Thứ Năm, 30 tháng 10, 2008

Bên ấy các bạn học bơi chưa ?

Hôm nay ở quê tớ, mưa trắng đồng. Nhưng bên này nước thoát tốt vì cống chảy ra sông thoáng, không bị rác rưởi, nhà cửa lấn chiếm như bên Hà Nội nhà các bạn. Trời mưa tớ ngồi nhà trông hàng, mà càng mưa hàng nhà tớ lại càng đông khách. Tớ thương các bạn bên ấy lắm. Các bạn ở Hà Nội cố gắng mà học bơi nhé. Nếu giờ tớ ở đấy tớ bán phao, loại phao mà luồn vào hai bánh xe máy là xe nổi thẳng đứng. Đẩy qua chỗ lụt thì tháo phao nổ máy đi. Hoặc tớ sẽ sắm thuyền.

Đà này không khéo hội thi Phù Đổng sắp tới, các bạn Hà Nồi nhà ta có khi giật giải nhất môn bơi lội.

Lúc ấy đừng quên ơn Đảng, Chính Phủ đã tạo điều kiện môi trường cho các bạn có điều kiện tập tành nhé.

Vài tấm ảnh cảu anh bạn Quang Bảo dầm mưa đi chụp thủ đô ngàn năm mến yêu của ta. Ảnh chiều nay đây

IMG_4491.jpg

Nghe đâu ngành du lịch đang khai thác dịch vụ du lịch trong lòng Hà Nội trên thuyền. Khách nước ngoài nồng nhiệt đón nhận lắm. ôi Hà Nội đẹp như Vơ Ni Dơ

IMG_4611.jpg image by nguoibuongio
IMG_4506.jpg
Chúc các bạn sớm biết bơi, sớm sắm thuyền máy nhé !

Đố biết thằng này nói gì ?

Có một lệ thế này, không được nói xấu , xúc phạm lãnh tụ. Còn lãnh đạo thì thoải mái, trừ cấp trung ương. Còn các bộ ( lại trừ bộ công an vì bộ này có quyền bắt người) thì thả ga.

Cho nên người nào giúp dân thì gọi bằng ông, thằng nào hại dân hoặc làm quan mà không giúp gì cho dân thì cũng thế. Bọn này gọi bằng '' thằng'' luôn cho nhanh. Chả ai bảo mình vô học khi gọi bọn sâu mọt này là thằng.

Trước giá dầu thế giới giảm,. thằng Vũ Văn Ninh này lại phát biểu trả lời báo Viet Nam Net.

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/10/811202/

Trong này có đoạn mà cỡ bộ trưởng Việt Nam diễn giải lòng vòng, không hiểu thế nào mà lần. Rất tối nghĩa. Loại này là bộ trưởng thì Việt Nam hết người

Ví như khi giá lên thì cho doanh nghiệp trích lại một khoản để đề phòng rủi ro về giá. Khi giá xuống, được phép trích một khoản rủi ro thì khi giá lên không được điều chỉnh giá ngay và lấy khoản trích để bù vào, như thế doanh nghiệp chủ động hơn.

Ai cũng biết là giá xăng hiện giờ cao một cách phi lý. Mọi người chửi bọn doanh nghiệp xăng dầu , thế cũng oan. Vì bọn nó có mà đợi đấy mà ăn một mình. Dạo này NN bù tiền cho ngân hàng làm ăn thau lỗ, bù cho tham nhũng, thất thoát nên mới tận thu của dân khốc liệt quá. Còn loại vẹt Vũ Văn Ninh này nói quấy quá cho có lý do thôi. Nhưng nói bừa chả ra đâu vào đâu thế này coi thương dân trí người Việt Nam quá

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2008

Hoa Trinh Nữ

Sáng nay đi loanh quanh vào mấy làng tìm mua gà về nuôi.

Mọi khi vợ thổi cơm cho ăn. Mấy hôm nay thổi cơm lấy, những hạt cơm thừa và thức ăn thừa mới biết là vợ toàn cho vào sọt rác. Ngày bé ở nhà mình cũng phải thổi cơm. bố dặn nhũng hạt cơm thưùa, thứuc ăn thừa phải cho vào vại nước gạo. Để bà Hàn hàng xóm sang lấy về nuôi lợn. Có hôm rửa nồi cơm, những hạt cơm còn lại vương ra sân. Bị bố mắng một trận. Từ đấy mỗi khi nhìn thấy hạt cơm rơi thấy xót của thế nào. Bởi tưu duy nhà quê như thế từu bé, nên thời buổi này mình vẫn xót những hạt cơm đợi xe rác qua đổ. Quyết định đi mua mấy con gà mái. Cho chúng ăn thứuc ăn thừa và chúng sẽ đẻ trứng cho Tí Hớn ăn. Tiện cả đôi đường. Trên đường đi thấy đám hoa này đẹp quá, chợt nhớ máy ảnh trong yên xe lấy ra chụp.

PA300045.jpg

Chụp xong mới nhìn lại là cây xấu hổ, còn gọi là cây Trinh Nữ. Nhưng cái tên Trinh Nữ đẹp thế mà sao lại là lioại hoa dại thế này nhỉ. Loài hoa mọc cùng cỏ dại, có mặt khắp nơi. Trong những năm tháng đã qua lâu. mình từng sống ở một vùng đồi cằn cỗi. Chỉ có loài cây này mọc, thêm chút sim. Nhưng mình chả thấy hoa bao giờ, chắc tại nơi đấy đất cằn quá. Hay vì những linh hồn của người chết trẻ chôn ở đó khiến loài hoa Trinh Nư thấy xấu hổ mà không dám nở. Có lần một bà mẹ đến đó mới biết tin con mình đã chết. Chôn trên ngọn đồi, bà leo lên khóc vật vã. Bà lăn lộn túm vào những đám cây này, gai cây đâm tứa máu tay, cào xuớc mặt. Bà khóc gọi trời, gợi Phật và gọi nhiều thứ nữa. Chẳng có ai bên cạnh bà mẹ mất con ấy, mình đứng ngọn đồi bên kia nhìn sang thôi. Lúc mình đi bà ấy vẫn còn khóc, nhưng tiếng rên nhỏ và nghẹn lắm.. Mình áng chừng bà mẹ ấy kém mẹ mình khoảng ba bốn tuổi. Đêm ấy mình nghĩ về mẹ, mình biết mẹ mình vẫn hàng ngày tụng kinh, gõ mõ cầu Trời, khấn Phật phù hộ cho mình. Mãi không ngủ nổi mình viết bài thơ gửi mẹ. Đạon cuối có câu.

Rồi hôm nao hạn trời con qua hết.

ơ mẹ kìa ! Tượng Phật sáng hào quang.

Đôi khi, có những việc mình thấy cần thay đổi, cần phải làm một bước ngoặt. Nhưng mỗi lần như thế lại nhớ đến ngọn đồi đầy cây Trinh Nữ. Nhớ đến bà mẹ khóc con, nghĩ đến mẹ mình đã gần 80 tuổi.

Không biết bây giờ trên ngọn đồi ấy, hoa Trinh Nữ có nở như ở đây hôm nay không ? Lúc viết dòng này trời mưa suốt.

cảnh quê

PA300049.jpg

Quanh nơi mình đang sống đây, quê xịn 100% nhé. Con béo Hà Linh Ngọc nó cứ vu mình ở thành phố. Đưa ảnh này lên blog cho bạn bè biết. Khi nào các bạn rảnh rỗi chủ nhật về quê chơi với mình.

PA300052.jpg

PA300054.jpg image by nguoibuongio

Sinh nhật một mình.

Tối qua Tí Hớn một mình lẻ loi, tự mình sinh nhật mình. Vì nhà mới chuyển về ngoại ô. Chung quanh toàn đường cao tốc lên Tí Hớn không có hàng xóm. Cũng có bánh ga to, nhưng mỗi một cái bánh, không có nến, không có bánh kẹo, nước ngot hay bạn bè gì hết. Không biết một cái bánh ga to có làm nên sinh nhật không.

