Thứ Hai, 17 tháng 12, 2007

Hoàng sa,Trường Sa & Thuyết Estoppel




Nguồn blogger Áng Mây Bay

Mời đọc bài viết do chính quyền CSVN ra sức phủ nhận Công Hàm bán nước của PVĐ qua bài viết lắt léo, công phu của Đặng Minh Thu tại đây.

Thứ nhất ,để bác bỏ "tích cách pháp lý" của Công Hàm 1958 , bây giờ Hà Nội lập luận rằng : Vì HS không thuộc chủ quyền của NƯỚC VNDCCH mà thuộc chủ quyền của NƯỚC VNCH thì như thế ,họ mặc nhiên công nhận rằng trên Pháp Lý và trên thực tế thì VNDCCH và VNCH là hai Quốc gia riêng biệt ....Điều này dẫn đến việc NƯỚC VNDCCH mang quân tấn công NƯỚC VNCH là một hành động Xâm Lăng .
Thứ hai : Ông Hồ bán (chuyển nhượng) món hàng không phải của mình như lời giải thích của Monique Chemillier-Gendreau thì có hai giả thiết : hoặc là ông Hồ tưởng món hàng đó (Hoàng Sa) là của VNDCCH ... Ha ha ha ha! Nếu ông tưởng và đinh ninh là của mình nên mới bán thì rõ là BÁN ...NƯỚC rồi ! Còn như ông Hồ Biết rõ Hoàng Sa là của "người ta" nhưng ông cứ bán (để lấy tiền mua vũ khí và "mua" tình đồng chí ,tình anh em môi & răng với Trung quốc) ...Hmmmm ...Không biết phải gọi ông là gì ?

Tuy nhiên ,Nói gì thì nói ,Nếu là một người yêu nước thật sự (chân ái quốc) thì dù Hoàng Sa là của VNCH hay của VNDCCH thì cũng là của Việt Nam ,đồng thời ông Hồ cũng đã có câu rằng "Nước Việt Nam là Một....Blah blah blah..." ,và ông còn khẳng định rằng "Công cuộc giải phóng miền Nam ,thống nhất tổ quốc nhất định sẽ thành công" (dù phải đốt cả dẫy Trường Sơn)...cơ mà ,có nghĩa là ông biết chắc chắn Hoàng Sa là (sẽ là) của nuớc Việt Nam (thống nhất) ,nhưng ông cứ....bán ; Bây giờ lấy ví dụ tôi,cho dù không là cái thớ gì ,nhưng nếu ngu xuẩn tuyên bố rằng : Lạng Sơn là của Trung Quốc ..thì Tôi sẽ được nghe "chửi" như thế nào ? Huống chi ,ông Hồ tự xưng là "cha già dân tộc" mà lại đi tuyên bố một phần lãnh thổ (mà ông biết chắc) của VN là của Trung Quốc thì là ý gì ???? Hay lấy ví dụ mấy hôm nay ,nếu Người Việt Tỵ Nạn Công Sản mà im lặng lấy lý do HS&TS là của VC ,không mắc mớ gì đến chúng tôi thì thử hỏi có đáng chửi hay không ?
Tóm lại ,nếu lấy lập luận của Đặng Minh Thư để (cố gắng) "vô hiệu hoá" Công Hàm 1958 thì CS Ba Đình (ít nhất) phải chấp nhận ba điều :
1/ VNCH vốn là một quốc gia có chủ quyền !
2/ Về pháp lý ,việc Hồ Chí Minh ra lệnh cho Phạm Văn Đồng Ký Công Hàm 1958 là hành động Gian Dối (fraudulently) để thủ lợi trong việc bán...khống đồ không thuộc quyền sở hữu của mình .
3/ Về mặt đạo đức thì (dù sao) HCM qua PVĐ vẫn mang tội ....BÁN NƯỚC ,và ông (muôn đời) phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc .

