hầu như tê liệt suốt mấy chục Km.

Nghĩ cảnh bệnh nhân cần chuyển về xuôi, mà đi đường thế này thì chưa đến nơi đã đứt giữa đường rồi cũng nên.

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2008

Giờ thứ hai mươi lăm & Lối thoát cuối cùng.




Sinh tại Rumani, nhà văn CV Gheogrhiu sau này trở thành linh mục tại xứ sở của mình.

CV Gheorghiu từng học triết và thần học và thi sĩ trước khi ông đến với tiểu thuyết. Trong nỗi đau của một dân tộc nhỏ bị các cường quốc đè nén, số phận con người trôi dạt trong những bước đường khốn khổ, trong hàng trăm trại giam của các cường quốc. Từ Phát Xít đến Đồng Minh, đến Cộng Sản. Con người Ru Ma Ni chịu đựng biết bao thiệt thòi, cay đắng đến mức chua chát. Gheogrhiu sống cùng nỗi đau của thời cuộc, của thân phận dân tộc mình, ngòi bút của ông qua bao nhiêu nỗi đau trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn. Khắc hoạ lại những ngày ảm đạm, bi thiết của nhân dân Ru Ma Ni.

Nhân vật trong Vòng đầu Địa Ngục, Một Ngày Trong Đời Của I Van của Solzhenitsyn, hay nhân vật trong Lửa yêu thương, Lửa Ngục Tù của Remarque, hay nhân vật trong Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn đều còn cảm thấy có lối thoát, có thấy niềm hy vọng ở tương lại. Còn những nhân vật của CV Gheorghiu lần lượt bị tước đi tàn nhẫn hy vọng, đến độ họ tìm hy vọng trong sự vô vọng tiêu cực. Họ hy vọng sự giải thoát ở cái chết. Nếu đọc những tác phẩm của ông, chứng kiến những gì nhân vận của ông đã trải qua. Người lạc quan nhất cũng nghĩ, thà chết cho xong.

Có lẽ bi kịch mà ông dựng lên, chính xác là tái tạo sinh động về số phận con người. Nó nghiệt ngã quá, nên ông không có được ánh hào quang như Parternak hay Solzhenitsyn.

Tác phẩm của Gheorghiu viết về số phận con người trong chiến tranh. Có điều ông phê phán tất cả các bên từ Phát Xít, Đồng Minh, Cộng Sản. Chẳng được hậu thuẫn của bên nào. Tuy nhiên nếu ai từng đọc tác phẩm của ông khó lòng mà không nghĩ ngợi về số phận con người thời chiến.

Không có sự giải phóng nào tốt hơn sự giải phóng nào. Người Đức có cái tàn bạo của người Đức, người Nga còn tàn bạo gấp bội lần. Người Mỹ lạnh lùng thu lợi.

Nếu bạn tìm kiếm sự rùng mình, không cần phải đổ cá với nước lên người như chuyện cổ tích. Hãy một lần đọc Lối Thoát Cuối Cùng hay Giờ Thứ 25.

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2008

Bên kia sông Đuống

Bà ni tôi người Đình Bng, hin gi bà nm nghĩa trang gn đn Đô. Năm va ri v thăm m bà, cây di mc um tùm cao lút đu người. Không có li mà vào na. Hi xưa có bao gi cây di mc nhiu thế này đâu. Nhng người đi ct c di v làm phân xanh, trâu bò th rông na. Lúc nào cũng thy người tay lim, tay bao ti đi càn quét c. Nghĩa trang y sch bong, c ch chm cao na gang tay đã b lim pht mt .

Đường v quê ngày nay đp lm, đường nha bóng loáng, phng lỳ rng thênh thang. Li có con đường cao tc A1 mi làm . C cái vùng quanh quê bà ni tôi bng nhiên tr nên sng đng. T Phù Lưu, Nun, Phù Lc, Phù Chn..nhng làng quanh Đình Bng vn dĩ thi trước thun nông , cuc sng êm đm. H hàng nhà tôi ri rác quanh nhng làng thuc khu vc Tiên Sơn. Ngày bé tôi được b ch đi dưới nhng rng tre xanh trĩu lá r xung ven đường. Tán tre mau, san sát nhau ngăn nng xung đường. Dc theo con đường trng tre là mt con mương to xanh ngăn ngt , lúc nào cũng ăm p nước. Có người chú h bên Phù Chn, b cho đến chơi. Ông chú h làm cơm đãi hai b com, có tht gà luc, c cnh nu xương bí. Chú ung rượu vi b hàn huyên, ri rượu ngà ngà chú nói làng này nghèo lm, rt trông vào rung. Ch có ngh ph như bên Đình Bng. Chú chán ngán ngâm câu thơ tôi nh tn bây gi.

Phù Chn quê ta tht anh hùng.

Trai tài đánh dm cua cp dái.

Gái đm mò cua đa bám ln.

Hi đó tôi thy câu thơ bun cười, như câu tc tĩu,chế giu thanh niên làng sut ngày ch biết quanh qun đt vi nước.

