Thứ Hai, 28 tháng 4, 2008

lan man giá gạo

Hồi ấy nhà tôi có một thùng gạo rất to, mỗi lần bố mẹ tôi thường mua đến tạ gạo đổ vào thùng. Nhớ mỗi lần đi xếp hàng đong gạo từ rất sớm. 4 giờ sáng đã dậy ra cửa hàng lương thực, đến nơi thấy gạch, đá, chổi cùn, rế rách xếp thành dãy rồi. Đặt cái bao tải ở đấy rồi đi về rang cơm nguội ăn. Đến 7 gìơ 30 thì ra nhận lại chỗ mình đã đánh dấu bằng cái bao tải. Bao giờ cửa hàng lương thực cũng đông người xếp hàng. Có lúc đoàn người dài đến 30 mét.

Gạo bán theo tiêu chuẩn, nhiều nhà vẫn phải đong thêm gạo bên ngoài. Giá gạo thực sự là mối lo hàng đầu của người dân.Sau đó đến chất đốt như củi, dầu hoả. Cửa hàng dầu hoả cũng đông nghẹt người xếp hàng như hàng gạo. Thứ sau cùng mới đến thực phẩm là nước mắm. Còn các thực phẩm như thịt, cá thì thuộc xa xỉ phẩm rồi. Người ta cứ có gạo,mắm, dầu hoả trong nhà làm chủ lực để yên tâm cái đã. Còn cái khác có thì tốt mà không có thì ăn cơm với dưa cải sen muối chấm nước mắm cũng qua bữa.

Năm 79 đổi tiền,khiến cho mọi thứ hàng hoá nhẩy giá vùn vụt. Cuộc sống người dân lao đao. Ngày ấy tiếng ống bơ sữa bò vét gạo trong thùng sồn sột là nỗi kinh hoàng của nhiều nhà. Hàng xóm vác ra đi vay nhau từng bơ gạo. Bao năm qua, đôi khi tôi vẫn mơ thấy tiếng bơ gạo nạo vét từng hạt trong thùng chứa. Dân gian người ta lưu truyền câu ca

Bác sống thì gạo đồng ba ( 1,3 đồng)
Đến thì bác mất gạo ba, bốn đồng
Bây giờ ông Duẩn, ông Đồng
Gạo sáu , bảy đồng giá vẫn còn tăng.

Thế rồi ông Nguyễn Văn Linh làm một cuộc đổi mới. Cả một thời gian dài sau đổi mới, người ta không còn bận tâm đến chuyện thùng gạo, can dầu, chai nước mắm nữa.

Hôm nay ngồi hàng nước chè ở chợ, thấy dân tình xôn xao nhắc đến chuyện gạo. Hỏi ra mới biết đã 18 nghìn một cân gạo Bắc Hương. Cứ nghĩ Bắc Hương là thứ gạo đặc sản mới thế, khi biết là gạo loại trung bình mới giật mình ngạc nhiên. Người ta bảo mình lạc hậu quá,không biết tin tức gì cả.

Ôi,lâu nay thấy đài báo nói. Kinh tế trên đà tăng trưởng mạnh lắm. Đời sống bà con nhân dân đang ngày càng đi lên. Vậy thì sao mà vật giá leo vọt lúc thu nhập chưa tăng, thế thì đi lên đâu. Thiên đàng chủ nghĩa xã hội chắc? Trong khi ra rả Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thế này,thế kia trên thế giới.Mà gạo trong nước khan hiếm, giá cả thế này thì hỏi là chuyện gì đây. Các ông lãnh đạo hết bàn đến chuyện to tát như xây khu công nghiệp này,mở chế xuất kia..thế mà có thùng gạo của dân lẽ nào lại để tiếng bơ vét gạo kêu sồn sột như 30 năm trước đây sao?

Ai đọc bài này, biết chỗ gửi thì cho tôi gửi tới ông thủ tướng câu ca

Bây giờ ông Dũng Cà Mau
Gạo hai chục nghìn giá vẫn còn tăng

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2008

rước voi về giày mà tổ

Bởi thối nát, bạc nhược để đất nứơc lầm than, loạc lạc. Nam Băc chia cắt. Triều đại nhà Lê suy thoái không còn ảnh hưỏng để lãnh đạo. Tây Sơn tiến ra Bắc Hà làm một cuộc cải cách lớn đất nước.

Lê Chiêu Thống cháu của vua Lê Hiển Tông chạy sang phương Bắc cầu cứu thiên triều đem quân sang giúp mình đoạt lại ngôi vua. Chiêu Thống vì lợi riêng mình mà vời quân xâm lược về giày xéo quê hương, không nhớ Thái Tổ Lê Lợi đã đánh quân Minh giành độc lập .

Hành động của Chiêu Thống về sau bị người đời nguyền rủa là rước voi về giày mả tổ.


Năm nay Việt Nam ta được vinh dự đón ngọn đuốc Olimpic Bắc Kinh chạy qua. Trung Quốc cử đoàn BNG sang đề nghị Việt Nam hợp tác trên tình thần hữu nghị, tổ chức cuộc rước đuốc an toàn và thuận lợi. Ngọn đuốc rước qua Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi tên của vị lãnh tụ tối cao Việt Nam.

Vì tôn trọng tinh thần thể thao quốc tế. Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực gìn giữ cuộc rước đuốc an toàn. Phía Trung Quốc tỏ ra rất hài lòng vì sự thiện chí của chính phủ Việt Nam.

Thực ra ngọn đuốc Bắc Kinh chỉ hơi e ngại một chút ở TP Hồ Chí Minh. Còn khi ra đến biển Đông, tức vùng biển Nam Trung Quốc ( theo lời họ) thì họ không lo ngại. Mặc dù ở Biển Đông tình hình an ninh rất xấu, gần đây có nhiều'' tàu lạ'' xuất hiện bắn giết tàu ngư dân Việt Nam.

Nếu chính phủ Việt Nam chơi nước cờ cao. Hãy nhận lời đảm bảo an toàn cho ngọn đuốc đi hết lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Nghĩa là từ TP HCM đến tận đảo Hải Nam. Việt Nam sẽ cử hải lục không quân bảo đảm an toàn xuyên suốt cho ngọn đuốc đến tận lãnh hải Trung Quốc.

Đằng này Bộ Ngoại Giao TQ chỉ nhắc Việt Nam giữ an toàn tại HCM. Nơi chỉ có nhúm sinh viên tay không hoặc mấy bà phụ nữ, mấy ông già hom hem như Điếu Cày. Thế còn ngoài khơi Việt Nam có đầy '' tàu lạ'' trang bị súng ông đầy đủ sao họ không lo?. Mà sao chính phủ Việt Nam chỉ được phép bảo vệ đuốc ở lãnh thổ. Còn lãnh hải không nhận luôn đi.?


Từ sự khó hiểu trên, suy ra ngọn đuốc này không thể nói là tượng trưng cho cái gì cao đẹp. Khi mà sự yêu cầu bảo vệ không minh bạch đến nơi, đến chốn. Phải chăng Trung Quốc đã coi lãnh hải Việt Nam là của họ rồi cho nên không cần yêu cầu bảo vệ. Phải chăng chính phủ VN cũng ngầm thừa nhận như vậy nên không nhận thêm trách nhiệm bảo vệ đuốc ngoài khơi.

Thế thì ngọn đuốc rước Bắc Kinh lần này chỉ nhỏ hơn con voi mà Lê Duy Kỳ rước cách đây 230 năm.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2008

Dáng đứng Việt Nam.