PA290033.jpg image by nguoibuongio
Bàn sinh nhật của Tí Hớn là cái bàn bi- a. Trên cái bàn này Tí Hớn ngồi khoanh chân tự hát bài hát mừng sinh nhật mình. Nhưng lòng dạ của chàng trai nhỏ chỉ hướng về cái bánh. Dường như đối với cậu, một mình cũng làm nên một lễ sinh nhật. Chỉ cần có cái để ăn, để nghịch là đủ.
PA290025.jpg image by nguoibuongio
Cậu ngừng lại một lát, chờ đợi hiệu lệnh của bố cậu. Một gã đàn ông độc ác, bởi thế đôi mắt của Tí Hởn đầy tia lửa. Cậu sốt ruột lắm mà bố cậu cứ bắt cậu chờ đợi., bắt cậu phải làm mẫu mới cho ăn bánh. Cậu sẽ nhớ mối thù này, nếu mai sau lão ta còn sống để cậu nuôi. Cậu sẽ cho lão ta biết thế nào là chờ đợi. Lúc ấy đừng trách cậu bất hiếu.
PA290034.jpg
Lệnh trên đã ban ra, nhanh như sóc cậu nhón luôn quả dâu tây. Tăm mãi từ nãy đến giờ. Cậu nhón luôn cho vào miệng gọn lỏn.
PA290028-1.jpg picture by nguoibuongio
Sau đó là một cuộc oanh tạc thật sự vào cái bánh, với dao, thìa, bát. Một mình Tí Hớn xung đột phá tan cái bánh. Mặt cậu bê bết lớp kem bánh. Nhưng tí nữa bọn nô lệ sẽ tắm rửa cho cậu, nên cậu không bận tâm chuyện đó. Cậu cứ xùng xục với cái bánh đến khi nó thành một đống bét nhè không ra hình gì nữa.
PA290037.jpg image by nguoibuongio
Sau khi không còn ăn nổi, cậu bỏ đi ra ngoài tìm máy để đòi chơi điện tử. Buổi sinh nhật của cậu kết thúc lặng lẽ và đơn giản. Không biết cậu có buồn khi một mình . lẻ loi với sinh nhật mình không. Vì bố và mẹ cậu đều mỗi người một việc trong lúc cậu tự sinh nhật. Dường như cậu không buồn, vì cậu hồn nhiên đi phá phách, càn quétkhắp nhà một hồi khi không được chơi điện tử.
PA290038.jpg

29-10

Cách đây đúng 3 năm. Giờ này mình đứng ở cửa phòng mổ bệnh viện Nhi chờ đợi. Đến 7 giờ 15 ( đúng lúc đang viết đây) thì có tiếng trẻ con khóc vang. Mình xô vào nhìn thấy Tí Hớn đỏ hồng. Lúc ấy ngó cái mặt nó thấy đẹp trai trong bụng mừng thầm. Thằng này lớn lên cưa gái không nhọc nhằn như bố rồi. Khổ thân bố mày vì xấu trai mà phải dày công, nghĩ mưu , tính kế lấy cần cù bù vóc dáng đi chinh phục.

Sở dĩ đặt tên là Tí Hớn, vì từ lúc Tí Hớn biết biết một tí, lúc 5,6 tháng tuổi. Tí Hớn dễ tính cực, ai bế cũng đựoc, ai hỏi chuyện cũng toét miệng cười. Bố mẹ bận gì nhờ ai bế hoặc trông , Tí Hớn vui vẻ không hề khóc lóc. Có những lúc bố phải đi công việc, bố đưa Tí Hớn đến nhà ai gửi. Tí Hớn cũng vui vẻ mặc dù Tí Hớn chưa gặp người âý lần nào. Thế mà từ sáng đến chiều, bố đến đón vẫn thấy đang vui vẻ chơi ở nhà người ta, trông có vẻ thân thiện với nhà người ta lắm.

Hàng xóm bảo, nhà này có trẻ con mà chả thấy khóc bao giờ. Đúng là Tí Hớn cực ít khóc, chỉ cười là nhiều thôi. Bây giờ lớn, có bị ăn đòn cũng chỉ gào dăm câu qua loa cho có lệ là lại gạt nước mắt, tìm trò khác để chơi.

Dạo này Tí Hớn ưa bạo lực, hay nói đến chuyện đập chết, bắn chết, giết...hơi một tí là đi tìm gậy, súng , dao để xử lý con chuột, con mèo hay con gì gì mà bố , mẹ hay mang doạ Tí Hớn. Mọi người có vẻ lo, nhưng bố Tí Hớn lại mừng. Vì kinh nghiệm bố rút ra là '' trẻ không hư đến già đổ đốn''. Ngày bố bé tí , ông bà nội gọi bố là '' đồng cô'' vì bố hiền lành, nhút nhát lại toàn chơi đồ hàng với bọn con gái. Cả nhà lo bố " ái ái''. Đến tuổi bố cắp sách đến trường, thế là năm nào nhà trường cũng đưa giấy mời phụ huynh đến trường vì tội đánh nhau. Triền miên đến mức mà có năm lâu lâu không thấy nhà trường mời, bố mẹ bảo nhau thằng này ngoan không đánh nhau với các bạn. Biết đâu năm ấy cấp 3, bố chuyển đối tượng sang bọn trường khác và bọn bâu xâu bên ngoài trường. Thế nên bây giờ con hăng máu , về sau con lại hiền. Quy luật là như thế. Bố để ý rồi, mấy thằng bé vài ba tuổi mà đầu gấu, lớn lên lại là những thằng ngoan.

Hôm nay Tí Hớn sinh nhật ở lớp với các bạn. Về không hỏi cũng chả nói đâu. lạ một điều là Tí Hớn đi học về. Chả bao giờ kể chuyện ở lớp hôm nay thế nào, có gì không. Như là ban ngày chưa từng đi lớp ý. Bố hỏi thì mới trả lời, hình như không thích ở nhà nhắc chuyện ở lớp.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2008

Nói láo ở Việt Nam.

Ở Việt nam ngày nay, đúc kết là thế này.

- Càng làm to càng nói láo, càng nói láo càng làm to.

Khi chứng khoáng ở mức 700. Ông PTT Nguyễn Sinh Hùng phát biểu hùng hồn.

- Nếu có tiền tôi sẽ mua chứng khoán vào lúc này.

Ý ông xui người dân hãy cầm cố nhà cửa, vay mượn mà mua đi. Chứng khoán sẽ lên đấy. Giờ chứng khoán xuống còn một nửa lúc đấy. Ông NSH tỉnh bơ như chưa hề nói gì.

Còn ông bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh kêu ra rả là giá xăng Việt Nam thấp hớn nước ngoài, phải tăng không thì xảy ra chuyện buôn lậu xăng sang Cam Pu Chia. Nhà Nước lại phải bù lỗ. Giờ thì giá xăng Việt Nam cao hơn Cam Pu Chia. Dân tình ven biên giới đổ xô sang đó mua xăng về dùng.

http://www.laodong.com.vn/Home/Xang-dau-chay-nguoc-tu-Camphuchia-vao-VN/20081...

Dân Việt Nam sau nhiều năm rèn luyện ở môi trường CNXH, giờ chỉ thích nghe nói láo thôi. Không muốn tìm hiểu sự thật. Cũng tại vì những sự thật này mà đi tìm thì lại vướng tội trốn thuế, tiết lộ bí mật quốc gia, kích động, phá hoại an ninh, cơ hội chính trị, xách động này nọ......

Quyền lợi thiết thực ngay trước mắt bị xâm phạm sờ sờ ra đấy, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày thế mà cũng đành nhắm mắt coi như không biết gì. Nói gì đến Trường sa- Hoàng sa hay biên giới.

Chỉ có thi người đẹp, hát hay là nhiều người thich xem, thích bình luận thôi. Chuyện khác thì miễn.

Bởi thế các ông to càng thi nói láo để mau thăng tiến.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2008

Đại đoàn kết thôi không đoàn kết.

Kỷ luật lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/10/081027_daidoanket_chang...
Hai lãnh đạo tờ báo Đại Đoàn Kết, thuộc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đã bị thuyên chuyển vì "vi phạm Luật Báo chí".

Nói với BBC chiều nay, ông Đinh Đức Lập, Ủy viên Trung ương MTTQVN, xác nhận ông Lý Tiến Dũng, Tổng biên tập và Đăng Ngọc, Phó Tổng biên tập đã nhận quyết định kỷ luật chính thức.

"Hai anh sẽ chuyển sang làm nhiệm vụ khác. Trong quyết định nói rõ hai anh ấy vi phạm Luật Báo chí."

Ông Lập, Giám đốc Trung tâm đào tạo cán bộ của Mặt trận, nói thêm: "Thời gian vừa qua, nhà nước Việt Nam đã phải xử lý một số trường hợp như báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và một số báo khác vì vi phạm Luật Báo chí của nước CHXHCN Việt Nam."

Là người được cho sẽ là tân tổng biên tập của báo, ông Lập nói chưa nhận được quyết định đề bạt nhưng đã được thông báo sẽ về làm việc tại Đại Đoàn Kết.

Đoan trích dưới đây của vnexperess.net cho thấy ông Tổng Biên Tập mới là người thế nào.

http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2001/03/3B9AF106/

Trong đợt xét nâng lương tại Trung ương Đoàn năm ngoái, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Đoàn Đinh Đức Lập "bỗng" có 2 tấm bằng mới: bằng trung cấp chính trị và chứng chỉ ngoại ngữ A. Với 2 "lá bùa" này, ông Lập nghiễm nhiên được nâng lương, chuyển từ chuyên viên lên chuyên viên chính. Ông Nguyễn Văn Lùng, một người công tác ở Ban cho hay: “Tôi rất bất bình vì đã công tác với ông Lập lâu nay mà có thấy ông học trung cấp chính trị hay ngoại ngữ đâu”.

Ngày 24/10/2000, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Đoàn Nguyễn Đình Lượng đã ký công văn gửi Chi bộ Ban Tư tưởng khẳng định: “Việc làm của ông Lập là sai. Yêu cầu ông Lập làm kiểm điểm và Chi bộ tiến hành xem xét, quyết định mức độ kỷ luật Đảng”. Ngày 9/2 vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đoàn cũng ra thông báo đề nghị Ban Tổ chức Trung ương Đoàn thu hồi quyết định chuyển chuyên viên chính với ông Lập và truy thu số tiền chênh lệch mà ông Lập hưởng kể từ khi chuyển chuyên viên chính.

