Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2008

Tí Hớn đọc sách.

Tí Hớn cầm quyển Tứ Thư, nhưng Tí Hớn đọc sách Tứ Thư thế này.

- Ngày xửa ngày xưa có một ông vua đi bán cà chua bắt được con cua về nấu canh chua bán chẳng ai mua.

PB280180.jpg image by nguoibuongio
a chói mắt quá, chụp ảnh à ?
PB280184.jpg image by nguoibuongio
Đừng quấy rầy tôi, bỏ ngay cái máy ảnh xuống
PB280182.jpg image by nguoibuongio
Bực mình bỏ mũ ra rồi đấy, cảnh cáo lần thứ nhất.
PB280185.jpg image by nguoibuongio
Nhìn đi, đã biết bọn đầu trọc chưa ?
PB280177.jpg image by nguoibuongio
Ngồi chán nằm đọc, cứ như thật ý. Hay là bắt chước bố là giỏi thôi
PB280191.jpg

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2008

Trường Dục Thanh.

http://vnexplore.net/index.php?destination=210

Năm 1909 Nguyễn Tất Thành (tên Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó) trên đường vào nam đã tìm tới nhà yêu nước Trương Gia Mô ở Bình Thuận, người vừa mới được ra khỏi nhà tù thực dân Pháp. Trương Gia Mô giới thiệu Nguyễn Tất Thành với Nguyễn Quý Anh lúc đó đang làm hiệu trưởng trường tiểu học Dục Thanh. Số phận và con đường cách mạng buổi bình minh của cuộc đời đi tìm đường cứu nước đã đưa Người đến với ngôi trường nhỏ Dục Thanh nằm kín đáo sát con sông Cà Ty để giờ đây Dục Thanh trở thành một di tích lịch sử mà có lẽ không người Việt Nam nào không biết tới.

Năm 1910 Nguyễn Tất Thành trở thành thầy giáo trẻ nhất. Năm đó Người tròn 20 tuổi. Tại đây Nguyễn Tất Thành đã nhận dạy Quốc Văn, Hán Văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Ngoài ra thầy còn nhận dạy tiếng Pháp khi giáo viên Pháp văn vắng mặt.

http://www.binhthuan.gov.vn/TNDNCN/pages/index.asp?id=v22

Năm 1910 , trên đường đi cứu nước, Thầy giáo Nguyễn Tất Thành( sau là chủ tịch Hồ Chí Minh ) đã dậy học ở trường Dục Thanh. Khoảng tháng 2 năm 1911. Thầy Thành rời trường vào Sài Gòn...

-----------------------------------------------------

Rất nhiều nhiều thông tin sẵn sàng cho chúng ta biết trường Dục Thanh là nơi bác Hồ kính yêu của chúng ta giảng dạy. Tuy thời gian nhiều tin đưa không chính xác rõ ràng lắm nhưng hình như việc bác Hồ dạy học ở đó là có thật.

Nhân tháng 11 ngày nhà giáo . Ngày mà các học trò nhân dịp bày tỏ lòng biết ơn đến những người thầy cô. Tôi đi tìm hết các tư liệu xem có học trò nào hồi ấy học của thầy Nguyễn Tất Thành không mà chả thấy. Chỉ thấy toàn tư liệu này nọ, nơi bác dạy, nơi bác ở, từ cái giếng nước đến cái ghế......

Bạn nào phát hiện vị học trò nào từng học bác Hồ ở trường Dục Thanh thì cho mình biết thông tin với nhé. Ai đời đến lúc Bác Hồ làm Chủ Tịch Nước đủ kiểu người quen đến nhận Bác, mà chả thấy ông học trò nào kể lể,tâm sự lại những kỷ niệm với người thầy vĩ đại này.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2008

Mỹ nữchinh đồ

Dạo này ở nhà hàng ngày nuôi gà chọi, đọc sách và tập chơi game Chinh Đồ. Chơi được 3 hôm lên cấp 37. Hôm nay cho nhân vật của mình chạy đến Bách Thú Cốc làm nhiệm vụ đánh 50 con hổ. Đang chạy lon ton gặp một nhân vật khác ai chơi có tên là Người Buôn Gió. Thằng nào ác thật, nó lấy tên đấy nhưng lại chọn nhân vật nữ. Hỏi nó mấy câu nó không thèm trả lời.

Đã thế phải cày cật lực suốt cho nhân vật của mình lên cấp nhanh, nhiều chưởng nặng. Tìm con ma nữ có tên Người Buôn Gió ở đâu là phang chết tươi luôn. Can tội mạo danh, láo nháo thật.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2008

Sinh viên tình nguyện hay là cảnh sát chìm.

http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2008/11/814588/

Giờ mới biết vì sao mà có vụ gì nhân dân tụ tập đông, lắm sinh viên tình nguyện có mặt để giúp đỡ cảnh sát giữ gìn trật tự thế.

Sinh viên nào cũng béo khoẻ lực lưỡng ghê.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2008

Làng Mai giờ ở đâu ?

Sau những lần về thăm Việt Nam và tổ chức lễ đàn giải oan hoàng tráng ở Sóc Sơn. Thiền sư Nhất Hạnh và tăng đoàn Làng Mai đã góp phần vẽ nên bức tranh tôn giáo Việt Nam có những bước cải thiện mới. Tưởng chừng như thầy Nhất Hạnh đã tìm được lối về quê hương, với Phật Tử trong nước.

Hành vi hợp tác với nhà nước của thầy Nhất Hạnh đã là một điểm sáng, để qua đó nhà nước Việt Nam tỏ cho bàn dân thiên hạ thấy thiện chí của mình với các thành phần, tổ chức tôn giáo trong cũng như ngoài nước. Bao chí đưa tin rầm rộ như một người kháng chiến chiêu hổi, quay đầu về với chính nghĩa quốc gia. Sở dĩ tin này được chú ý làm nổi bật vì phục vụ nhiêù ẩn ý khác nhau. Thầy Nhất Hạnh và tăng đoàn Làng Mai rầm rộ kéo về Việt Nam cũng làm người ta thấy vai trò của của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam trở thành nhóm lạc lõng. Trong khi người ta ở nước ngoài còn hướng về tổ quốc dưới là cờ lãnh đạo của Đảng cộng sản quang vinh thì hoà thượng Thích Quảng Độ vẫn trung thành với tư tưởng của đức tăng thống Thích Huyền Quang gây nhiều phiền toái cho nhà nước.

Trong những lần về trước đó, không những hợp tác với nhà nước mà thầy Nhất Hạnh còn giao hảo với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam . Cái mà người dân Việt thường mỉa mai là Phật Giáo Quốc Doanh. Nhờ sự nhượng bộ này mà thầy Nhất Hạnh đã có nhiều sách xuất bản tại Việt Nam ngay sau đó. Gây được nhiều ảnh hưởng trong Phật Tử Việt Nam. Thường thì các Phật Tử Việt Nam với bản chất thấm nhuần đạo Phật nên ít khi để ý đến những bước đi lắt léo của trong Giáo Hội Phật Giáo. Họ theo đuổi Phật Giáo bởi tính nhân từ, đa cảm thường hay có sẵn trong tiềm thức dân tộc.