Viet Nam va Trung Quoc ky hon 10 Hiep dinh hop tac


Trông ông lãnh đạo nhà mình kìa, oai phong lẫm liệt quá. Thật đáng tự hào có vị lãnh đạo có nụ cười và tư thế đứng hiên ngang. Khiến cho các nước trên thế giới qua đó nhìn thấy bản sắc, dũng khí của nhân dân Việt Nam. Từ bờ vai, cánh tay, nụ cười đều nói hết vị thế , vai trò Việt Nam trên chính trường quốc tế.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2008

mạn đàm

Nguyễn Tiến Trung, cậu thanh niên trẻ đi du học nước ngoài về. Tình cờ nhà nước phát hiện ra cậu chưa hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Lập tức cơ quan tuyển quân nhanh chóng hoàn tất thủ tục đưa thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung có cơ hội hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Thực hiện quyền lợi nghĩa vụ đóng góp cho tổ quốc.

Điều ngạc nhiên là có hàng nghìn trường hợp du học ở nước ngoài về vẫn nhởn nhơ hàng đêm trên các quán bar. Duy có mỗi Trung là được gọi đi nghĩa vụ.


Cũng tương tự có hàng nghìn trường hợp cho thuê nhà trên đất nước này chưa bị xét đến thuế má, thì Hoàng Hải tức Điếu Cày lại là trường hợp cá biệt để công an phải truy tầm và bắt giữ về tội trốn thuế. Trong khi đó ngài Nguyễn Việt Tiến thứ trưởng bộ giao thông vận tải được minh oan sau một hồi rầm rộ tưởng lãnh án 20 năm tù đến nơi. Không những thế ngài Nguyễn Việt Tiến được phục hồi đầy đủ chức vụ.

Tất cả đều hợp pháp, anh đến tuổi thì anh phải đi nghĩa vụ quân sự. Anh cho thuê nhà thì anh phải đóng thuế thu nhập.Pháp luật thật nghiêm minh. Anh vô tội thì anh được minh oan. Pháp luật công minh, sáng suốt thế là cùng.

Nhưng có phải với ai pháp luật cũng nghiêm minh xử lý, cũng minh oan như thế.?


Nếu Tiến Trung, Hoàng Hải đừng yêu nước một cách tự do, mà yêu nước theo cách của ông Nguyễn Việt Tiến thì có lẽ họ đã chẳng bị như vậy. Bằng chứng là nhiều người chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự, chưa đóng thuế thu nhập từ việc cho thuê nhà. Cái này chỉ cần nhìn quanh ta, ngay hàng xóm là thấy. Khỏi cần báo , đài nào nêu ra.

Từ những sự kiện trên, tôi hoài nghi rằng. Có phải phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa là đúng hay không. Nếu là sai thì sai vì sao ? Tôi đi tìm câu hỏi này mãi, rồi tôi đi đến kết luận. Đến Hà Nội này ngày nào đó Trung Quốc tuyên bố là một tỉnh của họ, thì chớ có nóng nảy xuống đường biểu tình,la hét. Mà phải ôn hòa, mềm mỏng, kiên nhẫn chờ đợi thái độ của chính phủ. Muốn yêu nước thì phải yêu giai cấp lãnh đạo đất nước ấy đã. Mà đã yêu giai cấp lãnh đạo rồi thì đất hay nước có yêu hay không thì cũng chẳng quan trọng. Đất nước không thể bắt ta vì tội nào đó vì đất chỉ là đất, nước chỉ là nước. Còn giai cấp lãnh đạo có thể minh oan ,phục hồi quyền lợi cho ta vì họ có cả quyền lực trong tay, có cảnh sát, quân đội, có tòa án, báo chí.

Ôi, giá như có thể nói với lãnh đạo Việt Nam. Tôi yêu họ lắm.


Entry for April 23, 2008

ban nãy ngồi ăn cơm, nghe thời sự trên VTV1. Bỗng loáng thoáng tin bộ ngoại giao Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Toàn những vấn đề nói mãi rồi, nhưng đến câu cuối thì mới toanh. Bộ ngoại giao Trung Quốc đề nghị phía Việt Nam hợp tác trong việc giữ gìn an ninh cho ngọn đuốc Olimpic khi đi qua thành phố Hồ Chí Minh.


Giật mình ứ nghẹn miếng cơm. Sao họ hách dịch thế, bao nhiêu quyền lợi của ta họ chả nhắc nhở gì. Mở miệng đã đòi hỏi phải thế này, thế kia. Họ muốn giữ hình ảnh đẹp của họ, sao họ không nghĩ đến hình ảnh của dân tộc Việt Nam thế nào khi họ ngang nhiên tuyên bố Hoàng Sa- Trường Sa là của họ.

Nói thế là nói trong lòng thôi. Chứ tầm này Người Buôn Gió chắc không dám to tiếng. Bây giờ Việt Nam đang cần hành động để Bộ Ngoại Giao Trung Quốc được yên tâm, chẳng hạn như bắt vài kẻ trốn thuế , chưa khai báo tạm trú hay đi đường quên mang chứng minh thư nhân dân chẳng hạn. Mà bắt bớ càng nhiều thì nước bạn càng khen ngợi có thiện chí. Một khi đã chứng tỏ tấm lòng trung trinh như thế thì cái lợi có rất nhiều. Hai cấp lãnh đạo gia tăng xiết chặt quan hệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý, giữ gìn trật tự xã hội, được viện trợ từ kinh nghiệm đến thiết bị để củng cố thành quả cách mạng nữa.

Cho nên đôi khi cũng nghĩ thoáng nhiều chiều, ví dụ Việt Nam là anh em của Cộng Hoà Trung Hoa cũng có cái hay. Thành một tỉnh nữa càng hay, chúng ta những con cháu của vua Hùng nay lại có thêm ông tổ Tam Hoàng, Ngũ Đế càng phong phú chứ sao. Chúng ta hàng ngày xem phim Trung Quốc, đọc sách Trung Quốc , ăn uống, tiêu dùng, chữa trị.... cũng Trung Quốc. Thể chế cũng y chang Trung Quốc, vậy còn cái gì lăn tăn về đất đai của ai nữa.?


Nói thế thôi, chứ Người Buôn Gió nếu như được vinh dự rước đuốc. Chắc lập tức ném mẹ nó xuống vệ đường ,nhổ bãi lên nước bọt, rồi muốn ra sao thì ra.

Chắc có bạn đọc đến đây sẽ nghĩ, ông Buôn Gió này không được rước đuốc mới mạnh miệng vậy. Nhưng giá như được cầm đuốc thì dù chung quanh là lễ đài trang nghiêm với khách quan trọng. Sá gì mà không ném đi cơ chứ.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2008

Người đến trong đêm

Thân tặng THA.

Cố nhân cách nửa địa cầu
Ngàn trùng thương nhớ vẫn theo nhau
Đêm nay ta đốt dòng tâm sự
Trong khói men nồng dĩ vãng xưa.

Tôi ngồi đợi chuông điện thoại reo, đã 12 giờ đêm. Áo quần mặc sẵn để chờ một người bạn tôi không biết mặt, không biết ở anh ở đâu, từ đâu đến, chưa biết chúng tôi gặp nhau chỗ nào. Vợ tôi lắc đầu, cô ta không hiểu sao lại có cuộc gặp giữa đêm khuya với người bạn chả biết gì như vậy. Cô ta dễu cợt sự chờ đợi của tôi.

Tôi vẫn ngồi chờ, tôi tin anh ta sẽ gọi tôi. Cho dù gặp để nhìn thấy nhau thôi, nhất quyết anh ta sẽ gặp tôi. Tôi ngồi với niềm tin mãnh liệt vào tình bạn biết nhau qua mạng intenet. Tôi ước mong gặp anh thế nào, chắc anh còn ước mong gấp bội. Tôi ngồi hình dung ra khuôn mặt con người uyên bác , hiểu sâu rộng và có lối viết cực kỳ thâm thúy, súc tích ấy. Cả tuổi tác anh ta nữa.

1 giờ kém 15. Điện thoại reo. Vợ tôi ngỡ ngàng hỏi

- Tưởng đùa hóa ra thật à?

