Thứ Năm, 15 tháng 11, 2007

Một chuyến đi




Chiều, nắng vàng nhạt dần trên vạt sườn núi. Xe dừng lại ở quán tạp hoá ven đường nghỉ chân. Chiếc xe tải chở 3 thằng đàn ông. Một ông lái xe, một ông chủ hàng và tôi, cậu trai 18 tuổi.

Anh Dân là anh thằng Hưng bạn chí thiết của tôi, anh đi buôn chuyến Tây Bắc, mang hàng hoá lên cho bà con vùng xa. Xe chở nước mắm, thứ nước mắm sánh ra ngoài khô thành vệt trắng. Anh bảo hàng thửa đấy, nước mắm toàn muối pha với phẩm màu, có tí chút hơi hương mùi nước mắm mà thôi.

- dân tộc ăn thế thôi, mày đi với tao biết đây đó, thằng Hưng nhà tao lười lắm.


Tôi mang quần áo lên xe đi theo anh Dân. Anh tròng vào cổ tôi cái túi nói

- Cấm rời xa, tiền đấy, mất là chết


ôm bọc tiền trước ngực, xe đi từ Hà Nội lên đến đây, đoạn nào nghỉ ngơi tôi ngồi khư khư gìn giữ cái túi tiền của anh. Xe chúng tôi đến Ngã Ba Kim trời đã về chiều, những con chim rừng nhao nhác bay về tổ. Con đừng từ thị trấn Yên Bái đến đây xấu khủng khiếp, đá lổn ngổn giữa đường hòn to bằng đầu người, hòn nhỏ bằng nắm tay xếp như trận đồ. Xe đi lắc lư, một bên là bờ vực thăm thẳm. Chúng tôi đã bán vơi gần nửa xe nước mắm. Còn phải đi qua Mù Cang Chải vòng sang Than Uyên, Cam Đường nữa mới bán hết hàng. Công việc buôn bán thật đơn giản. Cứ qua khu có dân vào hiệu tạp hoá nào đó, chủ hiệu lấy hai ba can. Anh Dân đi nhiều lần chủ hiệu nào cũng quen hết. Họ trả tiền luôn.

- Xuống xe vào đây ăn cơm


Tôi đứng cửa ngắm mây mù vờn trên đỉnh núi như bức tranh mà tôi xem hồi nhỏ trong tập Tây Du Ký. Thấy bà chủ đang nói gì đấy với một thằng bé khoảng 8 tuổi. Nó đen nhẻm, đi chân đất, mặc bộ quần áo dân tộc màu chàm. Tóc lơ thơ hoe vàng vì nắng. Thằng bé đang chỉ tay vào cây gỗ nói vẻ phân bua. Bà chủ lắc đầu không đồng tình. Nó mắm môi, quả quyết xốc cây gỗ lên vai. Cây gỗ to bằng đùi tôi, dài gấp đôi sải tay tôi nằm ngang trên vai thằng bé, nó quay người bước đi. Tôi hỏi bà chủ, bà bảo nó bán cây gỗ Pơ mu, đòi 2 nghìn . Bà trả nó 1 nghìn nó không nghe.

- Kệ nó mang xuống kia mà bán, giỏi thì lên núi đi vòng tránh trạm


Gỗ pơ mu dưới xuôi 3,5 triệu đồng một khối. Nhưng mang về được không là một chuyện. Từ trong rừng về xuôi có bao trạm kiểm lâm,kiểm soát. Cứ qua một trạm giá gỗ tăng gấp mấy lần. Dân buôn gỗ rất giàu vì vậy, họ có cửa thông đồng với kiểm lâm, kiểm soát. Dân lấy pơ mu trong rừng vác ra ven đường bán cho các hiệu tạp hoá. Rồi chủ buôn gỗ nhỏ đi gom về cho chủ to. Trong nhà bà chủ chất một đống pơ mu chẳng hề dấu diếm. Bà nói đây đã là trong rừng, mang đi qua trạm mới bị bắt. Còn để đây đun cũng chẳng sao. Tôi mải chuyện với bà thì thằng bé đi khuất sau vách núi, chỗ đoạn cong con đường. Đường ở đấy chạy quanh núi cho nên rất nhiều đoạn cong, bỗng dưng tôi nghĩ. Thằng bé kia muốn bán cây gỗ đấy nó phải vác đi chí ít là 8klm nữa, chẳng lẽ nó chân đất vác đi như vậy à ?. Trời gần tối rồi, nhà nó ở đâu đó trên núi. Nơi có con đường mòn nhỏ dẫn đến hiệu tạp hoá. Nó bán xong lộn về nhà, con đường khấp khểnh đầy đá. Đi bộ không còn thấy khốn nạn huống chi là vác cây gỗ. Tôi bỏ bà đấy chạy theo.