Tóm lại việc thầy Nhất Hạnh về nước, đăng đàn diễn thuyết dưới bức ảnh ông Hồ Chí Minh tại Hà Nội, thăm học viện Phật Giáo Sóc Sơn, lập đàn cầu siêu là bước đi mang tính chất chính trị mà nhiều bên có được hình ảnh đẹp trong con mắt dư luận.

Trong mấy ngày gần đây, không biết tăng đoàn Làng Mai đã hoàn thành nhiệm sứ mệnh chính trị của mình đối với nhà nước Việt Nam. Hay nhân cơ hội cắm chân để thực hiện mưu đồ khác mà nhà nước Việt Nam đã trục xuất, giải tán gần 400 tăng ni, đệ tử xuất gia của Làng mai ra khỏi Tu Viện Bát Nhã tại Lâm Đồng. Tu viện này mới xây cách đây không lâu, do tăng doàn Làng Mai khỏi dựng để làm hội sở. Có lẽ lý do là tụ tập tạm trú đông người, chưa được chứng nhận hộ khẩu tạm trú..

Nói cho cùng thì nhà nuớc chỉ công nhận duy nhất Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có đủ tư cách hành đạo trên lãnh thổ Việt Nam. Mọi tổ chức Phật Giáo khác không được công nhận, những giao tiếp chỉ mang tính nhất thời mà thôi.

Tốt nhất muốn yên ổn, thầy Nhất Hạnh hãy sát nhập Làng Mai vào thành một nhánh, tông của GHPGVN để nhà nước tiện quản lý nhưng không kiềm chế phát triển có định hướng ( lời quan chức VN).

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2008

cô giáo dạy văn.

Cô giáo dạy văn tên là Dung, năm cô dạy tôi hình như cũng là năm cô sắp về hưu. Cô thỉnh thoảng nói

- Các em cố học giỏi cho cô mừng nhé.

Cô hay ốm, thỉnh thoảng giờ văn lại có thầy , cô giáo khác dạy thay. Nhà cô ở tận Ngọc Hồi, cô đi xe đạp đến trường để dạy. Trường tôi học nằm trong khu phố cũ. Bọn tôi học buổi sáng, vậy cô đi từ nhà cô đến trường từ mấy giờ. Lúc học cô tôi chẳng để ý đến điều đó.

đến ngày 20-11. Những năm ấy thì đứa nào thích đi thì đi, rủ nhau theo nhóm. Góp tiền mua mấy bông hoa, cân cam,túi đường. Chỉ có hoa và quả thế thôi. Kéo đến nhà cô giáo chủ nhiệm bóc tất ra ăn. Có nhóm còn lời vì được ăn cam của nhóm khác. Học sinh bọn tôi chỉ đến nhà các thầy cô dạy các môn quan trong như toán, văn, ngoại ngữ.. còn các thầy cô bộ môn khác như hoạ, nhạc, thể dục, sinh, sử, địa gì đấy thì chả đứa nào đi. Hôm trước các lớp trong nhóm rục rịch bàn nhau đến nhà thầy chủ nhiệm dạy toán. Còn nhà cô Dung dạy văn xa quá, chả dứa nào nhắc.

Nhà thầy chủ nhiệm dạy toán ngay đường Trần Nhật Duật. Đa số học sinh lớp tôi đều quanh khu phố cũ lên đi đến nhà thầy rất gần. Buổi sáng mang hoa và cam, đường đến nhà thầy. Liên hoan ăn hết cam, thầy chủ nhiệm con sai con gái đi mua chanh về pha nước chanh vì sẵn đường đấy. Thành ra là chỉ có bó hoa còn lại, còn cam và đường thì học sinh mang đến học sinh xơi. Nhưng ngày ấy các thầy cô giáo rât vui, chả ai nghĩ chuyện quà cáp gì hết. Lúc ở nhà thây về hơn 9 giờ sáng, ra đến đường thấy mấy thằng nghịch nhất lớp rủ nhau đi trèo bàng. Tôi bất chợt nảy ý nghĩ rủ chúng đến nhà cô Dung. Kế hoạch được cả bọn nhất trí, chẳng phải là do hiếu lễ với cô Dung, thật ra chúng tôi kiếm cớ đi chơi mà thôi. Bố mẹ cho tiền đi mua quà thầy chủ nhiệm, đứa nào cũng bớt lại một ít. Chả đứa nào mua tất cả dù số tiền vốn bố mẹ cho đã không nhiều. Nhưng đứa nào cũng thăn lại một ít để tiêu riêng. Kiểm tra cả hội cũng đủ tiền mua bó hoa đồng tiền. Thế là năm thằng quay lại nhà thầy chủ nhiệm hỏi nàh cô Dung. Thầy có vẻ ái ngại. Thầy vẽ đường ra tờ giấy rất cẩn thận rồi đưa cho tôi. Thầy nói với năm thằng.

- các em đi vào nhà cô Dung đường hơi xa, đi phải cẩn thận, đi chờ nhau đừng để lạc nhau nhé. Thầy cho em làm tổ trưởng của nhóm. Em phải bảo các bạn lúc đi đường nhé.

Tôi đứng nghiêm như quân nhân nhận lệnh cấp trên. Lần đầu tiên tôi được thầy tin tưởng giao nhiệm vụ. Năm thằng chúng tôi ở lớp là một lũ ôn dịch phá hoại. Cả năm thằng đều có cuốn sổ liên lạc riêng . Cứ sau mỗi tiết lại lần lượt vác lên xin thầy, cô bộ môn nhận xét tiết ấy kỷ luật ra sao. Đến giờ chơi thì bảo vệ trường đến cửa lớp áp giải năm thằng ra một góc sân trường. Phải nói hôm ấy niềm vui phơi phới vì thầy cho tôi làm chỉ huy năm thằng. Cả bọn cũng vui, chúng tôi phấn khởi đạp xe lên đường.