Trong bài trả lời với BBC, ông Lập khẳng định.

Việc thay đổi chỉ nhằm nâng cao thêm chất lượng tờ báo. Chúng tôi đánh giá thời gian qua, Đại Đoàn Kết không hay bằng trước, trong khoảng sáu năm trở lại đây. Tờ báo cần phải hay hơn, mạnh mẽ hơn nữa."

Một người làm bằng giả, nhận xét về người đồng nghiệp tiền nhiệm, nhận xét về tờ báo Đại Đoàn Kết thế này. Liệu có phải là người sẽ đoàn kết hay không ?

Bây giờ không những nói láo làm to, mà cả làm láo cũng làm to nữa.

Cây Khế

Nhà nghèo chẳng có gì ăn

Trèo lên cây khế, hỏi thăm chú đại bàng

Tôi ngồi may túi ba gang

Quờ tay quơ ánh trăng vàng chiêm bao.

Ở sân sau nhà mình có một cây khế cực sai quả. Chả thấy bao giờ hết, quả khế hết rụng lớp này xuống đất. Trên cây lại có lớp khác. Trên cây khế có tổ ong, tổ kiến và cả tổ chim nữa. Sáng bọn chim non kêu ríu rít đòi ăn. Nhìn bọn nó thấy cuộc đời mới phong phú và sinh động làm sao.

PA270023.jpg

Quả khế rụng đầy sân, ngày nào cũng phải quét. Không nó thối rữa ra bọn kiến và sâu bọ côn trùng bâu đầy.

PA270020.jpg

Hàng ngày mình ngồi đọc sách. đây là số sách mình chưa dọc hay cần đọc lại. Còn số khác thì để lại nhà kia.

PA240016.jpg

Mình đọc sách và nuôi một con gà choai. Bao giờ nó lớn. nó nhảy lên cây khế ăn vài qủa. Mình gấp sách lại bảo nó.

- Gà ơi mày đừng ăn khế của tao, cả nhà cả cửa tao chỉ có mỗi cây khế và giá sách này thôi. Mày ăn hết tao biết lấy gì mà sống.?

Con gà nó nói gì nhỉ. Có khi nó bảo .

- ông dại thế, mang tôi ra làm thịt là có cái ăn ngay.

Nhưng là người có hiền lành, mình nghĩ nó sẽ bảo mình đi kiếm cái túi ba gang.

Bạn nào có vải đầu tư cho mình mượn may túi trước nhé. Đời biết đâu đấy.

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2008

Chuyện phiếm trong ngày.

Ban nãy xem truyền hình, thấy thằng Trung Quốc thấp hơn ông Dũng nhà mình khoảng 2 phân. Thế mà bọn Trung Quốc nó chụp cái ảnh này có đểu cáng không ?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ôn Gia Bảo hôm 22/10

Không phải là NBG bới bèo đâu, chơi với bọt chụp ảnh nhiều nên hiểu tí chút. Bọn TQ nó đưa cái ảnh này hàm ý nó cao hẳn hơn chúng ta một cái đầu. Hơn nữa vẻ mặt ông Dũng cả thằng TQ kia khác xa nhau quá. Trông thằng TQ vẻ như là hiếp dâm xong ra, mặt mũi tươi rói vì thoả mãn sinh lý. Còn ông Dũng nhà mình thì các bác tự bình luận.

Trong cuộc gặp lần này có bàn về vấn đề làm sao cho thanh niên hai nước hiểu rõ tình hữu nghị hai nước hơn. Có thể dịch ra rằng cần phải cho thanh niên Việt Nam hiểu rõ TQ là như thế nào. Ngay khi ông Dũng vừa về thì báo Dân Trí đưa tin là cảnh sát giao thông được trang bị thêm súng bắn đạn cao su ( chưa rõ nước nào sản xuất). Đúng là tình trạng vi pham giao thông ở Việt Nam như tụ tập đông người, gây cản trở giao thông, mất an toàn, trật tự như ngày 9-12, 16-12 ở Hà Nội và Sài Gòn hồi năm ngoái thì các chiến sĩ CSGT được trang bị súng bắn đạn cao su còn ít. Lẽ ra phải trang bị lựu đạn hơi cay, áo giáp, lá chắn, dùi cui, mặt nạ phòng độc , Ak47...nữa mới phải.

Ngoài ra chính phủ hai nước còn thiết lập đường dây điện thoại nóng. Để lãnh đạo hai bên có thể nhanh chóng trực tiếp, thông báo tình hình hỗ trợ cho nhau ? Điều này chính thức công nhận Việt Nam ta và Trung Quốc đã tiến tới một tầm cao quan hệ mới rất đặc sắc. Một mối quan hệ như hàng nghìn năm trước đây.

Tiếp đến vấn đề trong nước , đồng bào công giáo ngỡ ngàng trước đề nghị của ông CTUBNDTP Hà Nội đề nghị cách chức, thuyên chuyển ông TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt. Trong bản đề nghị này ông Thảo nói rằng đây cũng là nguyện vọng đông đảo của bà con giáo dân tại Hà Nội. Một luận điệu rất cũ nhưng vẫn được sử dụng.

Về việc bổ nhiệm Tổng giám mục hay một số vị trí quan trong của công giáo tại Việt Nam là do toà thánh Vatican quyết định. Nhưng sau nhiều lần bị gây khó khăn như điều tra hộ khẩu, không cấp giấy tạm trú.... Vatican đành phải thoả thuận với NN Việt Nam là họ đưa người, nhưng người đó được hay không phải thông qua ý kiến của chính quyền. Ông Ngô Quang Kiệt vào Nam từ khi 6 tuổi. Được linh mục Bùi Tuần nuôi dưỡng đến trưởng thành. Linh mục Bùi Tuần ở trong Nam là vị linh mục dành được nhiều thiện cảm của chính quyền. Ông là người được coi là có thái độ hợp tác với chính quyền qua nhiều bái báo, bài phát biểu.. chính vì điều này mà ông Ngô Quang Kiệt đã được làm Tổng Giám Mục Hà Nội sau khi một vài giới thiệu khác đã bị bác bỏ. Vị trí ngày nay của ông Kiệt tuy do Vatican bổ nhiệm, nhưng không có sự đồng ý của chính quyền lúc đó thì khó mà có được. Không biết ông Thảo có lá bài gì mà đưa đơn đề nghị Vatican thuyên chuyển ông Kiệt. Đây là việc khó vì nếu thuyên chuyển ông Kiệt thì Vatican sẽ bẽ mặt vì chọn nhầm người chăng ? Nhưng đường đường là một vị Chủ tịch thủ đô, lẽ nào ông Thảo lại khinh suất đề nghị một điều hú hoạ cầu may.? Chắc ông Thảo chỉ muốn nói rằng chính quyền Hà Nội sẽ không thiện chí với công giáo khi mà ông Ngô Quang Kiệt còn tại vị. Ý này có vẻ hợp lý hơn.

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

Ra Hà Nội chơi.

Hôm qua hai bố con đi ra Hà Nội chơi. Đến nhà bà nội để xe ở đó, bố con dắt bộ đi ra Hồ Gươm. Đến đầu Hàng Gai, thấy đám cãi nhau. Tí Hớn chạy đến ngó cổ vào xem. Chán thế, bé tí đã tò mò , lớn lên mà đi xe thấy cái gì cũng dừng lại xem thế này thì lại tắc đường mất thôi.

PA230001.jpg image by nguoibuongio
Đến đoạn tượng đài thì nhảy xô vào xem, đúng thằng nông thôn ra tỉnh có khác. Cái gì cũng lạ. Miệng hét như là thấy kỳ quan thế giới.
- Ối ! Người to chưa này, súng to chưa. Cầm súng bắn đấy. Bắn bùm bùm bùm.
Đứng xem mấy cái tượng lúc lâu, bố bảo mãi không chịu đi. Phải bế lên mới chịu rời. Bé đã hiếu chiến rồi, nhìn thấy súng, ống giáo mác là mắt sáng ngời.
PA230004-1.jpg picture by nguoibuongio
Vào đền Ngọc Sơn thấy con rùa to, dán mắt vào xem. Quay ra hỏi bố .
- Bố ơi làm sao người ta nhốt nó vào tủ kính thế.
- Vì nó không nghe lời bố, chạy ra ngoài đường. Bị người ta bắt.
- ơ nhưng nhà con rùa ở dưới nước cơ mà bố
- Ừ ở dưới nước, nhưng nó đi lên bờ chơi. Thế người ta mới bắt được nó.
- Con cứu nó ra.
Nói là làm, hai tay đập cửa kính quát tháo om xòm.
- Cứu con rùa này về nhà với rùa bố
PA230005.jpg
Bố hoảng quá kéo ngay ra ngoài. Ra đến sân đền Ngọc Sơn. Thấy một ông đang cầm năm hương vái trưòi. Chạy lại chen vào nhìn làm ông suýt ngã xuống hồ.
PA230007.jpg image by nguoibuongio
Chạy ra sát mặt nước tìm có con cá sấu không để đánh nó. Dáng điệu hăm hở muốn quyết chiến lắm. Ở nhà nghe bố nói con cá sấu ở dưới nước độc ác lắm. Sợ run người. Không biết hôm nay ăn gì máu thế. Đi phăm phăm tìm con cá sấu để đánh chừa.
.
PA230012.jpg
Chơi mãi, bố bảo đi về. Lại chạy giật lùi miệng nói
- Con không về, con ở đây chơi cơ.
- Thế con ở đây bố về nhé ?
Đành phải nắm tay bố dắt về. Về đến nhà bà nội dỗ mãi mới ăn hết bát cơm. Cơm xông ôm lấy bố ngủ ngon lành. Đến 4 giừo chiều mới dậy. Hai bố con chào Hà Nội đưa nhau về quê.
PA230015.jpg

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2008

Trưng cầu dân ý kiểu Việt Nam

Đợt bầu cử Quốc hội vừa qua thế nào?
Dân chủ
Đúng luật
Có tiến bộ hơn kỳ bầu cử trước
Vẫn còn hiện tượng 1 người bỏ phiếu cho cả

Việt Nam đưa ra bảng trưng cầu dân ý có 4 mục trên. Theo các bạn thì nếu có thêm mục nào nữa trong bảng trưng cầu này mới đúng là dân chủ ?