Thằng bé cầm lấy 2 nghìn, tôi vác cây gỗ lên vai. Nó nói tiếng dân tộc tôi chẳng hiểu gì. Cây gỗ khá nặng, thế mà nó định vác đi 8klm nữa thì khiếp thật. Tôi đến mép vực ven đường,ngó lựa thế rồi lao cây gỗ xuống đó. Cây gỗ lăn lông lốc xuống vực sâu. Tôi quay lai thấy thằng bé trừng mắt nhìn cây gỗ mất hút dưới vực. Tôi nói

- Mày về nhà đi kẻo tối.


Bà chủ quán đang vặt lông gà, thấy tôi về bà nói

- Chú vặt hộ giúp chị, chị thổi cơm, luộc gà tí là xong. Trên này không có chợ, thức ăn hiếm lắm không như dưới xuôi. Có con gà đẻ trứng để ăn hàng ngày, nể chú Dân quá. Chú ấy bảo để lại cho chú chẳng lẽ không để. Bốn hôm nữa mới đến phiên chợ, đợt này phải mua thêm mấy con ngan nữa thả dưới suối sau nhà,lắm cá thia lia lắm. À thế chú chạy theo cho thằng bé tiền à?

Tôi vặt lông gà, cúi mặt nói

- không, em mua của nó. Mua xong ném mẹ nó xuống vực. Hai nghìn bạc nó vác đi nữa để chết à?

Bà chủ quán cười

- Đúng là dân xuôi lên ngược lần đầu, nó khoẻ lắm. Nó đi bộ xuống Yên Bái còn được nữa à. Đến vụ táo mèo á, nó vặt trong núi tha ra đây cả ngày lẫn đêm. Chú vất thế nó lại mò lên cho mà xem.

Cơm nước xong, tôi ngồi uống nước mãi. Rồi vào phòng có chăn bông và đệm cỏ lau nằm đánh một giấc. Nửa đêm thèm thuốc lá, chợt nhớ để ngoài xe. Mò ra đến xe thấy tiếng thở hổn hển, đến gần nghe thấy tiếng anh Dân thì thầm cùng với tiếng thân thể va nhau huỳnh huỵch

- Nhớ anh không, sướng không?


Tiếng bà chủ hiệu

- nhớ lắm, thích lắm

- thế không có anh thì nhịn à?

- nhịn đấy, một tháng rồi nhịn đấy, ấy đi anh, ấy ấy đi, đừng hỏi nữa..đang sướng


Tôi quay vào nhà, phòng ngoài ông lái xe vẫn thức. Ông ấy mở măt chờ cái gì đó, tôi hỏi

- Anh chưa ngủ à


Ông ta cười bí hiểm thầm thì

- Tao đợi trả con gà.Thằng Dân trả một nửa, tao trả một nửa. Mày có thích trả không?


Tôi ngớ người không biết hỏi

- Có con gà tưởng anh Dân trả tiền, bao nhiêu mà phải ba người trả. Thế ăn phải chung tiền chia nhau trả à?


Ông lái xe ngồi dậy nhăn nhở cười không thành tiếng chỉ tay xuống quần nói

- Trả bằng cái này này, trả thế lần sau đi qua mới có gà ăn em ạ.


Ông đưa thuốc lá cho tôi, ông cũng hút một điếu. Ông nói

- Mấy con đàn bà bán hàng ven đường toan là dân dưới xuôi, đi làm kinh tế mới, nông trường lên đây. Làm nông trường thiếu thốn , ra đây mở hàng quán buôn vặt lại khá. Mỗi tội thiếu anh em mình. Cái này còn khổ hơn cả thiếu gà, cá ý.