Thầy chủ nhiệm vẽ đường rất dễ hiểu, chúng tôi tìm đến làng cô Dung. Hỏi mấy người dân đang hái hành trên ruộng. Họ chỉ nhà cô ở ven làng. Chúng tôi đến lúc cô đang hái rau bờ ao chuẩn bị bữa ăn. Cô Dung có hai con gái, một đứa hơn chúng tôi khoảng 2 tuổi, đứa kia kém khoảng 2 tuổi. Cả hai đứa đang ngòi học bài, trông chúng hiền lành và chăm chỉ. Đối với năm thằng cá biệt như bọn tôi, chúng ở thế giới khác, ở một tầng lớp khác. Tôi cứ tưởng con cô phải rất lớn cơ, về sau tôi mới biết chồng cô đã có vợ trước. Cô là vợ hai, cô lấy chồng muộn, mà chồng cô ở nhà vợ cả ngoài Hà Nội. Thỉnh thoảng mới về nhà cô. Nhà cô Dung sạch sẽ và thoáng, có cái cửa sổ song gỗ nhìn ra cái ao mà bờ ao được xếp bằng gạch. Cô rất mừng thấy chúng tôi đến, hình như cô cũng không nghĩ là có học sinh đến nhà cô vào ngày này. Hai đứa con gái ngỡ ngàng nhìn chúng tôi, chúng nhận thấy bọn tôi là lũ láo nháo lên lại cúi đầu học tiếp. Cô Dung lấy nước cho chúng tôi uống, nước nhân trần có cam thảo ngọt. Cô hỏi han bọn tôi đi thế nào rồi cô bảo cứ chơi cô xuống thổi cơm, cô bảo chúng tôi ăn cơm với nhà cô. Cô xuống bếo thổi cơm còn chúng tôi ra vườn chơi, nhìn thấy cây cối cái gì bọn tôi cũng thích. Nhất là cây cam thảo, cả bọn châu đầu vào vặt nhành cây gặm. Rồi đi bắt châu chấu bẻ chân ném xuống ao. Chán mấy thằng đi tìm tổ dế, tôi xuống bếp xem cô nấu cơm. Lúc tôi ngồi xem cô đun bếp bằng những cành cây nhỏ khô. Cô nói.

- Hiếu này. Cô thấy em rất có khả năng học, sao em không tập trung mà học. Các bạn khác họ chỉ chăm thôi chứ không tiếp thu nhanh như em. Nếu em cố gắng học sau này em là người rất giỏi đấy. Lúc nào chấm bài văn của lớp, cô rất thích xem bài của em. Tí nữa cô cho em mấy quyển sách. Em cầm về đọc thêm ở nhà, đấy là sách nâng cao học môn văn. Em đừng nghịch ở lớp nữa. Lúc nào cô cũng nghĩ con người em khác những gì em đã làm. Mỗi lần em mang sổ lên cho cô nhận xét, cô rất buồn. Bạn khác thì cô không buồn như thế.Nhưng em khác với các bạn cá biệt nhiều. Nếu em chịu khó sau này có thể thành nhà văn đấy.

Tôi cúi đầu lí nhí.

- Vâng ạ

Cô hỏi

- Thế đi học xong về nhà em làm gì ?

Tôi thưa.

- Em đi bán hàng với mẹ em ạ.

Cô ngạc nhiên hỏi

- Thế mẹ em bán hàng gì ?

Tôi thưa.

- Mẹ em bán dép nhựa rong ngoài hồ Gươm. Lúc nào em đi học về em ra trông hàng cùng mẹ, để mẹ em còn đi lấy thêm hàng hay đi về nhà vệ sinh. Cả trông công an từ xa để mẹ em còn chạy nữa ạ.

Cô hỏi nữa

- Bố em có đi làm gì không ?

Tôi thưa.

- Bố em ốm chỉ nằm trên giường thôi, bố em bị lao, cả ngày cả đêm ho, khạc cả ra máu cô ạ. Bố em bảo bố em không sống được lâu đâu.

Cô Dung không hỏi nữa, cô đặt tay lên gáy tôi thở dài. Chúng tôi ăn cơm ở nhà cô, bọn con gái nhà cô rất ngoan, chúng đi lại nhẹ nhàng. Nói chuyện với mẹ thưa gửi, vâng dạ đâu ra đó.Lúc về cô đưa cho tôi hai cuốn sách bọc trong tờ báo.

Năm ấy tôi được cử đi thi học sinh giỏi văn thành phố. Buổi sáng sau giờ văn cô dạy, tôi chạy lên giơ cuốn sổ xin ý kiến nhận xét kỷ luật trong giờ. Cô ghi nhận xét xong đưa cây bút cho tôi nói

- Cô cho em mượn bút đi thi, bút đầy mực đấy. Chiều em thi xong mai trả cô. Nhớ chuẩn bị bút đề phòng hỏng có cái thay.

Buổi trưa tôi mang cơm cho mẹ. Mẹ ra ghế vườn hoa Lý Thái Tổ bây giờ ngồi ăn. Thường thì buổi trưa công an không đi cho nên mẹ chủ quan để tôi trông. Tôi đang ngồi thấy bóng công an đến hét

- Mẹ ơi công an.

Mẹ quăng cạp lồng cơm chạy đến xốc gánh hàng lên vai quảy bước chạy, nhưng không kip nữa. Hai chú công an đã nắm được đòn gánh quát.

- Chạy đâu cái con mụ này, về đồn.

Mẹ tôi chắp tay xin, mẹ nói

- Tôi lạy các anh làm phúc, tôi nghĩ buổi trưa vắng người không ai qua lại mới để ven đường. Mọi khi tôi toàn ngổi trong chỗ Trần Nguyễn Hãn. Các anh thương mẹ con tôi. Khổ quá tôi chưa ăn gì từ sáng, cháu nó mang cơm ra đói quá vội ăn. Không kịp gánh hàng vào trong.Tôi van các anh cho tôi nuôi cháu. Bố nó ốm nằm nhà mấy năm nay rồi.

Mặc kệ mẹ rớm nước mẳt. Hai chú công anh mặt lạnh như tiền kéo lê hai thúng dép đi, để mẹ đứng trơ trơ với cái đòn gánh trên vai.Hai chú kéo được chừng mấy mét thì một chú dừng lại quát.

- Mày mà không tự giác gánh về, để bọn tao phải lôi về đồn thì bọn tao thu sạch.

Mẹ tôi lồng đòn gánh vào đôi quang, khóc nức nở gánh theo hai chú về đồn. Tôi thu dọn cái cạp lồng cơm mẹ vừa ăn mấy miếng vất tung toé. Bước thấp bước cao chạy theo. Về đồn gánh hàng bị nhốt trong kho. Mẹ tôi cứ ngồi ở ghế gặp công an nào ra vào cũng trình bày, xin xỏ. Nước mắt ngắn dài. Chỉ có một chú nói nhẹ nhàng

-Chị cứ ngồi đấy tí nữa giải quyết.

Còn các chú khác mỗi người quát một câu khác nhau

- Im cái mồm đi, đây là nhà bà à mà bà nói lắm thế.

- Thu hết cho lần sau chừa, đừng lằng nhằng.

Mãi sau có một chú gọi mẹ tôi vào kho, lấy một đôi dép chú ấy đi thử. Chú hỏi

- Đôi này bao nhiêu tiền

Mẹ tôi rối rít.