Tôi ra đường, mưa bay lất phất. Đêm Hà Nội mùa xuân vẫn lạnh. Gọi ta xi tôi đi sang sân bay Nội Bài theo lời dặn trong điện thoại. Từng người ra khỏi phòng, khách Tây, Ta cứ lũ lượt kéo nhau ra. Anh là ai trong số đó?. Người mặc áo kẻ sọc kia,không phải trông anh ta không giống như tôi hình dung. Ông già mặc áo vét, khó lắm, anh ta không già như thế. Người đi ra thưa dần,một số người ra trước đang đứng ở sảnh chờ đợi ai. Tôi cố gắng quan sát ai là anh.

Rồi một tốp người nữa đi ra, người đàn ông mặc áo sơ mi đang kéo túi đồ. Lúc anh ta ngẩng đầu lên, bốn mắt chúng tôi chạm nhau. Cảm tưởng có tiếng reo to, a bạn đây rồi.

Chúng tôi tiến lại nhau, ôm chầm lấy. Về sau này chúng tôi không lý giải vì sao chúng tôi nhận ra nhau dù chưa một lần gặp mặt.

Xe đưa chúng tôi về Hà Nội, bước xuống Taixi, anh nói.

- Bạn biết không,đây là lần đầu tiên tôi đặt chân lên đất Thăng Long đấy. Tiếc lại là ban đêm.

Tôi hỏi anh bay từ đâu, anh mỉm cười nói.

- Từ nửa vòng trái đất, sớm mai tôi lại bay đi luôn.

Chúng tôi hàn huyên bên ấm trè, mấy miếng dưa hấu. Thời gian đi rất nhanh, thoáng đã hết mấy tiếng đồng hồ. Tôi đưa anh ra sân bay, ngồi nói chuyện đến lúc anh đi vào phòng chờ. Tôi mới biết anh bay từ một nước xa đến Nhật để công tác. Anh tranh thủ ghé về Việt Nam. Tào lao với tôi dăm ba câu rồi đi.

Có tiếng động cơ trên bầu trời, tôi ngước nhìn thấy chiếc máy bay trong ánh bình minh yếu ớt. Chắc anh trên đó, không biết anh có nhìn thấy đất Thăng Long trong ánh sáng này không?

Về đến nhà, vợ tôi hỏi anh đâu. Tôi nói anh bay rồi. Vợ tôi ngạc nhiên không hiểu sao có người bạn kỳ quặc đến vậy. Đi từ mãi đâu đến nói chuyện một hồi rồi đi.

Không có chuyện gì bí mật hay to tát. Chỉ là những người bạn muốn nhìn thấy nhau, điều ấy thật khó tin khi bay cả nửa vòng trái đất để nhìn nhau và hỏi thăm rồi đi. Nhưng chẳng lẽ trên đời không có tình bạn như thế sao. Câu chuyện này tôi viết nhớ về kỷ niệm với bạn. Ai không tin là việc của họ phải không bạn già?

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2008

Tại Sao Trung Quốc Phản Đối Vệ Tinh Vinasat-1 Của Việt Nam




Hoàng Giang - Đảng DCND

Đảng CSVN đã thông báo sẽ hoản lại ngày phóng Vệ Tinh VINASAT-1. Theo dự trù ngày phóng là 12 tháng 4 tại trung tâm Kourou ở French Guiana (Nam Mỹ). Vệ tinh này sẽ được phóng đi bằng tên lửa Ariane của hãng Arianespace thuộc Pháp. Tuy nhiên kế hoạch phóng vệ tinh đã phải hoản vì "yếu tố thời tiết và để kiểm tra kỹ thuật, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn". Thực sự có phải vậy không? Hay là Đảng CSVN đang che đậy những sự cố nào đó? Dư luận có biết gì về những thông tin liên quan đến VINASAT-1 không? Có liên hệ gì giữa VINASAT-1 đối với Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam không? Tại sao Trung Quốc phản đối vệ tinh VINASAT-1 của Việt Nam?

Vệ tinh VINASAT-1 được chế tạo bởi hảng Lockheed Martin Corporation của Mỹ với phí tổn 200 triệu đô la. Sau chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Đảng CSVN Nguyễn Minh Triết vào giữa năm 2007 và chuyến đi gần đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hai bên, Việt Nam và Mỹ đã đồng ý thoả thuận Mỹ hổ trợ Việt Nam phóng vệ tinh viễn thông. Đặc biệt bên cạnh vệ tinh, tin chưa phối kiểm cho biết Mỹ cũng hưá giúp Việt Nam thêm 3 chiến hạm, nhưng không nói rõ tàu chiến loại gì.

Gần cuối tháng 2 vừa qua, trong chuyến viếng thăm của thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ, hai bên đã đạt được đồng thuận, trong đó Mỹ chính thức hổ trợ kỷ thuật cho VN phóng vệ tinh VINASAT-1 đuợc thành công. Tuy nhiên, Mỹ đã yêu cầu Việt Nam là chỉ sử dụng các thông tin từ vệ tinh cho mục tiêu thương mại chứ không phải quân sự và an ninh tình báo. Vệ tinh VINASAT-1 có 20 bộ phận phát đáp và phục vụ được khoảng 10,000 băng tầng điện thoại, truyền dữ liệu, Internet hoặc 80-120 kênh truyền hình trên băng tần C và Ku viễn thông. Đó là những mục tiêu mà VINASAT-1 sẽ được phía Việt Nam làm chủ, còn lại những hoạt động và chương trình thu và phát khác nằm trên VINASAT-1 mà Việt Nam không biết, thì Mỹ sẽ nắm giữ. Vì kinh phí 200 triệu đô la, Việt Nam chỉ có thể trả dần, do đó những phí tổn khác ngoài kinh phí này, phía Mỹ sẽ trách nhiệm.


Dàn phóng tên lửa Ariane 5 mock-up

Theo thoả thuận thì vệ tinh VINASAT-1 sẽ được phóng từ trung tâm Kourou lên quĩ đạo vào 05h20phút rạng sáng ngày 12 tháng 4 năm 2008 vừa qua. Tuy nhiên, dự án phóng đã bị hoản lại và phiá Việt Nam cho biết vì lý do "thời tiết và kiểm tra kỷ thuật". Thực ra đây chỉ là lý do giả tạo.

Vệ tinh VINASAT-1 phóng đi vào quĩ đaọ ở độ cao 35.768km. Độ cao này được giới chuyên môn đánh giá là thấp. Sau khi công bố chi tiết phóng vệ tinh VINASAT-1, chính phủ Trung Quốc đã phản đối với đảng CSVN vì họ lo ngại ở độ cao này, vệ tinh VINASAT-1 không chỉ nhằm cho mục tiêu thương mại mà còn được Mỹ - Việt Nam sử dụng cho công tác dọ thám. Trung quốc cho rằng VINASAT-1 là con mắt dọ thám các hoạt động của nhà nước Trung quốc, xâm phạm đến an ninh của họ. Việt Nam sau khi bị Trung Quốc phản đối đã tỏ ra hết sức hoang mang, lo sợ. Vì vậy, đã quyết định hoản lại ngày phóng để Bộ Chính Trị có phương hướng giải quyết. Trước phản ứng của Trung Quốc, vì không dám làm phật lòng, Việt Nam đã có ý định tạm ngưng việc phóng vệ tinh. Tuy nhiên, do sức ép của tập đoàn viễn thông và vì đã có những ký kết từ nhiều phiá, kể cả chính phủ Mỹ nên Việt Nam đã phải ngậm bồ hoàn cho xúc tiến dự phóng VINASAT-1, đồng thời trình bày với Trung Quốc biết là ở quĩ đạo thấp này, Việt Nam và VINASAT-1 không chủ trương vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.


