Bà nội tôi người Đình Bảng, hiện giờ bà nằm ở nghĩa trang gần đền Đô. Năm vừa rồi về thăm mộ bà, cây dại mọc um tùm cao lút đầu người. Không có lối mà vào nữa. Hồi xưa có bao giờ cây dại mọc nhiều thế này đâu. Những người đi cắt cỏ dại về làm phân xanh, trâu bò thả rông nữa. Lúc nào cũng thấy người tay liềm, tay bao tải đi càn quét cỏ. Nghĩa trang ấy sạch bong, cỏ chỉ chớm cao nửa gang tay đã bị liềm phạt mất .
Đường về quê ngày nay đẹp lắm, đường nhựa bóng loáng, phẳng lỳ rộng thênh thang. Lại có con đường cao tốc A1 mới làm . Cả cái vùng quanh quê bà nội tôi bỗng nhiên trở nên sống động. Từ Phù Lưu, Nuốn, Phù Lộc, Phù Chẩn..những làng quanh Đình Bảng vốn dĩ thời trước thuần nông , cuộc sống êm đềm. Họ hàng nhà tôi rải rác quanh những làng thuộc khu vực Tiên Sơn. Ngày bé tôi được bố chở đi dưới những rặng tre xanh trĩu lá rủ xuống ven đường. Tán tre mau, san sát nhau ngăn nắng xuống đường. Dọc theo con đường trồng tre là một con mương to xanh ngăn ngắt , lúc nào cũng ăm ắp nước. Có người chú họ bên Phù Chẩn, bố cho đến chơi. Ông chú họ làm cơm đãi hai bố com, có thịt gà luộc, cổ cảnh nấu xương bí. Chú uống rượu với bố hàn huyên, rồi rượu ngà ngà chú nói làng này nghèo lắm, rặt trông vào ruộng. Chả có nghề phụ như bên Đình Bảng. Chú chán ngán ngâm câu thơ tôi nhớ tận bây giờ.
Phù Chẩn quê ta thật anh hùng.
Trai tài đánh dậm cua cắp dái.
Gái đảm mò cua đỉa bám lồn.
Hồi đó tôi thấy câu thơ buồn cười, như câu tục tĩu,chế giễu thanh niên làng suốt ngày chỉ biết quanh quẩn đất với nước.
Lớn lên, đi một tí, đọc thêm một tí, thành người lớn hơn. Mãi như thế ,rồi sau nhiều đắng cay đã nhận, có lần về quê thấy người đánh dậm. Nhớ đến câu thơ chú đọc buổi rượu năm nào với bố. Tôi mới hiểu đó là lời xót xa, lời tâm sự chua chát và thành thật nhất. Chắt lọc từ thực tế, thốt lên tự tâm can của người nông dân vùng quê nghèo.
Cách đây mấy hôm, em dâu tôi người bên ấy về quê nhà nó. Ra Hà Nội nghe tôi què chân, nó đến thăm kể chuyện. Chú bị bắt rồi...
Có hàng trăm công an mặc áo chống đạn, dùi cui, chó, súng ống bao vây làng. Bắt đi nhiều người lắm. Cả làng sống trong sợ hãi. Công an lập vòng vây kiểm toả không cho người ngoài đi vào, còn bên trong họ toả đi từng nhà bắt người.
Từ khi đường Từ Sơn vào làm đẹp, các khu nhà biệt thự mọc lên như nấm,. Phía đằng kia đường quốc lộ A1 đoạn từ Gia Lâm lên Lạng Sơn thênh thang. Thế là cái vùng quê nghèo trở thành có giá, những đám ruộng hàng nghìn năm nay chỉ là ruộng, gắn bố với người dân trong những câu ca dao trở thành miếng vàng. Chỉ cần qua bàn tay chế biến ma thuật của cán bộ, chính quyền ruộng trở thành đất công nghiệp mặt đường. Việc thu hồi ruộng để thành đất dự án đang là món làm ăn thời thượng hốt bạc nhất khắp đất nước. Độ nọ chú ra Hà Nội, gặp tôi nói.
- Cháu viết được, về quê chú viết về bà con bị chính quyền lấy mất đất đi, dân kêu nhiều lắm.