Còn để nguyên các mục lấy ý kiến kiểu này, nhìn qua đã thấy dân chủ hay không .

link ở đây

http://www.anninhthudo.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=32744&ChannelID=3

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2008

Thế gian lắm giọng vô cùng.

Mình đã là thằng lắm giọng. Mà muốn lắm giọng thì con người phải đầy xảo trá, cái này thì mình hiểu vì bản thân mình rút ra mà.

Họ nói mình là kẻ lắm giọng khôn lường, là quan hệ với mình phải cẩn thận không có ngày mình phang cho một bài khắc họa chân dung lên mạng thì khốn khổ.

Họ là ai ?

Họ cao quý lắm, tín ngưỡng họ là Phật Tử nhé, về nghề nghiệp họ là nhà báo nhé. Từng đấy thứ đã vẽ ngay ra một bức chân dung về họ. Một nhân vật thánh thiện và tri thức. Trời ơi ! Thử hỏi có ai giống con người hơn một nhà báo kiêm Phật Tử, có lẽ họ sắp vào Đảng cũng lên.

Hôm nọ mình viết về một nhân vật trên blog. Sóng gió nổi lên ầm ầm. Có nhiều người hăng hái đi tìm mình để hỏi tội, có người tìm mình để khuyên can. Còn họ thì nài nỉ mình gỡ bài đó đi..

Rồi thì mình cũng xóa bài đấy. Mấy hôm vừa rồi hai bố con nhà mình ốm. Cái người nài nỉ mình xóa bài ấy biết tin. Giọng ráo hoảnh nói.

- Đấy là bị phạt vì dám động đến...

Ôi, Phật Pháp nhiệm màu thay. Đến thằng bé lên 3 tuổi cũng phải chịu phạt vì bố nó nói ( chưa biết là đúng hay sai ) về ông thánh, thần, tăng... nào đó. Hóa ra Tí Hớn nhà mình mấy đêm vừa rồi sốt cao là do Phật làm ra. Không biết Phật nào, Như Lai, Thích Ca....Người ta còn nhấn mạnh là đi vào chùa mà không trông trẻ con, để nó chỉ tay vào tượng là thế nào cũng bị phạt.

Thế này Phật còn ác hơn cả Thần, Thánh. Từ xưa đến giờ chỉ nghe thấy đồn Thần phạt, Thánh trừng chứ hôm nay mới thấy đích thân Phật Tử nói là Phật ra tay. Xưa nay người hiểu biết đều cho rằng trẻ con chính là Phật, vì tâm của chúng trong sáng, thánh thiện. Người phụ nữ mang thai không đi vào nơi chùa chiền bởi vì người ta cho rằng, khi người phụ ấy đi vào thì các thần, thánh, Phật phải đứng dậy để chào đứa bé. Cái quan niệm này đáng trân trọng vì tính đề cao con người. Thế mà nhà báo kiêm Phật Tử kia tài cao tâm thiện nghĩ gì mà mở miệng nói bố con mình ốm là do Phật trừng phạt.

Nói thì lên nghĩ nhé. Đừng để Người Buôn Gió này giở giọng. Một khi NBG đã quyết tâm giở giọng thì cũng khối kẻ ăn không ngon, ngủ không yên đâu. Đừng nghĩ nhờ PA25 họ can thiệp, họ bao nhiêu việc hơi đâu mà đi dính vào việc mấy thằng Phật Tử , mấy ông thầy chùa kể xấu nhau. Còn nhờ đầu gấu ư, cứ việc. Người Buôn Gió này ở quê, cả làng là họ hàng. Thằng nào rời Hà Nội về đấy thanh toán thì xin tự nhiên.

Đời cũng lạ, khi chính cái người bị mình nói. Người ta ôn hòa nói chuyện tình nghĩa, đạo lý rất chân thành để hóa giải hiềm khích. Thì bọn đệ tử lại giở giọng này, giọng nọ nói mình. Đến chuyện bố con nhà mình ốm chúng nó cũng hỉ hả, mừng rỡ truyền tin nhau là do mình viết này nọ lên bị Phật phạt ,thì không biết cái đạo Phật ở Việt Nam này đang đi theo hướng nào. Chỉ có tà đạo mới suy như thế, chứ còn chính đạo nhà Phật lấy từ bị để cảm hóa chúng sinh. Lẽ nào đi làm chuyện vô tâm như thế.

Làm thế nào để đọc mail của người khác.

Trong 5 tháng đầu năm 2002, Nguyễn Vũ Bình đã nhận 42 thư điện tử của các phần tử phản động ở nước ngoài và đã gửi 39 thư điện tử cung cấp tin tức sai lệch về tình hình đất nước cho bọn chúng. ( trích http://antg.com.vn/vi-VN/phongsu/2007/9/64252.cand).

Xem cái tin này băn khoăn mãi, không hiểu bằng cách nào mà các chiến sĩ an ninh thâm nhập được vào hộp thư của Nguyễn Vũ Bình. Tất nhiên Nguyễn Vũ Bình không đời nào cung cấp pass cho các chiến sĩ an ninh.

Bác nào rành tinh học, có thể phổ biến cách đọc mail của người khác. Để mọi người biết còn tránh với. Ví dụ bây giờ gửi thư cho em nào, chẳng may vợ phát hiện thì phiền lắm. Chưa nói đến chuyện khác.

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2008

Entry for October 20, 2008

Tí Hớn sốt cao, đêm dậy kêu đau tai. Nói.

- Bố ơi! đau tai qúa, có ai ở trong đấy hả bố, bố đuổi ra đi.

Đêm sau con đỡ đến lượt bố sốt, tai ù ù cảm giác sưng buốt. Giờ mới biết là sao Tí Hớn kêu đau tai.

Cuộc Nổi Dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An, 1956

Tác giả: Cẩm Ninh

Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó; trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị. Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. Một số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN. Tội ác của lãnh đạo CSVN không thể đếm bằng số người dân đã chết. Mục đích của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài người.


CHÍNH SÁCH "CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT"

Lãnh đạo CSVN đã bắt đầu cuộc cải tạo nông nghiệp tại miền Bắc khi thực dân Pháp vẫn còn xâm chiếm nước ta. HCM đã ký 2 sắc luật Giảm Tô (tức giảm số thóc gạo mà nông dân phải trả cho người chủ đất) số 78/SL ngày 14/7/1949, và Sắc Luật 42/SL ngày 1/7/1951 về chính sách nông nghiệp của chính quyền kháng chiến, năm trong toàn bộ chính sách thuế khóa, gồm cả thuế công thương nghiệp, sát sinh, lâm thổ sản, xuất nhập cảng... Chính sách thuế nông nghiệp đã khởi đầu cho các chiến dịch phân mảnh định hàng các loại ruộng, bình sản lượng, bình diện tích mỗi mảng đất để làm căn bản tính thuế, sau đó tiến hành chiến dịch chống phản động, đấu tranh giảm tô kéo dài đến năm 1954, và chỉ tạm ngưng khi chiến trường Ðiện Biên Phủ bắt đầu nghiêm trọng và sau đó đưa đến Hiệp Ðịnh Geneva ký vào tháng 7/1954.
Kế đến, lãnh đạo CSVN lại tạm ngưng chiến dịch cải cách ruộng đất tới cuối năm 1955, đầu 1956, vì:

1- CSVN bận lo đón tiếp hơn 50,000 bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc,

2- Phải đối phó với phong trào di cư và cuộc biểu tình đòi di cư của người dân vùng Ba Làng (Thanh Hóa),

3- Phải che dấu phần nào thủ đoạn tàn bạo để trấn an lòng dân, che mắt các quan sát viên quốc tế của Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến và ổn định tình hình nội bộ.

