Thứ Hai, 6 tháng 10, 2008

trí khôn của ta đây




Câu chuyện anh nông dân dùng trí khôn lừa trói con hổ vào gốc cây của Việt Nam là một trong những câu chuyện ưa thích mà người lớn thường kể cho trẻ em. Gần đây một số nhà nghiên cứu cho rằng câu chuyện có tính chất tráo trở này không nên sớm dạy cho trẻ em. Ý kiến này lập tức được sự hưởng ứng của đông đảo trí thức trong nước. Câu chuyện Trí Khôn Của Ta Đây dần biến mất trong sách , truyện cho thiếu nhi.


Báo Thiếu Niên Tiền Phong số 79 ( 9-2008) ở mục Câu Chuyện Thứ Tư có một câu chuyện, bằng cách hành văn cho thiếu nhi dễ hiểu. Tác giả Thành Long nhét vào miệng các em thiếu niên, chúng ta hay nghe một em thiếu niên nói với bạn.

- Thế tại sao ông ta hằn học khi là một công dân Việt Nam. Tổ quốc, đất nước là cha mẹ mình. Tớ vẫn biêt Chúa dạy rằng.'' đáng rủa sả thay kẻ nào khinh bỉ cha mẹ mình''. ông Tổng Giám Mục Ngô Quang kiệt là kẻ khinh bỉ cha mẹ mình. Liệu ông ta còn đủ tư cách để rao giảng kinh thánh cho các con chiên không ?


Nếu đúng các em thiếu niên của chúng ta nói được những câu chuyện thế này thì thật đáng giật mình, vì các cháu biết quan tâm, đánh giá suy xét những việc nổi cộm trong xã hội. Lại còn nhận thức tổ quốc , đất nước là cha mẹ suy ra khinh tổ quốc là khinh cha mẹ. Mà tổ quốc, đất nước là cha mẹ thì những người lãnh đạo đất nước là ông bà mình chăng ?

Theo như bài báo thì các em nhỏ đã theo dõi chương trình thời sự trên vô tuyến, sáng hôm sau đến lớp gặp nhau bình luận. Kịch bản mà ông Thành Long này dàn dựng bê nguyên xi cái văn hóa của mấy ông công chức nhàn rỗi. Tối xem đá bóng hay thời sự , sáng đến công sở nói chuyện phiếm với nhau. Chứ trẻ con nào rỗi hơi mà như vậy. Đến xem hoạt hình bố mẹ không cho nói gì là xem tin thời sự.

Không biết chúng ta còn định giáo dục trẻ em những tư tưởng thế nào. Nếu các bậc phụ huynh đồng tình việc truyền dạy những loại báo tư tưởng thế này cho trẻ em đọc, thì thật không biết nói thế nào nữa.

7 nhận xét:

  1. Nguyễn Đình Hà - senator or representativelúc 19:15 5 tháng 10, 2008

    chán lắm bác ạh :P các cháu nó mua báo theo phong trào, đọc dc vài chữ thôi, bài tập thì ngập đầu, học thêm thì liên tục, có đọc dc nhiều báo đâu :P nhg mà thâm 1 cái là lôi chuyện ng lớn ra nói với con nít :| sao khg nói với con nít sự thật là ... quan chức tính cướp đất chia chác nhau đi :|

    Trả lờiXóa
  2. cái bài báo trên báo Thiếu niên đó thối không ngửi nổi^^^

    Trả lờiXóa
  3. hồi cấp 3 cháu đọc "tuổi thơ dữ dội", thấy bi hùng lắm, đáng khâm phục lắm, và cũng rớt nước mắt.
    Bây giờ đọc lại, chỉ khóc vì thương các em sớm mất tuổi thơ vì sự hằn học với kẻ-thù, tự hỏi, tuổi thơ các em đánh mất vì ai.

    Trả lờiXóa
  4. ★(¯`•»••.2V .••¯`).»★lúc 04:32 6 tháng 10, 2008

    hayy hay hay , khổ cho giáo dục Việt

    Trả lờiXóa
  5. Ông xui lại bon chen chuyện trần thế rồi!

    Trả lờiXóa
  6. Hồi xưa chịu khó đọc báo Thiếu Niên Tiền Phong, Khăn Quàng Đỏ… sau đó là Mực Tím, đọc chút ít Áo Trắng, Hoa Học Trò.
    Giờ không hiểu các báo ấy tuyệt chủng đâu hết, tịnh không thấy trên sạp báo (em ở TP.HCM).
    Bác vẫn tìm được báo này để đọc thì giỏi thật. Nói gì thì nói, với cái giọng điệu như bác kể, thứ báo đó biến mất không sớm cũng muộn.

    Trả lờiXóa
  7. ừh, em cũng ko thấy cái báo này ở Sài Gòn nữa, haha!

    Trả lờiXóa