Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2009

Đằng sau những luận điệu '' chính thống''

Hàng ngày chúng ta thường nghe từ đài, báo những cụm từ chung chung. Những cụm từ đọc hay nghe qua thường gợi cảm giác tốt hay có lợi cho phía nào đó. Thử hỏi trong chúng ta mấy ai ngồi nghe kỹ trong những lời phát biểu chung chung của quan chức nào đó có nghĩa gì?

Ví dụ trong quan hệ ngoại giao Việt – Trung bàn về tranh chấp biển đảo. Phía Việt Nam đưa tin – Hai bên nhất trí gác mọi tranh chấp cùng nhau khai thác- Nghe thì công bằng, hợp lý. Nhưng nếu ngẫm một tí thôi sẽ thấy vô vàn những cái cần phải rõ.

1- Lẽ nào một nước lớn luôn thích dùng sức mạnh, với tính bá quyền cố hữu như Trung Quốc lại dễ dàng vì tình cảm mà để cho nước nhỏ cùng khai thác nơi mà TQ khẳng định là của họ. Nếu họ chấp nhận cùng khai thác như vậy, là chỉ có khai thác trên lãnh hải của nước khác. Nơi mà họ thò chân tự nhận là của mình, dẫn đến tranh chấp. Và khi tranh chấp họ giở giọng tử tế là ôn hòa, không tranh chấp. Đôi bên cùng khai thác.

2- Vấn đề cùng nhau khai thác liệu có dễ dàng không. Thử nghĩ giờ cùng khai thác trên vùng biển. Tàu đánh cá Trung Quốc to và hiện đại. Tàu Việt Nam nhỏ lại lạc hậu, cách quản lý hành chính cũng bất cập. Chưa biết có ra nổi vùng tranh chấp để khai thác. Chứ đừng nói đến chuyện đến đó khai thác được gì.

3- Thế là từ sở hữu của người khác, biến thành tranh cãi chưa rõ của ai. Trong khi tranh cãi gác lại. Khai thác thì người Trung Quốc có điều kiện khai thác nhiều hơn, thường xuyên hơn. Tiến tới sau này có chứng minh rằng chủ quyền của TQ là hợp pháp qua nhiều năm liên tục họ khai thác trên vùng tranh chấp đó. Liệu đấy mới là cái thành công của Trung Quốc qua cụm từ trên.

Trên trang điện tử VnExpress trong bài http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/03/3BA0D19D/ có câu về tính chất của việc thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo hai nước như sau.

‘’trong việc chỉ đạo và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước ‘’

Trong cái gọi là Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương này. Một lần nữa người tiếp nhận thông tin dễ cho rằng đây là việc bình thường có ý tốt trong quan hệ hai nước. Hai bên có đường dây nóng để trao đổi về tình hình hai nước trong những việc khẩn cấp… Nhưng chúng ta có nên đặt câu hỏi

1- Vì sao lãnh đạo Vn-TQ phải thiết lập đường dây thế này ? Chúng có khác những trạm hỏa tốc mà quân nhà Minh, Thanh, Tống…đã lập những trạm cho những Thái Thú cai trị An Nam ngày xưa cấp báo về thiên triều mỗi khi sắp có biến loạn. ?


2- Cả đất nước TQ rộng mênh mông , dân số đến hơn tỷ người. Lẽ nào lãnh đạo Việt nam quản lý nước mình giỏi quá hay sao, mà TQ phải hợp tác để có biến động gì ở Tây Tạng, Hắc Long Giang…hỏi xin ý kiến chỉ đạo.?


Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4


Theo lời của quan chức Việt Nam trong bài http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/01/821620/

Có đoạn.

Hai nước khẳng định : “công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Trung - Việt kết thúc tốt đẹp, là biểu hiện sinh động của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, cũng là sự đóng góp tích cực đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực”.

Một lần nữa đám hỏa mù trong cả đoạn văn được tung tới tấp, người đọc chỉ thấy những điều tốt như tích cực, hòa bình, tốt đẹp….

Nhưng một điều hiển nhiên đã bị lấp đi. Đó là phân định về ranh giới là phải căn cứ vào giấy tờ. sự thực chủ quyền của ai, chính xác của lịch sử. Chứ phân định đất đai mà lại căn cứ vào những cái phương châm 16 chữ tinh thần 4 tốt vừa mới đẻ ra cách đây mấy năm. Ở đây không nói đến tính rạch ròi cần thiết của một hiệp định cần dựa và đó để ký kết mà chỉ nhắc tới những ‘’biểu hiện sinh động…Vn-TQ. Tại sao một hiệp định cần con số, điều khoản như một hợp đồng, một khế ước mà lại chỉ nói đến tình này, tình nọ. Nói thế này hóa ra Hiệp Định Biên Giới được ký theo cảm tính của thời cuộc.

Một hiệp định được ký theo những lời mô tả đầy cảm tính như vậy. Có thể hiệu được kết quả thật sự của nó đến đâu. Buồn cười nhất nó lại được bào chữa cao cả thêm cái đoạn ‘’ hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực’’. Phải chăng hiệp định đó còn có mục đích cao cả hơn, mang điều tốt đẹp cho cả ‘’khu vực’’. Khu vực nào ? Hòa bình cho cả khu vực Đông Nam Á chăng.? Phải chăng TQ-VN một trong hai nước đã nhân nhượng trên tình thần cao cả vì hòa bình chung cho cả khu vực mà hy sinh chủ quyền của đất nước. Thế mai này tranh chấp ngoài biển đảo, nơi giáp ranh với nhiều nước, và hải phận quốc tế. Liệu lại có vì hòa binh chung thế giới mà lại xuê xoa cho nhau, ai là kẻ xuê xoa chịu thiệt nhiều hơn vì nghĩa lớn vậy. Mong là TQ với đất đai rộng lớn, chứ VN thì đã hẹp lại càng hẹp hơn vi muôn vàn dự án cho nước ngoài thuê đất. Đến nông dân còn chả có ruộng canh tác phải đi lao động xuất khẩu, đi làm gái, làm công nhân khu công nghiệp với đồng lương mạt hạng…còn gì để mà vì hòa bình thế giới nữa khi thân còn chưa xong.

5 nhận xét:

  1. luôn luôn có nhiều tầng ý nghĩa đằng sau những con chữ - NHẤT LÀ Ở NHỮNG TUYÊN BỐ CHÍNH THỐNG : SOS , cần bình tĩnh và thông minh hơn,có nhiều cách thể hiện lòng yêu nước , thương dân, thí dụ như dùng sự phản biện như thế này...Thanks.

    Trả lờiXóa
  2. Những phân tích của bác rất có ý nghĩa. Mong sao những lời như thế này vang được đến hang cùng ngõ hẻm của đất nước VN để mọi tầng lớp nhân dân VN được nhưng lý luận sắc sảo này soi sáng, thấy được sự thật qua những lời lẽ mị dân của chính quyền, cho họ thấy được thựuc sự chính quyền này thực sự đại diện cho ai, rồi từ đó mà "ngộ" ra tất cả.

    Trả lờiXóa
  3. Thưa vâng, điều đình theo nghĩa của TrungQuốc là điều đình,
    bàn lại cái đang ở trong túi của anh thôi,còn cái đang ở trong túi tôi là chuyện "bất khả thư nghì" !

    Trả lờiXóa
  4. xin đính chính 4 chữ sau là :"Bất khả tư nghì" !

    Trả lờiXóa