Giai đoạn thứ hai của cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1955, lãnh đạo CSVN tiếp tục phát động phong trào quần chúng qua nhiều đợt đấu tranh cải cách ruộng đất. Trong giai đoạn này, hình thức đấu tranh cải cách ruộng đất cũng giống như đấu tranh giảm tô, nhưng khác ở mức độ tàn bào cao hơn gấp bội và số nạn nhân cũng gia tăng do sự càn đi, quét lại và kích tỷ lệ. Ở một số nơi, như các vùng vừa tiếp thu và đồng bằng bên bờ sông Nhị Hà chẳng hạn, CSVN tiến hành song song 2 chiến dịch đấu tranh giảm tô và cải cách ruộng đất một lượt. Ðiều cần nhấn mạnh là CSVN đã bắt chước y hệt chính sách cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, nên đã cho các cán bộ học tập kinh nghiệm nguyên văn cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở Hồ Nam, quê hương của Mao Trạch Ðông.

Ở Trung Quốc, ngoài ruộng đồng bao la bát ngát, một địa chủ điển hình còn có lâu đài, dinh cơ và quân lính riêng để bảo vệ sản nghiệp, cũng như để đàn áp và bóc lột nông dân. Trong khi ở miền Bắc VN, cái mà CSVN gọi là địa chủ đại gian đại ác thường chỉ có mấy mẫu ruộng, nhưng thuộc thành phần có uy tín ở nông thôn (thường giúp đỡ người nghèo) và có thể trở thành đối tượng chống đối đảng và nhà nước.

Trung ương đảng CSVN đã trao cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất cho Trường Chinh lãnh đạo và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương đảng phụ trách điều hành. Dưới Trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho từng xã. Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ trung ương mà không cần qua Ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các đoàn, đội đều được tuyển lựa là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong bộ đội.

Càng về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp, căm thù thật sự. Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10,000 người. Ðội cải cách ruộng đất đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của CSVN. Thí dụ: cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏi. Nghe 1 đoạn thơ tuyên truyền của thi sĩ Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã man ra sao:

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt

Mục tiêu cuộc cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng CSVN mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau dồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng. Chính CSVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23,000 đảng viên trung kiên bị chết oan; còn hàng ngàn đảng viên không trung kiên bị chết một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả. Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn. Theo hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ cải cách ruộng đất, cho biết một cuộc đấu tố chụp mũ như sau:

... Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nộị... Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt dộng cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là một nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðô. Một cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời: Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôi. Ông trả lời cô con gái là: Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa. Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu "Ðả đảo tên Ðô ngoan cố" để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới 13g trưa mới xong.

Rất nhiều người thuộc thành phần trung nông (trung nông cấp thấp: vài sào (acre) đất; trung nông cấp cao: 1-3 sào và 1 con trâu), tiểu thương cũng bị kích lên thành địa chủ (địa chủ thường: 3-5 sào hay có khi hơn một chút, không giàu, cho mướn ruộng lấy địa tô, không có tội với nhân dân; địa chủ cường hào ác bá: 3-5 sào, có tội với nhân dân; địa chủ phản động: đảng viên VN Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, v.v...). Với dân số miền Bắc vào năm 1956 là khoảng 20 triệu người, có khoảng 4 triệu gia đình nông dân. Nếu chỉ có 2% gia đình nông dân bị liệt vào giai cấp cường hào địa chủ, thì số người bị giết ít nhất là 80,000 người. Chưa kể số người chết tăng lên qua chính sách kích tỷ lệ theo đúng chỉ tiêu do đảng CSVN đề ra.

Sự oán hận của người dân ngày càng dâng cao ở khắp nơị Nhiều vụ phục kích giết cán bộ đấu tố và những vụ chém giết giữa bần cố nông và thân nhân của người bị đấu tố đã xảy ra thường xuyên. Ngay lúc đó, nhiều biến cố chính trị đã xảy ra tại các nước CS, như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Hung Gia Lợi. Liên Xô yêu cầu Hồ Chí Minh thực hiện việc xét lại. Hồ Chí Minh chuẩn bị kế hoạch ngừng chiến dịch đấu tố vào tháng 3/1956, nhưng chính thức ra lịnh đình chỉ mọi vụ hành quyết địa chủ vào tháng 10/1956. Trong Hội nghị thứ 10 Trung ương đảng, Võ Nguyên Giáp đã thay mặt đảng đọc một bản thú nhận sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất. Hồ Chí Minh khóc lóc và đổ cho cấp dưới thi hành chính sách quá đà, cách chức Thứ trưởng phụ trách cải cách ruộng đất của Hồ Viết Thắng để xoa dịu lòng dân. Ðảng CSVN cũng thả 12,000 đảng viên còn sống sót trong tù vì bị kết tội địa chủ, trong số này nhiều người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành. Tuy nhiên oán thù của người dân không vì thế mà nguôi ngoai. Nhiều vụ nổi dậy, bạo động lớn nhỏ đã xảy ra sau đó, như Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hải Phòng, Lạng Sơn.... Trong thời gian này cũng có những vụ bạo động khác như những vụ thanh niên và công nhân Nam Bộ tập kết đập phá bót cảnh sát ở bờ hồ Hà Nội (cạnh ga tàu điện, đầu phố Cầu Gỗ).


CUỘC NỔI DẬY QUỲNH LƯU

Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ.

Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau. Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuê. Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ.
Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở một đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân.

Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau :

- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.

- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu.

- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công.

- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.

Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng, lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi: Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.

Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva. Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợi. Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thư. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lại. 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần. Sau đó, ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảy. Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.

Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa. Ðêm hôm dó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10,000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở một trận địa giữa 10,000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội.Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30,000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành một vòng bao vây thứ tư.

Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghệ An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biêt cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách liên lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời: Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là một nhà tu hành. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có một số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ một cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.

Ðêm 11 rạng ngày 12/11/1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châu. Ðêm hôm đó, 3,000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.

Rạng ngày 13/11/1956, 1 cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100,000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục :

Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta...

Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu: Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân, Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu, Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt... Công an tỉnh lẫn trốn từ lâu trước khí thế này. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.

Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính này. Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC. Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứu. Vòng đai chiến trận đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13/11/1956, hơn 20,000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực tính kế trường kỳ đấu tranh.

Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không hai trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quân được truyền đi: Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc. Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu.

Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng nàỵ Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói, Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.

CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không bằng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho hai vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, hai vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.

...

Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che dấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay; dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết và đày ải hơn 6,000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do. Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trời. Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.
Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt cho cho một tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả một dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể. Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra sao. Chỉ là sự im lặng.

Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do - dân chủ tới hồi chín mùi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 41 năm về trước vẫn còn vọng về thúc giục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng ta. Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống: con người sinh ra phải được tự do.

Tài liệu tham khảo:
- Trăm Hoa Ðua Nở Trên Ðất Bắc của Hoàng Văn Chí.
- Cuộc Cải Cách Nông Ngiệp tại Miền Bắc của Võ Trường Sơn.
- Việt Nam Giáo Sử của Phan Phát Huồn.
- Cuộc Phiêu Lưu của 1 Gia Ðình Nông Dân của Thập Lang.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2008

Lạy Mẹ Con Đi

Thấy bài thơ này , nhặt về tặng những người anh ...

Lạy Mẹ Con Đi

Lạy mẹ con đi vào nhà tù nhỏ
Thân mẹ già mai mốt ai chăm?
Lạy mẹ con đi tội này mang nặng
Thương mẹ hiền, thương nước, thương dân

Mẹ tiễn con làm chi hả mẹ
Cánh tay gầy quyệt nước mắt rưng rưng
Chiếc còng ngăn con không được ôm chầm
lấy thân mẹ đã cưu mang sinh dưỡng

Xưa Nguyễn Trãi đưa cha miền quan ải
Nay mẹ già tiễn biệt thằng con!
Những tù gông, đày đoạ không sờn
Dưới chân mẹ con vẫn còn bé nhỏ

Lạy mẹ con đi với niềm thương nhớ
Nhưng làm trai con không phụ nước non
Bạo chuá thời nào cũng gây oán khổ
Và bạo quyền rồi sớm muộn sẽ tan!

Lạy mẹ cho con hôn bàn tay mẹ
Đã nhăn nheo theo tuổi lớn đời con
Mái tóc bạc này thêm trắng sớm hôm
Khi thương xót thằng con thân tù ngục

Lạy mẹ cho con nhìn lâu trong mắt
mẹ đã mờ sâu hoắm những vòng nhăn
Từng đêm thâu thao thức trở trăn
Xót vận nước vẫn lạc loài nô lệ

Lạy mẹ con đi chẳng có gì đáng kể
Anh em con vẫn quả cảm lên đường
Cuộc đấu tranh này sẽ toả rộng mười phương
Như sóng cuộn chẳng bao giờ ngưng nghỉ!

Lạy mẹ con đi tang bồng hồ thỉ
Tấm thân này xin gởi trọn nước non
Song sắt, tường giam không nhụt chí lòng sờn
Quyết sống mái trận này phải thắng!

Thôi mẹ về, đừng lo con chi nữa
Lá vàng sao còn bảo bọc lá xanh
Mai mốt con về đất trời khai mở
Cùng mẹ già chòm xóm chung quanh

Mẹ ơi, con cầu mong mẹ sống
Sống để thấy ngày đất nước đổi ngôi
Thấy dân ta ngẩng đầu đi tới
Làm chủ lấy mình, hạnh phúc an vui.

