Thứ Hai, 31 tháng 3, 2008

Yêu quê hương Việt Nam...

Yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn .

user posted image


Cái tile này đi theo mình từ dạo ấy. Đã 5 năm trôi qua. Mình đã có vợ và một cậu con trai. Thằng con trai bám bố lắm. Buổi tối bố làm thêm chưa về, nó bắt mẹ đưa đến chỗ bố làm. Nó đến phòng làm việc của bố, thấy bố lách cách bàn phím, chốc lại vớ cái bút hý hoáy trên giấy. Nó ngồi cái bàn đối diện loay hoay làm y hệt bố. Miệng nó giải thích.

- Tí Hớn làm việc cho bố đấy.

Mai kia nếu Tí Hớn lớn,nó sẽ thấy cái tile của bố. Nó sẽ nghĩ tại sao bố mình nhiều chữ, lại chọn cái tile đơn giản như vậy. Thích uống trà mạn thì đúng rồi vì bây giờ Tí Hớn đã biết vậy, mỗi lần bố uống nó lại láu táu đòi cầm cái ấm rót trà cho bố. Còn yêu quê hương Việt Nam, lại là tất nhiên ,vì không yêu bố Tí Hớn chả dở hơi viết những bài để đến nỗi công an gọi lên hạch sách, bắt làm giấy tờ này nọ.

Nếu Tí Hớn hỏi về cái tile, bố sẽ nói .Đấy là của cô người yêu cũ làm cho bố.

Đôi khi mẹ Tí Hớn hỏi, bố có yêu cô ấy không. Bố gật đầu. Mẹ Tí Hớn chỉ thắc mắc là tại sao bố yêu cô ấy, cô ấy cũng yêu bố mà hai người không lấy nhau. Cuộc đời có số phận con ạ. Bố bảo mẹ đừng nên bao giờ ghen với cô ấy. Cô ấy là người rất tự trọng, khi biết bố cưới mẹ con. Cô ấy khóc nức nở than một câu làm bố trách mình suốt đời,và sau đó cô ây chẳng bao giờ gặp bố nữa.

Trong số người Friends ở blog này, có mấy thằng chó là bạn của bố mẹ con. Thế nào chúng nó cũng bép xép với mẹ con khi thấy bố viết về cô người yêu cũ của bố. Nhưng chẳng lẽ 5 năm nay. Bố viết ti tỉ thể loại , mà bố không viết về cô ấy đôi dòng bố cảm thấy áy náy lắm.

Cô ấy hiền dịu, nấu ăn ngon. Làm ở một ví trí cao của công ty lớn. Cô ấy cũng khá đẹp.

Hồi ấy bố làm thợ hàn, bố viết về những đêm trắng bố làm việc. Ánh hồ quang nhoang nhoáng soi sáng cả góc trời. Khi cô ấy ở trên một chuyến bay quốc tế về Hà Nội. Ban đêm khi máy bay sắp hạ cánh đến thành phố. Cô trông thấy ánh lửa hàn từ dưới đất. Cô xuống sân bay gọi cho bố và nói - em vừa về nước, mới xuống sân bay, ban nãy em nhìn thấy ánh lửa hàn. Đang hỏi không biết có phải anh đang làm không.? Từ ấy cô và bố yêu nhau.

Chuyến ra nước ngoài lần sau, cô ấy mang thuốc thấp khớp về làm quà cho bà nội con, cô về quê thăm cụ ngoại. Hàng ngày cô ấy gọi điện dặn bố phải ăn những gì để đảm bảo sức khỏe.

Thế rồi bố đột ngột bỏ đi một thời gian dài. Sau này lấy mẹ con bố mới báo tin cho cô ấy biết. Khi nào con trưởng thành bố sẽ kể cho Tí Hớn nghe. Vì sao bố làm vậy.

Bố sẽ luôn dùng cái tile này - yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn- đó là kỷ niệm của cô ấy với bố. Tất cả chỉ còn dòng tile ấy mà thôi.

Dân tộc dã man

Dân tộc nào dã man nhất, chẳng ai nhận, chẳng ai nói vì động chạm đến tính dân tộc của người khác. Trừ những lúc binh đao xô xát thì người ta mới miệt thị tính dân tộc của nhau. Từ đế chế Nguyên Mông đến các đạo quân chinh phục của Alecxandre,Lã mã, Phát xít Đức, Nhật và gần đây là Khơ Me Đỏ hay thời đại Xtalin.

Qua sách báo, tuyên truyền tưởng rằng sự dã man, tàn khốc là giống nhau. Nhưng để ý kỹ thì thấy có điểm khác nhau về đối tượng bị hành xử. La Mã, Nguyên Mông, Nhật, Đức..không đối xử tàn bạo với dân tộc của mình. Mà chỉ đối xử tàn bạo với dân tộc khác. Không như Trung Quốc, Nga Xô, Triều Tiên, Cămpuchia....

Những biện pháp coi là dã man xảy ra thường vào thời kỳ chiến tranh,loạn lạc. Khó có thể qua đó mà kết luận cho cả dân tộc. Vì thực chất ở chế độ phong kiến hay quyền lực độc trị thì việc hành xử dã man lại do chủ quan của người lãnh đạo. Nước Đức, Nhật, Mông Cổ, Nga Xô..ngày nay không còn sự độc tài cai trị. Vậy không thể kết luận các dân tộc này dã man, mà chỉ có nhất thời tại thời điểm quyền lực bị độc quyền mà thôi.

Dân tộc dã man nhất, là dân tộc trong thời bình, thời tập trung phát triển kinh tế mà hành xử giữa những người trong dân tộc ấy với nhau không còn tính người nữa. Đó là dân tộc nào ?

Mong rằng với 4000 năm văn hiến, dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc như vậy.

Chúng ta có thể thấy một vụ tai nạn , người bị nạn máu me bê bết, nằm thoi thóp. Một số xe ô tô đi qua thật nhanh vì sợ bị chặn lại chở người đi cấp cứu. Mất thời gian và phiền phức cho người chở hộ đi.Chúng ta thấy móc túi trên xe buýt giữa bao nhiêu con mắt quay đi, vì sự bị liên lụy.

Cho chất hóa học độc hại vào thực phẩm để đảm bảo lợi nhuận từ rau cỏ, thịt thà đến cả sữa cho trẻ em sơ sinh. Tranh giành , chen lấn để vượt nhau khi tắc đường. Trên xe công cộng đừng hòng có chuyện nhường ghế cho bà già, phụ nữ mang thai. Nếu có chỉ xảy ra 2 trong số 100 trường hợp. Vụ cháu bé ở quán phở Thanh Xuân bị hành hạ hơn mười năm. Chủ quán dã man đã đành nhưng còn bao nhiêu người dân ở đó thờ ơ. Công an, bác sĩ,nhà giáo, quan chức ..những nghề cần đạo đức nhất thì lại là những nghề bị đồng tiền làm cho thoái hóa nhất.

Chúng ta đọc báo thấy ở Mỹ có vụ thảm sát này nọ, hãy nhìn động cơ và con người chủ thể phạm tội. Hầu như đều bị vấn đề thần kinh . Còn ở ta thảm sát hiệu vàng, hiệu sửa xe máy, khách sạn.. chỉ vì tiền. Có thể vì vài chục nghìn mà đâm chết cụ già 70, hoặc cái dây chuyền vàng tây giá vài trăm nghìn, hoặc bữa nhậu, cái nhìn đểu, câu nói tức khí...tất cả đều dẫn đến những hành động vô nhân tính.

Ấy vậy mà chúng ta lại có nhiều chương trình nhân đạo, lắm tổ chức từ thiện nào là Tấm Lòng Vàng, Vì người nghèo, học sinh nghèo, nhà tình nghĩa... truyền hình, báo chí đứng ra tổ chức liên miên. Vì chúng ta có những trò từ thiện này, cho nên dân tộc Việt Nam ta không thể là dân tộc gọi là dã man.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2008

Bức Hình Độc Đáo




Một người đàn ông Hy Lạp đã luồn lách hàng rào an ninh và chạy đến đằng sau chủ tịch ban tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh Liu Qi khi ông ta đang phát biểu hôm thứ hai vừa rồi. Hình ảnh và lời tường thuật về người phản đối đang trương ra một biểu ngữ màu đen – các vòng tròn Thế vận được thay thế bằng các còng tay -- xuất hiện khắp nơi trên thế giới trên các tờ báo, trang mạng và các chương trình truyền hình, nhưng lại không có ở Trung Quốc.

Nguồn: Sun Media News Services

bỏ trốn, đào ngũ hay phản bội






Chưa tìm được tung tích 3 VĐV vật bỏ trốn
09:08' 28/03/2008 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hôm qua (27/3), lãnh đạo Vụ thể thao thành tích cao I (Tổng cục TDTT, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) đã tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của BHL ĐT vật VN về việc để 3 VĐV Dương Đình Nam, Nguyễn Văn Phong và Nguyễn Doãn Dũng bỏ trốn tại Hàn Quốc ngày 24/3 vừa qua. BHL đã nhận toàn bộ trách nhiệm và bị lãnh đạo Vụ thể thao thành tích cao I nghiêm khắc phê bình. Hiện nay, cảnh sát Hàn Quốc vẫn chưa tìm được tung tích của 3 VĐV bỏ trốn.

Ngày 23/3 vừa qua, sau khi kết thúc giải vật VĐ châu Á, trên đường từ đảo Jeju về sân bay Incheon (Hàn Quốc), ĐT vật VN với 9 thành viên (6 VĐV và 3 HLV) đã bất ngờ phát hiện thiếu mất 2 VĐV là Đình Nam và Văn Phong khi làm thủ tục. Vài giờ đồng hồ sau đó, lợi dụng việc ĐT vật VN phải ở lại sân bay Incheon để chờ chuyến bay về VN, đến lượt VĐV Doãn Dũng cũng bỏ trốn mà không hề cầm theo hộ chiếu.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra chuyện VĐV vật VN bỏ trốn tại Hàn Quốc, bởi năm 2002 cũng đã có trường hợp 3 VĐV vật "mất tích" sau khi tham gia thi đấu tại Hàn Quốc. Theo tường trình của BHL, trong suốt thời gian diễn ra giải, hộ chiếu của các VĐV đã bị thu lại để phòng hờ bất trắc, nhưng cuối cùng vẫn xảy ra chuyện vào sát giờ lên đường, khi các VĐV được nhận lại hộ chiếu để làm thủ tục xuất cảnh.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, BHL đã liên hệ với cảnh sát Hàn Quốc và cung cấp hồ sơ của 3 VĐV Đình Nam, Văn Phong và Doãn Dũng để nhờ họ truy tìm tung tích của 3 VĐV này. Lãnh đạo Vụ thể thao thành tích cao I khẳng định sẽ đưa ra hình thức kỷ luật thích đáng với 3 VĐV này khi họ bị trục xuất về nước để làm gương cho các VĐV khác.

Còn về vai trò của BHL ĐT vật VN, trước mắt Vụ thể thao thành tích cao I mới chỉ tiến hành phê bình nghiêm khắc vì đã không quản lý sát sao VĐV, nhưng kết luận cuối cùng còn phải chờ ý kiến của lãnh đạo Tổng cục TDTT cũng như lãnh đạo Bộ Văn hoá Du lịch và Thể thao.

  • V.P

--------------------------------------------------------------------------------------------------


Thật đáng trách, tại sao các vận động viên này đã được Đảng và nhà nước chăm lo , bồi dưỡng, tạo mọ điều kiện để phát triển tài năng. Lại ăn phải bả của bọn tư bản, cam tâm bỏ trốn làm thân lưu vong sống chui lủi xứ người. Bỏ lại đất nước Việt Nam CNXH phồn vinh, dân chủ, hạnh phúc đã ưu ái cho họ ?

Entry for March 28, 2008

Từ hôm em Vân Anh ở PA25 đến công an phường mình làm việc về đối tượng chính trị phức tạp. Mình ngoan hẳn đi, chăm làm việc. Không giao du, viết lách gì nữa.

Trông cái đống hồ sơ về Người Buôn Gió dày cộp nghĩ mà kinh. May bây giờ còn đỡ, chứ cách đây hai mươi năm thì chỉ cần 2 tờ hồ sơ cũng đi cải tạo mấy bọp ( chữ của Bùi Ngọc Tấn nói về thời gian giam giữ).

Mẹ kiếp, mình chỉ viết loăng quăng, dăm ba cái bức xúc nhỏ nhoi. Thế mà đã thành đối tượng chính trị. Trong khi đầy nhan nhản các blog khác viết thẳng thắn, dã man hơn thì chả thấy vấn đề gì.

Hay các đồng chí an ninh văn hóa nhà ta, bây giờ nhìn đâu cũng thấy thành phần phức tạp, nguy hiểm. Nói thật chứ loại như mình thì hằng hà , vô số trên mạng.Chỉ cần đảo qua blog thôi là ra cả đống. Không biết các đồng chí có quản hết chỗ đó chặt chẽ như quản mình không nhỉ


Nhờ Những tấm lòng vàng

TB vừa mới nhận được tin của người bạn cho hay:



Tại Khoa Nhi bệnh viện Ung Bướu (số 3 Nơ Trang Long, Sài Gòn) hiện nay có 2 bé bệnh nhi ung thư đang trong cơn nguy kịch. Nếu bạn hoặc người quen có nhóm máu B (đặc biệt là nhóm máu hiếm) và nhóm máu O, xin hãy gọi vào số 0913804883 gặp Tố Oanh (dự án Ước Mơi Của Thúy) để biết thêm chi tiết. Năn nỉ mọi người giúp giùm vì mạng sống của 2 bé chỉ còn tính bằng phút giây mà thôi.



Tiếc rằng TB tui thuộc loại máu A nên không giúp gì được. Xin chờ người hảo tâm khác vậy.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2008

Một tỷ phú Insdonesia từng tung tiền vận động TT Clinton bãi bỏ cấm vận Việt Nam

Những tài liệu được phổ biến liên quan đến thời gian bà Nghị Sĩ Hillary Clinton còn làm Ðệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ cho thấy cả hai ông bà đều có liên hệ chặt chẽ với một nhà tỷ phú Indonesia chủ trương bỏ cấm vận để làm ăn với Hà Nội.



Tài liệu cho thấy, với những khoản tiền khổng lồ đóng góp vào quỹ tranh cử cho Tổng Thống Bill Clinton, nhà tỷ phú Mochtar Riady của tập đoàn Lippo đã đến thủ phủ Little Rock của tiểu bang Arkansas, ngồi chung bàn với bà Clinton hồi 1993 trong bữa tiệc vinh danh “Người Phụ Nữ Tài Ba Nhất Tiểu Bang Trong Năm”. Ðúng năm ngày sau bữa tiệc được tổ chức tại Excelsior Hotel, ông Riady viết một lá thư riêng dài bốn trang gửi Tổng Thống Clinton, trong đó kêu gọi bãi bỏ cấm vận với Hà Nội kèm theo giải thích mở rộng thương mại “sẽ đem lại đổi mới chính trị ở Việt Nam”.



