Thứ Tư, 12 tháng 12, 2007

dư âm 9-12

Theo một nguồn tin ngoài lề ( độ tin cậy tuỳ các bạn cảm nhận ) không thể tiết lộ. Thì cuộc biểu tình xảy ra giữa hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn đã làm các nhà lãnh đạo Việt Nam vào thế khó xử.Nhiều đảng viên lão thành, cựu chiến binh biết tin cuộc biểu tình này đã viết thư, góp ý, đề nghị chính phủ có biện pháp rõ ràng về Hoàng Sa.

Trong những ngày qua, liệu chúng ta có ai hỏi ngài đại tướng Phùng Quang Thanh bộ trưởng quốc phòng Việt Nam nghĩ gì? ông có trách nhiệm gì về việc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa này loạt vào tay Trung Quốc. Cuộc biểu tình trên đường Hoàng Diệu, cách bộ quốc phòng không xa có ảnh hưởng gì đến suy nghĩ của một người cả đời cầm súng bảo vệ tổ quốc trên mọi mặt trận, từng là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1971 như ông.

Hiện nay ông Phùng Quang Thanh đang đưa vấn đề hai quần đảo này lên bộ Chính Trị, phương án ông đưa ra là phương án của một người lính Việt Nam. Những người lính đã từng kinh qua trận mạc, có thừa lòng dũng cảm. Ông Thanh lấy hình ảnh đoàn người biểu tình ngày 9-12 để bộ chính trị thấy, ông không làm gì thì không biết ăn nói thế nào với nhân dân , cán bộ lão thành, cựu chiến binh.

Nhưng ngài Phạm Gia Khiêm bộ trưởng ngoại giao thì vẫn mong muốn có một điều tốt đẹp xảy ra như phép màu, thái độ ôn hoà , và tài năng khéo léo sẽ đưa chính phủ qua một đoạn khó xử. ông Phạm Gia Khiêm chắc hẳn còn nhớ người đi trước ông rất lâu, nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Cơ Thạch quan điểm nhất quán thế nào đối với Trung Quốc khi ông Thạch làm bộ trưởng. Ông Khiên hiện giờ phải có hành động cấp thiết để trả lời Bộ Chính Trị trước sự hối thúc của ông Phùng Quang Thanh.Việc ông Thanh sang thăm Hoa Kỳ trước đó rất lâu và việc mời tư lệnh Thái Bình Dương tới Việt Nam ngay sau ngày 9-12 cho thâý ông ít nhiều đã có động thái chờ tình huống này xảy ra từ trước.

Bộ Chính Trị quyết định thế nào , chúng ta sẽ chờ đợi..Bây giờ chuyển sang mục bình luận trong thời gian nghỉ giải lao giữa hai hiệp .

Tiếng vang của ngày 9-12 đã khiến chính phủ Trung Quốc phải lên tiếng qua lời phát ngôn của Tần Cương. Cho dù ông ta khăng khăng khẳng định hai quần đảo thuộc về Trung Quốc, nhưng để ý sẽ thấy ông ta có phần e ngại về thái độ nhân dân Việt Nam ở cuộc biểu tình hai thành phố lớn vừa qua. Đồng thời hình ảnh cuộc biểu tình cũng được cân nhắc trên bàn làm việc của Bộ Chính Trị trong việc khu xử hai quần đảo trên trong những ngày này.

Mấy trăm con người đó đã làm một việc mà nhiều thế lực định đi đêm với nhau phải dè chừng, lần này Trung Quốc lĩnh hai quần đảo không dễ như họ tưởng như hiệp định biên giới và hải phận họ từng làm với ông thứ trưởng Lê Công Phụng. Hẳn chúng ta còn nhớ lời phát biểu ngây ngô về cột mốc biên giới ở Thác Bản Giốc

- Khi đoàn hai bên tiến hành kiểm tra, thì cột mốc nằm giữa dòng suối, tôi cũng thấy lạ sao lại nằm dưói đó.Nhưng rêu xanh đầy chắc hẳn có từ lâu ( Không biết rêu cần mấy nghìn năm hay mấy trăm năm để mọc nhỉ).

Nếu chăng Trung Quốc theo một giao ước nào đã ký về hai quần đảo với Việt Nam trước kia, giờ muốn thanh lý hợp đồng. Phía đối tác có thể nhân cuộc biểu tình mà nói. Nhân dân chúng tôi đang căng lắm, chưa thể thực hiện việc trả nợ bây giờ, và trì hoãn đến khi nào có thể, mong cơ hội lật lại giao kèo. Mà có lật lại giao kèo với ai sợ bất tín. Chứ với Trung Quốc thì nào có gì, chẳng phải năm 79 đã chứng minh giao kèo môi hở, răng lạnh, keo sơn , gắn bó là cái gì đâu.