Lý Nhân Bản
2007

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2008

không tên.

Thằng bé chạy đến bên bà mẹ, nó mặc cái quần đùi, áo sơ mi sờn cũ. Đưa tay quệt mồ hôi nó hổn hển báo tin.

- Mẹ ơi hết gạo, chỉ còn một bơ thôi. Không đủ nấu mẹ ạ.

Bà mẹ kéo tay con ngồi xuống bên cạnh gánh hàng rong bảo

- Đợi có khách, mẹ bán hàng có tiền con về mua gạo luôn nhé.

Hai mẹ con bên gánh hàng rong ngồi ở góc vườn hoa. Cứ ai đạp xe đi qua là mẹ con nhà ấy lại nhìn đăm đăm chờ đợi. Mẹ nhìn phía bên này, con nhìn phía bên kia. Đôi mắt dán vào người qua đường, cái đầu xoay theo hướng họ đi. Có lúc mải nhìn hai cái đầu quay lại, ánh mắt hai mẹ con họ nhìn nhau.

Mãi gần trưa tan tầm, có khách mua hàng. Người mẹ trao tiền cho con dặn

- Đừng làm rơi con nhé.

Thằng bé hơn 10 tuổi, đen thui. Nắm chặt số tiền ít ỏi trong tay, cắm đầu chạy qua chợ mua gạo. Nó ôm chặt cái túi gạo làm thứ giấy vỏ xi măng trước ngực chạy về nhà. Vo gạo, nhặt rau muống nhóm củi. Phồng má thổi ngọn lửa bùng lên. Cái bếp chân bằng gan ấy chứa được hai nồi, một nồi thổi cơm. Một nồi luộc rau. Rau muống luộc xong vớt ra rá cho ráo nước. Xong bắc chảo xào rau đã luộc ấy với thìa mỡ, mấy thìa nước mắm, ít muối. Mọi thứ đã chín, thằng bé lấy cạp lồng mấy ngăn. Ngăn to đựng cơm, gạt lớp cơm trên cùng nó nhẹ nhàng lấy lớp cơm giữa nồi đơm vào cạp lồng. Ngăn nhỡ đựng nước rau luộc,ngăn nhỏ đựng rau muống xào. Tất tả mang ra vườn hoa cho mẹ. Bà mẹ ngồi ăn cơm ở vỉa hè vườn hoa . Thằng bé ngồi bên gánh hàng hát.

- em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày mẹ ơi, mẹ nghỉ tay, trời trưa vừa tròn bóng mẹ ăn cơm cho nóng mà để trâu cho con chăn.

Bà mẹ đang nhai miếng cơm, bật cười mắng

- Cha bố nhà ông, lại kể công đấy.

Thằng bé cười ngượng ngịu, nó không hát nữa. Nhưng nó nhặt cái cọng cây rơi đập đập vào chân, đầu gật gù theo nhịp bài hát mà nó đang hát thầm.

Sau nhiều năm, ở chỗ vườn hoa ấy. Trời mùa đông lạnh căm căm, lúc hơn 10 giờ đêm. Một người đàn ông trong lúc buồn bã nhất cuộc đời, anh ta ngồi bên vỉa hè. Đúng cái chỗ mà nhiều năm trước có hai mẹ con nhà nọ đã ngồi. Anh ta ngồi cạnh chiếc xe máy, lặng lẽ hút thuốc triền miên. Đã lâu lắm rồi anh không ngồi ở đây, rất lâu, rất lâu.

Có tiếng xe máy dừng lại, anh ngẩng đầu lên nhìn thấy cô. Anh ngạc nhiên vì sao cô biết anh ở đây mà tìm.

Khi thành vợ chồng, đôi lúc cô thắc mắc vì sao anh có bao nhiêu là người con gái. Anh lại chọn cô. Anh nói đó là duyên nợ, chuyện vợ chồng là do duyên nợ tuy rằng anh không mê tín. Nhưng trong thâm tâm anh muốn nói rằng.

- Vì hôm ấy, giữa cái thành phố mênh mông có bao nhiêu nơi để anh đến. Em không mất thì giờ nhiều để biết tìm anh ở đâu.

Nói thầm với con.

Con trai bé nhỏ của bố.

Bố biết con ngủ say , con không nghe thấy gì bố nói. Chính bởi thế bố mới dám nói thầm với con.

Sau này con lớn lên, người ta sẽ dạy con là người Việt Nam ta tự hào, hãnh diện với thế giới về cái cái , cái nọ. Và chúng ta phải có bổn phận nghĩ như vậy.

Bố không tự hào như thế đâu con ạ, đây là điều bí mật mà bố chỉ dám nói thầm khi con đang ngủ.

Hồi bố nhỏ, ông nội thường hay tự hào về dân tộc mình, về đất nước mình, về đám này , đám nọ tài giỏi sáng suốt. Bố cũng tin như vậy. Mãi đến khi bố đọc nhiều sách quá. Đến năm bố 15 tuổi. Bố nói với ông nội rằng.

- Bố ơi, sao người ta cứ nói dối nhau mãi thế.

Ông nội sững sờ nhìn bố, mãi lâu ông nói nghẹn ngào.

- Bố rất tiếc sinh ra con ở thời này,thôi con ạ, trót thế rồi con sống cho an phận.

Hóa ra là ông nội biết, nhưng muốn đầu óc con trẻ của bố như các bạn hồn nhiên và hơn nữa để sau này bố yên thân. Ông nội suốt từng ấy năm không nói những gì ông cho là thật.

Cái đêm hôm ấy đến nay đã hơn 20 năm rồi con ạ. Rút cục tận bây giờ hàng ngày bố cũng vẫn tự hào là sinh ra trong một thời đại có quá nhiều cái để tự hào. Và bố lại nói với con khi con thức giấc. Con may mắn sinh ra ở thời đại đáng tự hào.

Không biết lúc bố bằng con bây giờ, có đêm nào ông nội ghé tai bố thầm thì như con không. Nghĩ đến đây bố ứa nước mắt. Bố muốn khóc vì nhớ và thương ông.

Dưới đây là sữa Trung Quốc có chứa melamine ở dạng nguyên liệu mà các công ty sữa ở Việt Nam nhập về. Họ pha chế, gia công thêm rồi đóng hộp. Hàng đêm bố thức để làm việc, kiếm tiền đưa mẹ mua loại sữa này cho con uống.

Tái xuất những sản phẩm sữa nhiễm melamine của Trung Quốc

Loại chất melamine này có chứa độc tố gây bệnh nguy hiểm. Ở chính cái nước sản xuất họ phát hiện ra. Còn đợi trình độ hay tinh thần ý thức của người có trách nhiệm nước ta phát hiện. Thì con và các bạn con không biết sẽ thế nào. Nhìn một núi nguyên liệu sữa trong ảnh, bố hỏi mình tự hào về điều gì khi cố gắng làm việc đêm hôm, nhặt từng đồng bạc để gom góp mua cho con loại sữa cực kỳ nguy hiểm ấy. Nhiều đêm con ngủ chợt tỉnh, thấy bố ngồi bên máy tính. Con hỏi bố làm gì sao không ngủ với con. Mẹ nói '' bố làm việc lấy tiền mua sữa cho con đấy''. Rồi ai hỏi bố đâu, con tự hào nói với khuôn mặt trẻ thơ '' bố Tí Hớn đi làm lấy tiền mua sữa cho Tí Hơn đấy"

Đúng, con nói đúng, bố làm để lấy tiền mua sữa cho con. Loại sữa mà bố đang nói đấy.

Sáng mai con thức giấc, mẹ sẽ đưa con đi học. Khi chiều về nhà , con thấy bố reo ầm lên

- a bố đi làm mua sữa cho Tí Hớn về rồi đây này.

Rồi con líu lo bên cạnh bố, hát những bài hát mà ở lớp mẫu giáo con được học, những bài hát như cách đây hơn 30 năm bố đã hát say sưa trong cái nhìn trìu mến của ông nội.

Lại đêm nữa bố không ngủ, mỗi đêm là một niềm đau đáu tâm trạng khác nhau. Có đêm bố chửi thề, có đêm bố rít thuốc triền miên, có đêm nước trà đặc quánh.Đêm trầm ngâm..

Đêm nay là nước mắt.

Của một người bố thấy nhục nhã, xấu hổ với con mình.

bị cáo Phạm Xuân Quắc.

Hạ cánh không an toàn

Một ông thiếu tướng công an giờ phải đối mặt với án tù. Cái quân hàm thiếu tướng đó được làm nên bởi bao nhiêu kẻ tội phạm vào tù. Giờ đến lượt ông, khi mái tóc đã bạc trắng, khi đã về điền viên quê nhà cùng thằng cháu nội mà ông yêu quý nhất. Ông đứng trước vành móng ngựa, chính cái nơi mà ông đã nỗ lực đưa những kẻ xấu xa đến đó.

Hôm nay người ta không nể gì mái tóc bạc, không nể gì quân hàm tướng. Báo chí gọi ông là bị can, hoặc trống không với cái tên Phạm Xuân Quắc. May là họ chưa gọi ông bằng y bằng hắn. Nhưng ở cương vị ông, báo chí trống không. Cũng chạnh lòng lắm chứ.