Tầm bao phủ của sóng băng tần C



Tầm bao phủ sóng băng tần Ku


Về mặt kỹ thuật, Mỹ đã cho Việt Nam biết là VINASAT-1, một hợp tác về vệ tinh giữa Mỹ và Việt Nam, chỉ dùng vào thương mại, truyền thông, internet và viễn thông vì tốc độ VINASAT-1 yếu và băng tầng chậm, do đó Mỹ không thể sử dụng VINASAT-1 cho mục tiêu làm con mắt dọ thám Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung quốc đang gây sức ép với Việt Nam. Trung quốc cho biết nếu Việt Nam cho phép vệ tinh VINASAT-1 phóng lên quĩ đạo, Trung Quốc sẽ có thái độ cứng rắn đối với hai hòn đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như quan hệ "hữu hảo" hai nước sẽ có vấn đề. Lo sợ, Việt Nam đã nhờ Mỹ giải thích, trấn an và Việt Nam đã trả lời với Trung quốc là "qua quá trình tìm hiểu về vệ tinh VINASAT-1, Việt Nam khẳng định vệ tinh này không có chức năng dọ thám. Vì vậy VINASAT-1 sẽ được bắn vào quỹ đạo Việt Nam trong ngày 19 tháng 4 này."

Vì trình độ kỷ thuật có hạn, hiểu biết về vệ tinh còn thấp, nhưng lại có nhu cầu chính trị để tuyên truyền trong và ngoài nước theo kiểu anh hùng Phạm Tuân,"chân dép lốp nhưng đi vào vũ trụ"; nôn nóng phải có vệ tinh nên Việt Nam đang bị kẹt, đang ở thế khó xử giữa áp lực Mỹ và Trung quốc. Hiện nay, hai trạm điều khiển thu và nhận thông tin từ VINASAT-1 tại Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn học việc. Cán bộ kỷ thuật chưa thông suốt các khâu điều hành. Trình độ khoa học của lãnh đạo còn rất mù mờ, chưa hiểu hết những tác dụng và kỷ thuật tinh kỳ từ việc khai dụng vệ tinh, vì vậy đến khi nhận được thông báo từ Trung Quốc là VINASAT-1, do Mỹ yễm trợ kỷ thuật, có mục tiêu là để dọ thám không phận của Trung quốc thì Việt Nam nửa tin nửa ngờ.

Sau nhiều năm " hồng hơn chuyên". Cán bộ khoa học kỷ thuật vẫn còn ở trình độ rất thấp. Kiến thức chính trị thì nói như vẹt, còn kiến thức khoa học hiện đại thì chạy sau các nưóc tiên tiến. Ca tụng Bác và Đảng, đội ngũ làm khoa học có thể giỏi, nhưng hỏi về kiến thức không gian, vệ tinh thì chỉ có há mồm, trợn mắt mà nghe. Vì vậy, phía Mỹ giải thích thế nào, phiá Trung Quốc phản đối ra sao thì Việt Nam không biết tin ai? Không hiểu thật hay giả? Nên hoang mang, nội bộ lủng cũng, bên đòi ngưng dự án phóng vệ tinh để có thời tìm hiểu, phát hiện thêm; bên quyết định cứ phóng nếu không thì kẹt, khó ăn khó nói với dư luận.

Khi Mỹ đồng ý trợ giúp dự án phóng vệ tinh VINASAT-1, Việt Nam đã vênh váo, tự đắc chỉ đạo các bộ máy thông tin làm ầm rằng từ đây ta đã có vệ tinh, ta không cần qui lụy ai nữa để mua thông tin. Nội bộ Đảng thì râm ran với sự ca tụng rằng nhờ lãnh đạo khôn khéo của Đảng, cộng với trí thông minh có sẳn, bộ phận khoa học kỷ thuật của ta sẽ thừa khả năng nắm lấy kỷ thuật điều khiển vệ tinh của bọn Mỹ. Chỉ trong vòng vài tháng, các nhà khoa học của Đảng sẽ học hết các qui trình về điều khiển vệ tinh, biến nó theo ý mình mà không sợ ai đánh cắp thông tin. Riêng giới quân sự, công an thì lại càng hênh hoang. Cán bộ an ninh, quân đội cho rằng ta sẽ biến vệ tinh thành công cụ hoạt động cho mục tiêu quân sự, an ninh và tình báo. Ta sẽ loại trừ và nắm bắt được các âm mưu của bọn phá hoại, khủng bố, của các quốc gia có dã tâm xâm chiếm nước ta.

Giúp đỡ trang bị 3 tàu chiến hạm cộng thêm viện trợ kinh phí và kỷ thuật để Việt Nam phóng và điều khiện vệ tinh VINASAT-1 là một món quà to tát từ phiá Mỹ tặng cho Hà Nội. Việt Nam đang ở thế kẹt vì phải dựa vào ưu thế quân sự và trình độ khoa học kỷ thuật để tự vệ trước áp lực quân sự và thái độ xâm phạm lãnh thổ từ phiá Trung Quốc nên khó lòng từ chối. Tuy nhiên, viễn ảnh bị VINASAT-1 làm công tác dọ thám cho phía Mỹ qua sự tố giác của Trung Quốc đã làm Việt Nam kẹt cứng. Nếu quả thực VINASAT-1 vừa giúp Việt Nam giải quyết các bế tắc trong vấn đề truyền thông, internet, thông tin và dự báo thời tiết, cũng như một số phương án về an ninh, quốc phòng; thì ngược lại VINASAT-1 cũng cho Mỹ nắm được các thông tin và hoạt động của Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Liên Xô, Bắc Hàn, Miên và Miến Điện.Chờ xem quyết định của Hà Nội trong ngày 19 tháng 4 này thế nào? Và phản ứng của Trung Quốc ra sao?. Ngày 19 tháng 4 cũng là ngày cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh diễn ra tại Bangkok, Thai Land trước khi đến Việt Nam. Nếu VINASAT-1 được phóng lên đúng ngày đã định, đó cũng là chỉ dấu báo hiệu một giai đoạn có thể dẫn đến những biến động lịch sử bất ngờ. Ngày 19 tháng 4, ngày VINASAT-1 phóng lên quĩ đạo Việt Nam, ngày cả nước nên mừng hay nên lo.

Việt Nam ngày 15 tháng 4 năm 2008
* Hoàng Giang, đảng viên đảng CSVN, công tác lâu năm trong nghành an ninh nhưng tham gia Đảng Dân chủ Nhân dân để đóng góp công sức của anh cho công cuộc đấu tranh đòi Tự Do, Dân Chủ. Cũng giống như trường hợp của Hoàng Bách Việt, Nguyễn Thị Trung và nhiều đảng viên CS khác hiện đang đấu tranh âm thầm, sự can đảm dấn thân, vượt khó khăn, sợ hải bản thân, gia đình và nhất là viễn ảnh mất đi đặc quyền của chế độ đã làm cho họ xứng đáng có một chỗ đứng trân trọng, kính phục trong dòng sinh mệnh đấu tranh vì Tự Do, Dân chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2008

Trở lại câu chuyện Hoàng Sa.

Từ khi hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc chiếm hải đảo bị dập tắt tại hai thành phố lớn ở Việt Nam. Sự việc trở nên yên ả.

Người ta trở về với bộn bề lo toan , cuộc sống. Vài thành phần gây ảnh hưởng trong cuộc biểu tình đó đã được nhà cầm quyền Việt Nam chăm sóc , an ủi kỹ lưỡng về mặt tinh thần. Đến nỗi họ hoài nghi không biết việc phản đối Trung Quốc như thế có đúng hay không. Khi mà nhà nước lãnh đạo tỏ vẻ khó chịu trước việc người dân mình bày tỏ tinh thần yêu nước theo kiểu của họ. Đứng trên vị trí những nhà lãnh đạo thì có những lý do sau được nói ra.