- Anh cứ lấy mà đi, không đáng bao nhiêu đâu ạ. Anh cho tôi xin đôi dép cũ tôi cân nhựa cũng gần bằng vốn mà.

Chú ấy xỏ đôi dép mới, bỏ lại đôi dép cũ đi vào trong. Lát sau một chú khác ra gọi mẹ tôi bảo

- Thế bây giờ muốn thu hết hay nộp phạt.

Mẹ tôi hoảng hốt xin nộp phạt. Nhìn tờ biên lai ghi tiền phạt mẹ tôi sững người. Một lúc mẹ móc tiền ra nộp. Gánh hàng ra khỏi đồn một quãng, mẹ tôi ngửa cổ lên trời nấc tiếng kêu.

- trời cao đất dày ơi ! Sao số tôi khổ thế này.

Sáng sau tôi trả bút cho cô Dung. Cô hỏi tôi làm bài tốt không. Tôi ngập ngừng nói rằng buổi trưa ngủ quên đến 4 giờ chiều mới thức. Cô Dung nhìn tôi đầy tức giận, cô nói.

- Không thể giáo dục nổi nữa.

Từ đấy cô chả bao giờ nói gì với tôi. Lúc nào gặp hành lang tôi chào thì mặt cô lạnh tanh.

Giờ cũng đã 24 năm trôi qua. Tôi đủ suy nghĩ dẻ hiểu vì sao lúc ấy cô giận tôi đến như vậy. Có lẽ cô nghĩ niềm tin cô đặt vào tôi là không đúng chỗ. Đôi khi tôi định viết một tập truyện ngắn in ra. Tìm đến cô vào ngày 20-11 để làm quà. Để chứng tỏ niềm tin của cô với tôi không phải là vô căn cứ. Nhưng chả khi nào tôi tập trung viết nổi. Tuy có nhà xuất bản hay nhà sách hối thúc tôi viết để họ lo mọi thủ tục in ra. Và lúc tôi quyết tâm thu xếp cuộc sống để ổn định viết. Tôi chợt nhớ rằng.

Cô Dung cách đây 24 năm đã sắp về hưu. Liệu giờ cô ở đâu để đọc được sách của tôi nếu tôi viết.

En try này viết tặng cô nhân ngày 20-11 thau cho tập sách chẳng bao giờ viết được.

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2008

Bắt đầu cho một tình yêu.

Tình yêu bắt đầu từ muôn ngàn cách. Từ cuộc gặp ở sinh nhật, đám cưới, từ cuộc vui này .. hay là đụng xe, gặp trên tàu....

Một lần tình yêu từ quán phở. Tôi ngồi cạnh ống đũa.

Nười phục vụ bưng bát phở chocô gái vào sau ngồi cạnh tôi. Cô ấy ngần ngừ nhìn ống đũa. Có lẽ cô ấy phân vân là nhờ tôi lấy hay vươn tay qua mặt tôi tự lấy. Khi cô ấy chưa nghĩ xong, tôi đã chọn xong một đôi đũa rất đều nhau, đặt lên miệng bát phở cô gái. Cô bất ngờ không nói nổi, cứ ấp úng rồi đỏ mặt ăn. Cô vừa ăn vừa liếc nhìn tôi.

Sau đó khoảng hai tháng, tình cờ đi một đám cưới. Chúng tôi gặp nhau. Tự dưng cười và hỏi nhau về mối quan hệ với chú rể. Khi cô ấy đi một mình như tôi thì tất nhiên chúng tôi sẽ ngồi cùng bàn. Đũa của đám cưới từng đôi một bọc trong giấy. Cô cầm đôi đũa của mình lên và nói.

- Thế là anh không có cơ hội lấy đũa cho em nhỉ ?

Thưở ấy thì tôi còn lãng mạn lắm. Cho nên tôi triết lý ra vẻ là người sâu sắc.

- Người ta bảo trong đời cơ hội không có nhiều em ạ. Và anh đã không bỏ qua cơ hội.

Chúng tôi cùng đi đón dâu theo nhà trai, và lại tất nhiên là tôi chở cô ấy. Tôi lại ba hoa về đôi đũa, tôi nói rằng thực ra một đôi đũa mà ta đang cầm. Không phải từ một cây tre. Có khi một chiếc là tre Thanh Hóa, một chiếc là Tuyên Quang. Người làm đũa nhập tre khắp nơi về. Pha cây to thành bao nhiêu đoạn rồi người khác chẻ nhỏ chất đống cho người khác vót. Nói chung qua bao nhiêu công đoạn rồi đến tay người dùng. Cũng như một đám cưới vậy, cô dâu chú rể trước kia ở mãi đâu. Rồi dòng đơi đưa đẩy thế nào họ gặp nhau và thành vợ chồng.

Sau đám cưới tôi đưa cô ấy về nhà. Chúng tôi hẹn nhau tuần nữa đến chơi nhà cặp vợ chồng mới ấy. Rồi cứ lằng nhằng hẹn nhau việc này, việc kia đến khi công nhận là yêu nhau. Có lúc bên nhau,cô ấy ngả đầu vào vai tôi cười bẽn len nhắc chuyện ngày đầu.

- Anh chả bỏ lỡ cơ hội nào của chúng mình đâu nhỉ ?

Năm sau thì tôi bỏ lỡ, và nếu gọi là bỏ lỡ thì có nghĩa chuyện tình tôi và cô ấy chả đi đến đâu. Cũng như bao cuộc tình sau này, tôi vẫn bỏ lỡ. Vì sao ư ? Vì ti tỉ thứ nếu như cần thanh minh. Nhưng câu chuyện để tôi viết ngày hôm nay là dành cho một chuyện tình của người khác chứ không phải là chuyện cũ của tôi. Cái chuyện ngày xửa ngày xưa cũ kỹ quá rồi có gì mà nói.

Hôm qua, không ngại xa xôi. Một đôi bạn trẻ đến nhà tôi chơi. Tay trong tay, trông họ tràn trề hạnh phúc. Cả chàng và nàng đều tốt nghiệp đại học, công việc ổn định. Là người nghiêm túc và chín chắn về suy nghĩ và tình cảm như họ. Chắc chắn ngày tôi nhận thiếp mời cũng không xa.

Và họ quen nhau thế này.

Một ngày năm mùa đông năm ngoái. Ngày 23-12. Ngày này chắc khối người nhớ, nhất là em Trang Hạ vì em ấy cũng có dự phần làm nên câu chuyện tình của đôi bạn trẻ này. Ở ven hồ Hoàn Kiếm có một số nhóm thanh niên định tuần hành phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh âm mưu hợp thức hóa thôn tính hai quần đảo Trường Sa _ Hoàng Sa của Việt Nam. Công an quận Hoàn Kiếm và các phường quanh đó tỏa ra ngăn chặn. Tiện quân đâu bắt người thì mang về nơi ấy nhốt. Chàng và nàng không biết nhau, nhưng nhờ các chiến sĩ công an phường Hàng Bạc tận tụy bảo vệ tình hữu nghị Việt - Trung. Cho nên họ nhốt cả vào đồn. Sau hồi hoach họe, dọa nạt tìm xem ai xúi dục không có kết quả. Điều tra thân nhân thì lại là con em đảng viên, bản thân gương mẫu, trình độ đại học trở lên. Tham gia công tác đoàn đội hàng kỳ. Các đồng chí công an đành nhốt cả ngày cho bọn mày sáng mắt.Cốt để uy hiếp tinh thần cho chúng mày lần sau cạch cái thói phản đối này nọ.