Tóm lại một cuộc biểu tình quy mô nữa càng khiến Trung Quốc phải kéo dài thêm thời gian chờ đợi gắp miếng ăn bỏ vào mồm. Khổ thân ngài bành trướng, tưởng xơi xong hồi năm 74. Ai ngờ gặp trời trở gió, Việt Nam thay đổi đột ngột thái độ. Đến năm 1988 đánh hơi thấy Liên Xô sắp tan rã ngài sốt ruột nóng lòng đưa quân ra chiếm mấy hòn đảo, lỡ tay hạ sát mất gần trăm lính Việt Nam. Cảm thấy to chuyện với thế giới. Ngài thay đổi biện pháp dùng sức ép kinh tế, chính trị làm chồng hờ cho quả phụ Việt Nam dựa dẫm. Đợi cơ hội tốt lấy của hồi môn

Nào đâu đám con quả phụ kia làm to chuyện quá, quả phụ muốn giao êm cũng ngại hàng xóm nó chửi là loại này nọ. Mà trong tâm quả phụ lúc bơ vơ thì gá lại cái mảnh tình đã dăm lần gương vỡ, nước đổ để dựa dẫm ngài, nay cũng ngại ngần đôi chút. Biết lòng chàng có mặn mà trung thuỷ với thiếp không?

Cuộc biểu tình đẩy cả hai chính phủ vào thế khó. Chẳng lẽ con cái nó phản đối căng thẳng thế mà mình nỡ dứt khoát sao, thôi thì cơm không ăn gạo còn đó. Còn mẹ nó trong vòng tay mình đây, lúc nào lấy chả được.Nhưng giá dầu thế giới đang tăng , trữ lượng dầu ở vùng đảo Hoàng Sa khiến kinh tế Trung Quốc có thêm nguồn bổ sung sức lực cần thiết. Chẳng lẽ lại chờ chăng? Nếu thế hãy cầu cho giá dầu trở lại 30 usd một thùng đã

Còn chính phủ Việt Nam có muốn êm xuôi cũng khó khăn. Đâu phải tất cả các ngài trong Bộ Chính Trị đồng thuận việc trao ngấm ngầm Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc cho xong chuyện.Sau hiệp định biên giới, hải phận Lê Khả Phiêu rời chức tổng bí thư, mất tăm tích ảnh hưởng. Chưa có ông Tổng nào về vườn mà ảnh hưởng bị mất nhanh như vậy. Lê Công Phụng đang hàm thứ trưởng xuống làm đại sứ. Tấm gương hai ông mới đây và thái độ của dân chúng ngày nay cũng khiến một số người e ngại. Có lẽ nhân dịp nhân dân đang căng thế này mong gã chồng hờ khoan cho thêm tí nữa chăng, thủ thỉ với chàng đứt dây thì động rừng, căng quá gẫy cung, sứt mẻ duyên nồng thắm. Còn quả phụ thật tình đang yếu thế, chứ còn sức hay còn đỡ đầu thì năm 79 không sợ thì bây giờ sợ gì mà không cứng cổ kiên quyết, cho đến đâu thì đến.

Càng phân tích càng thấy nát cho cả hai. Chung quy một cuộc biểu tình nữa là cần thiết. Một trong hai bên phải tỏ rõ quan điểm bằng hành động, mộng Tam Sa của Trung Quốc lại kéo dài,có khi chỉ là mộng Nam Kha mà thôi.

Nhưng nếu cuộc biểu tình ngày 16-12 bị dẹp hay không thành.?

Chúng ta, những con dân Việt quan tâm đến đất nước hãy đeo vành tang trắng một bên ghi Hoàng Sa, một bên kia ghi Trường Sa quấn quanh mũ bảo hiểm. Đừng trách chính phủ, vì chính chúng ta chọn một chính phủ như vậy cho mình. Khi đã chọn người lãnh đạo thì đành phải nghe theo người lãnh đạo đó. Trong thập kỷ 90 nhà nước xây dựng cột điện giữa sân đền Vương thuộc phố Giác, Hưng Yên. Tôi đi qua đó nghe một phụ nữ ru con

- À ơi ! Mẹ già vẫn hỏi con rằng

Đền Vương , phố Giác có còn hay không?

Xin lấy câu ru để làm đoạn kết cho en try này

20 nhận xét:

  1. woah, "chọn" rồi không thể "bỏ" sao? Nếu không thì phải chờ đến bao giờ chính phủ này hết nhiệm kỳ?

    Trả lờiXóa
  2. DCT đã dọc xong, hì...

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết tuyệt vời, cho cái nhìn rộng mở, cám ơn, cám ơn rất nhiều.

    Trả lờiXóa
  4. Xuân Lập-nhabaotudolúc 01:52 12 tháng 12, 2007

    Chao ôi! Gió gì mà nội lực thâm hậu thế này, đến gãy đổ hết cây cối mất thôi!