Ln lên, đi mt tí, đc thêm mt tí, thành người ln hơn. Mãi như thế ,ri sau nhiu đng cay đã nhn, có ln v quê thy người đánh dm. Nh đến câu thơ chú đc bui rượu năm nào vi b. Tôi mi hiu đó là li xót xa, li tâm s chua chát và thành tht nht. Cht lc t thc tế, tht lên t tâm can ca người nông dân vùng quê nghèo.

Cách đây my hôm, em dâu tôi người bên y v quê nhà nó. Ra Hà Ni nghe tôi què chân, nó đến thăm k chuyn. Chú b bt ri...

Có hàng trăm công an mc áo chng đn, dùi cui, chó, súng ng bao vây làng. Bt đi nhiu người lm. C làng sng trong s hãi. Công an lp vòng vây kim to không cho người ngoài đi vào, còn bên trong h to đi tng nhà bt người.

T khi đường T Sơn vào làm đp, các khu nhà bit th mc lên như nm,. Phía đng kia đường quc l A1 đon t Gia Lâm lên Lng Sơn thênh thang. Thế là cái vùng quê nghèo tr thành có giá, nhng đám rung hàng nghìn năm nay ch là rung, gn b vi người dân trong nhng câu ca dao tr thành miếng vàng. Ch cn qua bàn tay chế biến ma thut ca cán b, chính quyn rung tr thành đt công nghip mt đường. Vic thu hi rung đ thành đt d án đang là món làm ăn thi thượng ht bc nht khp đt nước. Đ n chú ra Hà Ni, gp tôi nói.

- Cháu viết được, v quê chú viết v bà con b chính quyn ly mt đt đi, dân kêu nhiu lm.

Kh, người nhà quê chân tht đến c tin. Chú c nghĩ oan là kêu được. Viết v nhng điu bt công này tôi viết được đy ( tôi không t cao, duy trong vic này tôi biết mình đ sc). Nhưng tôi viết thì đâu đăng cho tôi. Gi bên hi ngoi đăng thì tôi thành phn đng, âm mưu li dng, kích đng , chia r đoàn kết, gây mâu thun hay xuyên tc hình nh đt nước Vit Nam tươi đp... gì ch ti này người ta có hàng kho t, thut ng đ '' úp st''.

Chc trong tri giam vi làng nước, xóm ging chú tôi thy cuc đi này không như nhng gì người ta nói trên đài, báo, vô tuyến. Huân huy chương kháng chiến chng M treo đy nhà cũng không ngăn được chú khi bt b . Chú vn ch là nông dân, c tưởng mình thy đúng là nhà nước thy đúng, ng h vic mình làm. C nghĩ là bn huyn, tnh làm sai. Mình tranh đu trung ương nghe thy s can thip. Ti nghiêp h, hàng ngày khp đt nước qun qui hình ch S này bao nhiêu nông dân vn ngây thơ nghĩ như vy. Vn tin vào Đng và nhà nước như b m h trước đây. Thà h không tin, có khi h còn tnh táo, biết thân phn con sâu, cái kiến như thi phong kiến. Quan bo sao dân nghe vy thì h đã chp nhn, không phn kháng kêu ca. Đâu đến ni b b tù. Kh mt cái bn truyn thông c nhi vào đu h là pháp lut nghiêm minh, người dân là ch, xã hi công bng..thế là h c cm đu mà biu tình, mà t tp phn đi, yêu sách..thế là vào r tt.

Mộ bà nội ngập trong cây cỏ dại, tôi nhớ lời ca Lê Minh Sơn

- Đất bán hết rồi, đàn trâu về đâu.?

Còn câu nói của nữ nhà văn Y Ban hôm nào

- Thôi em ạ, thời này âm binh đang thịnh.

Ai về bên kia sông Đuống, cho tôi gửi đến chú tôi bài thơ của Hoàng Cầm.

Bên Kia Sông Đuống

Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ

Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay

Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm đồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu ?

Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng
mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em xột xoạt quần nâu
Bây giờ đi đâu ? Về đâu ?

Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Bãi Tràm chỉ người dăng tơ nghẽn lối
Những nàng dệt sợi
Đi bán lụa mầu
Những người thợ nhuộm
Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Bây giờ đi đâu ? Về đâu ?

Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông

Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp trên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu ?
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ

Bên kia sông Đuống
Ta có đàn con thơ
Ngày tranh nhau một bát cháo ngô
Đêm líu díu chui gầm giường tránh đạn
Lấy mẹt quây tròn
Tưởng làm tổ ấm
Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
Ú ớ cơn mê
Thon thót giật mình
Bóng giặc dày vò những nét môi xinh

Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn

Đêm buông xuống dòng sông Đuống
-- Con là ai ? -- Con ở đâu về ?