Cái đôi bạn trẻ chưa một lần đối mặt với công quyền ở vị trí phạm tội ấy đáng ra phải lo lắng, sợ hãi. Đằng này họ lại tỉ tê hỏi han nhau trước mặt chiến sĩ công an trực ban. Khi rời khỏi đồn họ đã có những gì để lần sau gặp lại. Và câu chuyện họ gặp lần sau bên ly cà phê vẫn là câu chuyện Hoàng Sa- Trường Sa. Gần một năm sau họ đến chơi với tôi như đã kể trên.

Rất tiếc là tôi không thể hỏi chi tiết, để dựng lên một câu chuyện tình thật đẹp, thật lãng mạn và cũng đầy bất ngờ như vậy. Tình yêu đúng là bắt đầu từ hàng triệu cách làm quen.

Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.

Có lẽ đôi bạn trẻ ấy chẳng bao giờ quên được cái ngày, cái nơi mà họ lần đầu gặp nhau như cố thi nhân Thế Lữ đã tả.

Cơ hội của tình yêu cũng kỳ lạ phải không các bạn.?

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2008

Mật Tông và chuyến thăm của Pháp Vương.

Xem hình

Đây là ln th hai ngài đến thăm Vit Nam, ln th nht cách đây gn 1 năm.

Đc Pháp Vương Gyalwang Drukpa đi th XII là mt bc chân tu đáng kính. Cuc đi tu hành ca ngài được luân hi t nhiu kiếp. Truyn luân hi, hoá thân là mt trong nhng nét tiêu biu đc đáo mang đy màu sc huyn thoi Tây Tng. X s ca muôn vàn điu kỳ bí. Đc Pháp Vương thuc dòng phái truyn tha . Dòng này Vit Nam gi là Mt Tông.

S ra đi ca dòng Mt Tông ti Vit Nam.

Sau s kin đàn trn ym sông Tô Lch, người ta có biết đến v mt dòng Mt Tông Vit Nam. Dòng phái này có cha đy huyn bí, cao siêu Li đn rng ch có người tu hành thuc dòng Mt tông mi đ cao tay đ gii tr đàn trn ym ca Cao Bin đ li.

Trong mt lch s đy biến lon Vit Nam, Pht Giáo tri qua nhiu giai đon thăng trm. Mt dòng tu ni bt nht là Thin Phái Trúc Lâm do vua Trn Nhân Tông sáng lp. Tư tưởng ca dòng tu này phù hp vi người Vit Nam và cũng tôn cao tính cách Đi Vit. Nhưng sau này nhà H và nhà Lê nhn thy nh hưởng ca Trúc Lâm liên quan ti nhà Trn. Cho nên thin phái Trúc Lâm dn dn b mai mt.

Tri qua nhiu năm. Đến thi kỳ bình thường hoá quan h vi Trung Quc ca nước CHXHCN VN. Cùng vi s tràn ngp v hàng hoá cũng là tràn ngp v văn hoá. Nhn thy cn phi có mt dòng tu đ sc quyến rũ vi Pht T. Ngày n Đi Đc Thích Viên Thành, ch trì chùa Hương theo gi ý và đng ý ca... lên đường sang phương Bc du nhp v dòng Mt Tông. Tây Tng lúc này đã nm trong vòng kim soát do tài năng ca H Cm Đào nhiu năm trước dy công gây dng.

Chính vì Mt Tông chưa đng s huyn bí, mt trong nhng yếu t rt hp dn vi tâm lý người Vit Nam. Và đng thi văn hoá Tây Tng lúc này đã không còn nguyên thu như xưa, chính quyền Trung Quốc đã nỗ lực biến nền văn hoá Tây Tạng cho phù hợp với Đại Hán. Bởi thế Đi Đc Thích Viên Thành dng đem văn hoá ca dòng truyn tha Tây Tng này v ph biến Vit Nam.

Mục đích chuyến viếng thăm.

Thật ra thì chuyến viếng thăm của Pháp Vương lần này tới Việt Nam là theo lời mời của một số đệ tử của cố Hòa thượng Thích Viên Thành, tức dòng tu Mật Tông tại Việt Nam. Mục đích mượn hình ảnh của một vị Pháp Vương bên Tây Tạng để các Phật Tử trong nước thấy sự hoành tráng của dòng tu này. Một số chùa theo dòng tu này như Quang Ân, Vĩnh Nghiêm, chùa H.. là duy trì dòng Mật Tông. Tâm lý của người Việt vốn sùng ngoại, một nhân vật mang đầy huyền thoại về luân hồi có giá trị hơn một ông vua Việt tự rời bỏ ngai vàng lên núi tu hành. Trong Phật Giáo Việt Nam thì đây như là một cuộc quảng bá dành thị phần, dành Phật Tử không hơn không kém. Dòng tu nào có tiềm lực kinh tế, có hỗ trợ của nhà nước ắt sẽ dành được nhiều đệ tử cho mình hơn. Bởi vậy những nhà tu hành theo dòng Mật Tông Việt Nam rất nỗ lực, bỏ nhiều tài lực để dựng một hình ảnh hoành tráng, trang trọng và uy nghi đến các Phật Tử qua chuyến thăm của Pháp Vương. Qua đó cũng đánh bóng vai trò của dòng tu mình với Phật Tử nói chung.

Do sự tuyên truyền mập mờ và nhận thức của các Phật Tử Việt Nam. Người ta nghĩ Pháp Vương là một vị có tiếng tăm và ảnh hưởng lớn lắm trên Phật Giáo thế giới, dạng như đức Giáo Hoàng của Thiên Chúa Giáo. Nhưng không, ở bên xứ của ngài, Pháp Vương nhiều như Hòa Thượng của ta vậy. Và đừng quên ở xứ Tây Tạng, lòng người vẫn hướng về vị Lạt Ma lưu vong hơn là những Lạt Ma được sự đồng ý của chính quyền độc tài Trung Quốc.

Chỉ buồn là dòng Thiền Trúc Lâm tuy đã có nhiều vị cao tăng tâm niệm gây dựng lại, nhưng chưa đi đến đâu. Thì kèm với sự quan hệ chính trị hai nước Việt Nam- Trung Hoa có nhiều nền văn hóa khác đang dần lất lướt nền văn hóa Việt Nam.