Khổ, người nhà quê chân thật đến cả tin. Chú cứ nghĩ oan là kêu được. Viết về những điều bất công này tôi viết được đấy ( tôi không tự cao, duy trong việc này tôi biết mình đủ sức). Nhưng tôi viết thì ở đâu đăng cho tôi. Gửi bên hải ngoại đăng thì tôi thành phản động, âm mưu lợi dụng, kích động , chia rẽ đoàn kết, gây mâu thuẫn hay xuyên tạc hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp... gì chứ tội này người ta có hàng kho từ, thuật ngữ để '' úp sọt''.
Chắc ở trong trại giam với làng nước, xóm giềng chú tôi thấy cuộc đời này không như những gì người ta nói trên đài, báo, vô tuyến. Huân huy chương kháng chiến chống Mỹ treo đầy nhà cũng không ngăn được chú khỏi bắt bớ . Chú vẫn chỉ là nông dân, cứ tưởng mình thấy đúng là nhà nước thấy đúng, ủng hộ việc mình làm. Cứ nghĩ là bọn huyện, tỉnh làm sai. Mình tranh đấu trung ương nghe thấy sẽ can thiệp. Tội nghiêp họ, hàng ngày khắp đất nước quằn quại hình chữ S này bao nhiêu nông dân vẫn ngây thơ nghĩ như vậy. Vẫn tin vào Đảng và nhà nước như bố mẹ họ trước đây. Thà họ không tin, có khi họ còn tỉnh táo, biết thân phận con sâu, cái kiến như thời phong kiến. Quan bảo sao dân nghe vậy thì họ đã chấp nhận, không phản kháng kêu ca. Đâu đến nỗi bị bỏ tù. Khổ một cái bọn truyền thông cứ nhồi vào đầu họ là pháp luật nghiêm minh, người dân là chủ, xã hội công bằng..thế là họ cứ cắm đầu mà biểu tình, mà tụ tập phản đối, yêu sách..thế là vào rọ tất.
Mộ bà nội ngập trong cây cỏ dại, tôi nhớ lời ca Lê Minh Sơn
- Đất bán hết rồi, đàn trâu về đâu.?
Còn câu nói của nữ nhà văn Y Ban hôm nào
- Thôi em ạ, thời này âm binh đang thịnh.
Ai về bên kia sông Đuống, cho tôi gửi đến chú tôi bài thơ của Hoàng Cầm.
Bên Kia Sông Đuống
Em ơi! Buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm đồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu ? Ai về bên kia sông Đuống Cho ta gửi tấm the đen Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên Những hội hè đình đám Trên núi Thiên Thai Trong chùa Bút Tháp Giữa huyện Lang Tài Gửi về may áo cho ai Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu Những nàng môi cắn chỉ quết trầu Những cụ già phơ phơ tóc trắng Những em xột xoạt quần nâu Bây giờ đi đâu ? Về đâu ? Ai về bên kia sông Đuống Có nhớ từng khuôn mặt búp sen Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen Bãi Tràm chỉ người dăng tơ nghẽn lối Những nàng dệt sợi Đi bán lụa mầu Những người thợ nhuộm Đồng Tỉnh, Huê Cầu Bây giờ đi đâu ? Về đâu ? Bên kia sông Đuống Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong Dăm miếng cau khô Mấy lọ phẩm hồng Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo Xì xồ cướp bóc Tan phiên chợ nghèo Lá đa lác đác trước lều Vài ba vết máu loang chiều mùa đông Chưa bán được một đồng Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong Bước cao thấp trên bờ tre hun hút Có con cò trắng bay vùn vụt Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu ? Mẹ ta lòng đói dạ sầu Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ Bên kia sông Đuống Ta có đàn con thơ Ngày tranh nhau một bát cháo ngô Đêm líu díu chui gầm giường tránh đạn Lấy mẹt quây tròn Tưởng làm tổ ấm Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm Ú ớ cơn mê Thon thót giật mình Bóng giặc dày vò những nét môi xinh Đã có đất này chép tội Chúng ta không biết nguôi hờn Đêm buông xuống dòng sông Đuống -- Con là ai ? -- Con ở đâu về ? Hé một cánh liếp -- Con