    Trả lờiXóa
  5. Hay quá. Sáng nay đọc entry trước thấy buồn, giờ em lại thấy vui rồi.

    Trả lờiXóa
  6. Nhục đến ngập ngụa, vui cái giề?

    Trả lờiXóa
  7. Bai hay qua! Cam on Nguoi Buon Gio!

    Trả lờiXóa
  8. Hay quá! Cho mình mang về Blog cua mình để nhiều người được đọc nhé! Xin cám ơn nhiều!

    Trả lờiXóa
  9. "Còn chính phủ Việt Nam có muốn êm xuôi cũng khó khăn. Đâu phải tất cả các ngài trong Bộ Chính Trị đồng thuận việc trao ngấm ngầm Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc cho xong chuyện.Sau hiệp định biên giới, hải phận Lê Khả Phiêu rời chức tổng bí thư, mất tăm tích ảnh hưởng. Chưa có ông Tổng nào về vườn mà ảnh hưởng bị mất nhanh như vậy. Lê Công Phụng đang hàm thứ trưởng xuống làm đại sứ."
    Mong anh/chị cắt nghĩa giùm hoặc viết rõ ràng đoạn trên (vì có thể hiểu theo 2 cách). Ông Phiêu và Phụng thân Tàu hay không?

    Trả lờiXóa
  10. Ông gì người Thanh Hoá do thân Tàu nên mới bị mất ghế!
    Thân quá lộ liễu, ngay trước ĐH CHi bộ đáp trực thăng riêng sang nhờ hàng xóm gây sức ép để mình vẫn giữ chức chủ tịch xóm, ai ngờ các cụ cựu chiến binh biết được, thế là các cụ viết thư ầm ầm phản đối. Tạch là đương nhiên. Chưa tính vụ bác cho thanh niên xóm nghe trộm điện thoại và lập tổ dân phố theo dõi các cụ cựu chiến binh, làm các cụ cáu phát điên.
    Xem lại báo chí thì đại hội xóm năm đó, đương kim chủ tịch phường hàng xóm bây giờ, hồi đó có sang thăm và làm bữa rượu thịt để chỉ đạo hội nghị, hơn nữa là nâng đỡ ông em cùng chí hưứong, ai ngờ không xong. Ông chủ tịch đó nên nhớ là họ Hồ nhá
    Mấy chuyện này ko phải dạng thâm cung bí sử mà là tài liệu lưu hành nội bộ, cán bộ trung cấp đều được phổ biến

    Trả lờiXóa
  11. chị TRangHa phản ứng mạnh quá! Mà chị dùng từ thật là đúng kiểu Văn!

    Trả lờiXóa
  12. Phát biểu của Tần Cương ám chỉ đến Công hàm do nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14-9-1958 "ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc"; công hàm này được đăng báo Nhân Dân ngày 22-9-1956... Có lẽ do cái "quai" này mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói tuy hùng hồn nhưng nghe cứ như một con vẹt đang trả bài... Thật ra, Công hàm 14-9-1958 được viết 10 ngày sau Tuyên bố của Chu Ân Lai và được đăng lên báo Nhân Dân 8 ngày sau đó; điều này cho thấy sự việc đã làm BCT TW Đảng lúc đó đau đầu và đã chịu sức ép ghê gớm từ phía TQ... Một Công hàm được phát đi dưới sức ép bá quyền thì liệu giá trị được mấy nả? Khi sử dụng đến sức ép bá quyền, Đảng CSTQ có phải là CS không? Vậy thì Đảng CS và nhân dân VIỆT NAM có bị ràng buộc bởi một công hàm được phát ra trong những điều kiện như vậy không? Tại sao Đảng CSVN không dám đoạn tuyệt với một đảng CS phi CS như Đảng TQ?...

    Trả lờiXóa
  13. Cám ơn những người biểu tình hôm 09-12 vừa qua, cám ơn chủ nhân blog này về những thông tin "nhạy cảm"; xin được chép entry này về blog SuDo.

    Trả lờiXóa
  14. Entry hay qua'.cam on anh.:X

    Trả lờiXóa
  15. Chi Lăng, Tam Quan giờ nằm sâu trong đất giặt
    Hoàng Sa, Trường Sa không chỗ đi về.
    Nơi cha ông ta xưa,
    Cũng như mới chỉ gần đây,
    Bắt giặt quì gối, cúi đầu, cụp đuôi cút thẳng
    Giờ không còn chỗ đứng trong trái tim mình

    Trả lờiXóa
  16. Xin lỗi! Pst nhanh nên ghi sai chính tả. Sửa giùm giặt thành giặc nhá! Cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  17. Xin lỗi! Pst nhanh nên ghi sai chính tả. Sửa giùm giặt thành giặc nhá! Cảm ơn!

    Trả lờiXóa