Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2009

Cá sụn sống ở đâu?

Trò chơi đưa ra câu hỏi.

Cá xương sụn sống không sống ở vùng nước nào ?

A-Nước ngọt
B- Nước lợ
C- Nước mặn

Người chơi trả lời

- Tôi chọn B

Dẫn trò chơi.

- Sai đáp án của chúng tôi là nước ngọt.

Không biết đây là câu hỏi thứ mấy của người chơi trong trò đấu trường 100 của đài truyền hình. Một nhà khoa học già tình cờ xem đến đoạn đó.

Thế rồi ông đi ngay lên Tuyên Quang, nơi mà ông đang có một cơ sở nuôi cá tầm. Một loại cá xương sụn. Rất kỳ công, ông quay một clip từ môi trường sống, cách nuôi và cả một cuộc phẫu thuật cá tầm để chứng mình là cá sụn sống ở nước ngọt.

Với lương tâm và trách nhiệm của một nhà khoa học bị ám ảnh về đáp án của đài truyền hình. Ông mang máy tính , đĩa ghi hình đến đài truyền hình 43 Nguyễn Chí Thanh- Hà Nội. Tưởng sẽ được người ta đón tiếp nghiêm túc. Nào ngờ mới gặp cô tiếp tân trẻ tuổi nghe bác trình bày, mặt cô lạnh như tiền nói.

- Bác ghi rõ giờ nào, ngày nào và bác yêu cầu cái gì. Ghi hết vào một tờ đơn, cả họ tên nghề nghiệp và nguyện vọng.

Nhà khoa học già đang từ tốn giải thích, thì cô tiếp tân quay sang làm việc với một người khách mới vào. Khiến nhà khoa học nhắc.

- Chị có nghe tôi nói không đấy ạ

Cô tiếp tân vẫn hỏi người kia cái gì, cô ngoảnh lại nói rồi lại quay đi

- Bác nói đi cháu vẫn nghe.

Nhà khoa học chắc dành nhiều thời gian cho công việc nghiên cứu, hay quá trình những năm làm việc ở nước ngoài lâu quá. Khiến ông ngỡ ngàng trước thái độ của cô tiếp tân. Ông lặng lẽ rời khỏi phòng lễ tân với tâm trạng ngao ngán. Thấy tôi đứng chứng kiến từ nãy đến giờ, ông rủ tôi vào quán cà fe. Trong quán ông mở cho tôi xem và say sưa nói về cách nuôi cá tầm ở hồ nước ngọt trên Tuyên Quang. Loại cá này có giá trị rất lớn, trứng cá tầm là trứng cá đen dùng xuất khẩu. Nhà khoa học nói đầy tâm huyết, dường như tất cả tâm trí của ông đều trút cả vào giống cá quý này. Ông cay đắng nói nếu như truyền hình đưa tin sai như thế, sẽ hạn chế người muốn hay đang tìm hiểu để nuối giống cá này. Trong khi đất nước đang rất cần phát triển những nghề thế này để thu về ngoại tệ trong lúc khó khăn. Hay là người ta tưởng tôi đến để xin xỏ gì anh nhỉ?

Tôi cũng không biết trả lời ra sao.

Nhà khoa học gấp máy tính, ông mời tôi về nhà để vợ ông làm món cá tầm cho tôi ăn thử. Ông bảo cá này ở hàng đặc sản giá 1 triệu đồng 1 klg. Tôi chẳng bụng dạ nào mà nhận lời. Giá như tôi trả lời cho những băn khoăn của ông có lẽ tôi cũng nhận lời ăn thử món cá đắt tiền ấy xem sao.


Photobucket




Photobucket


Tôi không đưa ra lời bình về việc của ông. Để cho người xem entry này tự bình luận thì khách quan hơn. Nếu bình luận theo ý tôi sợ rằng sẽ mang theo cảm giác chán chường về cách làm việc hành chính của đất nước này.

Tôi có ghi âm và ghi hình. Nhưng chưa biết cách nào tải lên blog. Mời các bạn theo dõi một đoạn nói chuyện mà tôi chép y nguyên từ đoạn ghi âm.

Không không, cái đấy sai, có sai, thì không...