Nếu ai biết rõ về ông Quắc, hẳn hiểu rõ gia sản nhà ông so với cái quân hàm thiếu tướng công an đấy khiêm tốn chừng nào.

Từ lâu giới quan chức Việt Nam có một khái niệm '' hạ cánh an toàn''. Khái niệm này cho thấy quan trường Việt Nam đầy những chuyện tế nhị. Một người làm quan trong sạch hà cớ gì phải lo chuyện về hưu an toàn. Nếu trong quá trình anh làm quan, không phạm điều này điều nọ . Còn anh không vi phạm , không khuất tất gì ,thì muốn an thân đừng có vin vào đó mà lôi người khác ra. Cùng cảnh làm quan với nhau, anh lôi ra như thế lại tạo tiền lệ cho người khác làm theo. Ai cũng như anh, sắp về hưu mở cuộc phanh phui lỗi lầm của người khác thì loạn. Ở đâu chứ ở Việt Nam này mà làm thế. Lấy đâu còn người làm quan. Anh làm thế là gây bất ổn về chính trị. Tội này mới cần phải xử làm gương cho những kẻ khác.

Copecnic hay Galile

Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc từng tuyên bố '' trận đánh để đời, trận đánh cuối cùng trước khi về hưu". Câu tuyến bố hào hùng đầy phẩm chất người lính, nhưng không phải câu nói của vị quan, nhất là vị quan thời Việt Nam CNXH. Ông định mở đường cho một tiền lệ, dám nói dám làm khi còn trên cương vị. Ông không nghĩ rằng các bậc tiền bối của ông , ở cương vị lớn hơn ông như Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu , Trần Độ.... chỉ làm khi đã về hưu lâu lâu.

Khí thế mở đường mà ông vừa nhen lên đã bị phiên tòa ngày hôm nay dập tắt. Sẽ còn lâu, rất lâu nữa .May ra khi vận hội đất nước này trời cho hưng thịnh, mới có người dám tiếp bước ông. Nếu tôi chuyển được lời tôi đến cho ông. Tôi sẽ nói với ông câu này bên vành móng ngựa lúc ông chờ tòa phán quyết.

- Đất nước này rất cần Copecnic hay Galile.

Ý Đảng, lòng Dân

Không như các phiên tòa khác, phần đông dân chúng hiểu rõ vì sao ông phải ra vành móng ngựa. Họ cảm thông cho ông, lòng họ hướng về ông. Để xử được ông, người ta hiểu rõ vấn đề được cấp nào quyết định. Trong những ngày này ông Nguyễn Tấn Dũng lại đi thăm Úc. Lại một câu chuyện rất tế nhị nữa.

Nếu xong phiên tòa, ai đó bình luận là phiên tòa nghiêm minh, đúng người đúng tội. Thực hiện đúng chủ trương lãnh đạo đất nước sáng suốt của Đảng và nhà nước ta thì còn chấp nhận được. Chứ nói phiên tòa này được đông đảo bà con nhân dân đồng tình vì thể hiện nguyện vọng của họ thì xin lỗi. Cá nhân tôi có xem kết quả bóng đá, xổ số trên các thông tin đại chúng nước nhà, cũng chẳng dám tin đó là kết quả đúng nữa.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2008

thời để nhớ

Thời Để Nhớ của tác giả Tô Đức Chiêu mới đầu có tên là Thời Tao Loạn. Bởi cái tên không đẹp nên bị kiểm duyệt thành Thời Để Nhớ. Cuốn tiểu thuyết nói về thời kỳ cải cách ruộng đất.

Không biết thời ấy tao loạn thế nào, đêm nay ở ngoại ô. Nghe tin giá điện sắp tăng 30%, giá xăng giảm 500 đồng. Mà nơi này mình đang dùng điện 1700 vnd một số, bỗng dưng không ngủ nổi.

Bây giờ con người hay còn gọi là quần chúng nhân dân chả có tí giá trị nào hết ( đây là Người Buôn Gió đéo phải Tổng Giám mục, đứa nào suy khinh bỉ nhân dân mặc mẹ chúng mày). Người ta muốn nói, muốn làm gì cũng được. Nhân dân có phản ứng, bức xúc cũng băng thừa.

Thằng bán xăng nó bảo, hồi trước xăng cao nó nhập nhiều. Giờ nó phải bán giá cao cho dù thị trường thế giới xuống. Không thì nó lỗ.Bao giờ nó ban hết chỗ xăng nhập cao thì nó sẽ hạ giá nếu như thị trường dầu thế giới vẫn như bây giờ.

Thằng bán điện nó bảo nó phải nâng giá để ngang bằng các nước xung quanh. Còn nó lỗ lãi không cần giải thích. Chỉ biết bên ngoài giá cao hơn thì nó phải bán cho nhân dân nước nó giá cao như thế. Không thì nó sợ dân nước ngoài thiệt thòi hơn dân trong nước.

Mấy anh viết báo và mấy ông cảnh sát chống tham nhũng mới độ nào là anh hùng, bây giờ ra toà vì tội chống quá đà. Riêng nhà 2 ông báo hại này và ông thiếu tướng đầu bạc gia sản thường thường bậc trung. Cho nên ghen tức mà hại người ta chăng?

Đồng chí đảng viên Nguyễn Việt Tiến tài sản vọn vẹn có 350 triệu đô ( theo báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên gì đó đã đưa) giờ được tha vì không có tội gì cả. Số tài sản gồm nhiều căn nhà ở Hà Nội, một dinh thự còn hơn đại địa chủ ngày xưa hàng trăm lần của đồng chí là do thiên nhiên hào phóng ban tặng, đồng chí ấy lên rừng xúc xẻng đất thành vàng, xuống biển múc xô nước thành xô bạc chắc.?

Lại có thằng đưa dự án làm hầm đường bộ xuyên qua lòng Hồ Tây. Nghĩ thằng nào nhận dự án nó gửi ném mẹ vào xó cho xong. Lại còn mang ra thảo luận xem có nên làm hay không, tốn bao thời gian hội họp, giấy má, báo chí. Tiền nhân dân đóng thuế cho chúng nó ngồi bới việc trời ơi, đất hỡi ra luận bàn. Trong khi đường tắc triền miên, úng ngập đến bẹn mà cứ bàn cái phát triển, làm đẹp ở đâu đâu.

Động nói đến chúng nó, là bọn bậu xậu nó bảo '' mày giỏi thì mày làm đi'' hay như trường hợp Hoàng Sa- Trường Sa chúng nó nói '' cho mày ra đấy mà có ra không''.

Thế lúc tao làm việc, kinh doanh đóng thuế nuôi chúng mày béo tốt. Nhỡ có chậm thuế hay lệ phí gì đó. Chúng mày có để yên không ? Hay là xử lý nghiêm khắc để làm gương. Giờ có những việc bọn mày làm chả ra gì, nói đến thì giở giọng Chí Phèo.

Nghĩ đến chuyện giả tiền xăng , điện mà uất. Nhưng uất thì làm được gì.

Cái này quần chúng nhân dân đều phẫn nộ , nhưng bọn báo nó không nói thế đâu. Nó bảo một số ít nhân dân không đồng tình. Còn ở trường hợp khác xâm phạm đến lợi ích chúng nó. Bọn nó đưa mấy chục thằng đệ tử ra làm trò. Rồi bọn báo nó đưa tin, đa số quần chúng nhân dân bức xúc, phẫn nộ trước hành vì sai trái, coi thườg dạo lý, pháp luật của tên....

Thế cái thời này đặt tên là thời gì ?

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2008

về quê

Sáng nay ngủ dậy, xuống nhà ra sân đằng sau. Thấy cây khế trong sân quả rụng đầy sân. Nhìn qua cái hàng rào cao ngang ngực sang nhà bên. Bưởi trĩu cành, sang cả sân bên nhà mình.

Cách mấy chục mét là con sông, hai bên bờ cỏ xanh mướt sạch đến mát mắt.

Thế là mình bắt đầu cuộc đời đi ở ẩn. Cách trung tâm Hà Nội 20 klm.

Một nơi ở mơi, nghề nghiệp mới.

Tí Hớn thích lắm, nhà rộng thênh thang tha hồ chạy. Chả lạ lẫm gì chơi đến vã mồ hôi, đi tắm xong ngủ ngon lành.

Sáng mai mình bắt tay làm phòng sách và phòng trà. Phòng sách riêng biệt rộng rãi, yên tĩnh. Phòng trà sẽ nhìn ra cái sân rộng, mình sẽ trồng nhiều cây.

Thứ bảy, chủ nhật các chiến hữu có lòng ghé thăm. Rượu say thì có sẵn mấy phòng ngủ. Không ảnh hưởng gì đến ai.

Bây giờ thu nhập ít, nhưng ổn định. Ngày có 1,2 trăm nghìn mà ở nhà chả phải đi đâu là may lắm rồi. Ở nhà phố cổ hai mặt tiền hay ở ngoại thành cũng vậy.