- Biểu tình gây mất hoà khí, quan hệ với Trung Quốc.
- Làm thế giới thấy hình ảnh bất ổn ở Việt Nam.
- Các thế lực thù địch lợi dụng.

Chính quyền Việt Nam đã khẳng định rằng họ sẽ kiên quyết phản đối theo thái độ ôn hoà, ngoại giao hành vi sai trái của nhà cầm quỳên Trung Quốc. Đồng thời khẳng định lập trường vững chắc về lãnh thổ.

Sự việc này như hai bên đang đánh ván cờ. Người dân Việt Nam chỉ biết thông tin rằng lãnh đạo họ đang chơi cờ, thế cờ diễn ra sao thì họ không được biết, thực tế thì chính quyền Việt Nam cầm quân trắng, đến lượt đi của mình chỉ hết đảo sĩ lại đảo tượng. Lên mã rồi về mã. Loanh quanh đi khi đến lượt, miệng kêu gọi hoà bình đợi có chuyển biến gì không. Phía Trung Quốc cầm quân đỏ cứ điềm nhiêm lùa xe, pháo, mã , tốt sang sông.

Nếu người dân nào có hỏi. chính quyền trả lời. Chúng tra vẫn đang phản đối đấy chứ. Kiểu như ván cờ vẫn diễn ra đấy, chúng tôi có bỏ chơi đâu.

Mấy ngày nay rộ lên tin Trung Quốc sẽ rước đốc Olimpic qua Hoàng Sa. Diễn giải theo cách đánh cờ là tốt nhập cung, tướng khốn cùng. Còn theo thực tế thì đuốc nhập Hoàng Sa, Lãnh Hải tiêu tùng. Như thế ván cờ đã kết thúc chứ chẳng còn diễn ra nữa. Nhân sự kiện tiêu tùng lãnh hải Việt Nam. Người Buôn Gió xin có vài câu thơ

Tiêu tùng cứ mặc tiêu tùng
Các ông phản đối đến cùng thì thôi
Phản đối bằng miệng , bằng môi
Tay chân còn bận đi hôi của chùa.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2008

2 Tỉnh VN Biểu Tình: Nhiều Người Bị Giết - 4 Công An Chết, Chưa Rõ Số Thường Dân Chết

Một bản tin từ trong nước gửi ra hải ngoại được ghi là gửi qua nhà dân chủ Nguyễn Chính Kết, ký tên “Người đưa tin từ Daklak,” cho biết đã có một cuộc biểu tình lớn của 600 đồng bào sắc tộc Êđê. Khi công an dùng bạo lực đàn áp, hai bên xô xát, nhiều đồng bào chết, và riêng bên nhà nứơc có 4 công an chết. Chưa có bản tin qúôc tế nào về tình hình này.

Biểu tình cũng đã xảy ra ở nhiều huyện khác nhau tại 2 tỉnh Daklak - Gialai. Bản tin viết như sau.

ĐỒNG BÀO CÁC SẮC TỘC TẠI CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BIỂU TÌNH ĐÒI NHÂN QUYỀN VÀ TỰ DO TÔN GIÁO!

I. Tại Daklak :

* Vào ngày 14/4/2008 tại Buôn K'nút - huyện K'rông Păk, một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, có hơn 600 đồng bào sắc tộc Êđê tụ tập biểu tình trước trụ sở UBND huyện K'rông pak, đòi lại đất đai nhà cửa đã bị chính quyền CSVN tịch thu làm của tự Ngoài ra, họ cũng đòi nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do, trong đó có quyền tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. 600 người Êđê đã biểu tình trong ôn hòa đòi lại đất đai nhà cửa của mình và các quyền tự do, thì lực lượng an ninh, cảnh sát 113, bộ đội, dân quân cầm dùi cui và roi điện súng hơi cay tấn công vào đoàn biểu tình. Đoàn biểu tình bị tấn công, nhiều người sắc tộc bị thương nặng, nên đoàn biểu tình đã dùng đá tấn công lại công an và bộ độị Hai bên xô xát tấn công nhau, số người bị thương và thiệt mạng nơi đồng bào sắc tộc Êđê hiện nay chưa biết rõ là bao nhiêu người. Còn phía bên công an được biết có 4 người chết !

* Cùng ngày 14/4/2008, tại Buôn-tiêu, Buôn E-nao, Chư M'ngal, Éh Leo, thuộc tỉnh Daklak, đồng bào các dân tộc cũng biểu tình trong ôn hòa đòi lại đất nhà cửa của mình bị chính quyền chiếm làm của tư và đòi các quyền tự do tín ngưỡng tôn giáọ Nguồn tin chúng tôi nhận được cho biết, các nhóm đồng bào thiểu số biểu tình này đều bị lực lượng công an và bộ đội tấn công. Số người bị thương và tử vong chưa kiểm chứng được.

* Dọc quốc lộ 14 từ cầu 110 thuộc ranh giới Daklak - Gialai đến ranh giới Daklak - Đăk nông có nhiều trạm canh gác của bộ đội và công an, nên việc đồng bào các sắc tộc đi lại, tụ tập cầu nguyện hay tổ chức tang chế, cưới hỏi đều gặp trở ngạị Vì chổ nào có người sắc tộc tập trung thì chổ đó đều có công an và bộ đội kéo đến giải tán, và thường có đổ máu... Nguồn tin cho biết có nhiều ca cấp cứu được đưa đến bệnh viện Daklak và bệnh viện tư nhân để chửa tri.. Khi thân nhân của người biểu tình đến bệnh viện để thăm hỏi thì lập tức bị công an và an ninh bệnh viện đuổi ra... Lý do là nhà cầm quyền CSVN không muốn thông tin về người dân tộc biểu tình bị tiết lộ ra ngoài, vì những thông tin này không có lợi cho chính quyền !

* Nguyên nhân đồng bào Êđê biểu tình một phần là do ông phó thủ tướng Nguyễn Tấn Sang bảo kê chỉ đạo cho chủ tịch UBND tỉnh Daklak ký quyết định cho ông Nguyễn Đức Quang (GĐ Cafe Trung nguyên) khai thác 2.000 hécta đất để trồng cao su, phần khác do UBND tỉnh Daklak giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình công cộng nhưng không bồi thường cho dân hoặc bồi thường với giá rất là "bèo". Trong khi đó vườn tiêu, vườn cà-phê của họ bị quy hoạch, khiến đời sống kinh tế của người dân thiểu số trở nên hết sức khó khăn và đi đến đường cùng không lối thoát...

II. Tại Gialai :

* Vào ngày 14 tại làng Hàng Ring thuộc xã Ia-tô, huyện Chư-sê, Gialai, có hơn 300 người dân tộc Gia-rai tụ tập biểu tình ôn hòa trước trụ sở UBND huyện Chư-sê, đoàn biểu tình đồng bào thiểu số đòi chính quyền phải trả lại đất đai, nhà của, các vườn cà-phê, tiêu và cao su cho ho.. Họ cũng yêu cầu nhà cầm quyền phóng thích hơn 300 tù nhận là người sắc tộc, và đòi quyền tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáọ Lập tức công an và bộ đội, cảnh sát 113, cảnh sát cơ động, dân quân dân phòng, dùng cây, gậy, roi điện, dùi cui, và súng hơi cay tấn công đoàn biểu tình. Nguồn tin cho biết, hai bên tấn công lẫn nhau khiến một công an bị gãy một ngón tay trỏ khi vào bắt người, 5 người sắc tộc bị thương hiện đang được cấp cứu tại bệnh viên tỉnh Gialai. Số người bị thương hoặc tử vong thì chưa kiểm chứng được, vì mọi nỗ lực tìm thông tin đều có sự kiểm soát và ngăn chặn của công an và an ninh,

* Dọc quốc lộ 14, từ dốc Hàm Rồng đến cầu 110 (Địa phận Gialai - Daklak) có nhiều trạm gác của công an và bộ đội, do nhà cầm quyền CSVN sợ rằng người sắc tộc thiểu số tập trung biểu tình bạo loạn thì lực lượng công an và bộ đội không đủ quân số để khống chế.