Sáu tháng sau đó, tập đoàn Lippo là công ty tầm cỡ quốc tế đầu tiên mở hai văn phòng đầu tiên ở Hà Nội và Sài Gòn, và cũng đúng sáu tháng sau nữa ông Clinton quyết định bỏ lệnh cấm vận từng được áp dụng từ năm 1964 với chính quyền Cộng Sản Việt Nam. Tất cả những chi tiết về sự kiện chính trị quan trọng đối với quốc gia thù địch cũ đều bị Tòa Bạch Ốc giấu kín, cho mãi đến tuần rồi khi 11,064 trang chi tiết các hoạt động của bà Clinton được phổ biến theo luật Tự Do Thông Tin (Freedom of Information), buộc phải cung cấp các chi tiết liên quan đến những nhân vật lãnh đạo cho người dân biết.



Trước khi lá thư được đặt trên bàn vị tổng thống Hoa Kỳ, tập đoàn thương mại Lippo với tài khoản lên đến 12 tỷ dollars do ông Riady lãnh đạo đã có quan hệ chặt chẽ với ông bà Clinton, bằng những khoản tiền khổng lồ đóng góp vào quỹ tranh cử 1992, đồng thời theo giới thạo tin ở Washington, tập đoàn thương mại nêu trên còn cam kết sẽ cho vay 3 triệu dollars trong trường hợp Ủy Ban Vận Ðộng Tranh Cử Bill Clinton thiếu tiền hoạt động. Trợ giúp về tài chánh đã tạo cơ hội cho ông Clinton thắng cuộc bầu cử sơ bộ ở tiểu bang New York, mở đường cho ông tiến vào Tòa Bạch Ốc sau đó. Tài liệu ghi rõ ông bà Riady được xếp ngồi chung bàn danh dự với Ðệ Nhất Phu Nhân Hillary, và trong danh sách khách mời còn ghi chú hai ông bà Riady “đóng góp nhiều tiền vào quỹ tranh cử” (nguyên văn: “giving large donation”).



Tại Washington, văn phòng vận động tranh cử cho bà Clinton nói ông Riady đến Little Rock với mục đích “để chúc mừng bà nhận giải thưởng” và sau đó ông bà khách quý tặng cho quỹ từ thiện “March of Dimes” 50,000 dollars. Các viên chức thân cận với bà nghị sĩ đang hy vọng trở thành tân tổng thống Hoa Kỳ từ chối trả lời câu hỏi trong bữa ăn, bà và ông Riady có bàn luận về chuyện bỏ cấm vận với Việt Nam hay không.



Trong thời gian ông Clinton làm tổng thống, tập đoàn Lippo bị Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ điều tra vì những hành động sai trái liên quan đến số tiền ép buộc nhân viên làm việc cho cơ sở của công ty ở Hoa Kỳ phải đóng góp vào quỹ vận động tranh cử cho đảng Dân Chủ, và sau đó được công ty mẹ bồi hoàn lại, điển hình LippoBank California nhìn nhận 86 tội danh trong vụ án này, và con trai của ông Mochtar Riady tên là James Riady phải đóng số tiền phạt 8.6 triệu dollars. Một nhân viên cao cấp khác của tập đoàn Lippo là ông James Huang cũng bị liên lụy trong vụ này, và bị tòa liên bang tuyên án 1 năm tù treo cộng với 10,000 dollars tiền phạt. Theo tài liệu nộp trước tòa án liên bang, khoản tiền trả lại cho nhân viên được đưa từ Indonesia sang dưới dạng 780,000 tiền thưởng công ty tặng riêng cho ông James Huang.



Tài liệu lưu trữ của Bộ Tư Pháp và Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội Liên Bang còn cho thấy tập đoàn Lippo tìm đủ mọi cách để tiếp cận với các viên chức cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ cũng như ở các nước khác, cũng như gài người vào trong những chính phủ với mục đích kiếm lợi nhuận về đầu tư, thương mại. Tại Hoa Kỳ, người được chỉ định làm công tác này chính là ông James Huang, hồi tháng 12 năm 1993 bỏ vai trò nhân viên cấp cao của Lippo với mức lương 120,000 dollars một năm - chưa kể phụ cấp đặc biệt - để về làm phụ tá Tổng Trưởng Thương Mại cho chính phủ Clinton, lãnh có $60,000/năm. Nhưng viên chức - yêu cầu giấu tên - từng làm việc chung với ông Huang nói ông ta là người “hăng say đề nghị cũng như cổ vũ phải bỏ cấm vận Việt Nam”.



Ðến năm 1995 - sau khi Tổng Thống Clinton đã đồng ý bỏ cấm vận Việt Nam như lời ông đề nghị - ông James Huang rời Bộ Thương Mại về làm việc cho Ban Vận Ðộng Quyên Tiền của đảng Dân Chủ. Tổng cộng một mình ông quyên được 3 triệu dollars, nhưng đảng Dân Chủ phải trả lại cho những người tặng hết 1.6 triệu vì tiền quyên bất hợp lệ hoặc nghi ngờ không đúng với thủ tục được pháp luật Hoa Kỳ quy định.



Cũng theo tài liệu đệ nạp cho tòa, công tố liên bang nói rằng một trong những kế hoạch tập đoàn Lippo đưa ra là phải vận động thành công để Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận Việt Nam.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2008

Thư gửi em Vân Anh xinh tươi

Em Vân Anh xinh tươi ơi! Hôm nay thứ bảy, trời mưa rất tâm trạng. Không biết nghề nghiệp có khiến em bị khó khăn khi anh ngỏ lời mời em đi uống cà fe không. Nếu được thì em gọi điện cho anh nhé. Anh dùng cái số cũ đấy.

Nếu anh không mời được em đi uống cà fe, anh sẽ xóa khoảng 200 cái Friends trong danh sách. Chỉ để lại những bạn bè tin tưởng chế độ cho đọc. Như vậy em sẽ bớt đi một phần công việc phải không?




Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2008

Tôi bước đi...

Phố vắng ở Hà Nội - VIET NAM - IMG2E1NRKPVEJ.jpg


Một góc Hà Nội trong thơ Trần Dần

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2008

Thơ viết gửi mẹ ( trích trong ĐTTN)

Thằng bé nhà bên đặt trùng tên
Mẹ nó gọi
Mẹ con giật mình, thảng thốt
..con à, chốn đó sống sao con ?

Kinh giải hạn mẹ tụng dài hơn nữa
Tiếng Di Đà như lay cả rèm thưa
Tuần nhang hết, tuần nhang sau tiếp nối
Trong khói nhạt nhòa, dáng Phật vẫn trầm tư


Con bất hiếu, bảy trăm chiều biệt xứ
Để mẹ đêm nào cũng trĩu nặng ngóng xa xăm
Thôi đêm nay mẹ hãy dừng câu kệ
Trời định rồi
Tượng Phật dẫu nghìn tay.

Thời gian ơi ! đi nhanh như giấc mơ
Cho thư con viết từ nơi xa ấy
Không đượm buồn, đẫm nhớ tuổi hồn nhiên.

Và hôm nao hạn trời con qua hết
Ơ mẹ kìa!
Tượng Phật sáng hào quang

( viết tại......năm 1996- ký tên 3790Q)

Hôm nay nhờ cậu Giang nhắc, mới nhớ lại những gì mình viết đã lâu. Pos lại đây thỉnh thoảng đọc ngẫm nghĩ vậy

Hồi nhỏ tôi thấy từ đầu đến cuối ngõ nhiều xe xich lô,xe ba gác,xe bò.Mấy nhà tương đối tậu bò để kéo gạo cho cửa hàng lương thực,thành lập hợp tác xã vận chuyển.Còn người không có thì đóng chiếc xe ba gác bằng gỗ,kiểu như xe cải tiến ngày nay nhưng to hơn gấp đôi.Kéo chiếc xe ba gác này là một bà già chừng 60 tuổi,thế nào từng ấy tuổi mà da dẻ bà vẫn đỏ au,con trai bà là đi bộ đội hy sinh trong trận Mậu thân 1968.Trong căn nhà tuềnh toàng của mình,đồ đạc đều nhuốm màu thời gian từ cái rế đến bộ bàn ghế,phôi phai theo sự khó khăn manh áo miếng cơm của gia chủ.Chỉ có mỗi cái giấy Tổ quốc ghi công mà họ tên người có công được ghi bằng những dòng chữ bay bướm,tài hoa.treo trang trọng trong khung kính,lấp lánh dưới sự phản chiếu của ngọn đèn đỏ đung đưa giữa nhà.Bà cụ kéo trấu và củi thuê cho mọi nhà.Ngày ấy mọi nhà trong ngõ tôi đều đun nấu gần hết bằng bếp trấu,cái bếp bằng sắt tây mỏng tang,người ta nhét cái chai thuỷ tinh vào giữa và nhồi trấu xung quanh thật chặt,sau khi mắm môi mắm lợi lèn,rút cái chai ra thật khéo léo,nếu không trấu sẽ đổ ụp.Còn củi toàn lại củi kiểu đề xê của nhà máy gỗ dưới Bạch Đằng,đôi khi vớ phải gỗ thông già khi đốt lên thơm nồng khắp xóm.

Bà cụ sống một mình,về sau có bà cụ nữa bán bánh dày rong đến ở cùng.Cụ kéo xe thì hay chửi bới bọn tôi,vì chúng tôi thường xuyên leo lên xe cụ nghịch ngợm.Cụ bán bánh dày thì lại rất yêu chúng tôi,hình như mỗi hôm nào bán được hàng cụ hay cho bọn trẻ chúng tôi nhữ gói bỏng ngô

Hai bà cụ chăm sóc nhau,có lần chiếc xe ba gac bỏ mãi ngoài ngõ,mưa nắng dãi dầu đến nỗi từ thân xe,những chỗ chớm mục mọc lên những cây nấm trắng li ti.Lúc này chúng tôi mới tự hỏi nhau bà Pháo đâu rồi nhỉ? Bọn trẻ chúng tôi lén lút bám đuôi nhau như những người lính trong phim Liên xô ngó vào nhà bà.Một chiếc màn xô trắng giăng trong góc tối,giữa ngôi nhà lạnh lẽo vì thiếu hơi người làm bọn tôi hoảng sợ,một mùi tanh tanh toát ra,cái mùi của ẩm ướt và xú uế

Hoá ra bà kéo xe ba gac ốm,còn bà Năm người bán bánh dày rong thì đã về quê ở với cháu ngoại.Người lớn trong ngõ nhọc nhằn chạy vạy những bữa cơm thường ngày không hơi đâu để ý đến bà.Hôm liệm xác người quắt queo,ông Thân cạy mãi miệng bà mới nhét được mấy đồng xu cho bà trả tiền đò qua suối vàng,đám tang của bà lặng lẽ đi trong nắng hè rực rỡ.Không biết nếu những cây nấm không mọc trên cái xe của bà,thì bà còn nằm ở trong cái màn xô đó bao lâu.


ai mươi năm trước.Người ta không bán hàng nhiều như bây giờ.Ngõ chỉ chộn rộn người vào buổi chiều,đến 8 giờ tối là vắng hoe.Buổi trưa chúng tôi chơi đá bóng giữa ngõ,quả bóng bằng nhựa vằn vện to bằng bát ăn cơm.Phải biết phân biệt giữa bóng mậu dịch và bóng gia công,bóng mậu dịch bền và mềm hơn. Cái thứ bón gia công cứng nhắc,chỗ dày chỗ mỏng khi sút bóng cứ đi hình cong cong chả biết đường nào mà lần ,đã thế còn hay rách,trẻ con chúng tôi quần đùi ,chân đất cởi trần giữa trưa,chạy ầm ầm,hò hét huyên náo.Khi nào khát nước ra máy công cộng cúi gập người ngửa cổ uống,sau đó thì cởi truồng tắm .Chẳng cần phải đợi ráo mồ hôi.

Những hôm không đá bóng,cả lũ chúng tôi kéo nhau đi trèo me ,sấu ở quanh cung thiếu nhi.Thưở ấy ve sầu ở Hà Nội kêu váng tai ,tôi bao giờ cũng đảm nhiệm việc trèo lên cây đầu tiên,cành sấu khô và ròn,tôi chỉ lựa những cành nhỏ rồi bẻ gẫy vứt cho bọn ở dưới.Được kha khá thì mang ra chợ Hàng Bè bán cho mấy bà hàng rau muống cũng đủ tiền mua bóng.Mỗi lần xuống cây,hai túi quần nhét đầy ve sầu,mồm rau ráu nhai sấu chín.Tôi chia cho đám bạn những con ve có đôi cánh mỏng tang ,trong suốt và cái thân hình béo múp mập mạp,hình như bọn ve hút nhựa cây sống thì phải.Bọn tôi liệt chúng vào laọi phá hoại,chúng để dành cho gà ăn bồi dưỡng.Mấy ông viết báo Thiếu niên tiền phong thì cứ ca ngợi chúng là những ca sĩ của mùa hè Hà Nội.Nhưng với bọn tôi cái lũ phá hoại cây cối ấy đã ăn còn kêu nhức cả đầu này phải đáng cho gà ăn.Đấy chắc chỉ là lý do một phần thôi.Phần lớn trong những năm tháng gạo châu ,củi quế.từng hạt cơm vãi ra được nhặt lên cẩn thận dùng vào việc nuôi gà dành cho ngày Tết hay giỗ thì những người nghệ sĩ thiên nhiên này phải dùng vào việc gì thiết thực hơn.

Tôi có thú hay trèo lên mái nhà và trèo hết từ mái nhà nọ sang nhà kia,thằng hay trèo cùng tôi là P.Đó là thằng con lớn của bà chủ họ,lúc này thì bố nó làm nghề khắc bút chỗ rạp múa rối nước góc Bồ hồ bây giờ.còn bà chủ họ ngày ấy là một công nhân của hợp tác xã làm cân,chăm chỉ cần mẫn.