Ngoài câu '' Bụt chùa nhà không thiêng" ra. Còn có nhiều vấn đề khác nữa đưa đẩy Phật Giáo Việt Nam dần khỏi cái lịch sử huy hoàng của nền văn hóa Phật Giáo Luy Lâu. Một nền văn hóa Phật Giáo có trước Trung Quốc từ rất lâu.

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2008

Chuyện nhà bạn.

Bạn mình ( hay là cô em, con em gì gì cũng được) làm nghề viết. Có đứa con gái lớn 8 tuổi. Tuần trước thấy thiếu thiếu cái gì. Bèn nhân lúc nắng ráo , trời đẹp sinh thêm thằng con nữa cho có nếp, có tẻ. Hay như chồng bạn ý nói '' để ra tòa có cái mà chia''.

Chồng bạn ấy kém mình một tuổi. Lần thứ nhất mình gặp cậu ta trong một buổi rượu ở nhà người khác, lần sau ở nhà mình, lần sau nữa thì ở quán ngoài đường chỗ ga Trần Quý Cáp.

Cậu này trước làm nghề in, tay nghề rất giỏi. Cô vợ làm báo. Chả biết nhà báo mò đến xưởng in hay là thợ in đến tòa soạn lấy bản bông. Nói chung cái lão Tơ cũng kèm nhèm hay rượu. Lão ấy cứ vớ hai đẩu chỉ mà tết với nhau. Như là nhà cái xóc bát đĩa, ngửa tư sấp ba bên nào thì bên ấy được. Kể thì tù mù, sanh chính nhưng cũng có cái hay.

Đêm ấy mình rất cần in mấy hộp các vi dít cho mấy ông đàn anh. Đúng là là là loại đàn anh chuyên bắt nạt, nửa đêm sai đi in các. Đến in lưới đã khó, đằng này đòi in bản kẽm cơ. Bí bách quá chợt nhớ đến chồng cô em. Gọi điện lúc 11 giờ đêm mùa đông thấy bảo chồng em đang uống rượu ngoài ga, anh ra đấy là thấy.

Ra đến nơi thây cơ man là quán nhậu, ngó mãi thấy ông thợ in. Mặt mũi tưng bừng đang hò hét đốc thúc cả hội nhậu chừng chục chú nâng cốc. Ghé vào chưa nói gì cậu ta đã rót chén rượu cho. Nhắm mắt làm một hơi rồi trình bày việc gấp. Cậu ta gật gù.

- Anh làm chén rượu này, bát phở này cho ấm người chắc dạ. Thì mới làm việc được. Đâu sẽ có đó. Anh không phải lăn tăn.

Không lăn tăn. Nửa đêm thế này, các ông anh đang ngồi lo sốt vó chốc lại nhắn tin. Tin nhắn lại nói là '' anh em trông chờ vào khả năng của mày, không có mai họp khách hàng hỏng hết viêc''. Mình kiên nhẫn đợi cậu thợ in khề khà hết tuần rượu này, đến tuần rượu khác. Rồi trong đám đó có người nói.

- Thôi đi đi, để ông anh kia ngồi chờ ông lo đến tái mặt kia kìa.

Lúc ấy cậu thợ in mới chịu dừng. Hai anh em đi lang thang tìm hàng nào để in bản can. Ra đến Hàng Điếu bị nó chặt gấp 8 lần cũng đành chịu. Rồi mò xuống tận Đền Lừ vào tít cái ngõ tìm xưởng in. Xuống đên nơi bản can không chất lượng, lại phải đi tìm bút để tô lại từng nét. Đêm tối tô hỏng mẹ nó cả bản gốc. Lại mò đi lên mạn Hoàn Kiếm tìm chỗ in can. Có chỗ in thì lại không có giấy can, đi mua giấy can ở Lý Thường Kiệt về nhà bạn in nhờ. Chạy lại chỗ xưởng in thì 2 giờ đêm. Bắt đầu phơi bản kẽm chạy màu lần 1. Thì cái hội xưởng in rủ đánh bài chắn ăn tiền. Cậu thợ in nghe thấy vậy xừng xực ngả bài ra chia. Đêm ấy thế nào mà cậu ta toàn ù bạch định, tám đỏ mình cũng ù mấy ván to. Kết thúc hai anh em được hơn triệu rưởi, trả tiền in các hết 120 nghìn. Mình áy náy quá, định bảo cậu ấy trả. Cậu ấy bảo cờ bạc sòng phẳng, làm ăn là làm ăn. Nó định thịt anh em mình không được thì nó chết. Đời là thế.

Cậu ấy trả tiền in các cho mình, xong đưa thêm mình 500. Mình cầm mấy hộp các đã sướng run bần bật, làm gì mà dám cầm thêm tiền nữa.

Ông thợ in chồng cô em ấy lại có máu chơi gà chọi. Vợ chăm chỉ kiếm tiền, chồng thì chỉ chú đầu vào gà. Lần vợ đẻ đứa thứ nhất, trong nhà không có tiền. Vợ bảo bán gà nhất quyết không. Sau con gà ấy lăn ra chết. Sau 10 năm chung sống cô vợ rút ra kinh nghiệm thế này.

- Cứ con gà nào người ta trả giá cao không bán, sau đó thế nào cũng lăn ra chết.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2008

Hà Nội mùa lắm những cơn mưa

Hanoilamnhungconmua.mp3 -
Hà Nội mùa này phố cũng như sông
Cái rét đầu đông, chân em run ngâm trong nước lạnh
Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố
Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng...

Hà Nội mùa này chiều không có nắng
Phố vắng nước lên thành con sông
Quán cóc nước dâng ngập qua mông
Hồ Tây, giờ không thấy bờ...

Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay
Cho đến đêm qua lạnh đôi chân
Giờ đây, lạnh luôn toàn thân.

Hà Nội mùa này phố cũng như sông
Cái rét đầu đông, chân em thâm vì ngâm nước lạnh
Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố
Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng...

Hà nội mùa này người đi đơm cá
Phố vắng nước lên thành con sông
Quán cóc nước dâng ngập qua mông
Hồ Tây, tràn ra Mỹ Đình

Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay
Cho đến đêm qua lạnh đôi chân
Giờ đây, lạnh luôn toàn thân





Thứ Ba, 4 tháng 11, 2008

Tự hào là người Việt qua hành động.

Đề nghị các đồng chí Thảo, Nghị, Nhanh khẩn trương lội nước như thế này để báo chí lấy hình ảnh, tư liệu. Kịp thời phục vụ mục đích tuyên truyền.

Click the image to open in full size.

Các chú đợi đấy, bọn anh vừa tổng kết thành công vụ Tôn Giáo ở Hà Nội. Bây giờ mệt lắm, để mai anh đi. Các chú chr động , đừng ỷ lại các anh. Bọn anh nhiều việc lắm. Riêng bắt tay hỏi thăm hết mẹ nó nửa ngày rồi.