Lại thêm một ví dụ khác :
Trường hợp 1 :
-Ông Minh có hai đứa con ,chẳng may đứa lớn bị bệnh ,cần có tiền để chữa chạy (mà theo ông ,nếu không chữa chậy thì phải chết) ; Túng phải tính ,ông nghĩ thế nên bèn mang đứa con gái nhỏ bán cho thằng ma cô ,và sau đó, dù ông cứu được đứa con lớn nhưng đứa nhỏ đã bị thằng ma cô "lấy" đi mất rồi ....; Hành động bán đứa con này để cứu đứa con kia của ông Minh có chấp nhận được không ?
Trường hợp 2:
-Ông Thu và người em được cha mẹ để cho hai căn nhà ...chung vách ,một hôm vì cần tiền ,ông Thu bèn kêu người ta tới đề bán mảnh vườn của.... thằng em và không ngờ ,sau đó ít lâu ,thằng em của ông bỗng dưng (bị ông đá) chết ngắc ,thế là ông hưởng trọn gia tài và rồi khi người mua mảnh vườn tới để "cắm dùi" thì ông giẫy nảy lên mà rằng :"Khi tôi bán cho ông thì em tôi còn sống ...do vậy ,mảnh vườn lúc đó là của nó ,mà của nó thì tôi không có quyền bán và ông mua của tôi ,ông cũng là bất hợp pháp ,cho nên cái văn tự tôi ký lúc đó là không có giá trị gì cả ....Cũng như chuyện mua phải hàng giả mà thôi ,...bổn hiệu không chịu trách nhiệm ,xin thông cảm !!!!
Ha ha ha ha ha!

Từ Đặng Minh Thu

“Ngày 14 thágn 9 năm 1958, trong bối cảnh của thời kỳ chiến tranh lạnh, khi Mỹ bắt đầu can thiệp vào Việt Nam, tuyên chiến với Trung Quốc, và hạm đội Mỹ đi lại tuần tiễu trên eo biển Đài Loan, Trung Quốc bèn tuyên bố lãnh hải của mình là 12 dặm. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi bức công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai…” (lời tác giả Từ Đặng Minh Thu)

Tác giả Từ Đặng Minh Thu thiếu sòng phẳng (và cố tình lấp liếm) khi nói như trên. Thực chất của Tuyên bố của nước CHND Trung Quốc về Lãnh Hải ngày 4/9/1958 là để chiếm một vùng biển rộng mênh mông trên Biển Đông, trong đó có luôn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Việc Mỹ với Tàu kình nhau trong chiến tranh lạnh thời đó chẳng ăn nhậu gì tới hai cái quần đảo của VN cả. Trong điều 1 và điều 4 của bản Tuyên bố 4/9/1958 của TQ, Tàu nó nói rõ tên các đảo và quần đảo của nó, trong đó có quần đảo Tây Sa (tức là Hoàng Sa) và Nam Sa (tức là Trường Sa). Chỉ trong 10 ngày, cả Hồ Chí Minh và 14 tên Việt gian trong Bộ Chính Trị đảng Lao Động VN (tức là đảng CSVN còn giấu tên) thời đó nhanh nhẩu ra lệnh cho Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Chu Ân Lai “tán thành” bản Tuyên bố lãnh hải của Tàu. Ngoài ra, Tàu nó còn kèm theo bản Tuyên bố này cái bản đồ chó chết (gọi là bản đồ “Lưỡi Rồng TQ”, hay đáng lý ra là “Lưỡi Chó TQ” mà các nhà nghiên cứu quốc tế còn gọi là “bản đồ hình chữ U” (U-shape map). Kụ Hồ và bác Đồng thừa nhận cái bản Tuyên bố này là thừa nhận luôn cái vùng biển mênh mông đầy tài nguyên và có giá trị chiến lược vô cùng to tát đối với VN ta bên trong cái bản đồ định mệnh này là vùng biển của nước anh em đồng chí TQ. Bởi vậy, trong vài năm qua, ngư dân VN vô tội, khi chài lưới kiếm ăn trên vùng biển truyền thống của Tổ quốc, vô phúc lọt vào vùng này là, a lê hấp, bùm bùm bùm, lính Tàu nó nỗ súng bắn tan xác, còn thuyền bè thì tịch thu. Ai may mắn còn sống sót, thì phải nộp tiền chuộc nó mới thả cho về. Cũng có người xui hơn, như gần đây đã đóng tiền chuộc, nhưng Tàu nó vẫn không chịu thả. Thế nhưng vì nễ 16 chữ vàng của kụ Giang Trạch Dân, đảng “ta” nín thinh, nín thít, chỉ cho ông Lê Dũng lên nói vài câu chiếu lệ cho qua cơn khốn khó.
Rất may là chính phủ VNCH cương quyết trước sau như một, tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo này, nên nay đồng chí Minh Thu mới có cơ hội “ný nuận” với thế giới về chủ quyền của VN. Thế nhưng bọn cộng sản VN lại xảo trá vô cùng. Một mặt thì cho người nói với quốc tế“Ô, hai cái đảo này là của VNCH, tui đâu có quyền gì mà gìao cho người khác”, nhưng đối với đồng bào ta trong nước thì từ thời kụ Hồ, qua thời anh Ba Lê Duẩn, cho tới thời chú mán Nông , đảng “ta” nhất mực không thừa nhận là có một thực thể hiện diện trên quả đất là chính phủ nước VNCH từ năm 1954 tới năm 1975. Cả cái Quốc Gia VN của Cựu hoàng Bảo Đại (tiền thân của VNCH) bọn CSVN cũng phủ nhận tuốt luốt. Ngay cả cái Nghĩa trang của Quân đội VNCH, những người đã đổ máu để bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa, bọn chúng cũng muốn phá bỏ, đổi tên và làm nhục anh linh những người đã khuất.