Buổi trưa trong ngõ ai đi làm thì không có ở nhà,còn những người nghỉ trưa ở nhà thì tranh thủ ngủ.Vô tuyến đâu có nhiều,vả lại nếu có thì cũng phát sóng vào buổi tối mà thôi.Những mái nhà đối với chúng tôi là cả một thế giới huyền bí,hoang sơ ,như những vùng đất chưa ai đặt chân tới.Trên những mái ngói ta từng đám rêu mịn và dày mọc khắp nơi,bụi đất đọng lại trên mái làm chỗ sinh sống cho loài cây thài lài hay lá bỏng.Chúng tôi vặt lá cây lá bỏng lau qua quýt rồi chấm muối ăn.Phải thành thật nói rằng với một bát cơm rang ít mỡ và hai bữa chính hầu như toàn rau muống luộc chấm tương ,cà pháo.lạc rang,đôi lúc có thịt ba chỉ kho dừa mà mỗi miếng thịt bé bằng nửa bao diêm mỏng không thể mỏng hơn, được kho với chục miếng dừa thái ngón tay.Những bữa ăn như vậy làm chúng tôi luôn thấy nhạt miệng,lá bỏng ,lá sấu,lá dâu da xoan đều chấm muối ăn tuốt.Còn dãy bàng ở phố bên ngày nào cũng được thanh sát kỹ càng,ăn hết cùi còn vác gạch đạp nhân chia nhau ăn nốt. Trên mái nhà đôi lúc chúng tôi gặp chiếc dép nhựa rách hay mẩu nhôm vứt chỏng chơ,tất cả đều gom lại để đổi kẹo bột.thú nhất là từ chỗ này hay nhìn được những cảnh bất ngờ,ví dụ bọn tôi bắt gặp quả tang nhà nọ anh chồng tụt quần,chổng mông lên cho vợ lấy que tăm khều giun kim .Chị vợ tay vạch lỗ đít chồng,tay khều khều những con giun kim bỏ vào tờ giấy dưới đất,thỉnh thoảng chị đưa cái đầu mặt lên mũi ngửi rồi phát đét vào mông chồng mắng- thối thế ?



Bọn trẻ chúng tôi luôn luôn muốn kiếm tiền.Hồi ấy các bậc cah mẹ ở ngõ không quan tâm đến chuyện học hành của con cái lắm.Thằng tranh thủ học về vác cái bơm ra đầu đường bơm xe đạp,thằng gánh nước thuê.Tôi và thằng Phúc sang hơn,bố nó là công nhân nhà máy cơ khí Trần hưng Đạo dóng cho cậu ấm một cái xe đẩy gạo.Chúng tôi chầu chực ở cửa hàng lương thực để nhận công việc,quần đùi chân đất chúng tôi đẩy xe đi khắp phường.Nhiều khi sang cả phường khác xa hơn để kiếm việc.Có uy tín chúng tôi nhận luôn trọn gói,cả việc xếp hàng mua gạo và giao tận nhà.Lúc này bố tôi đang ở trong tù,mẹ tôi đi bán hàng rong mãi tối mịt mới về.Tôi trở thành đưa con thực sự của đường phố,nhất là vào dịp hè.Tối đến tôi cũng ngủ luôn ở ngoài đường,vì trong nhà mất điện.Mất điện ,mất nước là căn bệnh kinh niên thời bao cấp.Da tôi đen cháy,cởi truồng ra đúng chỗ mặc quần đùi là trắng,đứng trong bóng tối nhập nhoạng chỉ thấy hàm răng .

Bọn trẻ phố khác thì đi bơi ở Tăng Bạt Hổ,có lần tôi vào đó,chỉ có làn nước xanh là đẹp thôi.Còn bể nông choèn,đang bơi một đoạn là lại đụng vào người thằng khác.Một lần tôi lặn xuống chỗ sâu nhất rồi ị một cục.Lặn một quãng ngoi lên thấy cục đó vàng ươm nổi lập lờ.Lũ trẻ nhà thượng lưu nháo nhác xô lên bờ hét inh ỏi.Chú bảo vệ nhảy xuống lấy hai tay bứng lên mang đi ,bọn trên bờ thôi hẳn không dám xuống nước nữa,nhưng bể bơi thì tốn tiền và không thoải mái,tôi thích sông Hồng hơn vì ở đấy được tự do tôi không thích sự gò bó và khuôn khổ có lẽ đấy là ảnh hưởng của đường phố,sông Hồng bơi ra giữa dòng nước rất sạch.Tôi thường bơi sang dải đất giữa sông,nơi người ta trồng cà pháo làm một bọc mang về cho mẹ muối nén.Ở sông hay có người chết đuối và chết vì tử tự hay cái gì nữa,nói tóm lại là chết dưới nước.Mà chết dưới nước thì đều giống nhau ở chỗ khi xác nổi lên,da căng phồng như bọn vịt ,gà ngoài chợ bây giờ người ta thổi hơi hay bơm nước.Đàn ông chết thường nổi sấp bụng,còn đàn bà thì nằm ngửa.Lúc đó tôi nghĩ đàn ông biết xấu hổ nên chết nằm úp.Hoá ra không phải vậy,các cụ bảo đấy là họ đang ở với cái thế duy trì nòi giống.còn lớn lên thì hình như ai nói với tôi là do cấu tạo của cơ thể,nói chung là thuộc sinh học quái gì đó mới giải thích nổi.Tôi không sợ cái chết lắm,hồi chưa đi học bố mẹ gọi tôi là thằng đồng cô vì suốt ngày chỉ chơi với bọn con gái bán đồ hàng cả nấu ăn.Nhưng lúc tôi đi học thì bố mẹ tôi luôn phát mệt vì giấy mời,lúc buột mồm mẹ gọi tôi là thằng quan ôn.quan ôn tất nhiên không sợ người chết.Tôi lên thuyền của người vớt xác thuê ra chỗ nước quẩn,bọn cá liu diu hay thầu dầu ,mương đang rỉa cái xác,thịt bợt ra lam nham ở mỗi chỗ rỉa.Người vớt thuê dùng cái sào đầu buộc thòng lọng như bọn bắt chó lùa vào cổ chân người chết kéo vào bờ.Những cái xác mà có người thân thì họ đứng chờ sẵn trên bờ ,khi nhìn thấy cái xác là họ đồng thanh khóc ầm ĩ,tiếng than van náo động cả vùng ven sông.Những cái xác không có người nhận thì thật tội,có cái luẩn quẩn,loanh quoanh mãi một chỗ cả ngày,dường như chờ đợi thân nhân đến nhận.Đợi chán chê,chắc nản lòng hay quá hạn nhập cành phan nó xuôi theo dòng trôi tiếp.Nếu công an có mặt,người ta sẽ trưng dụng một cái thuyền để mang xác vào bờ.Chính vì lẽ này mà mỗi khi có xác không người nhận là các thuyền biến rõ nhanh như tránh bão.Cái xác mà công an mang lên được mổ xẻ khám nghiệm tử thi ngay tại bờ,họ mổ bụng moi lấy dạ dày rạch ra ,cưa sọ xoèn xoẹt,thao tác thuần thục và chính xác như ông Hai làm nghề mổ lợn thuê vào sáng sớm cho bà Mùi



Những chiếc xe tải đậu dãy dài ven đê.Chờ qua cầu Long Biên.Chiếc cầu cũ kỹ có gần 100 năm tuổi trải qua hai cuộc kháng chiến đã trở nên già cỗi ốm yếu.Mỗi lần người ta sửa cầu là hàng đoàn xe ô-tô chờ đợi kiên nhẫn dài hàng cây số.Khi đêm xuống,những chiếc xe chở gạo là mục tiêu tấn công của chúng tôi.Với những túi vải nhỏ và một ống sắt chém vát nhọn.Bọn tôi đâm vào bao tải gạo rồi giơ bị ra hứng ,dòng suối gạo trắng chảy tuôn trào đầy túi thì bọn tôi rút ống sắt ra.Chúng tôi ăn cắp, thực sự là ăn cắp,nhưng chưa bao giờ chúng tôi phân vân hay ăn năn.Chuyện 5 điều Bác dạy hay gương người tốt việc tốt còn xa vời hơn truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi sưu tầm.Cơm không độn mỳ sợi hôi rình bán kèm gạo hay hay hạt bobo tất nhiên ngon hơn ,dễ nuốt hơn.Cơm đã độn mà lại ăn với món bí đao truyền thống nuốt mà cứ nghẹn bứ ở cổ,vừa ăn vừa tu nước ừng ực cho dễ trôi.

Tôi đứng đầu về kỹ năng ăn cắp gạo,cho dù những người lái xe trông kỹ đến đâu ,tôi ít khi trở về không.Liều lĩnh và ranh mãnh được nuôi dưỡng bằng những thiếu thốn.Quyết tâm tôi rất cao, khi không rình rập được tôi vác dao xả một đường thật to,để gạo tuôn tràn xuống đường tung toé khi ô-tô vừa lăn bánh để hốt dần.Từ ăn cắp thành ăn cướp cũng chẳng xa là mấy.Rồi sự liều lĩnh này cộng thêm với mặc cảm bố tôi ở tù khiến tôi trở thành một thằng bé hiếu chiến,tôi đập tuốt những thằng làm tôi bực mình . Năm lên mười tuổi mẹ dẫn tôi lên chùa bán khoán,độ ấy tôi chỉ hiểu mang máng là do khó nuôi hay khó dạy gì đó.Người ta làm lễ gửi linh hồn cho con cái vào chùa để nó khoẻ và ngoan.Mẹ tôi chẳng đánh tôi bao giờ,bà dạy tôi bằng những dòng nước mắt.Những dòng nước mắt tủi hận trào ra trên đôi mắt buồn u ám triền miên.Nước mắt mẹ làm tôi sợ nhất,bởi vậy mãi cho đến giờ tôi luôn sợ khi thấy phụ nữ khóc vì mình làm gì họ.Mẹ tôi luôn tin rằng có Trời và Phật sẽ phù hộ độ trì cho những ai ăn ở hiền lành,tử tế.Thuyết luân hồi,quả báo,nhân quả.Rồi quỷ thần hai vai theo dõi những hành vi ,cư xử không tốt của con người.Mẹ dẫn tôi lên chùa,chỉ vào hai bức tượng hai ông hung thần mặt mũi dữ tợn cầm đại đao đứng hai bên cổng ,bảo rằng đó là những vị thần xét xử,trừng phạt những người sống độc ác . Tôi biết thừa là chả có quỷ với thần ,mẹ doạ vậy thôi.Cái mà tôi sợ là nước mắt của mẹ.Tôi biết từ lúc bố tôi đi,mẹ phải lo toan rất nhiều .Tôi không muốn mẹ buồn vì mình .Hàng ngày đi học về,tôi theo mẹ đi bán hàng.Mẹ bán dép nhựa rong quanh bờ Hồ.Mẹ thì gánh hai mẹt dép,tôi vác cái bao tải đựng dép lẽo đẽo đằng sau.Lúc mỏi nó cứ tuột dần từ vai xuống đến thắt lưng,rồi cái bao chạm đất là tôi kéo lê.Mới đầu tôi hay bị mẹ bỏ cách quãng,về sau quen vai thấy chẳng khó khăn gì .Thỉnh thoảng đỗ nghỉ là người ta lại xua đuổi đi,những người bảo vệ vườn hoa Chí Linh,Bưu Điện hình như ít việc để làm nên họ đuổi rất quyết liệt ,tôi nói với mẹ khi nào tôi lớn tôi sẽ đánh chết những tên bảo vệ độc ác này,không cần trông chờ vào Trời hay Phật.


Mẹ con tôi hay tạm nghỉ ở phố Hàng Dầu,cái đoạn mà bây giờ buổi tối bán chân gà nướng. Cách đây hơn 20 năm thì chỗ ấy chỉ có một hai hàng bán dép nhựa,guốc gỗ.Tranh thủ nghỉ,tôi lấy cái chai để sẵn trong bao tải đi đổ dế mèn quanh chỗ đền Ngọc Sơn. Trẻ con vẫn là trẻ con,cho dù miếng cơm manh áo,hay khó khăn đầy đoạ vẫn tìm thấy trò chơi cho mình.Cách đây một năm,tôi ngồi uống cà phê ở Hàng Hành có thấy hai chị em đứa bé đi ăn xin,thằng bé cầm khẩu súng nhựa vỡ nòng,chắc nhặt được ở bãi rác dứ dứ vào mặt chị .Vừa muốn cười mà thấy quặn lòng vì nỗi đau tận đâu.


Những giọt nước mắt của mẹ làm tôi khá lên, điểm 9 ,10 làm mẹ vui rạng rỡ.Lúc rảnh tôi thường đọc cho mẹ nghe những câu chuyện cổ tích.Mẹ chỉ thích nghe chuyện cổ tích thôi.Hình như mẹ muốn thông qua đó để dạy tôi những điều thiện.Mẹ cũng hay dẫn tôi đi lên chùa,hai mẹ con toàn đi bộ,lúc thì chùa Bà Đá,lúc thì chùa Quán Sứ .Những nhà sư có khuôn mặt từ bi bác ái với những câu hỏi thăm ân cần khiến tôi trở nên ngoan ngoãn.Tôi không giao du với bọn trẻ trong ngõ nữa.Năm đó tôi được đi thi học sinh giỏi của thành phố tổ chức ở trường Hoàn Kiếm .Mẹ mừng lắm,bà đón tôi ngoài cổng trường với đôi quang gánh. Mẹ mua cho tôi cái áo va li de trắng,tôi luôn ước ao có đưọc tấm áo như vậy. Rồi mẹ giã lạc,rang vừng,rán bánh mỳ khô tẩm đường,rim cá chi chi đưa tôi đi thăm bố.