* Một nguồn đáng tin cậy khác cho biết : TT Nguyễn Tấn Dũng bảo kê cho ông Nguyễn Đức Tại (giám đốc điều hành Cty khẩu phần Hoàng Anh, Gialai) bằng cách chỉ đạo cho ông Phạm Thế Dũng, chủ tịch UBND tỉnh Gialai, ký quyết định cho ông Tại khai thác 2.000 hécta đất trồng cao su và 5 dự án lớn tại Gialaị Các dự án lớn gồm có : 1.Sân bóng đá, 2.Chợ, 3.Bệnh viện, 4.Cao ốc, 5.siêu thi.. Chính vì 5 dự án lớn và 2.000 hécta đất trồng cây cao su đã dẫn đến việc thu hồi, quy hoạch, giải tỏa, lấn chiếm đất của người dân tộc thiểu số, nên người dân tộc mới đứng lên biểu tình đòi lại đất đai, nhà cửa và các quyền tự do.

* Năm 2003, UBND tỉnh Gialai quyết định biến thị trấn Chư-sê thành thị xã Chư-sê, chính quyền Chư-sê bèn quy hoạch, thu hồi đất của đồng bào thiểu số các vùng quanh thị trấn. Khi quy hoạch thì chính quyền hứa với dân sẽ xây dựng trường học, bệnh viện, và chợ cho dân. Nhưng đến năm 2008, chính quyền Chư-sê lại phân lô ra bán và chia cho các cán bộ làm nhà ở, nên đồng bào các dân tộc tại các vùng lân cận rất bức xúc. Nguồn tin cũng cho hay có nhiều người dân tộc thiểu số tham gia biểu tình tại làng Hàng Ring, Chư-sê không muốn sống nữa vì vườn cà-phê, vườn tiêu của họ bị ủi và nhà của họ bị giựt sập, không có chi ăn, không có nhà ở, vợ con họ đói rất đau đớn.

III. Các sắc tộc tại Cao nguyên cần sự giúp đỡ :

Với tình trạng bị đàn áp như đã nói trên, chúng tôi đề nghị các cá nhân, tổ chức, đoàn thể :

* Vận động tổ chức nhân quyền, LHQ, Ủy ban tự do tôn giáo, tổ chức ân xá quốc tế, bộ Ngoại giao Hoa kỳ, Quốc hội Âu châu... hãy tổ chức một phái đoàn đến Tây nguyên để tìm hiểu vấn đề. Nhưng cần phải khôn ngoan kẻo nhà cầm quyền CSVN rất tài tình trong việc tạo hiện trường giả để lường gạt quốc tế.

* Vận động giúp cho các dân oan thuộc đồng bào các sắc tộc thiểu số tại Cao nguyên Trung phần, vì họ là nạn nhân rất đáng thương của chế độ CS và rất cần sự quan tâm của cộng đồng và các tổ chức trên thế giới.

* Đấu tranh vận động để có một dự luật bảo vệ nhân quyền, dân quyền, và các quyền tự do cho đồng bào các sắc tộc, vì họ ở giữa 2 tầng áp bức : tôn giáo quốc doanh & chế độ CSVN.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đưa các bản tin tiếp theo.

Vì an ninh canh gác rất cẩn mật trong các bệnh viện, tại các ngõ đường vào làng của người sắc tộc, nên việc tiếp xúc trực tiếp các nhân chứng và chụp hình rất khó, đành phải chờ đợi dịp thuận lợi mới thực hiện được.

Người đưa tin từ Daklak

(Tin này do người bạn ở nước ngoài email cho Bờm. Và Bờm cũng đang nhờ mấy người bạn ở Daklak để kiểm chứng tin này như thế nào. Hy vọng sẽ có tin sớm).

chuẩn bị thay nhà.

Hôm trước www.cyworl.vn mời đến công ty tại 15 Hồ Xuân Hương để giới thiệu một loại blog mới. Có nhiều ứng dụng rất tiện lợi. Ví dụ up ảnh hoặc phim không cần phải qua trang nào như photocbucket . Chỉ úp thẳng một phát lên blog số lượng không hạn chế. Rỉêng quả nảy những người hay chụp ảnh đời sống như mình rất mê, vì không mất nhiều thời gian lòng vòng. Vidio tải lên xem không hề bị giật nếu xem bằng trình duyệt ie. Còn vô khối các thứ khác như chát giữa các blog với nhau hoặc diễn đàn chung, câu lạc bộ....nhiều đến nỗi bội thực.

Sau khi thử nghiệm chán chê tại văn phòng, bên cạnh có trà thuốc hoa quả. Ra về lại được một em rất xinh, ấy là em Thuý (hình như phụ trách việc quan hệ công chúng) tặng quà và mời tất cả những người đến thử nghịêm đi ăn nhà hàng.


Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2008

mỗi ngày một chuyện tào lao.

Cả Lạ ngày nào cũng mua báo đọc, sáng nay uống cà fe với Lái Gió. Giở báo ra nói.

- Này ông xem, Nguyễn Việt Tiến trắng án, phục hồi quyền lợi đấy.

Lái Gió ngó tờ báo hỏi Cả Lạ.

- Thế ông thấy việc này thế nào ?

Cả Lạ đặt tờ báo lên bàn cà fe nói.

- Tin mới lạ, đáng xem.

Lái Gió thở dài than.

- Ông là người Việt tiêu biểu, mua báo để đọc tin giật gân, mới lạ, hấp dẫn. Chứ không suy xét hay tìm hiểu những tin đó.

Cả Lạ.

- Tôi bảo ông bao lần,không bỏ được cái tính rách việc xía vô,bàn tán chuyện người ta. Những cái thằng bức xúc hay chỉ trích toàn là những thằng trâu buộc ghét trâu ăn thôi. Làm gì có thằng nào góp ý xây dựng. Ở địa vị ông làm to ,ông có chén không?

Lái Gió ngửa mặt lên trời cười một tràng to, tiếng cười phẫn uất và bi đát,đoạn nói

- Hoá ra thế sự là thế này ư ? Có việc gì của xã hội như tham nhũng, sai trái ở nước ta, người nào lên tiếng thì ra toàn loại ghen ăn, tức ở. Thế theo ông thì góp ý thế nào để được gọi là có tính xây dựng, không bị quy chụp là lợi dụng để gây rối, chia rẽ,phá hoại.

Cả Lạ ngửa cổ uống nốt cốc cà fe, chùi mép nói.

- Đấy không phải việc của tôi và ông. Thời này không cần người tử tế mà cần người biết thời thế. Biết kiếm tiền lo cho cái thân mình và gia đình mình.

Lái Gió cười mếu máo.

- ông nói chí lý, chí lý !

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2008

mỗi ngày một chuyện tào lao.

Lái Gió hỏi Cả Lạ

- Ông biết người nước ngoài với người nước ta trông thấy đám ma thì khác nhau thế nào không.?

Cả Lạ .

- Tất nhiên là có khác, ví dụ họ đi đến viếng đám ma. Không phúng tiền, mà chỉ có bó hoa nhỏ cầm tay.

Lái Gió.

- Đấy là đến viếng, đây tôi nói chuyện người ta trông thấy đám ma đi qua cơ.? Còn chuyện viếng đám ma ở ta, hôm qua báo đăng . Có cái đám ma ở vùng quê nghèo mà tiền phúng viếng đến 4 tỷ đồng cơ. Đám ma mẹ của một quan chức bộ Nông Nghiệp đấy

Cả Lạ kể.