Hút xong điếu thuốc tôi vào nằm,lát sau nghe tiếng cửa, tiếng anh Dân nói

-Ra đi, đến ông trả bài đấy


Ông lái xe cười hùng hục hỏi

- Cho cả thằng em chơi nữa, ba anh em mình mụ ấy mới đã. Mấy hôm nữa quay về sướng quá mua trâu mổ cũng lên


Anh Dân gắt

- Xin ông,ông biến ra nhanh lên. Nó còn bé.


Hình như ông lái xe đã đi trả một nửa con gà. Lúc ăn tôi chén cái đùi cả cái phao câu. Tí nữa ông vào bắt tôi trả thì ghê phết. Tôi cố đếm từ 1 đến 1 nghìn để ngủ, cuối cùng tôi cũng ngủ. Sáng dậy ra sau nhà, xuống suối ị một bãi. Đi lên gặp bà chủ hiệu má đỏ hừng hực, cười tươi nói

- Gớm thanh niên 17 bẻ gãy sừng trâu có khác, tuổi ăn, tuổi ngủ. Đêm qua gáy khò khò ý.



Chúng tôi ngược tiếp đi lên trên. Bà chủ thẹn thùng liếc anh Dân và ông lái xe với con mắt hứa hẹn nhiều điều. Xe lên Cam Đường bán hết nước mắm, quay về Mù Cang Chải đợi hai ngày để bà con dân tộc đi lấy ý dĩ cõng ra bán. Hai ngày ở đây, ban tối đi vào nhà ai cũng thấy bàn đèn thuốc phiện. Già, trẻ quây quần hút.Ông lái xe chìa tôi cái tẩu nói

-Làm vài bi cho vui.


Tôi lắc đầu chối vội, gì chứ thuốc phiện thì quanh nhà tôi bán đầy.Nhìn những người nghiện khổ lắm. Họ đi nhưng những bóng ma. Sáng sau xe đầy ý dĩ lặc lè trên con đường về xuôi. Qua Ngã Ba Kim đúng trưa. Bà chủ hiệu làm thịt ngan. Tôi đi xuống bếp rửa mặt, nhìn thấy cây gỗ bằng bắp đùi tôi , dài gấp đôi sải tay nằm trên đống pơ mu. Bà chủ hiệu thấy tôi nhìn cây gỗ nói

- đấy nó mò lên mất cả một ngày đấy, tôi mua lại 2 nghìn cho nó đỡ phải vác đi. Chú muốn tôi cho chú mang về đóng cái ghế. Gỗ này ở trong nhà ruồi muỗi tránh xa.


Trưa anh Dân bảo tôi ngủ trông xe. Đến 3 giờ chiều chúng tôi về xuôi. Xe đi chòng chành trên những hòn đá, tôi nhìn bên vực sâu thấy lạnh người từ sống lưng lên gáy. Ông lái xe bình tĩnh như không, ông điềm tĩnh nói như không có gì nguy hiểm

- Làm xong một cái rồi,lại đòi cái nữa.Lúc xuống bếp rửa ráy, mụ ấy lại sờ soạng đòi thêm. Cố mà chiều. Hỏi mụ ấy không có anh thì em bấn lên làm gì. Mụ ấy chỉ cái cây to bằng bắp đùi, dài hơn đầu người xó nhà bảo. Em dựng cái cột kia lên, ôm lấy cọ vào cho đỡ bấn



Tôi chợt thấy trên vách núi đằng xa có bóng người thấp thoáng, hình như thằng bé hôm nọ thì phải. Mãi nhìn tôi quên mất nỗi sợ vực sâu ngay mép đường. Bóng áo chàm nhấp nhô rồi mất sau lá cây rừng. Chiều xuống, sương bắt đầu giăng



4 nhận xét:

  1. Những người đi buôn chuyến hoặc chạy xe đường dài luôn có những thú vui như thế .Nhưng trong trường hợp này, người phụ nữ lại chủ động, chị không thể tưởng tượng được, em ạ !
    Bài viết rất hay.

    Trả lờiXóa
  2. Cau chuyen nay la luc anh pthuy 17 tuoi that sao?

    Trả lờiXóa