Cám ơn chiến hữu đã giúp đỡ, cám ơn rất nhiều.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

Tin vui đây

Chắc chắn vào hè nóng bức năm sau, EVN sẽ cung cấp đẩy đủ điện cho bà con nhân dân. Vì họ đang sắp nâng giá điện lên khoảng 20-30%. Số tiền này là dự định thôi, chứ bên EVn còn muốn tăng cao hơn nữa. Họ đang quyết định là 40 hay 50 % có hợp lý hơn không.

Để hỗ trợ cho nhân dân, Nhà nước bắt đầu thi hành thuế thu nhập cá nhân. Hiện nay các cán bộ thuế ở các cấp cơ sở đã rục rịch tìm cách triển khai.

Mỗi năm người lao động Việt Nam chỉ phải lao động làm sao để đóng góp cho nhà nước 45 đô la trả nợ nước ngoài. Còn các khoản đóng góp hay thuế hay chi khác thì tính riêng.

Sở dĩ đây là tin vui, vì nhân dân lao động sẽ hăng hái phấn đấu làm việc để có thêm thu nhập trang trải.

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2008

..

Hôm nay đến vài chục cú điện thoại, tin nhắn và các thứ đại loại như thế.

Làm theo yêu cầu rồi đấy. Nhưng đã nếu xem phim người đeo mặt nạ có bí danh V, hãy nghe người ấy nói.

- đằng sau cái mặt nạ này là tư tưởng, ,mà tư tưởng không thể bị giết chết hay cầm tù.

Chuyện nay hôm nay tạm thời gác ở đây.

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2008

trí khôn của ta đây




Câu chuyện anh nông dân dùng trí khôn lừa trói con hổ vào gốc cây của Việt Nam là một trong những câu chuyện ưa thích mà người lớn thường kể cho trẻ em. Gần đây một số nhà nghiên cứu cho rằng câu chuyện có tính chất tráo trở này không nên sớm dạy cho trẻ em. Ý kiến này lập tức được sự hưởng ứng của đông đảo trí thức trong nước. Câu chuyện Trí Khôn Của Ta Đây dần biến mất trong sách , truyện cho thiếu nhi.


Báo Thiếu Niên Tiền Phong số 79 ( 9-2008) ở mục Câu Chuyện Thứ Tư có một câu chuyện, bằng cách hành văn cho thiếu nhi dễ hiểu. Tác giả Thành Long nhét vào miệng các em thiếu niên, chúng ta hay nghe một em thiếu niên nói với bạn.

- Thế tại sao ông ta hằn học khi là một công dân Việt Nam. Tổ quốc, đất nước là cha mẹ mình. Tớ vẫn biêt Chúa dạy rằng.'' đáng rủa sả thay kẻ nào khinh bỉ cha mẹ mình''. ông Tổng Giám Mục Ngô Quang kiệt là kẻ khinh bỉ cha mẹ mình. Liệu ông ta còn đủ tư cách để rao giảng kinh thánh cho các con chiên không ?


Nếu đúng các em thiếu niên của chúng ta nói được những câu chuyện thế này thì thật đáng giật mình, vì các cháu biết quan tâm, đánh giá suy xét những việc nổi cộm trong xã hội. Lại còn nhận thức tổ quốc , đất nước là cha mẹ suy ra khinh tổ quốc là khinh cha mẹ. Mà tổ quốc, đất nước là cha mẹ thì những người lãnh đạo đất nước là ông bà mình chăng ?

Theo như bài báo thì các em nhỏ đã theo dõi chương trình thời sự trên vô tuyến, sáng hôm sau đến lớp gặp nhau bình luận. Kịch bản mà ông Thành Long này dàn dựng bê nguyên xi cái văn hóa của mấy ông công chức nhàn rỗi. Tối xem đá bóng hay thời sự , sáng đến công sở nói chuyện phiếm với nhau. Chứ trẻ con nào rỗi hơi mà như vậy. Đến xem hoạt hình bố mẹ không cho nói gì là xem tin thời sự.

Không biết chúng ta còn định giáo dục trẻ em những tư tưởng thế nào. Nếu các bậc phụ huynh đồng tình việc truyền dạy những loại báo tư tưởng thế này cho trẻ em đọc, thì thật không biết nói thế nào nữa.

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2008

Chờ việc.




Hôm qua đứng chờ việc ở ngoài đầu đường.

Hết đứng lại ngồi từ sáng đến tối, chả ma nào nó hỏi ?

Mãi đến chiều có một bà đến thuê về dọn nhà. Cả nhà bà ấy đi vắng có mỗi bà ấy ở nhà, dọn mệt ơi là mệt. Suốt từ chiều hôm qua đến 10 giờ sáng nay mới bò được về nhà.

Lúc về trả tiền bà ấy xin số điện thoại, nói khi nào nhà bà ấy không có ai.Lại đến dọn cho chị nhé.

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2008

Thư gửi đức phật Như lai.

Nam mô a di đà Phật.

Thưa đức Phật Như Lai, đầu thư cho con gủỉ tới ngài lời chúc tốt đẹp nhất mà con nghĩ tới lúc này. Đó là cầu mong sao cho trên cõi Nam này, niềm tin của những Phật Tử đối với Người là vĩnh hằng bất diệt.

Niềm tin là một thứ cao quý nhất mà con người có, nếu không có niềm tin. Tất cả thế gian này thành vô nghĩa. Không có niềm tin thì không có cái gì hết kể cả độc lập tự do tưởng như quý nhất cũng thành con số không.

Con cũng có nhiều niềm tin, tin ở ngày mai cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, tin con người đối xử với người chân thành hơn. Con tin những gì con dã làm sai, làm người khác đau khổ sẽ không tái diễn nữa ở ngày mai. Con tin trên cõi đời này có đức Phật, có đức Chúa, có đức thánh A La và nhiều nhiều Người nữa là chỗ dựa, là niềm tin để cuộc đời tốt đẹp hơn.

Thưa Người, trong thư này con muốn nói với Người niềm tin của một Phật tử Việt Nam.

Phải nói chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam thịnh vượng, phát triển như ngày nay. Chùa chiền được xây dựng, tu bổ khắp nơi. Nhiều ngôi chùa lộng lẫy và hoành tráng như Bái Đĩnh, An Nam Quốc Tự số tiền xây đến hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng. Trong lúc đất nước khó khăn, nợ nước ngoài chồng chất, suy thoái kinh tế trầm trọng, bão lụt triền miên. Mà Phật Giáo không những phát triển trong nước mà còn vươn ra tận nước Nga xa xôi, một ngôi chùa Việt Nam hiẹn diện trên xứ bạch dương. Đấy là một kỳ tích, không có niềm tin, sao mà có nổi những công trình như thế.

Có lần con đến ngôi chùa nọ thấy chuyện sau.

Có một Phật Tử dỗi hờn với một vị sư. Nữ Phật Tử cho là nhà sư kia nói điều càn rỡ. Một nhà sư khác nói với nữ Phật Tử kia rằng.

- Tuy thầy ấy là sư, nhưng cũng chỉ là con người. Người ta đến chùa cứ nói là mình cúng Phật, nói thế ai chả làm được. Nhưng các thầy là người của nhà Phật, không tôn kính các thầy thì sao tôn kính Phật. Mình thấy các thầy có điều gì sai, mình vẫn tôn kính thế mới là nhẫn. Mà mình đã tôn kính như thế với các thầy hẳn mình tôn kính với Phật được.

Thưa đức Phật Tổ Như Lai. Người có đồng ý với vị sư ấy không ? Xin Người thư thả trả lời để con kể tiếp chuyện sau.

- Cách đây khoảng 20 năm. Có một học trò nghèo nhưng đẹp trai, sáng sủa đủ ngón nghề cầm kỳ thi hoạ. Đẹp trai mà tài như thế thì khối cô gái mê. Anh ta làm một cô gái chửa và thoái thác vô trách nhiệm. Cô gái mang bầu ấy tự vẫn. Luật pháp không làm gì được anh ta, nhưng gia đình cô gái căm thù lắm. Không biết vì lòng căm thù của họ cao ngất trời mây khiến anh chàng kia phải sợ xuống tóc vào chùa quy y, hay anh ta thấy ân hận, sám hối muốn tu để làm điều tốt cho chúng sinh.

Dẫu thế nào anh ấy cũng đã đi tu. Người ta đi tu có vô vàn nguyên nhân, có kẻ cướp buông dao theo ngài thành Alahán. Cho nên lý do anh ta đi tu không cần bàn nhiều. Mà chỉ xem anh ta tu thế nào mà thôi, tu cho mình, tu cho chúng sinh hay cho con tu hú gọi mùa vài về chín mọng. Anh ta đi tu chăm lắm, ròng rã bao năm chỉ quét chùa và đọc kinh Phật, nghiên cứu giáo lý. Nhờ tư chất thông minh. Sau nhiều năm tu hành, anh học trò năm nào đã thành một Đại Đức. Thiên hạ từ Nam chí Bắc ai cũng trọng vọng anh. Nhìn thấy anh như nhìn thấy Phật...

Thôi đêm đã khuya, con cũng mệt và chắc đức Phật Tổ cũng chớm buồn. Con xin phép ngài tạm dừng ở đây. Thư sau con viết nhiều hơn.