Bố tôi xoa đầu khen mãi.Bố gầy ,râu ria lởm chởm,hai má tóp lại,mắt sâu hoắm .Tôi khóc kể về nỗi nhớ thương con Vàng,tiếng khóc của tôi có phần trách cứ mẹ.Con Vàng mẹ dẫn tôi đi mua ở chợ Mơ.Khi nhìn thấy con chó bé xíu có đôi mắt đen lay láy ngơ ngác nhìn,tôi nằg nặc đòi mẹ mua cho bằng được.Nó là bạn thân thiết với tôi nhất thời thơ ấu .Trong cái tối Trung Thu không có đồ chơi để góp cùng chúng bạn,lúc tôi cầm cái bút chì vẽ những đồ chơi mà tôi ước mơ lên những mẩu giấy.Để rồi nước mắt lăn tràn lặng lẽ vì chúng mãi mãi không thành hiện thực như chuyện cây bút thần của Mã Lương,tôi chui vào xó cầu thang gục đầu ôm mặt mong bố về dẫn đi hàng Mã mua đèn ông sao ,hay đèn kéo quân.Để hùa cùng chúng bạn hát lên câu

Sắp bắt được Tây rồi
Cho cháu chạy theo với

Có con Vàng biết tôi buồn thôi,nó liếm những giọt nước mắt của tôi đang lăm trên má rồi rên ưu ử như an ủi . Nó nghe thấy tiếng chân tôi từ rất xa để chồm ra cửa ngoáy đuôi tíu tít.Con Vàng bảo vệ và tham chiến giúp tôi trong những trận ẩu đả .Mẹ bán nó đi với câu

- Nhà mình không có gì cho nó ăn,bán đi để nó được hoá sang kiếp khác sướng hơn con ạ .
Những ông sư ở chùa nói rằng con vật là linh hồn của mỗi người được đầu thai .Tôi tin là vậy,thế nên tôi coi con Vàng như bạn thân,như em mình .Đến bây giờ tôi vẫn còn đọng trong đầu tiếng rít thê lương,ai oán khi nó bị cái thòng lọng của người buôn chó dắt đi . Nó trụ bốn chân cố gắng lao về hướng tôi,ánh mắt nó van xin ,cầu cứu .Tôi quay mặt đi,bỗng so sánh cái ánh mắt thơ ngây lần đầu tôi gặp nó và ánh mắt tuyệt vọng của lần gặp cuối cùng này.Sau đó tôi lang thang trên chỗ chợ chó tụ ở gần cầu Long Biên,chỗ ấy hồi đó tụ ở ven đê,có rặng cây cơm nguội mà tôi hay trèo lấy hạt về chơi trò bắn ống phốc.Cái bọn chó trong rọ con nào mắt cũng buồn ướt rượi .Tôi khao khát,cháy bỏng đến điên cuồng ước mơ mình có đủ số tiền để tìm thấy người bạn bốn chân và chuộc cậu ấy về .Không thấy nó đâu,tôi đi qua hàng thịt chó Mã mây đứng ngoài của nhìn mấy người đang nhồm nhòam đánh chén,người bán hàng đang quạt chả thơm phức,trong tủ kính ,một cái đầu chó thui nhe răng trắng nhởm như đang cười với cuộc đời nghiệt ngã này .Tôi đứng bần thần một lát đến khi người bán hàng đuổi tôi đi.

Tôi gục đầu vào lòng bố khóc vùi,nức nở.Mẹ đỡ tôi lên,tôi thấy bố mình cũng khóc từ lúc nào không hay. Người công an nhắc bố tôi đã hết giờ.Bố hôn tôi và đi vào sau cái cửa toàn song sắt to bằng ngón chân cái .Tôi trông theo,qua cái cửa vài bước chân.

Bố quay đầu nhìn tôi vẫy nhẹ,mẹ đợi đến lúc bố khuất sau lần của thứ hai bằng tấm sắt dày kín mít thì dẫn tôi về.


--------------------

Con sẽ về thôi mẹ thương ơi!
Dầu cho cách trở một phương trời
Sa cơ,lỡ bước đời lưu lạc
Trăm đáng phận con,vạn xót lòng người








Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2008

Ký Giả Chụp Hình Thu Hồi Đất Bị Công An Bắt, Tịch Thu Máy

Hôm 12-3, một phóng viên báo Đại Đoàn Kết ở TPHCM đã bị một số cán bộ quận 2, TPHCM, bắt về trụ sở công an phường An Phú, sau khi phóng viên này chụp hình vụ nhà cầm quyền cưỡng chế thu hồi đất của dân tại phường An Phú.

Được biết, vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày 12-3, phóng viên An Văn Quang (bút danh Tùng Quang, SN 1982), làm việc tại văn phòng báo Đại Đoàn Kết ở
TPHCM, nhận được tin báo của người dân về việc chính quyền tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của dân tên là Phạm Thị Ba thuộc phường An Phú, Q.2. Phóng viên Quang đã có mặt nơi hiện trường chụp hình và ghi nhận sự việc. Khi đang ghi hình cảnh xô đẩy người dân, anh Quang đã bị hai cán bộ của lực lượng cưỡng chế thu hồi đất quận 2 cưỡng chế, xốc nách "mời" về trụ sở công an phường An Phú, quận 2.
Trước khi bị "mời" về trụ sở công an phường An Phú, phóng viên An Văn Quang đã xuất trình giấy tờ tùy thân, một thẻ nội bộ chứng minh anh Quang là phóng viên thuộc báo Đại Đoàn Kết. Nhưng điều đó vẫn không ngăn được các vị cán bộ thuộc đoàn cưỡng chế xốc nách anh Quang, ép lên xe công vụ về trụ sở công an phường.
Sau 5 tiếng đồng hồ làm việc, đến chiều cùng ngày, anh Quang được trả tự do, nhưng phương tiện tác nghiệp máy ảnh của anh vẫn bị công an tạm giữ.

Theo lời một cán bộ trách nhiệm trong đoàn cưỡng chế, sở dĩ, việc bắt đưa anh Quang về trụ sở công an phường vì, việc chụp hình hoạt động này "phải xin ý kiến của Đoàn cưỡng chế, vì Đoàn đã được UBND quận 2 giao quyền.", và "việc chụp hình cá nhân cán bộ trong đoàn thanh tra mà chưa xin phép là vi phạm quyền cá nhân". Tuy nhiên, anh Quang cho biết, họat động cưỡng chế thu hồi đất là việc làm công khai và anh chỉ chụp hình lúc người dân và cán bộ của đoàn cưỡng chế có xô đẩy, chứ không chụp hình cá nhân.

Sự việc này cho thấy những sự lạm quyền của cán bộ chức năng quận 2, bất chấp luật pháp trong việc hành xử với công dân. Đây không phải là lần đấu tiên hay chuyện lạ dưới chế độ XHCNVN. Trước đó mấy ngày, hôm 7-3, nhà báo Hoàng Dưỡng, trưởng Đài Phát thanh - truyền hình huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc đã bị một nhóm người hành hung gây trọng thương ngay trên đường thành phố Buôn Ma Thuột. Những người này đã dùng gạch đập vào đầu và đấm đá nhà báo Hoàng Dưỡng cho tới khi gục ngã mới lên xe ô tô bỏ đi. Vụ hành hung liên quan đến việc nhà báo Hoàng Dưỡng có những bài viết tố cáo lâm tặc buôn chở gỗ lậu ở Buôn Đô. Trước đó, một đối tượng tên là Hưu "lâm tặc" thường trú tại xã Tân Hòa (Buôn Đôn) đã nhiều lần dùng gọi đến đe dọa nhà báo Hoàng Dưỡng. Đến nay, nội vụ vẫn chưa được công an điều tra làm sáng tỏ. Hội Nhà báo VN đã có công văn yêu cầu nhà cầm quyền và Công an tỉnh Đắc Lắc phải “khẩn trương điều tra xử lý nghiêm khắc các đối tượng” đã hành hung nhà báo Hoàng Dưỡng này, nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2008

Không thiêu đi để làm gì



Photobucket - Video and Image Hosting

Ta vào thăm Bác gặp Lên Nin
Người đến cùng ta ngồi với Bác
Như hình với bóng một anh linh

( thơ Tố Hữu)

Tôi đi thăm Bác đúng một lần, nói chính xác là bị bắt phải đi . Lần ấy tôi không thấy Lê Nin đâu. Bây giờ mới trông thấy vị lãnh tụ đặt nền móng của CNXH theo bản thiết kế của ông Mac qua những tấm hình này.








Photobucket - Video and Image Hosting


Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Như một vầng trăng sáng soi muôn đời

( viếng lăng Bác - Hoàng Hiệp- Viễn Phương)

Photobucket - Video and Image Hosting


Không biết bác Hồ của ta thế nào, nhưng bác Lê Ninh trông qua những tấm ảnh này thì ghê quá. Có lẽ đem thiêu là nhân đạo nhất. Chứ nếu cứ mổ xẻ, tẩm thuốc thế này khiếp quá. Nhà Phật duy tâm thì ông này sống làm nhiều điều thất đức quá. Đâm ra khi chết xác không được mồ yên, mả đẹp. Nhìn cảnh này liên tưởng Ngũ Tử Tư đào mộ, quật xác báo thù cha. Khiếp

Photobucket - Video and Image Hosting

Trông thảm hại ghê, không hiểu còn để làm gì nữa. Tôn vinh thiếu gì cách mà mù quáng như bọn phong kiến Ai Cập. Chủ nghĩa xã hội thế này thì tư duy khác gì Ai Cập cổ đại.

Photobucket - Video and Image Hosting

Nhìn cái bụng bị phanh kìa, giống kẻ thù bị bắt sống mổ bụng, phanh thây cho hả giận quá. Chả còn tính người gì nữa.Lãnh tụ mà chúng mày đối xử dã man thế. Chúng mày chỉ dựng cái xác này lên khoác huyền thoại vào để kiếm cơm. Nếu vậy chúng mày khác gì bon buôn thần, bán thánh dựng đền,miếu tạc tượng rồi phao tin là thiêng lắm, linh lắm để mê muội, dọa nạt nhân dân
Photobucket - Video and Image Hosting


Photobucket - Video and Image Hosting


Photobucket - Video and Image Hosting

Đấy nhìn mặt mấy thằng bác sĩ có vẻ kính trọng gì đâu, ghê tởm nữa đằng khác
Photobucket - Video and Image Hosting


Photobucket - Video and Image Hosting


Photobucket - Video and Image Hosting


Đáng thương cho ông Lê Nin.Nếu ở địa vị các bạn, có muốn khi chết được người ta ướp xác. hàng năm mổ xẻ, tắm rửa thế này không.Tai rụng ra khỏi đầu phải dùng keo gắn lại đấy.

Tốn kém bao nhiêu tiền bạc của nhân dân.Duy trì cả đội ngũ bảo vệ, máy móc, thiết bị..mỗi năm tốn hàng chục triệu đô la để làm cái gì cơ chứ. Bố mình còn chả thắp hương. Năm thì mười họa mới có việc về quê. Nay ra tận thủ đô xem cái thây này để tỏ lòng biết ơn à. Hay xem để thỏa trí tò mò xem có giống phim xác ướp Ai Cập không?


Sắp hoá rồng?

Thị trường chứng khoán sụt giá thê thảm, mỗi ngày mở mắt ra là thấy xuống đỏ loè. Trong khi đó giá vàng cứ phi như ngựa.

Nghe xa vời quá mấy cái chuyện vàng và chứng khoán. Hôm nay đi chợ mua nụ vối về pha uống. Đưa 35 nghìn như mọi khi. Cô bán hàng nói giờ 50 nghìn rồi. Giật mình mới nhớ ra bây giờ đồ ăn uống đang tăng giá khủng khiếp. Bát phở mọi khi 10 nghìn giờ đã 15. Tăng 50%. Thịt thăn mua nấu cháo cho con bữa nào 5 nghìn một lạng bây giờ đã 10 nghìn. 100% luôn. Rau thì mấy trăm phần trăm luôn.

Rục rịch tăng điện, xăng, ga. Tiền học cho con cũng tăng nốt. Thu nhập vẫn như mọi tháng.

cái này do tình hình thế giới biến động chung hay các thế lực thù địch âm mưu phá hoại?

Ngân hàng mọc lên như nấm, đua nhau tăng lãi suất gửi vì thiếu tiền mặt. Bỗng nhớ đến khủng hoảng quỹ tín dụng năm 1990. Đà này một hai năm nữa khối ngân hàng đổ bể, lạm phát không kìm chế nổi khối nhà phá sản, suy thoái kinh tế khỏi phải bàn nữa. Con thuyền Việt Nam ăm ắp nước, thuỷ thủ, thuyền trưởng thì ẵm đủ rồi. Con cái mua nhà ở nước ngoài, tiền gửi nước ngoài khỏi lo. Nhảy sang đó sống chỉ còn lại bọn dân đen loay hoay mà thôi. Ngày xưa vượt biên trái phép, bây giờ có tiền các vị cầm lái đi công khai. Cuối cùng thằng ở nhai lại bài ca

Chung quy chỉ tại vua Hùng
Đẻ ra một lũ vừa khùng, vừa điên
Thằng giỏi ( bây giờ là thằng cơ hội) thì đã vượt biên
Để lại một lũ vừa điên, vừa khùng.

Xét theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, mỗi lần sách nói năm x niên hiệu y. Thiên tai ở vùng, hạn hán ở mạn. Trộm cắp, cướp bóc nổi lên tại miền..âu cũng là lẽ đời có hợp rồi có tan. Chả gì cũng sống hơn 60 năm ấm no, hạnh phúc rồi !. Bây giờ có khổ một tí cũng là lẽ trời chăng ?

Nhưng dù sao không nên bi quan với khó khăn trước mắt, kinh tế đang tăng trưởng, hội nhập với thế giới nhiều cơ hội phát triển.. nhất là dưới sự lãnh đạo tài tình của thiên tài Đảng Cộng Sản ta. Đến khó khăn tột bậc như đánh đuổi đế quốc, thực dân còn làm nổi. Lo gì ba cái vụ cơm áo gạo tiền các bạn nhỉ ?

Viết xong cái này mới giật mình, thế nào Sếp cũng đọc. Rồi mai đến lại gọi lên phòng chửi. Đm sao mày không tập trung làm nốt cái kế hoạch phát triển. Giải quyết nốt vụ A B C , tiền ở đấy chứ ở đâu mà cứ ngồi than.