Hé một cánh liếp
-- Con vào đây bốn phía tường che
Lửa đèn leo lét soi tình mẹ
Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng
Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể
Những chuyện muôn đời không nói năng
Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống
Bộ đội bên sông đã trở về
Con bắt đầu xuất kích
Trại giặc bắt đầu run trong sương
Dao loé giữa chợ
Gậy lùa cuối thôn
Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn
Ăn không ngon
Ngủ không yên
Đứng không vững
Chúng mày phát điên
Quay cuồng như xéo trên đống lửa
Mà cánh đồng ta còn chan chứa
Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân
Gió đưa tiếng hát về gần
Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa
Tiếng bà ru cháu buổi trưa
Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu
"À ơi... cha con chết trận từ lâu
Con càng khôn lớn càng sâu mối thù"
Tiếng em cắt cỏ hôm xưa
Hiu hiu gió rét mịt mù mưa bay
"Thân ta hoen ố vì mày
Hờn ta cùng với đất này dài lâu..."

Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau
Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu
Cánh đồng im phăng phắc
Để con đi giết giặc
Lấy máu nó rửa thù này
Lấy súng nó cầm chắc tay
Mỗi đêm một lần mở hội
Trong lòng con chim múa hoa cười
Vì nắng sắp lên rồi
Chân trời đã tỏ
Sông Đuống cuồn cuộn trôi
Để nó cuốn phăng ra bể
Bao nhiêu đồn giặc tơi bời
Bao nhiêu nước mắt
Bao nhiêu mồ hôi
Bao nhiêu bóng tối
Bao nhiêu nỗi đời


Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trảy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.

-- Việt Bắc, tháng 4, 1948

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2008

lực lượng vũ trang nhiều thế




Bảo sao nước mình vẫn tự hào là an ninh ổn định, chính trị ổn định. Hoá ra công an, bộ đội nhiều nhan nhản. Cả đống tiền của bỏ ra để giữ gìn thể chế mà không ổn định thì thôi. Dường như công an chưa nhiều lắm, cho nên các phường quận lập thêm đội thanh niên xung kích, dân phòng, tổ trật tự....

Phường nào cũng có cái xe tải loại 5 tạ, trên thùng xe đặt hai hàng ghế cho xung kích, an ninh trật tư, công an ngồi đi tuần. Đêm đến đầu ngõ, phố lại có điểm dân phòng, khai báo tạm trú.

Ngoài ra còn cảnh sát cơ động, 113, áo xanh, áo sẫm, áo rằn ri. Ban đêm cứ đi một đoạn là thấy.

Đất nước như một trại lính, đi đến đâu cũng thấy doanh trại bộ đội.

Mà phong phanh nghe đâu trong .... có ghí đại loại là quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng. Phải bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng trước các thế lực thù địch. Khi Hà Nội sát nhập với Hà Tây. Cả cái trại lính Sơn Tây khổng lồ ấy có thêm nhiệm vụ bảo vệ lãnh đạo. Quá là yên tâm. Sơn Tây cái lò đào tạo sĩ quan, binh chủng đặc công. Có biến gì thì trung ương cũng chả sợ , ấy là nói phòng xa xa.

Các phương tiện truyền thông khi nhắc tới ông Nông Đức Mạnh, thường nói đến chức tổng bí thư ĐCSVN. Ít khi nhắc ông ấy trong vai trò chủ tịch quân uỷ trung ương. Chức vụ này đặt ra để Đảng nắm chắc và chặt quân đội. Mọi đường hướng, tư tưởng.. trong chiến sĩ đều được Đảng ta sâu sát, nắm rõ tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu.

Cơ chế , lực lượng như vậy. Thì chuyện ổn định chính trị ta vẫn khoe với quốc tế là chuyện đương nhiên. Từ ổn định chính trị này hiểu theo nghĩa là chính thể này luôn do ĐCSVN nắm giữ.

Nếu ít quân đội, cảnh sát đi. Liệu có ổn định chính trị không ?

Nếu quân đội là lực lượng trung lập, phi chính tri, phi đảng phái ?

Tôi nghĩ là đất nước ta vẫn ổn định, vì con đường CNXH mà Đảng ta đã chọn là con đường tất yếu đưa dân tộc ta đi tới bến bờ hạnh phúc. Theo như báo Đảng thì nhân dân ta tin tưởng tuyệt đối vào con đường ấy. Đảng và dân ta một lòng , một dạ tiến trên con đường vinh quang mà Mác đã tìm ra.

Mong ông Phùng Quang Thanh, đại hội Đảng lần tới này mà ông giữ cả chức Tổng Bí Thư, Chủ Tích Quân Uỷ, Chủ Tịch Nước .. nói nôm na là thâu tóm tất toàn bộ quyền lực. Ông sẽ giảm lực lượng vũ trang bớt đi cho đất nước bớt đi khoản chi nào tốt khoản ấy.

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2008

Đi chùa xem lễ




Hương trầm rồi cũng tàn phai

Hương tình cha mẹ còn hoài nhân gian

Hương hồng thắm, sớm chiều tan

Hương ân đức mẹ nồng nàn không nguôi..

Hôm nọ vào chùa K xem lễ Bông Hồng Cài Áo. Phật tử nhiều thật, đến hàng trăm người.

Toàn các bà già mặc áo nâu , cổ đeo tràng hạt đi chùa. Không như bọn thanh niên nhởn nhơ lười nhác. Các cụ già mà rất chăm, cụ thì quét sân, cụ rải chiếu hai bên hông nhà làm lễ. Cụ chỉnh ban thờ, soạn lễ.