- Hôm qua tôi ngồi hàng nước đầu ngõ, có đám ma đi qua. Mấy người ngồi đó họ nhìn đoàn xe tang rồi bảo nhau đánh đề hai con số cuối ở biển số xe. Người khác bảo đánh số ở xe đưa người đi đưa dễ trúng đề hơn là số xe chở người chết.

Lái Gió nói.

- Tôi đi đường, thấycó đoàn xe tang. Người đi bên cạnh tranh thủ vượt lên vì họ sợ tắc hay chậm thời gian của họ. Chả nhìn cái xe tang chứ đừng nói đến số xe nữa. Nhưng có lần tôi đi trên đường gặp đoàn xe tang. Có mấy vị tây ba lô đi xe minsk cũ mèm. Họ dừng xe hẳn lại, bỏ mũ đứng im đơi đoàn xe tang đi qua mới nổ máy đi. Tôi thấy họ cư xử khác với chúng ta qua. Người thân của người qua cố, nếu thấy hành động trong lòng chắc thầm cũng cảm động đôi chút ông nhỉ. Sao người nước ngoài họ làm thế mà chúng ta không học họ hả ông. ?

Cả Lạ phân trần.

- Như người ta vẫn nói, văn hoá mỗi nơi một khác. Ví dụ như dân nước ngoài họ đâu có trò đề đóm như ta., dù có thì họ đâu có mê tín như ta.

Lái Gió nghe vậy, trầm ngâm một lát rồi lắc đầu đầy vẻ hoài nghi.

- Nói thế cũng chưa đúng, bảo dân mình mê tín đánh đề mới nhìn thấy xe tang mà bàn vậy, là có điểm không ổn. Vì nếu mê tín thì thấy người ta chết thì phải kính trọng đến mức sợ hãi . Đằng này thái độ dân ta có ai sợ hãi hoặc kính trọng gì đâu. Cứ nhơn nhơn bàn con gì khi người ta đang sướt mướt đau thương. Không hiểu thân bằng, quyến thuộc người khuất nghĩ gì khi nghe họ bàn thế nhỉ?

Cả Lạ xì một tiếng nói.

- Ông lại rách việc bàn lung tung, nói như ông hoá ra dân mình vô vảm và thiếu văn hoá ứng xử à. 4000 năm văn hiến đấy, ông đừng có mà báng bổ. Thôi uống hết cà fê đi về còn làm việc, kiếm tiền cho mình mới quan trọng ông ạ..

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2008

Thơ Quang Dũng.

Nếu hỏi tôi thi nhân Việt Nam nào mà bạn yêu thích nhất trong vòng 100 năm ở Việt Nam. Tôi sẵn sàng chọn thi sĩ Quang Dũng. Chứ không phải ông Hồ Chí Minh với bài Nguyên Tiêu đứng đầu trong tuyển tập 100 bài thơ hay nhất thế kỷ do một lũ vô đạo bày ra. Gọi là lũ vô đạo thì hơi quá, bởi những kẻ tuyển chọn ấy dường như sau phản ứng của dư luận, đã biết xấu hổ đôi chút.

Quang Dũng làm thơ không nhiều như Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu hay Hàn Mặc Tử. Bởi những dòng thơ của Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm là những dòng thơ viết bằng nỗi đau thực sự, nỗi đau thấm trong sâu thẳm cõi lòng day dứt thôi thúc thoát lên thành thơ. Nỗi đau ấy thiêng liêng và cao cả, nó nước mắt của cả một dân tộc chứ không phải nước mắt của bọn khóc thuê cầu sựu nghiệp, hay nước mắt của bọn ẻo lả, bi luỵ ái tình. Thơ của Quang Dũng kiêu hãnh trong cái buồn mênh mang. Như hình hình ảnh bi hùng trong chiến trận, có mất mát, có đau thương, có cả lòng quả cảm chịu đựng hy sinh. Dù thời gian đi đã lâu. Nhưng trong phút nào đó đọc lại thơ Quang Dũng. Xứng đáng là những bài thơ sống mãi với thời gian.

Mắt người Sơn Tây

Em ở thành Sơn chạy giặc về


Tôi từ chinh chiến cũng ra đi


Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt


Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì



Vầng trán em mang trời quê hương


Mắt em dìu dịu buồn Tây phương


Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm


Em đã bao ngày em nhớ thương?



Mẹ tôi, em có gặp đâu không


Bao xác già nua ngập cánh đồng


Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ


Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông!



Từ độ thu về hoang bóng giặc


Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!


Đất đá ong khô nhiều suối lệ


Em đã bao ngày lệ chứa chan?



Đôi mắt người Sơn Tây


U ẩn chiều lưu lạc


Buồn viễn xứ khôn khuây


Tôi gửi niềm nhớ thương


Em mang giùm tôi nhé


Ngày trở lại quê hương


Khúc hoàn ca rớm lệ



Bao giờ trở lại làng Bương Cấn


Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng


Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc


Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng



Bao giờ tôi gặp em lần nữa


Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca


Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ


Còn có bao giờ em nhớ ta?


1949

Đôi Bờ

Thương nhớ ơ hờ , thương nhớ ai ?
Sông xa từng lớp lơp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai


Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự
Bên này em có nhớ bên kia
Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến
Quạnh vắng chiều sông lạnh bến tề


Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
Ðêm đêm sông Ðáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ


Xa quá rồi em người mỗi ngả
Bên này đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào ?



Tây tiến

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.


Phù Lưu Chanh -- 1948


Năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời


user posted image


user posted image


Ngậm đắng ,nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa nước chưa phai mầu.


user posted image

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2008

một lần nằm mơ, tôi thấy...


user posted image

đang mạnh khoẻ thế này bỗng dưng mơ giấc mơ tệ quá

blast.

Hôm nay vào Blog Bùi Minh Huấn, giật mình nhìn sang thấy bolg Người Buôn Gió có cái last quảng cáo cho cái dịch vụ làm website nào. Khẩn cấp nhập vào blog Người Buôn Gió thấy vẫn được. Thế ra mình đã bị ai đó mượn chìa khoá nhà. Xem kỹ thì họ chỉ quảng cáo tí ti, chẳng hại gì đến mình. Cho nên quyết định không thay pass và cũng để nguyên cái blass quảng cáo này.

Nếu một ngày nào đó, blog này bị ai đó chiếm dụng mất. Người Buôn Gió sẽ hẹn các bạn ở blog Bùi Minh Huấn.

Mạn đàm

Sự việc này có thể ví như chuyện Tái Ông Mất Ngựa. Trong cái rủi có cái may. Blog không an toàn cho lắm tưởng là gặp vận rủi. Nhưng lại thấy cái hay là nếu lại phải lên công đường gặp quan, có cớ nại rằng. Bẩm đại nhân, cái nhà của tiểu nhân như quán trọ ấy, khối kẻ có chìa khoá. Thỉnh thoảng chúng ra vào tự do, làm gì đó tiểu nhân không làm sao ngăn nổi. Đấy là chuyện với quan. Còn với chúng ta, những người sử dụng blog hàng ngày. Coi đó như một nơi dãi bày tâm sự của cá nhân mình thì việc bị hack thế này quả đáng lo ngại. Gặp phải kẻ bất lương tuyên bố hay viết cái gì đó dẫn đến sự hiểu lầm tai hại khôn lường. Nhất là các blog có số lượng người xem lên đến hàng triệu. Phải nói blog có sự tiện lợi rất nhiều, khi mà báo chí còn đang trong sự kiểm duyệt ngặt nghèo. Bạn nào đọc cuốn Vai Trò Lãnh Đạo Của Đảng Đối Với Báo Chí Trong Thời Kỳ Đổi Mới của Nguyễn Vũ Tiến nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia thì thấy rõ. Blog ra đời mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin, nhiều cái nhìn khác nhau. Người lướt blog tự cảm nhận độ trung thực từ các bài viết trên blog. Bởi thế nếu như blog không an toàn, có thể bị hack bất cứ lúc nào. Ai sẽ mở cờ trong bụng hơn. Các bậc phụ huynh chăng. Hay các bà vợ có ông chồng như Người Buôn Gió cứ nhăm nhăm nhe nhe blog viết những bài đến nỗi chốc lại lo ngay ngáy khi thấy chồng bị gọi lên công đường. Những người ấy mừng cũng chẳng bao nhiêu, vì ngồi viết blog còn thấy ở nhà, chứ không có blog để tiêu khiển. Chồng, con lại sa đà vào thú vui khác chẳng thấy mặt đâu còn lo hơn. Vậy thì ai sẽ mừng nhất. Chắc hẳn là ai đó đang muốn thông tin đi đúng chiều họ muốn.

