Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2008

mỗi ngày một chuyện tào lao.

Lái Gió hỏi Cả Lạ

- Ông biết người nước ngoài với người nước ta trông thấy đám ma thì khác nhau thế nào không.?

Cả Lạ .

- Tất nhiên là có khác, ví dụ họ đi đến viếng đám ma. Không phúng tiền, mà chỉ có bó hoa nhỏ cầm tay.

Lái Gió.

- Đấy là đến viếng, đây tôi nói chuyện người ta trông thấy đám ma đi qua cơ.? Còn chuyện viếng đám ma ở ta, hôm qua báo đăng . Có cái đám ma ở vùng quê nghèo mà tiền phúng viếng đến 4 tỷ đồng cơ. Đám ma mẹ của một quan chức bộ Nông Nghiệp đấy

Cả Lạ kể.

- Hôm qua tôi ngồi hàng nước đầu ngõ, có đám ma đi qua. Mấy người ngồi đó họ nhìn đoàn xe tang rồi bảo nhau đánh đề hai con số cuối ở biển số xe. Người khác bảo đánh số ở xe đưa người đi đưa dễ trúng đề hơn là số xe chở người chết.

Lái Gió nói.

- Tôi đi đường, thấycó đoàn xe tang. Người đi bên cạnh tranh thủ vượt lên vì họ sợ tắc hay chậm thời gian của họ. Chả nhìn cái xe tang chứ đừng nói đến số xe nữa. Nhưng có lần tôi đi trên đường gặp đoàn xe tang. Có mấy vị tây ba lô đi xe minsk cũ mèm. Họ dừng xe hẳn lại, bỏ mũ đứng im đơi đoàn xe tang đi qua mới nổ máy đi. Tôi thấy họ cư xử khác với chúng ta qua. Người thân của người qua cố, nếu thấy hành động trong lòng chắc thầm cũng cảm động đôi chút ông nhỉ. Sao người nước ngoài họ làm thế mà chúng ta không học họ hả ông. ?

Cả Lạ phân trần.

- Như người ta vẫn nói, văn hoá mỗi nơi một khác. Ví dụ như dân nước ngoài họ đâu có trò đề đóm như ta., dù có thì họ đâu có mê tín như ta.

Lái Gió nghe vậy, trầm ngâm một lát rồi lắc đầu đầy vẻ hoài nghi.

- Nói thế cũng chưa đúng, bảo dân mình mê tín đánh đề mới nhìn thấy xe tang mà bàn vậy, là có điểm không ổn. Vì nếu mê tín thì thấy người ta chết thì phải kính trọng đến mức sợ hãi . Đằng này thái độ dân ta có ai sợ hãi hoặc kính trọng gì đâu. Cứ nhơn nhơn bàn con gì khi người ta đang sướt mướt đau thương. Không hiểu thân bằng, quyến thuộc người khuất nghĩ gì khi nghe họ bàn thế nhỉ?

Cả Lạ xì một tiếng nói.

- Ông lại rách việc bàn lung tung, nói như ông hoá ra dân mình vô vảm và thiếu văn hoá ứng xử à. 4000 năm văn hiến đấy, ông đừng có mà báng bổ. Thôi uống hết cà fê đi về còn làm việc, kiếm tiền cho mình mới quan trọng ông ạ..

13 nhận xét:

  1. Nếu cái gì cũng đổ cho CS thì cũng kỳ . Nhưng tôi đã từng
    tiếp xúc nhiều với công dân của các nước Đông Âu CS cũ và điển hình là người Nga thì tôi thấy không khác gì VN bao nhiêu . Xin đơn cử một thí dụ , Ai Cập là một nước có rất đông du khách Nga . Khách sạn nào mà có nhiều du khách Nga
    thì sau một thời gian du khách Anh, Đuc, Pháp .. đều chạy làng không đến nữa . Cứ đầu giờ ăn là ồn ào chen lấn xô đẩy mặc dù trước sau gì cũng đến mình nhưng không hiểu sao họ lại cứ chen lấn giành giựt . Thức ăn thì tha hồ ăn no mệt nghỉ thông thường người ta lấy vừa phải thức ăn vào dĩa nều còn đói thì lấy tiếp , mấy bác Nga ôm đồm tú hụ rồi ăn không hết bỏ lại ngổn ngang như 1 bãi chiến trường
    trông rất bẩn thỉu , tội nghiệp cho mấy người dọn bàn ở các khách sạn này . Ở đâu có các bác Nga là đều có cảnh chen lấn xô đẩy . Lên tàu ra biển lúc nhảy xuống biển
    thì phải chờ người mới vừa nhảy xuống bơi ra xa 1 chút
    rồi tới lượt mình , vậy mà họ cứ chen lấn nhảy bừa lên đầu nhau rất nguy hiểm . Rồi nhậu nhẹt ồn ào la ó làm phiền người chung quanh ...
    Dĩ nhiên có những người Nga rất nice nhưng nhìn chung bức tranh đám đông của họ rất là khó coi . Khong chỉ riêng Nga mà cả mấy nước CS cũ ở Âu Châu , người dân dều có tính cách rất giống nhau .