Trong khi các cụ chú tâm như vậy, bọn thanh niên đa phần Hà Nội, trí thức đầy mình. Nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, ca sĩ, hoạ sĩ. Túm năm, tụm ba bàn chuyện phiếm. Dưỡn dẹo đi lại. Lại còn mất thời gian của sư trụ trì đón tiếp chúng. Bọn này chả được tích sự gì mà lại được nhà chùa đón tiếp chu đáo. Còn mời cơm chay chúng nữa. Đúng là cơm bưng nước rót tận mồm. Nghĩ khổ thân các cụ bà đang miệt mài làm việc công quả cho nhà chùa ngoài kia ,đến hớp nước cũng tự đi mà nấu. Còn bọn thanh niên trí thức này thì khệnh khạng ngồi bàn khách có người tiếp nước, cười hô hố với nhau.

Khi trụ trì làm lễ cài hoa, chúng nó nhanh nhẹn, khoẻ khoắn nhoi lên tranh cài trước. Rồi chen lấn , xô đẩy để chụp ảnh trụ trì cài hoa cho từng đứa. Thời gian thì có hạn, trụ trì là người nhà Phật không nỡ trách. Được thể chúng càng chen khoẻ. Làm các bà cụ chả đuợc trụ trì tự tay cài hoa lên ngực như bọn ranh này. Các cụ bà lấy hoa tự cài cho mình như các cụ vẫn nghĩ – vào chùa là để làm cho nhà chùa chứ không đòi nhà chùa làm cho mình.

Hôm ấy mình cũng được trụ trì cài hoa, thề có đức Phật từ bi. Mình không chen, đang ngồi tít một góc thì ông ấy trông thấy mình đang lúi húi với máy tính. Ông trụ trì đến gần hỏi mình thân mẫu thế nào. Sau đó cài cho mình một bồng hồng tươi rói, đỏ thắm. Lúc đó mình đang cay, bụng nghĩ về kể tên, đưa ảnh, nơi công tác từng đứa kia vì tội bát nháo. Nhưng ông ấy cài hoa cho mình rồi, thấy cũng có phần. Thôi thì nhân ngày xá tội vong nhân, bỏ qua cho bọn này vậy.

Câu thơ trên là của ông sư đọc lời dẫn trong buổi lễ. Khi ông đọc bằng giọng ngẹn ngào, khiến bao bà cụ Phật tử sụt sùi khóc. Đến kẻ nhăng cuội như mình còn rơm rớm thì người khác khóc cũng phải thôi.

Nhưng trong ngày hôm ấy, ở chùa ra. Về làm việc thế nào ngã gãy chân. Mình thắc mắc là thế nào đi chùa về lại bị gãy chân. Ông sư trụ trì nói.

- Tại cậu đi chùa chả bao giờ lễ Phật, bụng dạ toàn để đâu đâu. Hạn này đáng nhẽ lớn hơn, nhưng nhờ đi chùa nên mới có thế đấy.

Đúng là mình đi chùa chả khấn lễ bao giờ, cái thứ hai là bụng còn đầy toan tính việc đời. Còn hạn này gánh hạn khác lớn hơn thì Nam Mô A Di Đà Phật. Phật pháp nhiệm mầu, đệ tử con là Người Buôn Gió người trần mẳt thịt. Không dám đoán bừa.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2008

buồn cười thật.




Mình què chân nằm bẹp dí ở sàn nhà. Ở sàn nhà thôi cho tiện, chứ trên giường leo lên, leo xuống đau lắm. Nằm dưới sàn muốn lấy cái gì còn lết đi ngay được. Các chiến hữu đến thăm. Toàn cánh làm ăn cả. Ông thứ nhất đến hỏi thăm, về mang theo cái latop. Bảo ông nằm nhà cho tôi mượn mang ra cửa hàng. Lúc sau ông thứ hai đến thăm, ra về mang theo cái máy ảnh. Bảo để em dùng chụp mấy cái mô hình. Ông thứ ba là ông cháu gọi bằng cậu. Mới 18 tuổi, ông con này về tha luôn cái xe. Bảo cậu không đi cho cháu mượn. Ông thứ tư đến cười hớn hở, tâm sự một hồi rồi vớ cái ví của mình dốc hết ra. Bớt lại 2 triệu . Ông ấy bảo - thứ năm này có trận gà chọi kết lắm, đánh ở Từ Sơn. Tôi mượn tạm ông đi đánh, ông ở nhà chờ tin thắng trận nhé.

Mình xem cái phim có giác đấu, cảm giác y hệt như thằng bị gục. Vừa nằm xuống bọn nó xô đến hôi đồ. Thằng lấy áo giáp, thằng lấy gươm, thằng lấy ủng, lấy yên ngựa. Đau mà vẫn buồn cười.