Nhưng ngồi nghĩ những cái đấy lại ngẫm đến những cái khác liên quan. Kinh tế đi cùng chính trị mà. Bây giờ nghĩ đến cái phát triển bền vững, hy vọng ở tương lai. Mà tương lai thì ôi thôi, cứ cái đà giá cả leo thang thế này thì khó đảm bảo chắc chắn lắm. Trong một ngày chụp ảnh 2 nơi, cách nhau có hơn 100m , thấy cảnh này thì than thế này vậy

lá vàng còn ở trên cây




user posted image


Lá xanh rụng xuống trời ơi ! hỡi trời





user posted image

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2008

M.S. Nguyễn Hồng Quang thăm hai luật sư Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân (phần 2)




X. Tìm xe xuôi về Nam

a. Bữa cơm trưa tại Thanh Hóa

Sau khi rời Trại giam số 5 cục V26 Bộ Công An đóng tại Yên Ðịnh chúng tôi tìm xe vượt 50 cây số nữa để đến Thanh Hóa, chúng tôi vào một quán cơm để ăn trưa và chia tay với cô Lệ mẹ Luật Sư Công Nhân, suốt cuộc hành trình rời Hà Nội đi Hải Phòng, đến trại Giam ba sao Nam Hà rồi lạc đường gần qua Lào đến lúc đến được K4 Trại 5 chờ đợi thăm Công Nhân nhưng bà vẫn ở ngoài không phiền hà chi cả, thật chúng tôi vẫn thấy bà tươi tắn còn săn sóc cho Ðoàn chúng tôi. Sau khi ăn Tôi gửi Chứng Thư Sắc Phong cho Luật sư Ðài đã đọc tại trại về cho vợ là bà Vũ Minh Khánh,Tôi cũng tranh thủ viết thư căn dặn thêm Công Nhân về một số điều cần thiết phải làm trong điều kiện giam chung với tù hình sự nhiều thành phần như vậy.

b. Thăm Cha lợi và nhà văn Du Lam tại Huế và Ðà Nẵng

Ðoàn đến xứ Huế vào sáng hôm sau em cha Lợi đón chúng tôi vào nhà, xe chúng tôi thuê đậu ngoài theo hướng dẫn. Cha Lợi và cả gia đình ra đón chúng tôi rất cảm động. Tôi cũng thuật lại chuyến đi cho cha nghe và tạ ơn Chúa, rồi cha Cầu Nguyện cho đoàn chúng tôi rất ngọt ngào không thấy có một cách biệt nào cả, đoàn nhiều mục sư Tin Lành vào nhà cha Lợi sau nhiều ngày đường mệt nhọc cần nghỉ ngơi, giúp đỡ rất nhiều việc, chúng tôi tìm được sự chăm sóc trong tình thương anh em con cùng một Cha Thánh trên Trời, chúng tôi thông công với cha Lợi về nỗ lực thăm cha Lý không được đồng thời cách thế nào mà Ðoàn Hiệp Thông với sự cầu Nguyện của giáo dân tại Tòa Khâm Sứ cùng tin vui là chúng tôi có đến thăm và cầu Nguyện cho nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hải Phòng trong giá lạnh 12 giờ đêm.

Sau khi rời nhà cha Lợi xe chúng tôi bị chận lại 3 giờ và bị phạt 400,000VNÐ rời Huế chúng tôi vào Ðà Nẵng, trong lúc nghĩ ăn trưa tại Lăng Cô, Mục Sư Chính liên hệ để cho Nhà văn Du Lam đón chúng tôi tại bến xe sau đó chúng tôi đến một quán cà phê trong thành phố Ðà Nẵng uống nước và tường trình chuyến đi cho Nhà văn biết để vui mừng với chúng tôi. Nhà văn Du Lam phân tích kỹ chuyến đi và tình hình đất nước rất sâu sắc, khích lệ chúng tôi rất nhiều.

c. Về Quảng Ngãi: Bữa cơm tất niên với những tôi tớ Chúa sắc tộc và gia đình

Tôi ghé về thăm nhà tại Quảng Ngãi vào ngày 01-02 Tháng Hai 2008 ngoài mục đích thăm bà con chúng tôi có bữa cơm tất niên khoảng 30 nhân sự các sắc tộc H'rê, Kor, Ca dong... và gặp gỡ các sinh viên Thần học về quê ăn tết, nhân cơ hội nầy tôi gọi điện cho công an tỉnh Quảng Ngãi (ông Bắc phone: 0913470020, phó Giám đốc Công an phụ trách an ninh tỉnh, ông Ngoan phone: 0914164167 thuộc PA 38) đến dự có sẵn gặp các nhân sự từng chịu nhiều bắt bớ, gây khó khăn trong việc hoạt động Tôn giáo để đối thoại trực tiếp hầu biết quan điểm của Công an tỉnh trong việc thực hiện các quyền Tự do tôn giáo cách rõ ràng tại Quảng Ngãi, rất tiếc không gặp được vị nào, tất cả bận việc.

d. Phan Rang: Lời xin tha thứ xoa dịu đau thương tăng cường đoàn kết dân tộc

Chiều 3 giờ sáng ngày 03 Tháng Hai 2008 đoàn chúng tôi có chương trình làm việc cuối năm tại đây, ra đón chúng tôi là Truyền đạo Lưu Huy người Chăm. Chúng tôi nằm đợi tới sáng rất đông nhân sự đến thăm, vội vàng mấy gói mì tôm bỏ bụng xong chúng tôi có đoàn thăm viếng hơn 12 người đến nhà Bà Quản thị Muốn mẹ TÐ Lưu huy nơi HT nhóm lại gồm 35 người lớn và 70 em thiếu nhi người Chăm tại Hoài Trung, phước Thái, Ninh Phước, Ninh Thuận, nhưng vì nhà rất nghèo nên nhà nước xây cho nhà tình thương, nay chính quyền không muốn nhóm họp thờ phượng Chúa tại nhà họ xây, nếu nhóm lại sẽ bị đập nhà tình hình rất căng thẳng, nhưng khi chúng tôi đến nhóm lại thì nội việc yên bình không thấy chính quyền đến bắt bớ như mọi khi. Nhu cầu nơi đây là mong có ghế cho đủ các em thiếu nhi và Hội thánh ngồi, và được có nhà vệ sinh đủ cho đông người sinh hoạt thường xuyên, đây chính là mối lo quá sức của họ.

Sau thăm viếng tại đây tôi được mời giảng cho một Hội đồng các mục sư truyền đạo người Chăm mở rộng gồm 27 người gồm 7 hệ phái. Tôi cũng làm chứng lại chuyến đi và họ được khích lệ rất nhiều, sau đó họ mời tôi chúc phước, bất thình lình Chúa làm tôi khựng lại và Ngài nhắc tôi phải xưng tội tổ phụ ra và xin lỗi người chăm về lịch sử của quá khứ giữa hai bộ tộc Chun và Chăm (Jun hay Chuun là người Kinh). Tôi xin sự tha thứ giữa các Mục sư và nhân sự sắc tộc Chăm, và họ đều tha thứ, sau đó tôi mới cầu nguyện chúc phước cho họ, có người nói nhỏ là lần đầu sắc tộc Chăm được yên ủi vì lời xin lỗi như vậy, nhiều người thú thực dù chuyện xưa song giữa hai dân tộc Kinh và Chăm vẫn còn điều gì đó cách biệt cần tháo gỡ từ nội tâm!

Sau đó tôi đi thăm 3 nơi của cộng đồng người Chăm và có làm điều tương tự là xin lỗi một người Chăm có uy tín lớn tại địa phương ông ta cũng sẵn lòng tha thứ, tôi cầu nguyện cho ông và ông tiếp nhận, khi tôi nói đôi điều về niềm tin nó có nhiều tương đồng với Tôn giáo của người Chăm là Hồi Giáo. Tôi dự cơm trưa nhà của một chấp sự người Chăm mới tin nhận Chúa và dâng mình học khóa mục vụ 2007 đang làm trưởng nhóm tế bào ở trong làng Chăm. Nơi đây đoàn chúng tôi có thăm vài gia đình cựu tù nhân cải tạo thuộc QLVNCH còn ở lại Việt Nam, có một cựu sĩ quan cải tạo bị liệt chân chúng tôi đến ủy lạo và cầu nguyện, hôm sau con rể ông vào Sài gòn nói ba em đi dược rồi không run nữa. Chúng tôi cũng thăm viếng bố đạo cầu nguyện cho nhiều người Chăm, khiến cho chính lòng chúng tôi được Chúa dứt dấy, Chúng tôi rời Phan Rang để về Sài Gòn kịp tết trong vui mừng với món quà ý nghĩa mà Chúa ban qua chuyến đi: “Tình yêu thương đồng đạo và đồng bào mình”.

Tóm tắt chuyến đi:

Chuyến đi dài ngày nguy hiểm nhưng gặt được một số kết quả dù khó khăn.

Một số việc làm cần thiết cho nhiều tù nhân lương tâm không làm được.

Nhiều điều chưa thể nói ra được còn phải tiếp xúc và thảo luận nhiều hơn các phía liên hệ và các nơi quan tâm.

Người tường trình

Mục Sư Nguyễn Hồng Quang (Trưởng Ðoàn)

M.S. Nguyễn Hồng Quang thăm hai luật sư Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân




Sài Gòn ngày 25 Tháng Hai 2008

Bản tường trình

Chuyến viếng thăm Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Mục Sư K'sotino, và các tù nhân sắc tộc hiện bị giam giữ tại trại giam Nam Hà và trại giam số 5 Yên Ðịnh Thanh Hóa, của đoàn mục sư và tu sĩ Tin Lành gồm 23 người từ ngày 26 Tháng Giêng-04 Tháng Hai 2008, và cuộc đối thoại không chính thức của các mục sư phái Mennonite với Bộ Công An.

I. Một quyết định “Phiêu lưu”:

Ngày 19 Tháng Giêng 2008, trong phiên họp tổng kết cuối năm của Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam các mục sư trách nhiệm đều có nhu cầu thăm nuôi những “tù nhân lương tâm” gồm 14 người của Giáo hội và nhiều tù nhân thuộc các sắc tộc đang còn bị giam giữ trong các trại giam, đặc biệt là trại giam Ba Sao Nam Hà, và trại giam số 5 Yên Ðịnh Thanh Hóa.

Việc lập một đoàn mục sư đi thăm các trại giam là một việc khó khăn, gây tranh cãi, được xem là phiêu lưu, nguy hiểm, không tưởng đối với một số người chống đối, một vài mục sư sắc tộc Ja rai giờ phút chót từ chối chuyến đi!!! nhưng lời Chúa vẫn thắng thế trong quyết định “kẻ bị tù được thăm viếng...” (Matthew 25:39) kết quả có 22 mục sư giáo sĩ nhiều sắc tộc sẵn sàng lên đường (đoàn được bổ sung 2 người từ Miền Bắc Là Mục sư Nghĩa và Bà Lệ Mẹ LS Lê thị công Nhân).

II. Sự chuẩn bị:

+ Về thủ tục hành chánh:

Tôi đại diện ra công an Bình Khánh, Quận 2 Sài Gòn làm đơn xin thăm nuôi và gặp mặt Linh Mục Lý, LS Ðài, LS Lê Thị Công Nhân, Mục Sư k'sotino và một số tù nhân sắc tộc Tây Nguyên. Công an không ký đơn yêu cầu chúng tôi xóa sửa nội dung chỉ ghi chung chung rồi họ ký cho, đừng ghi chức danh mục sư cũng như tên cụ thể của các tù nhân như Cha Lý, LS Ðài hay LS Công Nhân, cuối cùng ngày 25 Tháng Giêng 2008 chúng tôi cũng được ký đơn có đóng dấu đỏ nhưng ghi rất “vô thưởng vô phạt” đại loại như: đương sự thường trú tại địa phương, không bảo đảm gì với giấy đó chúng tôi đủ điều kiện được thăm các tù nhân lương tâm như mong muốn, chúng tôi ý thức phải nỗ lực để đạt được sự chấp thuận của Cục An ninh và cục V26 Bộ Công An tại Hà Nội, đây chính là thách thức lớn nhất của chuyến đi mà đoàn mục sư chúng tôi chỉ biết cầu nguyện.

+ Về tinh thần:

Trước giờ lên đường các mục sư và các tu sinh chúng tôi hơn 50 người dốc lòng cầu nguyện và nhận được lời của Chúa trong sách Ê Sai 45: 1-5 rằng: Ta sẽ mở cửa trại giam cho các con vào thăm và cầu nguyện cho anh em mình, làm cho Sesa mềm lòng không còn cứng nhắc với các con (Ta sẽ tháo dây lưng của vua, mở các cửa thành trước mặt người... Ê Sai 45:1 b,c.). Ðiều lạ lùng một bác sĩ dẫn một phái đoàn Tin Lành có Thầy Quyền thuộc Hội Thánh Baptist Oregion, Hoa kỳ, cầu nguyện “tuần hành” đã đến cầu nguyện cho đoàn nhiều người được khỏi bệnh, nhiều người thường nôn mửa khi đi tàu xe nhưng suốt chuyến đi về 9 ngày tất cả 22 người trong Miền Nam không một ai bị nôn hay bệnh tật, tai nạn giao thông nguy hiểm khi di chuyển qua đèo, hoặc vào vùng núi quanh co để đến trại giam, chúng tôi tất cả đều tin vào sự giữ gìn của Chúa suốt hành trình gian lao vừa qua.

+ Về tài chánh:

Chúng tôi chỉ có đóng góp phần rất nhỏ, nhưng sự dâng hiến tài chánh cho chuyến đi chủ yếu là những ân nhân, bà con Việt kiều, cũng như tín hữu khoảng 48 triệu VNÐ trước lúc khởi hành 30 phút, tuy nhiên chi phí cho chuyến đi gồm 24 người; trong dịp Tết vật giá tăng quá bất ngờ nên chúng tôi bị hết tiền dọc đường đi, cảm tạ Chúa chúng tôi cũng được sự tiếp tế của mọi người nên chuyến đi suốt 9 ngày chúng tôi cũng đã hoàn tất, chi phí lên đến số 70 triệu VNÐ dù chúng tôi rất tiết kiệm! Nay chúng tôi đã thanh toán xong (2 lần xe 29 chỗ ngồi 25 triệu VNÐ, thăm nuôi và mua quà hơn 11 triệu VNÐ, thăm tặng quà một số sinh viên bộ tộc H'rê, Chăm, cựu tù cải tạo VNCH bị bệnh liệt, những người phục vụ cộng đồng gặp khó khăn 12 triệu, tiền khách sạn và tiền ăn cho đoàn 22 triệu VNÐ = 70 triệu VNÐ).

III. Lên Ðường:

Chuyến xe 29 chỗ ngồi xuất phát từ Quận 2, Sài gòn chiều 26 Tháng Ba 2008, sau khi ghé thăm gia đình Linh Mục Nguyễn Văn Lý tại Giáo xứ Quảng Biên, Ðồng Nai mang theo 14 mục sư, 4 truyền Ðạo và 4 tu sinh ra Hà Nội giữa ngày cận Tết giá rét chưa từng có nhiều chục năm qua, nhiệt độ về đêm xuống thấp còn 4-5 độ, chúng tôi không ngờ chịu đựng cơn rét hại như thế, nhiều anh em không chịu nổi vì thiếu đồ ấm, chúng tôi thấy thương cho anh chị em mình trong lao lý tại các vùng núi đá lạnh buốt đến tận xương!