    Trả lờiXóa
  2. Ý, lại có người nhắc đến thuật ngữ "4000 năm văn hiến". Cứ tưởng trên bước đường đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đã đánh rơi đâu mất...
    Tội nghiệp, con dân của đất nước 4000 năm văn hiến mà nay ra đường thấy treo nhan nhản băng rôn đại loại: hãy cư xử văn minh khi đụng xe, hãy lên tiếng khi người khác làm bẩn đường phố... Nhảm thật!
    Anh NBG à, mỗi ngày anh cứ thêm chuyện tào lao nữa nhé! Đảm bảo sẽ không thiếu đề tài! Tks anh!

    Trả lờiXóa
  3. Cái này là chuyện thật 100% xảy ra với chính tôi:
    Khi chú tôi mất (chú tôi ko có vợ con) tôi là cháu nên cầm ảnh chú trong xe tang. Khi đi đoàn rước qua cửa công an phường Minh Khai - Hải Phòng, chân cầu lạc Long. Một thằng công an cũng lớn tuổi đứng trước xe truy điệu chi tay vào ảnh của chú tôi nói với thằng đứng ở đó một câu như vậy mọi người xem:
    - Ông này là ông nào mà già thế này mà không có con àh (vì chú tôi chưa vợ con nên chi viếng hoa màu trắng) 52 tuổi àh, ko biết chiều nay có về con 52 không nhỉ, kết con này được đấy ông!
    Mọi người xem - công an nhân dân đấy. Tôi lấy danh dự ra để đảm bảo câu chuyện này là thật 100% và ko thêm thắt một chút j.
    Ngay từ nhỏ tôi đã được bố dạy là khi gặp đám tang ngoài đường con phải bỏ mũ cúi chào người đã khuất - nghĩa tử là nghĩa tận mà. Không hiểu nổi giáo dục của nước ta thế nào nữa. Rất buồn.
    Bữa đó tôi đã khùng lên và nhảy vào thằng công an đó, nhưng mọi người đã can lại. Việc đó làm tôi ân hận đến bây giờ.

    Trả lờiXóa
  4. Ờ, bài này gửi báo được đấy anh ạ.

    Trả lờiXóa
  5. cái này không phải chuyện tây - ta, mà là chuyện bần cùng hoá văn hoá. Hồi còn nhỏ, bà nội cũng dạy em đi qua đám tang phải dắt xe, đi chậm, đội mũ thì phải bỏ mũ ra. Sau này lớn lên tí nữa, đọc truyện ngắn Nam Cao, cũng có chi tiết qua đám ma dắt xe bỏ mũ. Chứng tỏ không phải là văn hoá ấy chỉ có bên Tây. Bây giờ nhiều khi đi những đám tang mà người đến viếng toàn các bậc văn hào thức giả, mà thấy các vị cứ đứng nói cười ngả ngớn, hi hí hi hí ở ngay cổng, có một lần đoàn đi đến gần linh cữu thì reng một cái, alô, ông đấy à!

    Trả lờiXóa
  6. Nói vậy không phải văn hóa dân tộc ta không có. Mà là thời điểm hiện tại nhiều người không cư xử có văn hóa.

    Trả lờiXóa
  7. À, cái ông Tây đó có giáo dục, ổn học rằng ở VN người ta cởi nón mặc niệm người chết, chứ ở quê hắn thì hắn đâu có cần làm.

    Trả lờiXóa
  8. Giáo dục thời này đâu có dạy bỏ nón khi đám tang đi ngang qua đâu.

    Trả lờiXóa
  9. mình có thói quen đi qua đám ma thì cúi đầu, trước đội mũ mềm thì bỏ mũ, còn bh dội mũ bảo hiểm k bỏ đc, đành cúi đầu mà k bỏ mũ.
    Chuyện này chẳng tào lao cho lắm, chuyện xã hội thì đúng hơn

    Trả lờiXóa
  10. Mình đọc được câu "Montesquieu từng cho rằng chính giới cầm quyền và thể chế quốc gia đã suy đồi là nguyên nhân làm suy đồi đạo đức công dân" trên Blog của anh Tuấn Huy, thấy đúng thật.

    Trả lờiXóa
  11. Mỗi câu chữ là lời nhắn nhủ, mỗi bức hình mang ý nghĩa yêu thương, mỗi giai điệu là sợi tơ tình kết nối. Đây chính là món quà ý nghĩa nhất mà bạn muốn gửi tới “ Người đặc biệt” or “ Bạn bè – Người thân” nhân dịp mùng 8 – 3 ( Ngày tôn vinh, ca ngợi vẻ đẹp và đức hi sinh cao quý của các bà, các mẹ, các chị và các em). Với người phụ nữ, không có món quà nào có ý nghĩa hơn tình cảm bạn dành cho họ. Còn chần chừ gì nữa, hãy bày tỏ tình cảm của mình ngay hôm nay

    Trả lờiXóa
  12. Dân ta từ bé đã chỉ được dạy cho đạo đức Hồ Chí Minh, lớn lên mà làm trong cơ quan thì cũng phải học tập lại hoài hoài, chứ đâu biết mấy cái đạo đức " lạ hoắc " kia, bởi vậy cũng dễ hiểu cách ứng xử của người dân trong trường hợp này thôi !

    Trả lờiXóa
  13. May nguoi Tay di xe minsk xu su dung la nhung nguoi co van hoa. Doc bai nay, toi lai nho den mot nguoi ban VN cung da xu su nhu vay khi gap mot dam tang. Toi tu hoi lieu co may nguoi VN xu su giong nhu ban ay ?

    Trả lờiXóa