Mấy ông em làm cùng mang thuốc đến. May là có mấy thằng này kiên quyết cõng mình đi viện chụp, mới biết gẫy xương. Lúc vào viện bọn nó cứ mở mồm là đại ca ngồi yên, em cõng đại ca. Hai thằng đỡ một thằng chạy đi giao dịch. Có 3 buồng chụp x quang thì 2 đông nghẹt. Một buồng không làm việc. Tự dưng có ông bác sĩ ra gọi mình vào buồng thứ ba, rồi khám đến bó bột đều thấy các bác sĩ tận tình. Sau mới biết là thằng kia đi giao dịch ngầm hết với đám bác sĩ. Công nhận bọn này tiến bộ nhanh, mấy năm trước theo mình toàn ngơ ngơ. Bây giờ tháo vát, nhanh nhẹn khiếp. Cũng không uổng bao tâm huyết huấn luyện của mình.

Phía trên là ảnh các ông em tại hội trợ triển lãm Giảng Võ

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2008

yên tâm




Đợi mãi mấy ông em mới đến. Mình bảo bong gân. Chúng cứ bắt đi chụp phim. Chúng vác mình từ tầng 3 xuống tha vào viện. Cõng đi từng nơi chụp phim, khám. Cuối cùng là..bó bột.

Gẫy mất hai cái nan xương ở bàn chân. Nằm 15 ngày thì tập đi. Bây giờ thấy tê và nhức quá.

Thằng bác sĩ trẻ tử tế thật, nó bó cẩn thận , dặn dò chu đáo, lại còn cho số điện thoại có gì còn gọi nó đến nhà khám.

May có mấy ông em ở xưởng, không thì mình nghĩ chỉ bong gân. Cứ nằm nhà chả chịu đi chụp.

tin buồn




hôm qua trong lúc leo trèo làm việc, bị ngã một cái. Giờ chân thế này. Không đứng dậy nổi. Phải bò vào nhà vệ sinh. Sáng đến giờ vừa đói, vừa khát.

Cái chân hình như càng cử động càng sưng tấy . Đêm không thể nào ngủ nổi.

Giờ muốn đi chụp phim mà cũng không biết phải làm thế nào ?

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2008

thuốc phiện 4.

Lúc ma tuý ở Thanh Nhàn phát triển rầm rộ nhất, cũng là lúc các tội phạm mà các đối tượng nghiện ma tuý gây ra cũng nhiều nhất. Lúc này thì heroin bắt đầu xuất hiện nhiều. Trước đó thì các con nghiện có đẳng cấp chích dolagang là ghê gớm. Khi heroin có mặt, nó đánh bật các loại ma tuý khác và thành chất ma tuý thông dụng đứng đầu bảng. Heroin sử dụng bằng cách hít hoặc chích. Hít thì đặt thuốc trên tấm giấy bạc, hơ bật lửa phía dưới. Heroin gặp nhiệt độ cao bay hơi thành làn khói, kẻ hít dùng tờ giấy cuộn thành ống hút hết những làn khói đó. Muốn chích chỉ hoà tan heroin vào nước cất, tiêm vào tĩnh mạch. Dùng heroin đạt được độ thoả mãn cho con nghiện tức thời, nhưng cũng nguy hiểm vì hơi quá liều sẽ dẫn đến ngạt thở, truỵ tim, gây tử vong tức thời.

Mới đầu du nhập vào Việt Nam, độ tinh khiết của bánh heroin đạt hơn 90%, bánh thuốc có in hình hai con sư tử chầu quả cầu. Trọng lượng chuẩn là 350gram. Khi đập bánh thuốc ra phải dùng đến dao to, dùng búa nện, thuốc màu ngà ngà, rắn gần như đá là bánh heroin chất lượng nguyên chất, đạt tiêu chuẩn toàn cầu của thế giới ngầm. Loại thuốc này khi đặt trên giấy bạc ở dạng những mẩu nhỏ. Hơ lửa tan thành khói, chỉ để lại vệt mờ như giọt nước khô.

Heroin sản xuất bên nước ngoài , thường thì từ Lào, Miến Điện chất lương cao, nhưng về đến Việt Nam. Các con buôn đã gia công, chế biến để tăng thêm trọng và khối lượng. Nhằm tăng thêm lợi nhuận vốn dĩ đã rất lớn. Các con buôn người Việt này mang heroin từ Lào về VN, rồi từ VN qua Trung Quốc. Tại đây con buôn người Việt nhờ các tay thần y Trung Quốc nghiền nát bánh heroin nguyên chất ra thành bột, trộn thêm các chất phụ gia mà độ độc hại có kẻ dùng mới thấu mà thôi. Tỷ lệ pha thì tuỳ theo lòng tham của các con buôn. Bánh heroin này được ép lại. Có khi một thanh hai, bởi thế nó xốp và màu trắng. Khi pha ra dùng chỉ nhẹ tay dao là vỡ vụn, bột nhiều. Loại này khi pha thành tép bán, thường được nghiền ra ở dạng bột. Không như heroin nguyên chất dù pha nhỏ thành tép vẫn ở dạng mẩu, cục. Lúc dùng heroin tái chế này để lại lớp muội hay xỉ trên mặt giây bạc. Dùng để chích thì càng nguy hại hết. Ở Bắc Giang có vài làng chuyên nghề mang heroin từ Lào sang Trung Quốc tái chế, rồi đổ về thủ đô. Đó là làng NV..

