Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2008

Trường Dục Thanh.

http://vnexplore.net/index.php?destination=210

Năm 1909 Nguyễn Tất Thành (tên Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó) trên đường vào nam đã tìm tới nhà yêu nước Trương Gia Mô ở Bình Thuận, người vừa mới được ra khỏi nhà tù thực dân Pháp. Trương Gia Mô giới thiệu Nguyễn Tất Thành với Nguyễn Quý Anh lúc đó đang làm hiệu trưởng trường tiểu học Dục Thanh. Số phận và con đường cách mạng buổi bình minh của cuộc đời đi tìm đường cứu nước đã đưa Người đến với ngôi trường nhỏ Dục Thanh nằm kín đáo sát con sông Cà Ty để giờ đây Dục Thanh trở thành một di tích lịch sử mà có lẽ không người Việt Nam nào không biết tới.

Năm 1910 Nguyễn Tất Thành trở thành thầy giáo trẻ nhất. Năm đó Người tròn 20 tuổi. Tại đây Nguyễn Tất Thành đã nhận dạy Quốc Văn, Hán Văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Ngoài ra thầy còn nhận dạy tiếng Pháp khi giáo viên Pháp văn vắng mặt.

http://www.binhthuan.gov.vn/TNDNCN/pages/index.asp?id=v22

Năm 1910 , trên đường đi cứu nước, Thầy giáo Nguyễn Tất Thành( sau là chủ tịch Hồ Chí Minh ) đã dậy học ở trường Dục Thanh. Khoảng tháng 2 năm 1911. Thầy Thành rời trường vào Sài Gòn...

-----------------------------------------------------

Rất nhiều nhiều thông tin sẵn sàng cho chúng ta biết trường Dục Thanh là nơi bác Hồ kính yêu của chúng ta giảng dạy. Tuy thời gian nhiều tin đưa không chính xác rõ ràng lắm nhưng hình như việc bác Hồ dạy học ở đó là có thật.

Nhân tháng 11 ngày nhà giáo . Ngày mà các học trò nhân dịp bày tỏ lòng biết ơn đến những người thầy cô. Tôi đi tìm hết các tư liệu xem có học trò nào hồi ấy học của thầy Nguyễn Tất Thành không mà chả thấy. Chỉ thấy toàn tư liệu này nọ, nơi bác dạy, nơi bác ở, từ cái giếng nước đến cái ghế......

Bạn nào phát hiện vị học trò nào từng học bác Hồ ở trường Dục Thanh thì cho mình biết thông tin với nhé. Ai đời đến lúc Bác Hồ làm Chủ Tịch Nước đủ kiểu người quen đến nhận Bác, mà chả thấy ông học trò nào kể lể,tâm sự lại những kỷ niệm với người thầy vĩ đại này.

6 nhận xét:

  1. haha! tớ nghĩ muốn tìm tung tích của đám học trò này thì chắc chỉ có ra nghĩa trang mà tìm thôi Người buôn gió à!!!hoặc giả là đám học trò ngày ấy vô ơn quá chả nhớ ơn thầy cô nhiều như học trò ngày nay???

    Trả lờiXóa
  2. Dân ta phải biết sử ta
    Cái gì không biết thì tra gu gồ.
    Insight tra hộ nbg có 4 học trò sau : Nguyễn Qúy Phầu, Từ Trường Phùng , Nguyễn Đăng Lâu, Nguyễn Kinh Chi
    Trong đó Nguyễn Kinh Chi nguyên thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam dân chủ cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa I – IV
    Nguyễn Qúy Phầu là con Hiệu trưởng Nguyễn trọng Lội
    Định nói họ liên lạc với nbg nhưng hình như đi bán muối hết rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Thế một số vị bạn thân của bác Hồ như ông già Thuyết (cứ gọi tôi là Ba như ngày trước), bác Lê (đây, tiền đây) là ai, thân thế ra sao? Những vị này cũng phải nổi tiếng, cho cả vào sách giáo khoa cho trẻ con học, vậy mà cái tên đầy đủ là gì cũng chẳng ai biết :D :D

    Trả lờiXóa
  4. Bác lại vuốt râu hùm rồi!
    Cất công dựng cả một tấn tuồng như thế, việc để sót vài tuyến nhân vật thì đã sao nào!
    Chẳng qua họ chưa kịp nhận ra thôi, sẽ sửa chữa để tô hồng ngay ấy mà!

    Trả lờiXóa
  5. Chuyện học trò của thầy Thành là ai... thì Trần Dân Tiên chưa kể nên bây giờ chịu thôi...
    Tra google 99,9% không đúng sự thật rồi. Hông lẽ Người Buôn Gió lên Blog kể có ông nội là học trò của thầy Thành thì khi "tra" ra bạn sẽ tin à?
    DCT chỉ tin mỗi Trần Dân Tiên thôi!

    Trả lờiXóa
  6. J.B. Nguyễn Hữu Vinhlúc 19:38 3 tháng 12, 2008

    À, chuyện này thì chú "con buôn" không hiểu hết rồi. Phải tìm hiểu kỹ vào nhé, biết đâu chú được giải thưởng lớn trong đợt thi "Kể chuyện về Bác Hồ" do TW Đoàn phát động nhân đợt học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đang triển khai rầm rộ đấy.
    Mách nhỏ tài liệu để tìm lời giải đáp nhé, cố gắng tìm mà đọc:
    - tác phẩm viết về quê hương và ông, bà Nội Bác Hồ.
    - tác phẩm: "Trần Dân Tiên - Tác giả và tác phẩm" hình như của Nhà xuất bả Sự thật nay là Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia thì phải.
    - tác phẩm: "Xứng đáng là con cháu Bác Hồ" tác giả hình như là ông TBT Nông Đức Mạnh
    - tác phẩm: "Những người đàn bà đi qua đời tôi" tác giả Trần Dân Tiên.
    - tác phẩm: Nghị quyết của UNESCO vinh danh Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hoá thế giới.
    ... Tìm mà đọc, đừng thắc mắc nhiều

    Trả lờiXóa