Thứ Hai, 31 tháng 3, 2008

Dân tộc dã man

Dân tộc nào dã man nhất, chẳng ai nhận, chẳng ai nói vì động chạm đến tính dân tộc của người khác. Trừ những lúc binh đao xô xát thì người ta mới miệt thị tính dân tộc của nhau. Từ đế chế Nguyên Mông đến các đạo quân chinh phục của Alecxandre,Lã mã, Phát xít Đức, Nhật và gần đây là Khơ Me Đỏ hay thời đại Xtalin.

Qua sách báo, tuyên truyền tưởng rằng sự dã man, tàn khốc là giống nhau. Nhưng để ý kỹ thì thấy có điểm khác nhau về đối tượng bị hành xử. La Mã, Nguyên Mông, Nhật, Đức..không đối xử tàn bạo với dân tộc của mình. Mà chỉ đối xử tàn bạo với dân tộc khác. Không như Trung Quốc, Nga Xô, Triều Tiên, Cămpuchia....

Những biện pháp coi là dã man xảy ra thường vào thời kỳ chiến tranh,loạn lạc. Khó có thể qua đó mà kết luận cho cả dân tộc. Vì thực chất ở chế độ phong kiến hay quyền lực độc trị thì việc hành xử dã man lại do chủ quan của người lãnh đạo. Nước Đức, Nhật, Mông Cổ, Nga Xô..ngày nay không còn sự độc tài cai trị. Vậy không thể kết luận các dân tộc này dã man, mà chỉ có nhất thời tại thời điểm quyền lực bị độc quyền mà thôi.

Dân tộc dã man nhất, là dân tộc trong thời bình, thời tập trung phát triển kinh tế mà hành xử giữa những người trong dân tộc ấy với nhau không còn tính người nữa. Đó là dân tộc nào ?

Mong rằng với 4000 năm văn hiến, dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc như vậy.

Chúng ta có thể thấy một vụ tai nạn , người bị nạn máu me bê bết, nằm thoi thóp. Một số xe ô tô đi qua thật nhanh vì sợ bị chặn lại chở người đi cấp cứu. Mất thời gian và phiền phức cho người chở hộ đi.Chúng ta thấy móc túi trên xe buýt giữa bao nhiêu con mắt quay đi, vì sự bị liên lụy.

Cho chất hóa học độc hại vào thực phẩm để đảm bảo lợi nhuận từ rau cỏ, thịt thà đến cả sữa cho trẻ em sơ sinh. Tranh giành , chen lấn để vượt nhau khi tắc đường. Trên xe công cộng đừng hòng có chuyện nhường ghế cho bà già, phụ nữ mang thai. Nếu có chỉ xảy ra 2 trong số 100 trường hợp. Vụ cháu bé ở quán phở Thanh Xuân bị hành hạ hơn mười năm. Chủ quán dã man đã đành nhưng còn bao nhiêu người dân ở đó thờ ơ. Công an, bác sĩ,nhà giáo, quan chức ..những nghề cần đạo đức nhất thì lại là những nghề bị đồng tiền làm cho thoái hóa nhất.

Chúng ta đọc báo thấy ở Mỹ có vụ thảm sát này nọ, hãy nhìn động cơ và con người chủ thể phạm tội. Hầu như đều bị vấn đề thần kinh . Còn ở ta thảm sát hiệu vàng, hiệu sửa xe máy, khách sạn.. chỉ vì tiền. Có thể vì vài chục nghìn mà đâm chết cụ già 70, hoặc cái dây chuyền vàng tây giá vài trăm nghìn, hoặc bữa nhậu, cái nhìn đểu, câu nói tức khí...tất cả đều dẫn đến những hành động vô nhân tính.

Ấy vậy mà chúng ta lại có nhiều chương trình nhân đạo, lắm tổ chức từ thiện nào là Tấm Lòng Vàng, Vì người nghèo, học sinh nghèo, nhà tình nghĩa... truyền hình, báo chí đứng ra tổ chức liên miên. Vì chúng ta có những trò từ thiện này, cho nên dân tộc Việt Nam ta không thể là dân tộc gọi là dã man.

10 nhận xét:

  1. Sống trong sợ hãi.

    Trả lờiXóa
  2. Đau lòng khi những người quanh ta như vậy và lo sợ khi sống trong một xã hội như vậy!
    Em vẫn còn nhớ câu chuyện anh giúp hai cô gái gặp nạn bên đường...

    Trả lờiXóa
  3. Ý của anh rất mới , cảm ơn anh

    Trả lờiXóa
  4. Đúng rồi, dã man là dã man thế nào! Văn minh cực kỳ luôn mà bác. Nên nó vượt quá khỏi khuôn khổ của Văn mình - híc!

    Trả lờiXóa
  5. Dân tộc Việt nam quyết không thể là 1 dân tộc dã man, và chưa bao giờ là 1 dân tộc dã man, từ xưa đến nay chỉ có các chú Tàu khựa gọi dân ta là MAN ( man di ) chứ chưa có bao giờ là DÃ cả , chưa thấy.

    Trả lờiXóa
  6. phải có một vốn sống dư dả lắm anh mới viết được entry thế này. Cảm ơn anh, bài rất hay!!!

    Trả lờiXóa
  7. Một biện pháp trào phúng nói quá.

    Trả lờiXóa
  8. "Ấy vậy mà chúng ta lại có nhiều chương trình nhân đạo, lắm tổ chức từ thiện nào là Tấm Lòng Vàng, Vì người nghèo, học sinh nghèo, nhà tình nghĩa... truyền hình, báo chí đứng ra tổ chức liên miên. Vì chúng ta có những trò từ thiện này, cho nên dân tộc Việt Nam ta không thể là dân tộc gọi là dã man."
    Không hiểu sao anh lại có cái nhìn phản cảm đối với những chương trình từ thiện như vậy. Theo tôi nghĩ, những việc làm từ thiện cần quảng bá trên phương tiện thông tin, thứ nhất để cái tốt trong mỗi người, thứ 2 để khuyến khích quyên góp từ thiện. Về cơ bản như vậy là tốt rồi.

    Trả lờiXóa
  9. " Một ngày dài trên quê hương, ngày Việt Nam hoang tàn quá... người Việt nhìn sao xa lạ, người Việt nhìn nhau căm thù"
    Theo em biết, thì cái ngày ấy vẫn chưa trôi qua
    Và tất cả chỉ là sự dõi tìm!

    Trả lờiXóa
  10. viết rất hay, ai cũng hỉu, chỉ một người không hỉu... người đó ở tít trên cao nhìn xuống dân đen ...

    Trả lờiXóa