– Không không, cho tôi nói, bây giờ tôi mới nói với chị như thế này...

– Bây giờ cháu xin lỗi bác, cháu hỏi bác thế này...

– Vâng, chị hỏi đi ạ!

– Bác có thể viết cho cháu vài dòng được không ạ?

– Nói chuyện với chị, chị nói với... Đây tôi có băng hình của tôi. Để hôm nay làm việc cho chị, tôi đã cất công, tôi phải đi làm lại một cuốn băng để có chứng có lý đưa ra. Chúng tôi là người làm khoa học, thì tôi cho rằng đấy không có chuyện gì xấu cả. Các bạn đã có một cái trò chơi mà tất cả mọi người người ta rất là hồ hởi tham gia. Và các bạn tập hợp các nhà khoa học để đưa lên những câu hỏi, và các bạn lấy những câu trả lời sai, có những người người ta không hiểu hết, thì các bạn sửa sai là bình thường.

– Không. Cháu xin lỗi bác. Như thế này...

– Chứ còn tôi là người Việt Nam, tôi thấy chúng ta không thể mắc một sai lầm ngớ ngẩn như chuyện tôi đến tôi giúp các bạn (mà các bạn lại gây khó dễ)... Các bạn càng thành khẩn bao nhiêu thì các bạn càng thu hút được khách bấy nhiêu! Và cái đấy là thành công của các bạn và đấy là thành công của người dân Việt Nam. Tôi người Việt thì tôi chỉ muốn các bạn như thế thôi!

– Bây giờ cháu xin lỗi bác là thế này này. Bác nói với cháu í, thì thực sự cháu không là người tham gia làm chương trình. Thế cho nên cháu muốn hỏi bác là bác càng viết chi tiết về chương trình bao nhiêu thì cháu sẽ mời cái ban biên tập mà trực tiếp biên tập cái chương trình đấy...


11 nhận xét:

  1. Đừng ngạc nhiên. Tôi đã có vài kinh nghiệm xương máu với VTV rồi. Một lần đi máy bay, tôi ngồi cạnh em Phát thanh viên của chương tình thời sự (tên là Lan gì đó, ngày trước hay kẹp tóc vén lên hai bên, được khen là trông giống phụ nữ Hn xưa. Nhưng hóa ra lên hình trông nền nã vậy chứ bên ngoài thì vô cùng bất lịch sự. Nàng cả buổi không thèm nói với ai tiếng nào. thản nhiên lấy sách báo của tôi coi, khi tôi nhắc là mình đang xem thì nàng bĩu môi ném vào ghế tôi, quay mặt đi. Thật chán quá. lần thứ hai là với chương trình Hành trình VH. Họ mời tôi viết kịch bản 1 chương trình nhưng khi quay không thèm thông báo, thậm chí không có vé mời tôi đến coi. Họ lại mời người khác làm cố vấn nên trả lời sai bét cả. Khi tôi gọi điện cho người đẹp Bạch Dương để hỏi thì nàng nối đóa lên, truy xem vì sao tôi biết số ĐT của nàng, nếu biết tôi phàn nàn thế thì nàng đã không dùng kịch bản của tôi,vv. Sau vụ ấy tôi chừa luôn, không bao giờ dây với VTV nữa! Còn chuyện sai của VTV thì nhiều vô kể: VD trên Rung chuông vàng năm 2007 cho Mozart là người Đức, Đường lên đỉnh Olympia tuần vừa rồi đặt câu hỏi: Biển giống hay khác với Đại dương? rồi đánh trượt thí sinh vì em trả lời là giống! Hỏi thế thì ai mà đoán được, giống hay khác về cái gì chứ? Tóm lại, VTV mà không cải tổ thì thật nhục Quốc thể quá!

    Trả lờiXóa
  2. VTV trả lời :"Sai đáp án của chúng tôi là nước ngọt.". Nhà khoa học cũng chứng minh, cá sụn sống ở nước ngọt ( trích entry). Nên em vẫn không hiểu chuyện gì?

    Trả lờiXóa
  3. xin lỗi bác, em sớn sác quá, không đọc kỹ câu hỏi. Đọc lại 1 lần nữa thì đã hiểu chuyện rồi. Xin lỗi bác 1 lần nữa. Mong bác thứ lỗi.