Chủ tịch hết tiền nạp điện thoại.?

trích theo http://dantri.com.vn/Sukien/Doi-my-tom-giua-Venice-cua-Ha-oi/2008/11/258469.vip

Tối qua, 4/11, chúng tôi đã nhiều lần cố gắng liên lạc bằng điện thoại với ông Nguyễn Thế Toàn - chủ tịch UBND phường Tân Mai nhưng máy đều báo không thể liên lạc

Quân của đồng chí Thảo , Nghị chưa có tiền nạp điện thoại. Cho nên dân ngủ ngã xuống nước chết, đưa con đi viện bằng chậu, không có cái ăn. Giá cả leo thang. Nhưng đồng chí Toàn chủ tịch phường đi ngủ sớm với vợ tắt máy hay hết tiền nạp điện thoại. Khi mà mực nước ở địa bàn đồng chí có chỗ sâu 1,5 m. Điện thaọi của đồng chí không liên lạc được.

Mọi khi có chuyện gì, động một tí là các đồng chí lão thành cách mạng, các dồng chí cựu chiến binh, hội phụ nữ lên tiếng gay gắt lắm. Báo, đài đưa tin là các đồng chí ấy bức xúc. Chao ôi ! tiếng nói của các đồng chí ấy mới trọng lượng làm sao. Các đồng chí ấy luôn đại diện cho nhân dân cất lên tiếng nói mạnh mẽ. Lên án những bọn cơ hội chính trị, bọn đội lốt dân chủ, bọn công giáo, bọn thế lực thù địch bên ngoài.

Nay cán bộ chính quyền của các đồng chí làm đã chẳng gì, nói cũng chẳng vào đâu. Trẻ em, người già vì nước mưa đọng trong thành phố mà chết đuối. Các đồng chí lão thành, CCB, hội Phụ Nữ sao mà im re thế. Hay mỗi lẫn nói thế kia các đồng chí có bồi dưỡng 50 nghìn đến 100 nghìn. Lần này ý kiến chả ai cho nên không nói chăng ?

Bây giờ không hỏi ông chủ tịch , bí thư đi đâu. Mà còn hỏi các lực lượng mọi khi to mồm để bảo vệ thành quả cách mạng kia giờ ở đâu mà không cất tiếng nói để các cấp chính quyền cói hành động thiết thực , hỗ trợ cho nhân dân. Hay các đồng chí ấy cũng đồng ý với chính quyền , đây là cuộc diễn tập thôi. Nhân dân chủ động đừng ỷ vào nhà chính quyền.

Nhớ cái vụ cụ Hoàng Minh Chính bị các đồng chí ấy xúm lại chửi bới ở sân bay , khí thế hừng hực. Rồi vụ Toà Khâm Sứ các đồng chí hăm hở đi. Có đồng chí đeo huân huy chương còn nói '' đm Mỹ còn đánh được giờ sợ thằng nào'' giữa đám giáo dân ở Nhà Trung. Rồi vụ công an bắt Trần Khải Thanh Thuỷ các đồng chí bừng bừng lửa giận ném đá theo, phẫn uất gào '' con phản bội đánh chết đi'' nhiều và nhiều nữa

Nhưng khi Trung Quốc lập Tam Sa, khi nước mưa đọng lại thành phố chưa thoát làm chết 20 mạng người. Các đồng chí ở đâu mà lãnh cảm thế, mà vô tình thế.

Hay là mưa to quá, mặt nạ trôi hết cả rồi.

Đại Vệ chí dị

Năm Mậu Tí, đời Vương Mạnh, hiệu Hoà Sản.

Ngập lụt triền miên khắp đất nước. Ở kinh thành là nước ngập đến ngang hông. Nước dâng cao làm chết hàng chục người. Dân kinh thành sống khổ sở, nheo nhóc vì nước lũ.

Phường lái buôn nhân cơ hội ấy mà trục lợi, mớ rau con cá giá gấp chục lần hàng ngày. Kẻ lái buôn tên là Gió ở ngoại thành, nghe tin kiếm được bạc vội vàng vào kinh thành để dò la giá cả, hòng tính kế làm ăn. Vội vàng bất chấp mưa gió từ bên kia sông chèo thuyền sang. Đến giữa dòng thuyền xoay tít không sao đi được, thấy xa xa là núi Tản Viên bèn khấn thầm.

- Thần cho con qua được quả này, con tạ thần mộtcon lợn béo.

Tức thì thuyền ngừng quay, mũi thuyền hướng bờ Nam lao vun vút , nhắm mắt đã thấy bờ.

Lái Gió lên bờ, vào làng Nhô mua con lợn bột mới sinh, dìm xuống nước cho uống đẫy bụng. Hai bên bụng lợn căng phềnh, thả dưới chân núi Tản. Lợn con ặc è chạy. Lái Gió chắp tay khấn.

- Y lời một con lợn béo, thần phù hộ cho con làm ăn khấm khá, sau ắt hậu tạ, không dám sai lời.

Chuyến ấy Lái Gió vào kinh thành, bán thuốc trị tiêu chảy. Do nước ngập lâu ngày, bệnh dịch hoành hành. Thuốc bán chạy lắm. Lái Gió được cả túi bạc nặng. Lòng hớn hở qua sông về nhà. Khi gần về đến nhà thì trời đã tối, ngang qua rặng cây thấy tiếng nói chuyện xì xào, ngoảnh đi khoảnh lại không thấy bóng người. Lòng rất đỗi hoảng sợ lắng nghe thấy tiếng vang vẳng trên cây.

- Người lái buôn nước Vệ kia vừa lừa được cả thần đấy

Lại có tiếng khác.

- Kẻ ấy thế nào cũng gặp hoạ, thần Tản Viên cho hắn về nhà gặp người thân lần cuối mà thôi.

Lái Gió nghe xong, hoảng loạn cực kỳ, ba chân bốn cẳng chạy về nhà. Viết di chúc, dặn dò người thân. Rồi tắm rửa sạch sẽ trèo lên giường đắp chăn. Nằm được một lát bỗng nhỏm dậy sai người chạy đi mời ông từ giữ đền Tản đến.

ông từ núi Tản đến nơi, thấy Lái Gió đã yếu lắm rồi.. Ông bắt mạch xong nói.

- Bệnh này do gian dối mà ra, nay chất hàn đã nhiễm tận xương tuỷ, chả mấy mà chết.

Lái Gió nghe xong, mới bật dậy cười ha hả nói.

- Ta mời ông đến không sai, nếu ông nói thế mệnh ta còn lâu mới chết.

Cả nhà đang chuẩn bị hậu sự cho Lái Gió đều ngạc nhiên, ông từ hỏi.

- Mày lừa cả thần mà nói không bị phạt ư ?

