Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2008

M.S. Nguyễn Hồng Quang thăm hai luật sư Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân (phần 2)




X. Tìm xe xuôi về Nam

a. Bữa cơm trưa tại Thanh Hóa

Sau khi rời Trại giam số 5 cục V26 Bộ Công An đóng tại Yên Ðịnh chúng tôi tìm xe vượt 50 cây số nữa để đến Thanh Hóa, chúng tôi vào một quán cơm để ăn trưa và chia tay với cô Lệ mẹ Luật Sư Công Nhân, suốt cuộc hành trình rời Hà Nội đi Hải Phòng, đến trại Giam ba sao Nam Hà rồi lạc đường gần qua Lào đến lúc đến được K4 Trại 5 chờ đợi thăm Công Nhân nhưng bà vẫn ở ngoài không phiền hà chi cả, thật chúng tôi vẫn thấy bà tươi tắn còn săn sóc cho Ðoàn chúng tôi. Sau khi ăn Tôi gửi Chứng Thư Sắc Phong cho Luật sư Ðài đã đọc tại trại về cho vợ là bà Vũ Minh Khánh,Tôi cũng tranh thủ viết thư căn dặn thêm Công Nhân về một số điều cần thiết phải làm trong điều kiện giam chung với tù hình sự nhiều thành phần như vậy.

b. Thăm Cha lợi và nhà văn Du Lam tại Huế và Ðà Nẵng

Ðoàn đến xứ Huế vào sáng hôm sau em cha Lợi đón chúng tôi vào nhà, xe chúng tôi thuê đậu ngoài theo hướng dẫn. Cha Lợi và cả gia đình ra đón chúng tôi rất cảm động. Tôi cũng thuật lại chuyến đi cho cha nghe và tạ ơn Chúa, rồi cha Cầu Nguyện cho đoàn chúng tôi rất ngọt ngào không thấy có một cách biệt nào cả, đoàn nhiều mục sư Tin Lành vào nhà cha Lợi sau nhiều ngày đường mệt nhọc cần nghỉ ngơi, giúp đỡ rất nhiều việc, chúng tôi tìm được sự chăm sóc trong tình thương anh em con cùng một Cha Thánh trên Trời, chúng tôi thông công với cha Lợi về nỗ lực thăm cha Lý không được đồng thời cách thế nào mà Ðoàn Hiệp Thông với sự cầu Nguyện của giáo dân tại Tòa Khâm Sứ cùng tin vui là chúng tôi có đến thăm và cầu Nguyện cho nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hải Phòng trong giá lạnh 12 giờ đêm.

Sau khi rời nhà cha Lợi xe chúng tôi bị chận lại 3 giờ và bị phạt 400,000VNÐ rời Huế chúng tôi vào Ðà Nẵng, trong lúc nghĩ ăn trưa tại Lăng Cô, Mục Sư Chính liên hệ để cho Nhà văn Du Lam đón chúng tôi tại bến xe sau đó chúng tôi đến một quán cà phê trong thành phố Ðà Nẵng uống nước và tường trình chuyến đi cho Nhà văn biết để vui mừng với chúng tôi. Nhà văn Du Lam phân tích kỹ chuyến đi và tình hình đất nước rất sâu sắc, khích lệ chúng tôi rất nhiều.

c. Về Quảng Ngãi: Bữa cơm tất niên với những tôi tớ Chúa sắc tộc và gia đình

Tôi ghé về thăm nhà tại Quảng Ngãi vào ngày 01-02 Tháng Hai 2008 ngoài mục đích thăm bà con chúng tôi có bữa cơm tất niên khoảng 30 nhân sự các sắc tộc H'rê, Kor, Ca dong... và gặp gỡ các sinh viên Thần học về quê ăn tết, nhân cơ hội nầy tôi gọi điện cho công an tỉnh Quảng Ngãi (ông Bắc phone: 0913470020, phó Giám đốc Công an phụ trách an ninh tỉnh, ông Ngoan phone: 0914164167 thuộc PA 38) đến dự có sẵn gặp các nhân sự từng chịu nhiều bắt bớ, gây khó khăn trong việc hoạt động Tôn giáo để đối thoại trực tiếp hầu biết quan điểm của Công an tỉnh trong việc thực hiện các quyền Tự do tôn giáo cách rõ ràng tại Quảng Ngãi, rất tiếc không gặp được vị nào, tất cả bận việc.

d. Phan Rang: Lời xin tha thứ xoa dịu đau thương tăng cường đoàn kết dân tộc

Chiều 3 giờ sáng ngày 03 Tháng Hai 2008 đoàn chúng tôi có chương trình làm việc cuối năm tại đây, ra đón chúng tôi là Truyền đạo Lưu Huy người Chăm. Chúng tôi nằm đợi tới sáng rất đông nhân sự đến thăm, vội vàng mấy gói mì tôm bỏ bụng xong chúng tôi có đoàn thăm viếng hơn 12 người đến nhà Bà Quản thị Muốn mẹ TÐ Lưu huy nơi HT nhóm lại gồm 35 người lớn và 70 em thiếu nhi người Chăm tại Hoài Trung, phước Thái, Ninh Phước, Ninh Thuận, nhưng vì nhà rất nghèo nên nhà nước xây cho nhà tình thương, nay chính quyền không muốn nhóm họp thờ phượng Chúa tại nhà họ xây, nếu nhóm lại sẽ bị đập nhà tình hình rất căng thẳng, nhưng khi chúng tôi đến nhóm lại thì nội việc yên bình không thấy chính quyền đến bắt bớ như mọi khi. Nhu cầu nơi đây là mong có ghế cho đủ các em thiếu nhi và Hội thánh ngồi, và được có nhà vệ sinh đủ cho đông người sinh hoạt thường xuyên, đây chính là mối lo quá sức của họ.