Nếu dùng thuốc phiện, thuốc tân dược gây nghiện, heroin nguyên chất thì lâu ngày chẳng buồng gan nào đủ sức mà lọc máu cho sạch. Giờ dùng thứ đã pha phách những loại hoá chất bí ẩn do các lò tự pha chế, con đường dẫn đến cái chết đối với các con nghiện ngày càng ngắn thêm. Nói chung con đường nghiện ma tuý là con đường dẫn đến cái chết sớm, chết theo đủ kiểu khác nhau, thừa thuốc thì sốc chết, thiếu thuốc thì ốm chết. Mà đủ thuốc thì nội tạng chóng nát bấy mà chết. Không thì phạm tội vào tù bị bệnh mà chết....




Thứ Tư, 6 tháng 8, 2008

thuốc phiện 2

Những năm 60 -70 của thế kỷ trước, người hút thuốc phiện ở Hà Nội không nhiều. Họ là những người đã lớn tuổi, nghiện từ thời Pháp. Chính quyền lúc đó không quan ngại về họ nhiều. Công an khu vực có người nghiện chỉ nhắc nhở họ không được tụ tập đông người. Lượng người hút tập trung nhiều ở các khu phố cổ, đi qua đấy thoảng có đoạn mùi thuốc bay thơm lừng. Không phải là thời Pháp nữa, cái thời mà thuốc phiện mở tiệm bán như bán thuốc Tây. Sau giải phóng thủ đô, tuy hút thuốc phiện không bị tầm nã, triệt hạ như tội khác. Nhưng phong trào nếp sống mới đã lên án, bài trừ gay gắt hành vi hút thuốc phiện. Người hút âm thầm chỉ một vài bạn hút thân thiết với nhau. Nói là không nhiều so với thời Pháp thôi, chứ những năm đó dân hút ở Hà Nội dư sức tiêu thụ hết hàng yến thuốc phiện. Những người dùng thuốc phiện năm đó thường là những người có kinhtế, có của chìm hay làm ăn được. Giá thuốc không cao lắm, phải chăng với thu nhập của họ. Còn lại một số thợ thuyền, xích lô, ba gác người có thu nhập thấp trót nghiện từ hồi Pháp thì họ cai. Hoặc đến bàn đèn nào mua sái về hoà nước nóng uống cho qua cơn nghiện. Thuốc phiện khi đó chưa phải mối lo cho xã hội, ít nghe thấy người nào vì thiếu tiền mua thuốc mà phạm tội. Trái lại những người hút rất kín kẽ và cẩn trọng. Họ ý thức mình trót nghiện đã là việc không tốt, chớ có nên làm những điều để xã hội lên án. Họ thường đã có tuổi nên xã hội cũng châm chước nhiều.

Thập kỷ 80. Lứa nghiện khác bắt đầu, phon trào từ những tay lái xe khách, xe đường dài. Họ tìm thấy thú vui, sảng khoái, xua tan mệt mỏi trên tuyến đường dằng dặc. Đa số tuổi trung niên, bàn đèn mang theo trên xe. Đến đâu nghỉ ngơi, cơm nước xong xuôi ngả ra làm vài điếu. Vừa giải trí vừa lấy lại sức lực, tinh thần. Lái xe rồi đến phụ xe. Thời bao cấp lái xe có nhiều nguồn thu nhập , nhu cầu vận chuyển hàng hoá cao mà xe thì ít. Chỉ chở trên thùng xe dăm người khác, vài bao hàng là tha hồ có tiền ăn tiêu. Lúc này thuốc phiện vẫn hạn chế lứa tuổi người dùng.

Sau thời mở cửa, hàng hoá ngập tràn. Kinh tế đất nước bỗng thoát khỏi cơn mê ngủ tăng nên vù vù. Người sản xuất, người dịch vụ, người mua bán. Nhà nước cho tự do kinh doanh, mở cửa biên giới phía Bắc. Đồng tiền trở nên dễ kiếm với cả những thanh niên, thiếu niên. Đây là thời điểm thuốc phiện tung hoành gây nhiều tội ác nhất trong xã hội. Có thể nói là khiếp hãi nhất trong lịch sử 400 năm du nhập vào Việt Nam.

Trong khi kinh tế phát triển, thì nên văn hoá giải trí không theo kịp bước đi. Không thoả mãn cho đám thanh thiếu niên sẵn tiền mà chưa có trò giải trí, nhất là đám thanh thiếu niên nhận thức kém, học hành dang dở nhưng nhờ kinh tế thị trường có thu nhập. Họ có tiền mà không biết tiêu khiển gì, ngoài cờ bạc ra. Thế là họ tìm đến với thuốc phiện. Tiệm hút mọc lại khắp nơi, khách khứa không phải những ông già đi lại nhìn trước, ngó sau nữa. Mà những thanh niên khoẻ mạnh, họ ra khỏi tiệm hút mặt mũi phởn phơ, tự mãn.