Trên suốt đoạn đường đi từ Sài gòn ra Hà Nội xe ô tô nối đuôi nhau mang đầy khách hối hả về quê ăn tết chạy trên Quốc lộ 1A chật hẹp so với lưu lượng xe lưu thông rất nguy hiểm, xe xuyên tỉnh vẫn phải chạy trong thành phố hay khu dân cư nhiều nơi, do đó tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra, mặc dầu cảnh sát giao thông cứ đến hẹn lại lên, cũng tăng cường kiểm tra, cũng thổi còi, cũng chỉ gậy dừng xe nhưng tai nạn không làm sao ngăn chận được! chốc chốc chúng tôi lại trông thấy bên đường những xác chết đắp mền, hay chiếu với đám đông xúm quanh bùi ngùi cho người dân lâm nạn, có những chiếc xe bị dập nát còn nằm tại hiện trường đầy vết máu! Ngay cả xe chúng tôi cũng ít nhất tránh được tai nạn thảm khốc cũng ba lần khi các xe Container chạy bạt mạng như đường đi chỉ dành riêng cho xe họ!!! Suýt nữa chúng tôi hoặc đâm vào xe khác hoặc bị lật xe khi bị ép hay bị đâm ngang bất ngờ! Ðoàn chúng tôi chỉ biết cầu nguyện phó thác cho Ðấng Tối cao mà thôi, chúng tôi cũng thoát được một tai nạn trong gang tấc trên đoạn đường từ Ninh Bình vào Hà Nội!

Sáng 29 Tháng Giêng 2008 chúng tôi cũng đến được Hà Nội, được chị Vũ Minh Khánh vợ Luật Sư Nguyễn Văn Ðài đặt chỗ trước tại một Khách sạn Khu Nam Hà Nội, chúng tôi nghỉ ngơi, ăn uống, tiếp một số tín hữu Tin Lành Hà Nội đến giặt ủi quần áo cho đoàn, tiếp tế thêm đồ lạnh, chúng tôi nhận 1 triệu đồng từ một số anh chị em phục vụ Chúa tại Hà Nội, họ cùng một lòng cầu nguyện với chúng tôi chuẩn bị cho cuộc gặp với Công An sau đó, kết quả cuộc làm việc ảnh hưởng đến kết quả trọng tâm của chuyến đi, chúng tôi hết sức ý thức tầm quan trọng trong buổi làm việc nầy, nên phân công rõ ràng ai phát biểu, và phải phát biểu những gì, ai yên lặng cầu nguyện thì làm đúng phận sự mình!

IV. Tại vụ công tác đối ngoại Bộ Công An 60 Nguyễn Du Hà Nội

(Cuộc gặp đột xuất theo khuyến nghị của một chuyên gia tư vấn cao cấp, sự ủng hộ của nhiều người quan tâm và sắp xếp của Mục sư trưởng của hội Assemblies of God tại Việt Nam ông có kinh nghiệm giải quyết các đối đầu căng thẳng giữa chính quyền mà vẫn giữ sự độc lập của tổ chức ông, và sự tôn trọng của mọi người)

Ðúng 9 giờ sáng ngày 29 Tháng Giêng 2008 Ðoàn được một xe chuyên dùng của sở cảnh sát Hà Nội hướng dẫn đường đến 60 Nguyễn Du, vì xe chúng tôi là xe 29 chỗ không được đi vào trung tâm Hà Nội hay đi qua khu vực cấm trong thành phố.

Bên công an yêu cầu tôi chọn ra 4 người đại diện, nhưng thực ra tôi vẫn không thể thực hiện lời đề nghị nầy, nếu không cho các mục sư các sắc tộc Tây Nguyên tiếp xúc, trình bày ý nguyện của họ xung quanh các vấn đề bức xúc thì rất khó, họ đã lặn lội ra Hà Nội ngoài thăm tù nhân cũng tỏ ý nguyện mong cho các tù nhân sắc tộc sớm được tự do. Do đó, tôi dẫn họ cùng vào cơ quan An Ninh Bộ Công An cùng với Bà Vũ Minh Khánh vợ Luật sư Ðài và bà Trần Thị Lệ, mẹ Luật Sư Lê Thị Công Nhân để tất cả mọi người có cơ hội trình bày các bức xúc hay nói ra suy nghĩ, nhu cầu của mình trước các cơ quan An ninh cấp cao tại Hà Nội.

Nội dung buổi làm việc gồm các việc như sau:

- Bên Công An có lãnh đạo là Ông Toàn, Ông Hà phụ trách Tin Lành, Ông Minh ghi chép và Ông Nguyên thường trực và có các cán bộ tiếp tân.

- Tôi giới thiệu thành viên, trình bày mục đích chính buổi tiếp xúc là được thăm nuôi gặp mặt Linh Mục Lý, LS. Ðài, LS. Công Nhân, MS. K' sotino, các tù nhân sắc tộc... và mục tiêu nữa là đối thoại chính thức với Bộ Công An về quan điểm của Giáo Hội về các khái niệm chính trị, vấn đề một số trường hợp tù nhân cụ thể là nhân sự thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite như Mục Sư Rolanche', nữ Mục Sư Nguyễn Thị Hồng, về trường hợp của LS. Ðài và Công Nhân, các nhân sự Mennonite trong hiệp hội đoàn kết Công nông, vấn đề Hội Thánh gặp khó khăn bởi chính quyền và một số vướng mắc còn tồn đọng, đặt vấn đề cũng như nhận định từng trường hợp một trên cơ sở lý luận pháp lý chính thống và minh chứng trong lịch sử của các vấn đề nhạy cảm quan tâm. Tất cả mục sư cũng mong muốn Bộ Công An, nên hành xử cho công bằng, văn minh hơn với giáo dân trong thời điểm đặc biệt hiện nay, có trách nhiệm với dân tộc hơn, đồng thời trong cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền không chỉ là Việt kiều hay là các “nhà dân chủ” ít ỏi mà là nguyện vọng của cả dân tộc, kể cả trách nhiệm của Bộ Công An, cuộc đấu tranh phù hợp với xu thế chung của thời đại, phù hợp với những lợi ích của chính những người công an hay những người đảng viên trong bộ máy đảng và chính quyền nữa, kêu gọi đoàn kết dân tộc để bảo vệ quyền lợi Tổ quốc trên biển đông mà Hoàng Sa và Trường Sa là một nỗi xót xa chung cho bất cứ người Việt Nam nào yêu nước.

- Sau đó Bà Lệ mẹ LS. Công Nhân mong cho con mình được đối xử tốt trong tù, được đọc Kinh Thánh, và khẳng định LS Công Nhân là người tốt có trách nhiệm, yêu lẽ phải, Bà là mẹ nên biết rất rõ con mình Bà nói: Công Nhân con của bà từ nhỏ đã mê học lịch sử, sống có lý tưởng chứ không phải là người xấu...

- Bà Vũ Minh Khánh vợ LS Ðài trình bày: Chồng mình là người hành động phù hợp với hiến pháp và luật pháp quốc tế, là người sống vì nước vì dân chứ không phải chỉ lo bản thân, nợ gì thì có thể trả được chứ nợ nhân phẩm và nhân quyền trả hoài không xong, mong chính quyền không nên mắc các món nợ ấy đối với nhân dân.

- Mục Sư Y' Bra sắc tộc Ê đê mong được có cơ hội sống cống hiến cho Chúa, cho xã hội và sống thực hành Pháp luật, mong Bộ Công An nên kiến nghị tha tù sớm cho các tù nhân sắc tộc trong vụ biểu tình 2001 và 2004.

- Ông A Lương nhân sự sắc tộc Gia rai tại Kon Tum từng bị tù cũng mong muốn cho các tù nhân sắc tộc sớm được tha để bớt nỗi đau khổ cho gia đình, làng bản của họ, tạo cho các sắc tộc cơ hội bình đẳng trong các vấn đề kinh tế, xã hội, tôn giáo cũng như đất đai.

- Mục Sư Ðiểu Chức bộ tộc S'tiêng cũng nêu ra các khổ cực của đồng bào của ông họ quá nghèo mong Trung ương can thiệp để địa phương không thu hồi đất làm nông trường hay bán cho tư nhân khiến bộ tộc S'tiêng tỉnh Bình Phước lâm vào đường cùng, con cái họ không còn đủ sống có thể đi học lên được, cũng như tạo điều kiện cho Bộ tộc S'tiêng được xây cất nhà thờ.

- Mục Sư Thân Văn Trường thì mong cho Công An cho phép LS. Công Nhân nhận lại cuốn Kinh thánh mà đoàn tôn giáo Quốc Hội Mỹ tặng năm 2007 và đồng thời mở cửa trại giam thả ngay LS. Ðài và cô Công Nhân để Ðoàn đón luôn về ngay trong dịp Tết.

- Mục Sư Nguyễn công Chính thì cũng mong muốn chính quyền nên có nhiều thời gian trao đổi đối thoại về nhiều vấn đề bức xúc, đánh giá cao lần gặp gỡ nầy trong tinh thần lắng nghe và ghi nhận mọi ý kiến cũng như sự đón tiếp nhiệt tình của Công An Bộ dù không chính thức! Ông ý kiến rằng còn quá nhiều bức xúc song cũng không nên nêu ra lúc nầy, không nên để những điều còn bất đồng làm xấu đi quan hệ giữa Giáo Hội Mennonite với chính quyền!

- Mục Sư Ðinh Văn Trỗi phục vụ sắc tộc H're cũng trình bày bức xúc khi liên tục 13 lần bị công an Quảng Ngãi mời làm khó khăn lần mới nhất cách ngày đi Hà Nội chỉ có 3 ngày, họ áp lực Mục Sư Trỗi bỏ Giáo Hội Mennonite hợp giáo luật phải qua nhóm Mennonite mà Nhà nước bảo hộ. MS Trỗi yêu cầu Bộ Công An nên giúp cả công an địa phương sống đúng chính sách pháp luật về tôn giáo và để cho Ông thực hành đúng luật Chúa mà không bị công an áp đặt nữa. (lời đề nghị được Ông Toàn và ông Hà trả lời ngay: từ nay sẽ không có việc ép buộc như thế nữa)

- Còn các mục sư khác được phân công ngồi nghe, quan sát và cầu nguyện cho buổi tiếp xúc tại chỗ.

Về Phía Công An, sau khi nghe trình bày ông Hà nói:

- Lập trường của Công an là sẽ nghiên cứu, xin ý kiến cấp trên, cái gì tháo gỡ được thì làm ngay, cái nào chưa thì cần thời gian nữa nhưng cũng giải quyết đứt điểm, ông luôn nhắc có nhiều vấn đề rất khó khăn, phức tạp tồn đọng trong quá khứ nhưng hôm nay nên nói đến một số vấn đề chính và cần đề cập thẳng về nhu cầu thăm tù nhân, nên bỏ qua quá khứ, tiến đến hướng mới tích cực hơn cho các hoạt động tôn giáo. Ông luôn nói như vậy, ông cũng muốn tìm hiểu thêm về trường hợp của một số vụ việc mà bên Ðoàn Mục sư nêu ra nhưng ông quả quyết nếu duy trì sự trao đổi thì hy vọng mọi vấn đề có cơ hội giải quyết từ việc đất đai nhà thờ hay việc khó khăn tại địa phương. Ông hứa đích thân sẽ lên Tây Nguyên hay vào Nam để nắm lại tình hình và sẵn sàng giải quyết các vấn đề mà liên quan đến công an, còn cái nào mà tham mưu cho cấp trên, hay các cơ quan chính phủ ông sẽ báo cáo lên và làm tích cực.

Sau khi nghe tôi trình bày về sự đối xử công bằng cần phải có của Nhà nước Cộng Sản Việt Nam trong bối cảnh của xu thế mới và vị thế mới của Việt Nam thời khắc quan trọng nầy; mong nhà nước xét lại một số vụ việc nên thay đổi cách nhìn truyền thống của an ninh về vấn đề Tôn giáo, không nên ảnh hưởng hay bận tâm quá vào tôn giáo như hiện nay; vấn đề nhà nguyện tư gia cho tự do xây sửa, trả hay hoán đổi nhà thờ củ, trả lại tài sản v.v...

Ông Toàn nói các vấn đề sau:

- Về vấn đề thăm tù nhân: “Phía Hoa Kỳ mà nhà nước cho phép thăm Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân thì quý Ngài cũng phải được, quan điểm Tôi là thế...!”

Hay nữ Mục Sư Nguyễn Thị Hồng vấn đề pháp lý thì phải đợi chị Hồng về nói cho Ngài rõ, vấn đề MS.K'sotino nói không đi biểu tình với ông sau đó thì khác!!! và một số trường hợp cụ thể như MS Rolanchel và một số trường hợp khác thì ông cần phải nắm lại sau đó mới trả lời và có chính sách.



“Vấn đề phân hóa Giáo Hội Mennonite, Công An không có trách nhiệm gì cả, đó là chuyện nội bộ.”



(Sau khi tôi xác định nguyên tắc sống của người Mennonite trong lịch sử và Tín lý để khẳng định mọi lý do và tác động phân hóa Giáo hội là không có kết quả lâu dài, vì Giáo Hội Mennonite Việt Nam không thể phân hóa vì bất cứ lý do nào hay bởi ai trong hay ngoài Giáo hội, chính quyền cấp công nhận cho nhóm Mennonite thiểu số vi phạm giáo luật là một sai lầm lớn của chính quyền đối với giáo hội Mennonite Việt Nam, thật lấy làm đáng tiếc, điều nầy thực tế không có lợi cho toàn thể cộng đồng Mennonite Việt nam, cũng như uy tín của chính quyền đối với giới quan sát quốc tế có kinh nghiệm. hơn nữa khi chưa có bộ Luật Tôn Giáo mà cấp pháp nhân tôn giáo thì không ổn cho cả người cấp lẫn người nhận)

Ông Toàn nói tiếp:

“Còn Tự do Tôn giáo bây giờ mà nói đến chuyện được ngồi lại nhóm họp đọc Kinh thánh thờ phượng là quá thường rồi, giờ nói đến tự do Tôn giáo là nói đến xây cất nhà thờ, mở trường Kinh thánh, tu viện, đi du học nước ngoài...”

“Tôi bảo đảm với các Ngài từ nay trở đi tức năm 2008 nầy không còn bắt bớ việc nhóm họp nào ở các địa phương nữa dù có đăng ký hay chưa đăng ký cũng được tự do?” (tất cả MS đều quá ngạc nhiên nhìn nhau)



Sau đó Ông Toàn còn nói: “mọi sự thay đổi rất nhanh, có thể tối ngủ sáng ngày lại khác”. Và, ông nhìn sang mục sư Chính nói: “ông lập chi hiệp hội thông công các dân tộc làm chi? các mục sư Ðông, Trực và cả Ông Quang cũng không ủng hộ hiệp hội của ông?” Bộ Công An đã thông báo cho địa phương về việc ông Chính nhận rất nhiều tiền của bên ngoài... Tôi yêu cầu Mục sư Chính không được nói, vì Giáo Hội đến có trọng tâm và mục đích cần thăm tù nhân đồng thời có một vài chuyện bức xúc của Giáo hội cần công khai với Bộ Công An xem như thế nào có thể cải thiện được hay không? Chủ yếu thăm viếng chứ không phải tranh luận, đợi dịp khác sẽ bàn đến, đồng thời ông Toàn hiểu lầm không ai chống hiệp hội cả. Tôi và các mục sư trách nhiệm chỉ ủng hộ khi nào ban điều hành hiệp hội chứng tỏ sự minh bạch, đi đúng hướng và biết giữ uy tín để làm lợi cho cộng đồng vả lại Giáo hội cưu mang hiệp hội đoàn kết chức vụ các sắc tộc, từng tổ chức hội thảo cho 40 mục sư, nhân sự về hiệp hội nầy 8 năm về trước tại Vũng Tàu, sẽ cung cấp thông tin thêm cho ai cần biết chính xác về hiệp hội.