Sau thăm viếng tại đây tôi được mời giảng cho một Hội đồng các mục sư truyền đạo người Chăm mở rộng gồm 27 người gồm 7 hệ phái. Tôi cũng làm chứng lại chuyến đi và họ được khích lệ rất nhiều, sau đó họ mời tôi chúc phước, bất thình lình Chúa làm tôi khựng lại và Ngài nhắc tôi phải xưng tội tổ phụ ra và xin lỗi người chăm về lịch sử của quá khứ giữa hai bộ tộc Chun và Chăm (Jun hay Chuun là người Kinh). Tôi xin sự tha thứ giữa các Mục sư và nhân sự sắc tộc Chăm, và họ đều tha thứ, sau đó tôi mới cầu nguyện chúc phước cho họ, có người nói nhỏ là lần đầu sắc tộc Chăm được yên ủi vì lời xin lỗi như vậy, nhiều người thú thực dù chuyện xưa song giữa hai dân tộc Kinh và Chăm vẫn còn điều gì đó cách biệt cần tháo gỡ từ nội tâm!

Sau đó tôi đi thăm 3 nơi của cộng đồng người Chăm và có làm điều tương tự là xin lỗi một người Chăm có uy tín lớn tại địa phương ông ta cũng sẵn lòng tha thứ, tôi cầu nguyện cho ông và ông tiếp nhận, khi tôi nói đôi điều về niềm tin nó có nhiều tương đồng với Tôn giáo của người Chăm là Hồi Giáo. Tôi dự cơm trưa nhà của một chấp sự người Chăm mới tin nhận Chúa và dâng mình học khóa mục vụ 2007 đang làm trưởng nhóm tế bào ở trong làng Chăm. Nơi đây đoàn chúng tôi có thăm vài gia đình cựu tù nhân cải tạo thuộc QLVNCH còn ở lại Việt Nam, có một cựu sĩ quan cải tạo bị liệt chân chúng tôi đến ủy lạo và cầu nguyện, hôm sau con rể ông vào Sài gòn nói ba em đi dược rồi không run nữa. Chúng tôi cũng thăm viếng bố đạo cầu nguyện cho nhiều người Chăm, khiến cho chính lòng chúng tôi được Chúa dứt dấy, Chúng tôi rời Phan Rang để về Sài Gòn kịp tết trong vui mừng với món quà ý nghĩa mà Chúa ban qua chuyến đi: “Tình yêu thương đồng đạo và đồng bào mình”.

Tóm tắt chuyến đi:

Chuyến đi dài ngày nguy hiểm nhưng gặt được một số kết quả dù khó khăn.

Một số việc làm cần thiết cho nhiều tù nhân lương tâm không làm được.

Nhiều điều chưa thể nói ra được còn phải tiếp xúc và thảo luận nhiều hơn các phía liên hệ và các nơi quan tâm.

Người tường trình

Mục Sư Nguyễn Hồng Quang (Trưởng Ðoàn)

4 nhận xét:

  1. thx anh for info
    mong CN dc khoe

    Trả lờiXóa
  2. Luat Su Le Thi Cong Nhan la PHU NU TIEU BIEU CUA VIET NAM CHO NGAY 8 THANG 3 MOI NAM
    Lan dau tien duoc BOC TEM ban tin nay cua Vang anh.

    Trả lờiXóa
  3. dân chủ kiểu mĩ , tất cả đều thấy ở irag , việt nam , triều tiên , cuba . ai còn mơ tưởng về những điều đó thì thật ngu muội

    Trả lờiXóa
  4. (¯`v´¯).:._.·´¯)♥.:.♥ pe'u'… ♥.:.♥(¯`v´¯).:._.·´¯)lúc 04:50 19 tháng 9, 2008

    Tôi đọc và tự hỏi: ông Quang đang ngủ mơ, giấc mơ lâu quá, Ông chưa muốn tỉnh giấc sao? Hãy làm một người bình thường giữa đời thường, đừng nghe những lời tung hô mà nghĩ mình cao siêu tài giỏi. Mong là một đêm nào đó ông chợt nghĩ: nếu không có quá nhiều đài thọ về kinh tế làm mờ mắt thì có bao nhiêu người theo ông phục vụ mục đích mượn đạo tạo đời của ông.Thật tội nghiệp cho những người người như ông và Lê Thị Công Nhân chỉ là giọt nước mà cứ ngỡ mình là dòng sông. Cầu chúa ban phước lành cho ông

    Trả lờiXóa