Giai đoạn thanh thiếu niên hút thuốc phiện dạng bàn đèn qua rất nhanh, vì cách thức hút quá mất nhiều thời gian. Nhiêu khê lắm công đoạn, mà đợi thuốc ngấm cũng lâu. Các công đoạn dùng thuốc phiện được cải tiến đến mức đáng sợ. Người ta nghĩ ra mọi cách. Đầu tiên là dùng sái thuốc phiện nấu tan, lọc qua lớp bông rồi chích thẳng vào mạch máu. Thuốc theo mạch máu ngấm nhanh, chỉ rút kim ra là thấy bốc lên đỉnh đầu. Tiếp đến là pha các loại thuốc tây chiết xuất, tinh chế từ thuốc phiện dùng trong y tế như blo, deluxen, mocphin, đolagang..

Chợ bán thuốc phiện nổi nhất Hà Nội khi đó là khu phố Đào Duy Từ. Bởi khu vực này có nhiều người nghiện từ thời Pháp, cộng với nhiều tay buôn bán có máu mặt. Nguồn hàng , mối lái sẵn. Một ngày đào Duy Từ đón hàng trăm con nghiện từ khắp nơi đổ về. Từ ngoài đường bước qua cánh cửa là thấy một chậu thuốc phiện nấu lọc sẵn, một giá thuốc đựng vô số lọ thuốc Tây có chất thuốc phiện. Chỉ một cái xi lanh thuỷ tinh, khách yêu cầu

- một phân thuốc, nửa góc đô, một góc blo...

Chủ nhà châm kim vào chậu thuốc, cắm vào lọ đolagang, blo..thuốc hiện rõ trên ngấn số xilanh. Khách muốn dùng loại nào, số lượng bao nhiêu cũng có. Lúc ấy người ta chưa biết đến Sida, tất cả khách đều dùng chung mũi kim. Trong khi các y tá ở bệnh viện buộc chun, laoy hoay tìm ven thì ở các lò chích như trên. Chỉ nhát kim là cô bé học lớp 8 đã chích xong thuốc cho khách. Cao điểm đầu thập kỷ 90, Đào Duy Từ có đến hàng chục nhà mở lò chích ma tuý. Bây giờ thuốc phiện nguyên chất từ nhựa cây không ưa chuộng nữa, dân nghiện thích dùng thuốc đã qua tinh chế. Bởi vậy không gọi là thuốc phiện nữa mà gọi là chơi ma tuý cho dễ tổng hợp các loại chất kích thích, gây nghiện nhiều như lá đa...

thuốc phiện

Một ngày mùa đông, gió lạnh réo vù vù trên đường. Trong căn gác nhỏ, những người đàn ông nằm quây quần quanh bộ đồ hút thuốc phiện. Họ gọi đó là bàn đèn. Ngọn đèn dầu lạc lung linh, khói thuốc lan toả ngào ngạt, thứ mùi thơm ngầy ngậy, bùi bùi quyến rũ.

Một bộ bàn đèn có nhiều thứ lỉnh kỉnh. Chiếc dọc để hút dạng như ống điếu, thân làm bằng cây trúc già. Đặc biệt hơn thì làm bằng thân cây ớt già, khoan rỗng thân. Nhưng dân hút thường chủ yếu chơi bằng ống trúc. Ống trúc già thẳng tắp dài khoảng 60cm là vừa. Làm sạch trong ruột , bỏ vào nồi thuốc phiện nấu hay ngâm trong nước thuốc phiện nhiều ngày, ấy là tôi dọc. Dọc mới tuy đã tôi kỹ nhưng hút vẫn nhạt, cho dù là thuốc đậm. Phải dùng thời gian dài, đến khi nào thấy bên ngoài màu trúc vàng ngả sang đen bóng,trong dọc rỉ ra thứ nước đen sền sệt thì lúc đó dọc mới gọi là chuẩn.

Dọc được bịt hai đầu, một đầu kín, một đầu có chỗ ngậm hút. Chỗ bịt ấy làm bằng thứ đá quý , bằng ngà voi chạm trổ đường nét hoa văn rất đẹp. Ở khoảng 1/3 thân dọc khoét lỗ gắn một thứ gọi là diện. Diện là nơi mồi thuốc hút, diện làm bằng đất nung. Vì không tráng men như đồ gốm khác, nên diện làm bằng thứ đất sét rất mịn. Hình diện như chiếc chuông, đầu nhỏ gắn vào thân dọc, trên mặt to có một lỗ nhỏ bịt đồng là nơi gắn thuốc hút gọi là lỗ nhĩ. Vì diện luôn hơ trên lửa, nên chiếc diện tốt là chiếc diện chóng nguội, lâu nóng. Cái này một phần ở chất đất làm diện, phần nữa thuộc vào kỹ năng của người tiêm thuốc. Thuốc hút xong gọi là sái, khi sái đầy trong diện người ta tháo diện ra khỏi dọc, dùng một cái dụng cụ gần như chữ L ngoáy vào trong lòng diện để cạo những hoa sái bám bên trong. Dân hút đồn rằng có chiếc diện của Từ Hy Thái Hậu hút hàng trăm điếu mà vẫn mát lạnh, tự tách sái, làm bằng thứ đất khiến hoa sái không bám được. Mỗi lẫn hút xong, nghe tiếng tách nhẹ, hoa sái tự rơi ra. Chỉ tháo diện lắc nhẹ là hoa sái rơi ra lả tả không phải cạo. Chắc ấy là mơ ước của người nghiện, vì cạo sái là hình ảnh xấu mà người hút thường tránh nhắc tới.