Vì có một Ðoàn Tin Lành từ Nam ra có hẹn trước tặng quà chúc tết Bộ Công An đợi khá lâu ngoài cổng vả lại cũng đã quá trưa, buổi làm việc tạm dừng ông Toàn và ông Hà đánh giá buổi làm việc tích cực, thiện chí của cả hai bên. Ông Toàn nhiệt tình tiễn chúng tôi tận cổng và hứa chiều nay sẽ cho biết kết quả các yêu cầu của chúng tôi sẽ được cấp trên quyết định và thông báo chính thức cho chúng tôi và ban Giám đốc các trại giam mà chúng tôi sẽ đến.



V. Thăm cơ quan Mennonite Committee Central (MCC ) tại Hà Nội:

Lời thêm sức:

Mennonite Hoa Kỳ và Canada có cơ quan MCC hoạt động nhân đạo và xã hội từ năm 1992 tại Miền Bắc, tuy không liên hệ công việc nhưng chúng tôi vẫn giữ mối thông công tinh thần trong tình anh em nhiều năm nay. Trong khi nóng ruột chờ đợi thông tin từ Bộ Công An ban thường vụ tổng giáo hạt gồm Tôi, MS Nguyễn công Chính, MS Nguyễn Thành Tâm, MS Ðoàn Ðình Hùng đã đến viếng trụ sở của MCC. Bấy lâu nay mối quan hệ của chúng tôi rất giới hạn nhưng thật ra tôi hiểu công việc tế nhị của cơ quan nầy tại Miền Bắc, chúng tôi có mục vụ của chúng tôi, họ có công việc của họ, họ cũng biết tin tức về chúng tôi qua các cơ quan bên ngoài đổ ngược về Việt nam nhiều hơn. Khi thông công thăm hỏi trò chuyện chúng tôi được một bất ngờ từ quan điểm của ban giám đốc MCC: “Chúng ta thăm tù nhân là quan tâm đến hoàn cảnh của người tù chứ không nhất thiết phải phân biệt lý do nào họ bị vào tù.” Chúng tôi nhận sự cầu nguyện chúc phước của giám đốc cơ quan MCC và về lại khách sạn sau khi chụp hình với ông.



VI. Cầu nguyện xưng tội: Lòng nhẹ nhàng

Sau về tới khách sạn chúng tôi gọi điện ông Toàn và ông Hà cả hai vị đều không trả lời dứt khoát là được hay không, song ông còn trách sao không mail đơn cho Bộ Công An trước khi ra Hà Nội để có thời gian sắp xếp (nếu gửi đơn thì bị bác đơn trước khi ra Hà Nội thì sao? gặp mặt và cảm nhận ngôn ngữ nói bằng trực quan trực diện vẫn thuyết phục hơn!!!) cả ông Toàn và ông Hà cho rằng ý kiến chỉ đạo không thể sớm được có thể là nay hay mai cũng không chừng hoặc chiều mai!!! đoàn chúng tôi nghĩ sẽ có trục trặc rồi đây? và bắt đầu lo lắng.



Chúng tôi vội nhóm lại cầu nguyện, tuyên đọc Kinh Thánh ngay trong khách sạn và nói với Chúa rằng chúng con vâng lời Chúa và đã từng nói luôn với công An rồi, chúng con chỉ là kẻ không thể nói dối dạy người khác mà mình không chịu thực hành lời Ngài: “Kẻ tù được thăm viếng”( Mathiơ 25:39c) và Chính quyền thường nói giúp các chức sắc tôn giáo “sống tốt đời đẹp đạo”. Vậy nay, chúng con theo kinh thánh đó là phải thăm viếng người tù, xin Chúa cho công an chứng tỏ sự thật hành động cho chúng con và mọi người thấy đi? Chúa cũng nhắc lại trong Êsai 45:1-5: Ngài đã làm trong lương tâm họ, tất cả thành viên trong đoàn xưng tội mình, xin Chúa tha thứ cho nếu ai làm gì sai trái, hay vì động cơ cá nhân, đừng để bất cứ một điều nhỏ nào ngăn trở không được thăm anh em mình trong tù giá rét thế nầy! chuyến đi nầy mà không thăm gặp được anh em nào thì mục tiêu chính xem như thất bại, điều nầy không thể được, chúng con sẽ làm cái gì đó theo ý riêng tại Hà nội để khỏa lấp lỗ hổng của chuyến đi hay sao?



VII. Tập trung vào việc chính:

Không giấu giếm gì dự định ban đầu chúng tôi định ăn trưa với một số thân hữu tại Hà Nội, tôi cũng gọi điện được với anh Nguyễn Vũ Bình cho hay điều đó, Mục Sư Thân Văn Trường sẵn sàng giúp tôi đi thăm những nhà bất đồng chính kiến Miền Bắc, nhưng cả Ðoàn đều khuyên nên ưu tiên tập trung sức tối đa cho việc thăm tù, Việc thăm các thân hữu cũng tốt nhưng khi nào thăm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến việc khác mà mình đang có trách nhiệm thực hiện; tôi vâng phục tập thể, nhưng điều đáng tiếc xảy ra, trước đây cụ Hoàng Minh Chính có nhờ Giáo Sư Trần Khuê gửi cho tôi một lá thư sâu nặng nghĩa tình của người từng khổ nạn cho đất nước và dân tộc, tôi muốn được thăm và cầu nguyện cho nhưng ông đã ra đi, Tôi đã mất cơ hội! nếu là tôi tớ Chúa, việc cầu nguyện cho một linh hồn rất quan trọng, bỏ lỡ một cơ hội có thể ân hận cả đời.



Sau đó chúng tôi nhận một cú điện thoại từ ông Toàn, là chúng tôi được phép của Bộ CA để đi trại Ba Sao Nam Hà và trại số 5 yên Ðịnh Thanh Hóa để thăm gặp mặt LS Ðài, LS Công Nhân và được gửi quà cho LM Lý và các MS sắc tộc. Nỗi vui mừng khôn xiết của cả đoàn khi nhận tin tức tốt lành hằng mong đợi!

Chúng tôi vội lên đường và chú ý hơn việc chuẩn bị một lượng sách lớn để giới thiệu Tin Mừng cho bà con dân chúng trên suốt lộ trình ghé vào các trại giam.



VIII. Thăm Hải Phòng: Thăm chớp nhoáng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

Theo dự định chúng tôi thăm Hội Thánh Mennonite Hải Phòng, Ðoàn chúng tôi phải đến cầu nguyện, thờ phượng và ăn tối tại đây. MS Thân Văn Trường hướng dẫn tôi đến Kiến An thăm và cầu nguyện cho vợ chồng Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa xin xóa nguyên tội và kỹ tội cho vợ chồng ông nhờ đức tin tiếp nhận Ðức KyTô. Tôi xúc động và vợ chồng nhà văn cũng vậy, ông hiền từ tình cảm đậm đà chơn chất lắm. Tôi rất tin cậy sự chân thành, điềm đạm của Giáo Sư Nguyễn Chính Kết, nay gặp Nhà văn tôi thấy mình hạnh phúc khi có những người anh em thật thà trong thế giới đầy đố kỵ nầy! quả thật may mắn cho dân tộc Việt có những người con quả cảm; câu chuyện về quê hương đất nước câu chuyện về Ðức Tin kéo tất cả chúng tôi đến quá 1 giờ đêm, chúng tôi phải ra về hình như anh chị muốn khóc. Tôi ra về có mấy người trong đêm khuya giá rét vẫn kiên nhẫn nhìn chúng tôi để hôm sau tìm đến nhà người chủ xe cho mượn xe hỏi chuyện! khi ngồi trên xe tôi hỏi cô Lệ mẹ LS Lê Thị Công Nhân về Nhà văn, và biết được vợ chồng anh sống rất chân thật, thường hay bật khóc khi gặp chuyện xúc động, rời Hải Phòng 5 giờ sáng giá lạnh, chúng tôi lên đường trực chỉ Trại Ba Sao Nam Hà, nơi anh em cùng đức tin với mình mỏi mòn trong đó!



VIII. Trai giam Nam Hà: Chỉ gặp mặt một mình Luật Sư Nguyễn Văn Ðài

Khi đến trại Giam Nam Hà chúng tôi trình giấy tờ tùy thân thì được Ban giám thị trại ra tiếp chúng tôi mọi thủ tục được nhanh chóng, Ban giám thị thông báo chỉ cho phép 4 người được gặp mặt Luật Sư Ðài là Tôi, MS Chính, MS Tâm, MS Hùng tức 4 người trong ban thường vụ giáo hội, ngoài ra Tôi không được gặp ai nữa cả, các Mục sư không được vào ngồi trên xe cầu nguyện. Chúng tôi được dẫn vào trong xa để gặp LS Ðài tại một phòng khách và có 45 phút để nói chuyện. LS Ðài cho biết được giam chung với nhiều anh em sắc tộc có cùng niềm tin nên không khí trong phòng giam đỡ căng thẳng, tuy nhiên bệnh trĩ vẫn còn do ăn uống không được tốt, Ðài cho biết các tù nhân khác rất cần Thánh ca và Kinh Thánh (theo qui chế trại giam điều nầy thì bị cấm).



Luật Sư Ðài dù bị cầm tù vẫn giữ được lập trường khá rõ ràng và biết chắc rằng nhà nước sẽ sớm khắc phục sự sai lầm khi xét xử bất công với chính mình và Lê Thị Công Nhân. Trong lúc đang trò chuyện tôi liền tận dụng thời gian đứng lên xin phép cán bộ an ninh Trại đọc chứng thư sắc phong mục sư cho Luật sư Nguyễn văn Ðài đã được Giáo hội trong và ngoài nước đồng ký vào ngày 22 Tháng Chín 2007, đồng thời hỏi LS Ðài có ưng thuận đặt tay cầu nguyện Chúa ban ơn, xức dầu cho Thánh chức chăm sóc đời sống thuộc thể và thuộc linh cho mọi người, đặc biệt là các bạn tù trong hoàn cảnh đặc biệt nầy hay không? Luật sư Ðài đồng ý và nói: “Mục Sư Quang biết rồi trước đây em cũng đã từng mong ước phục vụ Chúa trong mọi hoàn cảnh bây giờ vẫn thế” cũng qua thông tin của Bộ Công An nói khi phái đoàn Hoa kỳ thăm vào Tháng Bảy 2007 Hội Thánh cũng biết được Luật Sư Ðài cũng giảng đạo cho các tù nhân cách hết lòng. Vào đầu năm 2006 được công nhận mục sư nhiệm chức phụ trách pháp lý cho Giáo Hội Tin Lành Mennonite Luật Sư Ðài đã tích cực trong việc quan tâm đến đời sống tâm linh của các đồng sự như LS Lê Thị Công Nhân hay kỹ sư Bạch Ngọc Dương và nhiều người khác trong đó có các nhóm con lai Mỹ bị từ chối còn ở lại Việt Nam.



Sau khi được cầu nguyện LS Ðài nhanh chóng nói “Công Nhân đã cầu nguyện tuyên xưng đức tin và đã học giáo lý Báp tem rồi mục sư biết cách phải làm thế nào trong hoàn cảnh nầy để làm phép Báp Tem cho Công Nhân. ”



Liền lúc đó Tôi đứng dậy xin phép cầu nguyện các sĩ quan an ninh trại cũng rất lịch sự họ đứng xem Tôi đặt tay cầu nguyện cho Mục Sư Ðài, cho Tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam là điều cần có họ tham gia đóng góp nữa, tôi cầu nguyện cho gia đình họ, cho tất cả mọi tù nhân kể cả các cán bộ an ninh trại! điều bất ngờ là chính các sĩ quan an ninh lại cảm ơn chúng tôi khi cầu nguyện xong, Mục sư Chính nói “từ nay Luật Sư Ðài chính thức là Mục sư, chúng tôi bắt đầu gọi Luật sư Là Mục sư là tôi tớ Ðức Chúa Trời”, các mục sư Nguyễn Thành Tâm, Ðoàn Ðình Hùng và Tôi đều nói Amen.



Sau khi hết giờ cán bộ trại giam dẫn bốn người chúng Tôi đến phòng làm việc khác, Tôi được phép viết một lá thư tại chỗ cho Linh Mục Lý và cho phép Tôi chuyển tất cả thư của cộng đồng quốc tế gửi cho Cha Lý, họ không cho gửi tiền cho Ngài. Tôi gửi được 5 triệu đồng lưu ký và 1 cuốn Kinh thánh cho LS Ðài, và một cuốn Kinh thánh cho mục sư nhiệm chức K'sotino, tôi xin gửi tiền cho các tù nhân sắc tộc khác không được. Rời vùng rừng núi Ba Sao Nam Hà, nơi bao con người đang chịu đựng cái rét thấu xương trong ngục lạnh đoàn trực chỉ Thanh Hóa để tìm Trại Giam số 5 của cục V26 Bộ công an, nơi giam giữ nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân và nhiều tù nhân sắc tộc Tây Nguyên.