Lái Gió cười ngặt nghẽo nói.

- Lừa thần có con lợn mà chết thì thiên hạ này chết hết rồi. Xin hỏi ngài, kẻ nào chức càng to, lừa càng to, tội càng to đúng không ?

ông Từ gật đầu, Lái Gió tiếp lời.

- Ngày nay cả nước Vệ này là nước lừa, triều đình dâng lễ tổ Hùng Vương bằng bánh trưng, bánh dầy giả. Trước mặt cả thiên hạ mà dám lừa ,nào bị làm sao. Cớ gì ta lại bị , nay có danh sách này của những kẻ lừa thần, dối tổ tiên. ông mang về cho thần xem. Nếu giết hết lũ ấy thì Gió này có chết cũng cảm phục cái ân uy của thần.

Ông Từ cầm danh sách Lái Gió đưa ra về. Lái Gió nhỏm dậy, xỏ guốc đi lại nhởn nhơ. Pha chè mòi hàng xóm đến uống. Có người hỏi.

- ông không sợ sao ?

Lái Gío cười đáp.

- Cứ như ta suy thì hành pháp nước Vệ điều tra xem xét danh sách ấy mất 1000 năm, thần có nhờ Nam tào, Bắc đẩu, Diêm Vương cũng mất 100 năm. Huống chi khi xét đến tội lại phài dò con nhà ai, cháu nhà ai nữa thì thời gian không sao mà biết được. Mà đời ta đâu có sống được quá 50 năm nữa.

Lại nói đến ông Từ núi Tản. Mang tờ đơn của Lái Gió về, qua sông sóng nước trùng trùng, ba ba, thuồng luồng vũng vẫy dữ dội. Trong bóng nước mịt mùng thấy Thuỷ Tinh cầm đinh ba cưỡi sóng lướt đi, dáng đầy kiêu hãnh. Thuỷ Tinh thấy ông Từ mới hỏi

- Này bằng hữu, lâu quá không gặp. Cô ấy vẫn mạnh khoẻ chứ, mà sao bằng hữu lại đóng giả ông Từ đi đâu thế.

Sơn Tinh tức ông Từ nói

- Ta đi xem dân Vệ lòng dạ thế nào mà lừa cả thần , đang dò xét định tội để trừng phạt răn đe kẻ khác đây.

Thuỷ Tinh cả cười mà nói

- Chẳng phải dân vệ từ đời tổ tiên đã lừa đấy thôi sao ?

Sơn Tinh

- Tổ tiên lừa từ bao giờ ?

Thuỷ Tinh cười nhạt nhắc.

- ông không nhớ vụ thách cưới à,? Ông liệu có tra được đến mấy nghìn năm hay không. Giờ nước Vệ đang ổn định. Người dân sống trong cảnh thanh bình, thoải mái làm ăn. ông làm thế là gây xáo trộn, xét lại quá khứ. Cứ như tôi đây này, chuyện cũ ông với tôi giờ tôi cũng không nhắc tới. Hướng tới tương lai. Hiện nay không phải là mùa làm ăn của tôi đây sao? Ông mà điều tra thì đến ngọn rau cũng chả còn ai cúng cho ông. Thà có con lợn nhỏ còn hơn là không có. Nay việc dưới nước tôi có phần của tôi, việc trên cạn ông có phần của ông. Chúng ta chia nhau mà hưởng có phải lợi không ?

Sơn Tinh nghe xong thần người ra. Đoạn thò tay vào túi lấy tờ đơn của Lái Gió ngầm vò nát đi.

IMG_5777.jpg

Dân kinh thành ngập lụt nheo nhóc, tiếng kêu ai oán. Quan tổng trấn kinh thành.

- Chúng mày lười lắm, không chịu bảo nhau lấy gầu đoàn kết mà múc đổ ra sông. Kêu cái gì mà kêu.

Cả kinh thành nghe thấy đều phẫn nộ, việc ấy đến tai triều đình. Quan tổng trấn cả cười mà nói giữa bàn nghị sự.

- Chúng tức thì làm được cái gì, chủ trương đâu đã vào đó rồi. Vừa rồi các thần gặp nhau bàn ở sông các ngài không thấy sao ?

Trêìu đình hỉ hả gật đầu

- Ừ các thần trên kia đã chủ trương thế, chúng ta cớ gì mà phải lo lắng. Đúng là bọn dân đen, ngu thế không biết. Trời có lúc nắng. lúc mưa. Đợi đấy vài hôm thì mưa tạnh, kêu gì lắm thế.

Họp xong ra nghị quyết.

- Bất cứ kẻ nào nhân dịp mưa bão mà báng bổ triều đình, đều ghép vào tội phản nghịch. Bắt ngay tại chỗ. Còn việc phòng chống lụt lội đã có các cơ quan chức năng, ban ngành nghiên cứu tìm cách đối phó. Tạm thời nhân dân chủ động khắc phục khó khăn.

Nhân dân nước Vệ nghe lời, bảo nhau lấy gầu, xô , chậu múc nước tát ra sông. Khổng Phu Tử đi qua thấy vậy khen.

- Không ở đâu dân lành như dân Vệ.

Học trò là Tử Cống đáp

- Dân Vệ lành, nhưng người Vệ không thật.

Tử Lộ nói

- Bao giờ người Vệ thật, họ sẽ không lành nữa

Khổng Tử chốt hạ

- Họ còn lành thì còn không biết cái thật .

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2008

Nhân dân quan liêu.

Người đầy tớ trung thành của nhân dân Hà nội vào những ngày mưa bão vừa qua đã dũng cảm vạch trần tệ quan liêu, ỷ lại của bọn giai cấp làm chủ.

Bí thư Hà Nội: "Thiên tai thì không tính trước được"

"Kinh nghiệm tốt nhất vẫn là huy động chính sức dân và huy động tại chỗ. Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm"- Từ Mỹ Đức - Hà Nội, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị trao đổi với VietNamNet qua điện thoại chiều 2/11.

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/11/811500/

Đề nghị phát huy học tập tinh thần nói thẳng, nói thật của đầy tớ nhân dân, uỷ viên BCT đồng chí Phạm Quang Nghị.
Bọn nhân dân quan liêu, thụ động, ỷ lại là một ý thức cần lên án từ rất lâu. Lúc nào chúng cũng mong chờ Đ và Nhà Nước ta ra tay. Tại sao chúng là chủ mà chúng không chịu vận động khắc phục hậu quả.
Một bọn chủ mà chỉ ỷ lại đầy tớ như thế này, báo ao đất nước không phát triển được.
Hoá ra bây giờ mới nhận thức, nước Việt này nghèo khổ là do bọn nhân dân làm chủ, giá như để cho Đảng của đồng chí Phạm Quang Nghị làm chủ có phải là tốt hơn không. Nhân dân chỉ lên đóng vai trò làm đầy tớ lãnh đạo.