Đèn hút hình mõm lợn, gọi là đèn mõm lợn. Lớp vỏ đèn bằng thuỷ tinh dầy rất chịu nhiệt, thuỷ tinh trong vắt để nhìn chân thật ngọn lửa bên trong nhỏ hay to còn điều chỉnh. Cách đây mấy chục năm, khi mà chất lượng làm đồ thuỷ tinh ở Việt Nam rất kém, dân hút thường phải đặt bóng đèn ở những thợ tay nghề cao để có chiếc đèn mõm lợn như ý. Cấu tạo dày mỏng của thân bóng đèn, cộng với chất lượng thuốc, dọc, diện khi lấy hơi kéo tạo thành thứ tiếng keo ro ro nghe như tiếng sáo diều. Bởi thế dân hút cao hứng còn gọi là thổi sáo.

Phần đế thân đèn bằng đồng, cái này không cần cầu kỳ. Chỉ cốt cái tim đèn giữ lửa đều, cần bấc tốt và dầu tốt. Ngày trước không có dầu ăn, người ta dùng mỡ lợn hay dầu lạc. Mỡ lợn nhiệt to, hút khét, hay cháy thuốc những dễ kiếm. Dầu lạc lửa dịu, thơm được ưa chuộng hơn cả. Mà mùa đông mỡ lợn đóng băng, lúc hút phải hơ lửa để tan, vừa bẩn vừa mất thời gian. Không sạch và tiện như dầu lạc, ánh lửa lại trong hơn.

Kim tiêm thuốc dài bằng gang tay, đầu kim nhỏ dài bằng đốt tay thì có một đốt to phình ra để chặn thuốc. đầu kim cần có độ nảy vừa phải, không cứng, không mềm, chịu nhiệt. Người ta dùng kim châm vào hạt thuốc nhỏ như hạt đỗ xanh, hơ lửa cho mềm, rồi đánh trên mặt diện. Khi nào điếu thuốc không dính vào mặt diện, nhấc khỏi lửa kho róc , có bụi trắng là cho vào lỗ nhĩ, đưa lỗ nhĩ vào ngọn đèn là bắt đầu hút.

Lúc hút điếu đầu tiên, kể cả có một mình. Người ta vật vã đến mấy, mồ hôi toát ra, chân tay run lẩy bẩy. Tiêm mãi mới được điếu thuốc vàng óng như đít ong. Mồi vào lỗ nhĩ, nâng ngang mặt. Dù có thèm đến mức nào cũng phải nâng dọc lên cao nói - mời Cô. Cô ở đấy là theo giai thoại cây thuốc phiện có sự tích là một cô gái hoá thành, vì tình yêu không được đáp lại. Cô biến thành cây thuốc phiện với lòi nguyền kẻ nào dính vào cô sẽ không bao giờ dứt được.

Kéo một hơi phải hết điếu thuốc, không bập bập. Vì bập nhiều thuốc bị táp lửa, kéo màng bịt kít lỗ nhĩ. Hút khéo làm sao tiếng kêu giòn tan, thuốc từ từ chạy vào trong lỗ nhĩ đều đặn, mặt thuốc vẫn luôn giữ màu vàng, thuốc sôi lăn tăn. Hút xong nuốt khói xuống bụng, nhấm ngụm trà thẳng từ vòi ấm. Giữ một lát mới từ từ nhả khói ra dần dần. Ấy là cao thủ..

Có kẻ hút kéo mạnh một hơi, trong chớp nhoáng thuốc chạy hết vào trong nhĩ, kêu xoẹt xoẹt một hai tiếng là xong điếu thuốc. Hút thế chủ tiệm mừng lắm. Vì muốn đủ độ phải hút thật nhiều, mà hút thế chất thuốc còn nhiều trong sái. Nhà chủ được cái sái còn nhiều chất thuốc ấy nấu lại lấy ra được mấy phần thuốc.

Thuốc phiện thú nhất là hút trong đêm đông, bên ngoài mưa rả rích và gió bấc hú từng cơn. Trong căn gác xép gỗ ( phải là gác xép gỗ cơ ) hai người nằm hai bên đối diện với nhau qua ngọn đèn dầu lạc óng ánh. Lúc này không phải ở tiệm hút lên không có điếu thuốc bằng hạt đỗ. Mà một cái lọ nhỏ bằng đá quý như cái chén con đựng thứ dung dịch thuốc dạng sền sệt để đã lâu ngày, men mốc nổi hoa trắng xanh lốm đốm. Lấy một hoa sái nhất, dúng vào nước ấy đánh trên mặt diện. Đánh thuốc như thế lâu gấp mấy lần điếu thuốc thường. Vừa đánh thuốc vừa nói chuyện. Chuyện về Triệu Vân tung hoành trận Tương Dương đến lúc cao trào mà bốn con mắt vẫn dán chặt vào điếu thuốc đang tiêm kéo tơ vàng óng trên mặt diện....