Đây là lần thứ hai ngài đến thăm Việt Nam, lần thứ nhất cách đây gần 1 năm.
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII là một bậc chân tu đáng kính. Cuộc đời tu hành của ngài được luân hồi từ nhiều kiếp. Truyện luân hồi, hoá thân là một trong những nét tiêu biểu độc đáo mang đầy màu sắc huyền thoại ở Tây Tạng. Xứ sở của muôn vàn điều kỳ bí. Đức Pháp Vương thuộc dòng phái truyền thừa . Dòng này ở Việt Nam gọi là Mật Tông.
Sự ra đời của dòng Mật Tông tại Việt Nam.
Sau sự kiện đàn trấn yểm ở sông Tô Lịch, người ta có biết đến về một dòng Mật Tông ở Việt Nam. Dòng phái này có chứa đầy huyền bí, cao siêu Lời đồn rằng chỉ có người tu hành thuộc dòng Mật tông mới đủ cao tay để giải trừ đàn trấn yểm của Cao Biền để lại.
Trong một lịch sử đầy biến loạn ở Việt Nam, Phật Giáo trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Một dòng tu nổi bật nhất là Thiền Phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Tư tưởng của dòng tu này phù hợp với người Việt Nam và cũng tôn cao tính cách Đại Việt. Nhưng sau này nhà Hồ và nhà Lê nhận thấy ảnh hưởng của Trúc Lâm liên quan tới nhà Trần. Cho nên thiền phái Trúc Lâm dần dần bị mai một.
Trải qua nhiều năm. Đến thời kỳ bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc của nước CHXHCN VN. Cùng với sự tràn ngập về hàng hoá cũng là tràn ngập về văn hoá. Nhận thấy cần phải có một dòng tu đủ sức quyến rũ với Phật Tử. Ngày nọ Đại Đức Thích Viên Thành, chủ trì chùa Hương theo gợi ý và đồng ý của... lên đường sang phương Bắc du nhập về dòng Mật Tông. Tây Tạng lúc này đã nằm trong vòng kiểm soát do tài năng của Hồ Cẩm Đào nhiều năm trước dầy công gây dựng.
Chính vì Mật Tông chưa đựng sự huyền bí, một trong những yếu tố rất hấp dẫn với tâm lý người Việt Nam. Và đồng thời văn hoá Tây Tạng lúc này đã không còn nguyên thuỷ như xưa, chính quyền Trung Quốc đã nỗ lực biến nền văn hoá Tây Tạng cho phù hợp với Đại Hán. Bởi thế Đại Đức Thích Viên Thành dễ dàng đem văn hoá của dòng truyền thừa Tây Tạng này về phổ biến ở Việt Nam.
Mục đích chuyến viếng thăm.
Thật ra thì chuyến viếng thăm của Pháp Vương lần này tới Việt Nam là theo lời mời của một số đệ tử của cố Hòa thượng Thích Viên Thành, tức dòng tu Mật Tông tại Việt Nam. Mục đích mượn hình ảnh của một vị Pháp Vương bên Tây Tạng để các Phật Tử trong nước thấy sự hoành tráng của dòng tu này. Một số chùa theo dòng tu này như Quang Ân, Vĩnh Nghiêm, chùa H.. là duy trì dòng Mật Tông. Tâm lý của người Việt vốn sùng ngoại, một nhân vật mang đầy huyền thoại về luân hồi có giá trị hơn một ông vua Việt tự rời bỏ ngai vàng lên núi tu hành. Trong Phật Giáo Việt Nam thì đây như là một cuộc quảng bá dành thị phần, dành Phật Tử không hơn không kém. Dòng tu nào có tiềm lực kinh tế, có hỗ trợ của nhà nước ắt sẽ dành được nhiều đệ tử cho mình hơn. Bởi vậy những nhà tu hành theo dòng Mật Tông Việt Nam rất nỗ lực, bỏ nhiều tài lực để dựng một hình ảnh hoành tráng, trang trọng và uy nghi đến các Phật Tử qua chuyến thăm của Pháp Vương. Qua đó cũng đánh bóng vai trò của dòng tu mình với Phật Tử nói chung.
Do sự tuyên truyền mập mờ và nhận thức của các Phật Tử Việt Nam. Người ta nghĩ Pháp Vương là một vị có tiếng tăm và ảnh hưởng lớn lắm trên Phật Giáo thế giới, dạng như đức Giáo Hoàng của Thiên Chúa Giáo. Nhưng không, ở bên xứ của ngài, Pháp Vương nhiều như Hòa Thượng của ta vậy. Và đừng quên ở xứ Tây Tạng, lòng người vẫn hướng về vị Lạt Ma lưu vong hơn là những Lạt Ma được sự đồng ý của chính quyền độc tài Trung Quốc.
Chỉ buồn là dòng Thiền Trúc Lâm tuy đã có nhiều vị cao tăng tâm niệm gây dựng lại, nhưng chưa đi đến đâu. Thì kèm với sự quan hệ chính trị hai nước Việt Nam- Trung Hoa có nhiều nền văn hóa khác đang dần lất lướt nền văn hóa Việt Nam.
Ngoài câu '' Bụt chùa nhà không thiêng" ra. Còn có nhiều vấn đề khác nữa đưa đẩy Phật Giáo Việt Nam dần khỏi cái lịch sử huy hoàng của nền văn hóa Phật Giáo Luy Lâu. Một nền văn hóa Phật Giáo có trước Trung Quốc từ rất lâu.
kkkkjjkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk
Trả lờiXóaĐặt mà không xây ngay, mai kia nước lên, ngập thì ghạch thối hết bác ơi.Phật tử đang hân hoan chào đón ngày trong tâm trạng háo hức.
Trả lờiXóaPháp Vương nhiều như Hòa Thượng, đúng, điều này đáng đươc xem xét. Ở Tây tạng người ta phân biệt hai cấp : Chân sư (Rishi) rất ít và Đạo sĩ (Yogi) rất nhiều.
Trả lờiXóaChân sư họ tu trong các hang động hẻo lánh và không chịu rời TT.
Pháp Vương chịu đến VN chắc là Yogi , gồm nhiều thành phần khó rõ trắng đen.
Các bậc chân tu Đạo Phật dù dòng, phái nào cũng nên được nên được trân trọng.
Insight không biết gì về vị Gyalwang Drukpa nên khó comment.