IX. Trại giam số 5 Yên Ðịnh-Thanh Hóa:

a. Lạc đường:

Từ Nam Hà đi đến Thanh Hóa Tài xế trong Nam ra không ai biết đường nên từ Thanh Hóa chúng tôi đi gần cả trăm Km gần Mèo Nú Cẩm Thủy, theo dân chúng chỉ đường vào đúng Trại 5 Bộ Công An, nên chúng tôi cứ đi gần tới Lào cũng gặp Trại 5 cục V26 Bộ Công An, ban Giám đốc trại ra tiếp và nói không phải trại nầy Lê Thị Công Nhân có thể giam Trại 5 khác, té ra có 2 trại giam số 5, nhưng trại giam nữ cách 45 cây số nữa, phải trở về lại quá mỏi mệt đường trơn trợt do mưa phùn rất khó đi cả tài xế và chúng tôi đói bụng, đường ít dân trời tối không ai ra đường nên khó hỏi đường do đó chúng tôi bị lạc đường nữa, khi tìm ra trại 5 k4 nơi giam tù nhân nữ thật quá tối, dân địa phương chạy xe đêm liền la lớn có phải từ tỉnh Gia Lai ra không? nhìn trên xe có mục sư sắc tộc họ biết từ Tây Nguyên, từ họ chúng tôi biết nhiều tù nhân sắc tộc bị giam tại đây. Chúng tôi đến K4 trại 5 ban giám thị đã pha trà pha sẵn và cho biết đã đợi chúng tôi từ chiều, bây giờ thì không thể giải quyết thăm được không được trích xuất tù trong đêm trong trường hợp thăm gặp, hẹn sáng hôm sau cho gặp sớm lúc 7 giờ, chúng tôi được đưa đến một nhà khách ăn tối nghĩ đêm.



b. Nhà xe trở chứng “đến hẹn lại lên”:

Sau khi ăn xong nhà xe đòi về không chịu đợi đến sáng mai sau khi gặp LS. Công Nhân, họ tuyên bố xanh rờn: “bằng mọi giá phải đem xe về tức khắc trong đêm” chúng tôi phải ngậm ngùi chấp nhận đành cho đoàn đi trong đêm một nửa, có nghĩa là một nửa bị bỏ lại trong rừng nếu gặp mặt L.S. Công Nhân. Thà thua thiệt nhà xe chứ không thể nào về trong đêm bỏ không thăm gặp LS Công Nhân, Tôi trả tiền và còn bồi dưỡng tài xế chu đáo, nhưng họ vẫn bỏ anh em chúng tôi giữa đường, còn chúng tôi chờ gặp mặt Luật Sư Công Nhân nên bị bỏ giữa rừng! chúng tôi khá quen thuộc cảnh nhà xe bỏ khách chạy lấy người, đây cũng là nét đặc trưng Mennonite!



c. Nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân: Hoa Hướng Dương, người Chúa chọn

Ðúng 9 giờ sáng trước khi gặp LS Lê thị công Nhân, Thượng Tá Vân phó Giám đốc Trại Giam yêu cầu Tôi không nên cho bà Lệ mẹ cô Công Nhân cùng vào thăm chung với đoàn mục sư có lẽ do chỉ đạo trên Bộ Công An giống như vợ LS.Ðài cũng không được thăm chung với đoàn, việc nầy cũng ít nhất có hai ý nghĩa:



1. Bộ Công An muốn LS Ðài và LS Công nhân không chia trí và dành trọn thời gian ít ỏi để cho đoàn mục sư thăm hỏi, tiếp xúc (chỉ 45 phút).



2. Bộ Công An muốn phân định rõ ý nghĩa của việc thăm nuôi gặp mặt lần nầy hoàn toàn không theo tính cách gia đình, nó có tác dụng làm nổi bật một thiện chí, nói cách khác là một bản lĩnh mới đối với việc cho những “phần tử bất đồng chính kiến” gặp gỡ nhau, mở ra một hướng mới cải thiện các mối quan hệ trong nước mà do chính sách cứng nhắc trước đây làm gãy đổ tạo ra thái độ trọng ngoại khinh nội?



Lãnh đạo trại ra tận phòng đợi ngoài cổng hướng dẫn chúng tôi vào phòng khách nơi sẽ gặp LS Công Nhân, đồng thời ông cũng đích thân đưa LS Công Nhân đến chỗ chúng tôi rất ân cần, rồi lại tiễn đưa chúng tôi ra tận cổng sau khi gặp xong; là người đi tù nhiều lần tôi chưa từng thấy như vậy bao giờ! chừng 30 phút thì Công Nhân được dẫn ra, Em mặc bộ đồ tù sọc trắng sọc xanh như tôi đã từng mặc hơn hai mươi năm trước khi ra tòa cũng cùng tội danh với em ngày nay: “Tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa”. Nhìn Em nước da rất trắng tóc dài đen, vóc người nhỏ con, cao chừng độ hơn 1m50 nhưng phát ra phong cách ung dung tự tại của người trượng phu. Em nói năng xác tín vững vàng đầy dũng khí nhưng vị tha và hồn nhiên lắm!



Sau giây phút ngỡ ngàng nhưng Công Nhân vẫn nhận ra Tôi, dù chưa lần nào gặp mặt, Tôi chỉ biết Công Nhân qua LS Ðài, LM Lý và qua truyền thông. Tôi nói chuyện với em qua điện thoại chỉ 1 lần vì em mới tin Chúa và mới bước vào con đường hiến thân cho quê hương. Sau lời nhắc lại qui chế trại giam khi thăm gặp vị Thượng tá bắt chuyện luôn tay ba giữa Công Nhân, Tôi và ông về lập trường, thái độ sống ông nói rằng đã gặp trao đổi với Công Nhân trước khi gặp chúng tôi 1 ngày (đúng như dự đoán trước ). Công nhân cũng thừa nhận câu chuyện giữa vị phó Giám thị trại với mình hôm qua và thẳng thừng: “Ông kết luận Nhân không thức thời, hy sinh tương lai cá nhân cách uổng phí, mơ mộng... còn Nhân kết luận chính ông mới là mơ mộng ảo tưởng không thức thời” không muốn hút vào câu chuyện ngoài tầm kiểm soát nầy tôi xoay qua các các sĩ quan an ninh vài ba câu nói làm thăng bằng buổi gặp mặt đầy hào hứng nầy, Công Nhân khó chịu nói: “Mục sư nói chuyện với Nhân đi, mặc kệ họ, quí vị nầy chỉ là người giám sát buổi nói chuyện thôi...” Tôi chuyển qua nói chuyện về tư duy pháp lý truyền thống khó thay đổi về các tội danh lãnh vực an ninh của Việt Nam, một thực tế mà những nhà đấu tranh phải trả giá tại các phiên tòa là chuyện thường, Công Nhân rất thẳng thắn: “Mục sư vào tù nói chuyện Luật với Luật sư à?” Tôi nghĩ không lầm rằng Công Nhân dám chấp nhận sự thực phũ phàng nầy, không cần “động viên”theo lối truyền thống nữa!



Tôi rất rõ Công Nhân nóng lòng muốn tôi khéo léo cho biết tình hình tranh đấu hay các tin tức quan trọng nào bên ngoài thôi; tâm lý người tù xưa nay vẫn vậy, tôi sang phần đề cập đến niềm tin hy vọng giúp Công Nhân thêm năng lực thuộc linh để chịu đựng sự khắc nghiệt của lao tù mà em cũng là phận nữ nhi mỏng manh nhỏ bé trước cơn thử thách hung tàn của trại tù xã hội chủ nghĩa, hơn ai hết chính chúng tôi và chắc là cả các quản giáo là những chứng nhân trong các trại tù của điều kiện Việt Nam biết thực tế mà phải chạnh lòng! Nhân hết kiên nhẫn trách tôi: “Mục sư ơi! Sao lại nói chuyện Kinh thánh, em có đọc và nhận lại Kinh Thánh rồi sẽ đọc mà! Hãy nói cho em tình hình bên ngoài đi, mọi người như thế nào?”. “Tôi là mục sư không nói về Thánh kinh nâng đỡ đức tin em thì làm sao được ngồi đây nói chuyện với em?” tôi đã nói thế, Công Nhân như hiểu ý Tôi, và chuyển qua hỏi chuyện khác tôi cũng dần chuyển qua chuyện tin tức Việt Nam vào Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hay được bầu làm phó chủ tịch ủy ban chống khủng bố quốc tế, Công Nhân chận lại ngay em biết luôn rồi cả ai chịu trách nhiệm luôn dường như ông Cường gì đó! nôn nóng của Công Nhân muốn nắm tình hình bên ngoài, Tôi cho Công Nhân biết, Tôi đã thăm Ðài ngày hôm qua, và Ðài gửi lời thăm em, Nhân hỏi ngay thế còn cha Lý, cơ hội nầy Tôi cho Nhân hay tình hình Công Giáo nóng lên bởi việc hàng ngàn tín hữu tập trung đấu tranh đòi lại Tòa Khâm Sứ và tại Thái Hà bằng biện pháp hòa bình là cầu nguyện do đó thăm cha Lý cũng làm nóng hơn về một Linh mục Công Giáo còn trong tù nên công an không cho gặp mặt, chỉ được gửi thư và chuyển thư của cộng đồng quốc tế gửi cho cha Lý, Công Nhân như rất quan tâm, MS Chính biết ý nên chuyển lời quan tâm, thăm hỏi chân thành của cộng đồng kiều bào hải ngoại đến Công Nhân. Chúng Tôi cũng đáp ứng phần nào sự đói khát thông tin cho Nhân, sau đó tôi hỏi em đã tin Chúa, học giáo lý Báp tem, nhưng chưa làm lễ Báp tem phải không? Công Nhân thưa: Dạ vâng, em cũng có ý định làm mục sư phục vụ Chúa và đồng bào mình trọn đời phải không? Công Nhân nói “sao lại lan nhanh thế!” Tôi nói cả thế giới biết việc nầy, Công nhân lại nói: “chắc em phải sống độc thân thì tốt hơn cho công vụ như Thánh Phao lô” chúng tôi khuyên Công Nhân phải biết chắc là Chúa muốn như vậy! Vị Giám thị lúc nầy cũng góp ý vào câu chuyện, nhưng Tôi nói tiếp: “Công Nhân nên học thêm tiến sĩ Thần Học và Luật học để làm giáo sư Kinh thánh Tôi thấy em giãi kinh tốt, và dạy Luật giúp việc cho anh Ðài,Công Nhân lại cự: “Sao Nhân lại phải phụ tá anh Ðài?” Qua một vài câu hỏi về sức khỏe, bệnh tật, đời sống trong trại biết Công Nhân cũng bị bệnh Viêm mũi nặng, đồng thời bị giam chung với tù hình sự, có luật buồn riêng rất khó khăn cho các sinh hoạt riêng của Công Nhân (không cho tắm trong buồng) Công Nhân cũng cho biết em bị làm tổn thương trong buồn giam, nhiều lúc Công Nhân có cảm tưởng như họ bị tác động sau lưng để quấy nhiễu làm cho Nhân khủng hoảng tinh thần trong tù? Tôi cũng dùng lời Chúa khuyên Nhân tha thứ để: thân hòa đồng trú và nói rõ cho Nhân biết như tôi đã nói rõ cho Ðài rằng: “Cuộc đấu tranh hiện nay là đấu tranh để tồn tại và khỏe mạnh trở về sớm với đời đó là cuộc tranh đấu đầy thực tế và ý nghĩa nhất cho chính Nhân và Ðài. Còn cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền không thể lùi một bước vì đó là khát vọng của cả dân tộc bao hàm trách nhiệm của mỗi một người Việt nam không phân biệt kể cả quí vị công an đang đứng đây!” nói xong Tôi mượn bình thủy nước nóng đổ vào ly đứng dậy nhân danh Ðức Chúa Jesus Christ làm Báp-têm cho Lê Thị Công Nhân bằng hình thức đổ nước ước trên đầu và chảy xuống vai, Công Nhân đứng lên nhận lãnh và Tôi lấy thập tự giá bằng kim loại màu vàng gắn lên áo Công Nhân. Cán bộ Trại không cho nhưng tôi cương quyết không hề gì cứ việc mang thập tự giá khi vào buồng giam thì tháo ra gửi lưu ký trại, khi ra tù lấy mang trên áo đề về nhà đây là kỷ niệm đặc biệt của Công Nhân mong các anh chấp nhận. Họ đồng ý, chúng tôi cầu nguyện và cán bộ cũng cảm ơn vì tôi có cầu nguyện cho gia đình họ nữa. Sau đó Công nhân chợt hỏi: “trong tù em có gửi thư cho anh Phạm hồng Sơn xin gia nhập chính thức Hội tù nhân Chính trị và Tôn giáo Em biết mục sư là phó Hội trưởng hội giải quyết sao?” Tôi nói: “Em yên tâm, tôi công nhận em xứng đáng vào hàng ngũ của Hướng đạo sinh Cơ-đốc trước đã và công nhận em là một tráng sinh lên đường theo cách phi truyền thống” và tôi dạy em cách bắt tay trái theo cách hướng đạo sinh. Liền lúc đó vị thiếu tá công an trại hỏi hội mà Nhân nói là hội gì? Tôi nói: “Là người ở tù vì tha nhân, vì lương tâm họp lại nâng đỡ nhau mang tính nhân đạo” cũng vừa hết giờ Nhân như lặng người cuối xuống không nói được lời nào, Vị Thượng tá kéo tay LS Công Nhân để trở vào trại Giam. Tôi chạy qua và đặt tay trên vai Lê Thị Công Nhân nói đôi điều công bố kết nạp Công Nhân làm Hội viên chính thức của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Tôn Giáo Việt Nam. Công Nhân xúc động, tất cả chúng tôi như muốn khóc, sau khi Công Nhân đi khuất, tôi ngồi lại ký biên bản những gì xảy ra mà cán bộ trại giam lập.



Sau khi làm lễ Báp têm, một Lê Thị Công Nhân hoàn toàn mềm mại khác hẳn lúc mới vào tất cả chúng tôi 4 mục sư trong ban điều hành Giáo Hội đều thấy rất rõ, vui mừng cảm ơn Chúa cho xảy ra câu chuyện hy hữu, cảm động và phước hạnh nầy. Mục Sư Chính chụp 3 bô ảnh Công Nhân lúc làm báp têm và lúc mới bước vào, bị Công an trại tịch thu máy ảnh và xóa hết.



Tôi thấy Luật Sư Công Nhân quả thật tâm hồn trong sáng như Hoa Hướng Dương không hướng tâm hồn vào sự tầm thường và bóng tối, luôn hướng thẳng về phía mặt trời công nghĩa, dù trong ngục thất vẫn hướng lòng mình nơi bình minh Chân lý vừa ló dạng, quả thật Công Nhân là người Chúa chọn.



Sau khi vị phó giám đốc trại giam đưa chúng tôi ra lại phòng khách chúng tôi có một cuộc trao đổi thẳng thắn với ban giám thị trại khá lâu, về tình trạng của Công Nhân, mong ban giám thị trại cũng bỏ qua những phật lòng mà vì cộng đồng cải thiện tình trạng của Công Nhân được an toàn hơn khi sống trong buồn giam.



Chúng tôi cũng trao đổi với Ban giám thị về số tù nhân sắc tộc Tây nguyên không được thăm nuôi tại đây, bày tỏ nguyện vọng muốn giúp đỡ số tù nhân nầy. Lúc trên Bộ nói rằng đó là vấn đề nhân đạo, nhưng khi xuống các trại thì vấn đề chưa thể giải quyết lần nầy được! thật buồn.


(xem tiếp phần 2)