vào đây bốn phía tường che Lửa đèn leo lét soi tình mẹ Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể Những chuyện muôn đời không nói năng Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống Bộ đội bên sông đã trở về Con bắt đầu xuất kích Trại giặc bắt đầu run trong sương Dao loé giữa chợ Gậy lùa cuối thôn Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn Ăn không ngon Ngủ không yên Đứng không vững Chúng mày phát điên Quay cuồng như xéo trên đống lửa Mà cánh đồng ta còn chan chứa Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân Gió đưa tiếng hát về gần Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa Tiếng bà ru cháu buổi trưa Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu "À ơi... cha con chết trận từ lâu Con càng khôn lớn càng sâu mối thù" Tiếng em cắt cỏ hôm xưa Hiu hiu gió rét mịt mù mưa bay "Thân ta hoen ố vì mày Hờn ta cùng với đất này dài lâu..." Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu Cánh đồng im phăng phắc Để con đi giết giặc Lấy máu nó rửa thù này Lấy súng nó cầm chắc tay Mỗi đêm một lần mở hội Trong lòng con chim múa hoa cười Vì nắng sắp lên rồi Chân trời đã tỏ Sông Đuống cuồn cuộn trôi Để nó cuốn phăng ra bể Bao nhiêu đồn giặc tơi bời Bao nhiêu nước mắt Bao nhiêu mồ hôi Bao nhiêu bóng tối Bao nhiêu nỗi đời Bao giờ về bên kia sông Đuống Anh lại tìm em Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng Em đi trảy hội non sông Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh. -- Việt Bắc, tháng 4, 1948 |
Em vẫn nhớ ngày xưa, cánh đồng mênh mông xanh mát, hoa súng, hoa bèo tím ngát dọc bờ mương, chiều về có cả những cánh cò trắng chao lượn.. Tất cả xa quá rồi anh ạ !
Trả lờiXóaCon đường nhỏ đi qua Nuốn, nối hai làng Đình Bảng và Phù Chẩn, có hàng cây ken dày đẹp như mơ, có cây vối cổ thụ đứng cạnh bờ ao.. Bây giờ chả biết thành cái gì ?
Trả lờiXóaTất cả là dĩ vãng rồi DT à. Mà cũng là thật, người nơi khác hoặc xa quê thì thấy quê đẹp với nên thơ nhưng người ở quê thì.. Miếng ít ăn đói thấy ngon, miếng ngon nhớ lâu. Quê giờ chỉ có mấy quan tham còn những người ra phố học lặn mất tăm, chỉ bon chen sống ngột ngạt ở thành phố. Mà cũng khổ quá nên có ông bố bà mẹ nào có con thoát ly được thì cũng chỉ khuyên con chuồn khỏi quê. Biết đến bao giờ thì trí thức dởm bỏ phố về làm đẹp quê. Bức xúc thì ngột ngạt mà câm lặng thì chướng mắt. Ấy là tính người quê cứ lấy hòa làm trọng. Người làng không gì cũng dính tý máu mủ. Khốn nạn là nhiều nơi nó làm tiền kinh quá nên bà con cũng theo hơi đồng cả.Lúc đó hết tình cảm xóm riềng. Quan trọng là trên có muốn thay đổi cũng chả kiếm đâu được thằng có học chịu làm mõ làng. Khổ thế. Bài toán nông dân, nông nghiệp, nông thôn chả biết bao giờ giải được. Lý trưởng trương tuần mới lại xuất hiện thôi. Thời nào dân quê cũng bị đè đầu cưỡi cổ. Bao giờ cho đến tháng Mười
Trả lờiXóaQuê em thì có bài biến tấu là
Cảnh đẹp quê em thật tuyệt vời
Trai tài đánh dậm buồi đen kít
Gái đảm mò cua đít mọc rêu
Cảnh thoáng đáng ở quê chỉ để mấy ông phố về đổi gió và nhăm nhe đất thui.
Làng quê cứ như vậy rồi sẽ tự biến mất sao? Bao giờ dân nổi can qua :(( Điều đó chỉ mong vào tri thức mới
Trả lờiXóa4 chữ:
Trả lờiXóaĐAU
BUỒN
CAY
ĐẮNG
Thấy rợn da gà , sống lưng lạnh ngắt , đó là cảm giác khi đọc xong bài này . Thấy thương cho những người nông dân quá .
Trả lờiXóachà, mí bài này thì cũng như là biết gùi, khổ nhắm, nói mãi nữa đấy!!!
Trả lờiXóa