Thứ Hai, 7 tháng 4, 2008

Mùa hè đỏ lửa.

Bắt đầu bằng tin dự báo thời tiết trong tuần mới tháng 3 âm này sẽ là 36 độ C. Nắng lên làm hơi nước ở trong nền nhà, tường nhà bốc hơi. Nhiều nhà ca thán vì ẩm ướt. Quạt nghỉ suốt mùa đông giờ đã được lau chùi chạy vù vù. Những mặt hàng bán phục vụ mùa hè rục rịch chuẩn bị cho mùa bội thu. Đấy đó xuất hiện hàng nước mía sạch mới tinh. Điện lạnh rộn rịp chở tới, chở lui. Trên giá , mắc áo cửa hàng thời trang không còn áo khoác, thay vào đó là áo sơ mi, ao thun, quần lửng, áo hai dây...Mùa hè đang đến.

Hãy chờ đợi , một cơn mưa rào đầu mùa hạ. Có tiếng sấm nổ rền khiến trẻ thơ giật mình, ôm choàng lấy bố mẹ. Rồi đến tiếng mưa xối xả ở máng thoát nước, ào ạt trên hiên mái tôn. Đất trời nhoà một màu nước trắng xoá. Ở ngoại ô ếch, nhái kêu vang đón chào mùa giao duyên đã đến. Cây cối nhuốm bụi giờ được tắm một trận thoả thích, lá xanh ngắt tinh khôi. Đường phố cũng trở nên sạch sẽ.

Một mùa hè Hà Nội, dưới bóng cây sấu xanh um quả đã bằng đầu ngón tay. Một buổi chiều . Có hai ông già ngồi chơi cờ , áo may ô ba lỗ vén phơi cái bụng. Một bà già cặm cụi dùng con dao nhỏ tách cái núm từng quả cà trong rổ , chuẩn bị cho bữa ăn ngày hè có rau muống luộc , nước luộc dầm me hay sấu ăn với cà pháo muối giòn tan. Người thợ cắt tóc lách cách cái kéo hớt cao cho khách, bên cạnh vẫn còn khách ngồi chờ đang vắt chân chữ ngũ ngồi đọc báo đợi đến lượt mình. Ven Hồ Tây, chỗ đường Thanh Niên ( mình vẫn thích cái tên Cổ Ngư hơn) từng đôi uyên ương dựa vai nhau hóng gió, tâm sự. Rồi những cánh diều tuổi thơ đầy màu sắc sẽ bay liệng tung tăng trên bầu trời Hà Nội trong xanh chỉ thưa thớt vài cụm mây trắng lững lờ.

Rồi dưới cái nắng nóng 39 độ, mặt đường nhựa và những khối nhà bê tông, kính hỗ trợ đắc lực cho cái nóng. Bủa vây người đi đường đang dồn ứ vì tắc ngẽn, khói xe ngột ngạt. Các cô gái còn đâu vẻ kiều thơ mà Quang Dũng tả. Cô nào cũng kín mít như phòng dịch. Đã thế lại thêm cái mũ bảo hiểm bằng nhựa trong xốp đội trên đầu nữa. Tiếng còi xe, động cơ nhức óc tra tấn thêm. Đấy là trời nắng, còn khi trời mưa rào. Đường phố thành cái ao, nước vào động cơ, vừa mặc áo mưa, vừa đội mũ bảo hiểm, đẩy xe trong lúc tắc đường mới thấy thế nào là đất nước đang đổi mới nhé.


Mất điện, trong căn nhà oi bức sau một ngày làm việc trở về mất điện máy bơm không hoạt động kèm mất nước. Thế nào cũng chửi, đcm bọn EVN . Sang đến thế kỷ 21, hội nhập thế giới, nào là hiện đại hoá, công nghiệp hoá, phát triển này nọ..mà chúng mày làm ăn kiểu gì giữa thủ đô của một nước đầy tự hào này lại không có điện để mà cắm nồi cơm, quạt cho trẻ nhỏ. Chúng mày độc quyền nên trì trệ, chỉ nhăm nhăm tăng giá. Đường dây cũ nát, các thiết bị cũng bao năm không thay thế. Tiền chúng mày đầu tư xây bất động sản, viễn thông, tài chính..chúng mày có dùng tập trung cho điện hết đâu. Mà cái văn phòng, cơ sở của EVN cái nào cũng khang trang , đồ sộ mới thấy uất. Lương, thưởng thì cao ngất ngểu. Cũng tại được nuông chiều quá mới vô trách nhiệm như vậy. Đã có bao nhà đầu tư nước ngòai bày tỏ mong muốn tham gia kinh doanh sản xuất điện bị gạt bỏ âm thầm. Lý do chỉ vì độc quyền mới kiếm chác được, ngoài ra còn lý do quan trọng nữa là nắm vững nguồn điện cũng là một cách hữu hiệu để bảo vệ quyền lực.

Một đợt tăng giá nữa đang chờ đợi, khi cái nóng bức từ trên trời dội xuống đất đó là thời điểm để nhiều mặt hàng leo thang. Các ông trong Bộ Chính Trị nhà ta vừa họp bàn chống lạm phát, đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện. Mong sao các ông ấy quản lý, điều hành kinh tế cũng vững như chính trị,quyền lực thì tốt cho dân đen bao nhiêu.

5 nhận xét:

  1. Đoạn đầu đọc bác thấy có vẻ là Tản Văn.
    Đến đoạn cuối thì đúng là Buôn Gió.
    Bao giờ mới hết độc quyền nhi?

    Trả lờiXóa
  2. Đọc tên entry tôi nhớ đến 2 bút ký chiến tranh của nhà văn Phan Nhật Nam : Mùa hè đỏ lửa và Dấu binh lửa . Không biết bạn có biết 2 tác phẩm này khong ?

    Trả lờiXóa
  3. Thằng Bờm Xỏ Lálúc 23:33 13 tháng 6, 2008

    Thấy bác tả cảnh tượng Hà Lội mà em ớn cả mình :)

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết hay ^^ copy nhé

    Trả lờiXóa
  5. ngươi buôn gió mà biêt' được bút ký chiến tranh của nhà văn Phan Nhật Nam tui chêt' liền, bảo đảm ? tui củng bị lằm nên vào đây đọc nè nhưng mà thất vọng không phải mùa hè đỏ lữa 1972

    Trả lờiXóa