Nhà cung cấp dịch vụ yahoo sẵn sàng hợp tác với chính quyền địa phương, nếu họ đề nghị cần cung cấp thông tin về một nickname nào đó họ muốn. Cũng như nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong mười phút đã cung cấp đầy đủ thông tin về chủ nhân thuê bao điện thoại, cuộc gọi đi, gọi đến, thậm chí cả tin nhắn lẫn nội dung cuộc gọi. Nếu dùng intenet thì chính quyền cũng biết bạn vào trang nào, làm gì, thời gian nào. Cho nên những người có tư tưởng khác , hay những nhà bất đồng chính kiến đừng nên nghĩ mình núp dưới cái nick nào đó đã an toàn. Trừ khi bạn ở nước ngoài hoặc ở trong nước nhưng chấp nhận đấu tranh công khai như....( nhiều quá không kể hêt) .

Đã gọi là mạn đàm thì lan man luôn thể, từ cái nọ suy sang cái kia. Việt Nam chúng ta xuất khẩu những mặt hàng được gọi là đặc sản từ cái ăn, cái mặc đến văn hoá. Từ hạt gạo đến con người lao động. Tại sao có một thứ đặc sản rất quý hiếm mà chỉ có vài nước trên thế giới có được như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba..mới có mà thôi. Đó là phương pháp để duy trì cái gọi là Ổn Định Chính Trị. Hy vọng ngày nào đó các vị tổng thống, nguyên thủ các nước tư bản, các nước bất ổn chính trị, nhiều đảng phái lung tung. Họ sẽ sang Việt Nam nhờ các chuyên gia chính trị Việt Nam xuất khẩu sang họ những bài học gọi là nghệ thuật cai trị. Lúc đó không phải là lúc sánh vai với các cường quốc năm châu nữa, mà chính là lúc đưa năm châu đến đại đồng như lời tiên tri của lãnh tụ tối cao Hồ Chí Minh.

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2008

Mùa hè đỏ lửa.

Bắt đầu bằng tin dự báo thời tiết trong tuần mới tháng 3 âm này sẽ là 36 độ C. Nắng lên làm hơi nước ở trong nền nhà, tường nhà bốc hơi. Nhiều nhà ca thán vì ẩm ướt. Quạt nghỉ suốt mùa đông giờ đã được lau chùi chạy vù vù. Những mặt hàng bán phục vụ mùa hè rục rịch chuẩn bị cho mùa bội thu. Đấy đó xuất hiện hàng nước mía sạch mới tinh. Điện lạnh rộn rịp chở tới, chở lui. Trên giá , mắc áo cửa hàng thời trang không còn áo khoác, thay vào đó là áo sơ mi, ao thun, quần lửng, áo hai dây...Mùa hè đang đến.

Hãy chờ đợi , một cơn mưa rào đầu mùa hạ. Có tiếng sấm nổ rền khiến trẻ thơ giật mình, ôm choàng lấy bố mẹ. Rồi đến tiếng mưa xối xả ở máng thoát nước, ào ạt trên hiên mái tôn. Đất trời nhoà một màu nước trắng xoá. Ở ngoại ô ếch, nhái kêu vang đón chào mùa giao duyên đã đến. Cây cối nhuốm bụi giờ được tắm một trận thoả thích, lá xanh ngắt tinh khôi. Đường phố cũng trở nên sạch sẽ.

Một mùa hè Hà Nội, dưới bóng cây sấu xanh um quả đã bằng đầu ngón tay. Một buổi chiều . Có hai ông già ngồi chơi cờ , áo may ô ba lỗ vén phơi cái bụng. Một bà già cặm cụi dùng con dao nhỏ tách cái núm từng quả cà trong rổ , chuẩn bị cho bữa ăn ngày hè có rau muống luộc , nước luộc dầm me hay sấu ăn với cà pháo muối giòn tan. Người thợ cắt tóc lách cách cái kéo hớt cao cho khách, bên cạnh vẫn còn khách ngồi chờ đang vắt chân chữ ngũ ngồi đọc báo đợi đến lượt mình. Ven Hồ Tây, chỗ đường Thanh Niên ( mình vẫn thích cái tên Cổ Ngư hơn) từng đôi uyên ương dựa vai nhau hóng gió, tâm sự. Rồi những cánh diều tuổi thơ đầy màu sắc sẽ bay liệng tung tăng trên bầu trời Hà Nội trong xanh chỉ thưa thớt vài cụm mây trắng lững lờ.

Rồi dưới cái nắng nóng 39 độ, mặt đường nhựa và những khối nhà bê tông, kính hỗ trợ đắc lực cho cái nóng. Bủa vây người đi đường đang dồn ứ vì tắc ngẽn, khói xe ngột ngạt. Các cô gái còn đâu vẻ kiều thơ mà Quang Dũng tả. Cô nào cũng kín mít như phòng dịch. Đã thế lại thêm cái mũ bảo hiểm bằng nhựa trong xốp đội trên đầu nữa. Tiếng còi xe, động cơ nhức óc tra tấn thêm. Đấy là trời nắng, còn khi trời mưa rào. Đường phố thành cái ao, nước vào động cơ, vừa mặc áo mưa, vừa đội mũ bảo hiểm, đẩy xe trong lúc tắc đường mới thấy thế nào là đất nước đang đổi mới nhé.


Mất điện, trong căn nhà oi bức sau một ngày làm việc trở về mất điện máy bơm không hoạt động kèm mất nước. Thế nào cũng chửi, đcm bọn EVN . Sang đến thế kỷ 21, hội nhập thế giới, nào là hiện đại hoá, công nghiệp hoá, phát triển này nọ..mà chúng mày làm ăn kiểu gì giữa thủ đô của một nước đầy tự hào này lại không có điện để mà cắm nồi cơm, quạt cho trẻ nhỏ. Chúng mày độc quyền nên trì trệ, chỉ nhăm nhăm tăng giá. Đường dây cũ nát, các thiết bị cũng bao năm không thay thế. Tiền chúng mày đầu tư xây bất động sản, viễn thông, tài chính..chúng mày có dùng tập trung cho điện hết đâu. Mà cái văn phòng, cơ sở của EVN cái nào cũng khang trang , đồ sộ mới thấy uất. Lương, thưởng thì cao ngất ngểu. Cũng tại được nuông chiều quá mới vô trách nhiệm như vậy. Đã có bao nhà đầu tư nước ngòai bày tỏ mong muốn tham gia kinh doanh sản xuất điện bị gạt bỏ âm thầm. Lý do chỉ vì độc quyền mới kiếm chác được, ngoài ra còn lý do quan trọng nữa là nắm vững nguồn điện cũng là một cách hữu hiệu để bảo vệ quyền lực.

Một đợt tăng giá nữa đang chờ đợi, khi cái nóng bức từ trên trời dội xuống đất đó là thời điểm để nhiều mặt hàng leo thang. Các ông trong Bộ Chính Trị nhà ta vừa họp bàn chống lạm phát, đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện. Mong sao các ông ấy quản lý, điều hành kinh tế cũng vững như chính trị,quyền lực thì tốt cho dân đen bao nhiêu.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2008