    Trả lờiXóa
  4. có sự nhầm lẫn chút đỉnh của blogger NBG thật, nhưng chuyện này làm em nhớ đến một truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư tên "Chuồn chuồn đạp nước" cũng nói về một ông bố trả lời sai câu hỏi đố trên truyền hình.
    Nhưng cái thực sự đáng khâm phục ở đây là tinh thần vì sự thật của nhà khoa học. SỰ thật mà bác cất công tìm ra đối với những người làm truyền hình kia chẳng mấy giá trị vì chương trình đã lên sóng thì nhà đài ta cũng nghiễm nhiên coi như xong chuyện, nước không chảy ngược được mà

    Trả lờiXóa
  5. lương tâm và trách nhiệm sông ở đâu

    Trả lờiXóa
  6. NBG không nhầm mà là người đọc entry này nhầm, nếu như không đọc câu hỏi của Gameshow kỹ trước khi đọc entry :P

    Trả lờiXóa
  7. Nguyen Trang Nhunglúc 02:42 2 tháng 3, 2009

    "Rất kỳ công, ông quay một clip từ môi trường sống, cách nuôi và cả một cuộc phẫu thuật cá tầm để chứng mình là CÁ SỤN SỐNG Ở NƯỚC NGỌT."
    Chỗ này của anh có thiếu sót! Cá sụn sống ở nước ngọt & nước mặn. Có loài cá sụn sống ở nước ngọt, có loài cá sụn sống ở nước mặn. Cá tầm là loài cá sụn sống ở nước ngọt.

    Trả lờiXóa
  8. Độc quyền mà ra cả...!

    Trả lờiXóa
  9. Trong câu chuyện này, chúng ta không nên trách móc nhiều cô nhân viên tiếp đón. Đúng là cô chưa đáp ứng được văn hóa ứng xử nơi công cộng, nhưng nhiệm vụ của cô chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận ý kiến, và đã có quy đinh cụ thể cho việc đóng góp ý kiến là điền vào mẫu đơn nội dung đề nghị, phản ánh, sau đó tùy theo nôi dung mà mẫu ý kiến đó được gửi đến bộ phận liên quan. Nhà khoa học tuy rất nhiệt huyết với công việc, nhưng cách tiếp xúc với thủ tục hành chính thì lại chưa nhạy bén. Ông có thể nộp mẫu đơn tại đó, để lại địa chỉ liên hệ, số điện thoại, rồi liên lạc lại nếu quá thời hạn được yêu cầu trả lời mà chưa có hồi âm. Ông trình bày một bằng chứng khoa học (dù là để tăng sức thuyết phục cho lý do cần gặp bộ phận liên quan) tại phòng tiếp tân thì chẳng khác gì “đàn gảy tai trâu”!!

    Trả lờiXóa
  10. Nhà khoa học này có một sự nhầm lãn giữa phân lớp Cá sụn hóa xương (Chondrostei) với phân lớp Cá sụn (Elasmobranchii)
    Phân lớp Cá sụn hóa xương (Chondrostei) có khoảng 52 loài được chia thành hai bộ, là bộ Acipenseriformes (bao gồm các loài cá tầm và cá tầm thìa) và bộ Polypteriformes (các loài cá nhiều vây).
    Phân lớp Cá sụn (Chondrichthyes) có khoảng 1000 loài, với các bộ phổ biến mà mọi người đều biết là bộ cá nhám (gồm các loài cá mập) và bộ cá đuối
    2 phân lớp này thuộc về 2 lớp và 2 phân ngành khắc hẳn nhau. có lẽ do tên gọi gần giống nhau nên nhà khoa học chuyên làm việc với cá tầm này đã nhầm lẫn
    dù sao lòng nhiệt tình của ông cũng đáng được tôn trọng và phía ĐTH nên có thái độ đón tiếp tích cực hơn

    Trả lờiXóa
  11. ở trên viết nhầm chút: phân lớp Cá sụn là Elasmobranchii chứ không phải Chondrichthyes. Chondrichthyes là lớp chứa phân lớp này

    Trả lờiXóa