Thuyết estoppel

Nếu đặt giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thì dựa trên luật quốc tế, những lời tuyên bố đó cũng không có hiệu lực. Tuy nhiên, có tác giả đã nêu thuyết “estoppel” để khẳng định những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam, và Việt Nam bây giờ không có quyền nói ngược lại.
Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel” . Điều 38 Quy chế Toà án Quốc tế không liệt kê những lời tuyên bố đơn phương trong danh sách những nguồn gốc của luật pháp quốc tế. Estoppel là một nguyên tắc theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hoạt động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hoạt động trước kia. Câu tục ngữ thường dùng để định nghĩa nó là “one cannot at the same time blow hot and cold.” Nhưng thuyết estoppel không có nghĩa là cứ tuyên bố một điều gì đó thì quốc gia tuyên bố phải bị ràng buộc bởi lời tuyên bố đó.Thuyết estoppel bắt nguồn từ hệ thống luật quốc nội của Anh, được thâu nhập vào luật quốc tế. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:
1. Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách minh bạch (clair et non equivoque).
2. Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động. Yếu tố này trong luật quốc nội Anh-Mỹ gọi là “reliance” .
3. Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.
4. Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”,…
Ngoài ra, nếu lời tuyên bố đơn phương có tính chất một lời hứa, nghĩa là quốc gia tuyên bố mình sẽ làm hoặc không làm một việc gì, thì quốc gia phải thực sự có ý định muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó, thực sự muốn thi hành lời hứa đó.
Thuyết estoppel với những điều kiện trên đã được án lệ quốc tế áp dụng rất nhiều. Trong bản
án “Thềm lục địa vùng Biển Bắc” giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Đan Mạch/Hà Lan, Toà án quốc tế đã phán quyết rằng estoppel không áp dụng cho Cộng hòa Liên bang Đức, mặc dù quốc gia này đã có những lời tuyên bố trong quá khứ nhằm công nhận nội dung của Công ước Genève 1958 về thềm lục địa, vì Đan Mạch và Hà Lan đã không bị thiệt hại khi dựa vào những lời tuyên bố đó.
Trong bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua” giữa Nicaragua và Mỹ, Toà đã phán quyết như sau: “… ‘Estoppel’ có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia, nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được phát biểu một cách rõ rệt và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động, và do đó phải chịu thiệt hại” .
Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2/ và 3/ đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó. Lúc đó hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa rất thân thiện, “vừa là đồng chí, vừa là anh em” . Những lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn do tình hữu nghị Hoa-Việt. Hơn nữa, lời văn của bản tuyên bố không hề nói rõ ràng minh bạch là công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa. Bức công hàm chỉ nói: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy (quyết định ấn định lãnh hải 12 dặm của Trung Quốc), và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc…”.
Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thể hiểu là một lời hứa đơn phương, một lời tuyên bố ý định sẽ làm một việc gì (declaration d’intention). Thật vậy, đây là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lãnh hải của Trung Quốc, và một lời hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của mình tôn trọng lãnh hải đó của Trung Quốc.
Một lời hứa thì lại càng khó ràng buộc quốc gia đã hứa. Toà án Quốc tế đã ra thêm một điều kiện nữa để ràng buộc một lời hứa: đó là ý chí thực sự của một quốc gia đã hứa. Nghĩa là quốc gia đó có thực sự muốn bị ràng buộc bởi lời hứa của mình hay không. Để xác định yếu tố “ý chí” (intention de se lier), Toà xét tất cả những dữ kiện xung quanh lời tuyên bố đó, xem nó đã được phát biểu trong bối cảnh, trong những điều kiện nào (circonstances). Hơn nữa, nếu thấy quốc gia đó có thể tự ràng buộc mình bằng cách ký thoả ước với quốc gia kia, thì lời tuyên bố đó là thừa, và Toà sẽ kết luận là quốc gia phát biểu không thực tình có ý muốn bị ràng buộc khi phát biểu lời tuyên bố đó. Vì vậy, lời tuyên bố đó không có tính chất ràng buộc.

Trong bản án “Những cuộc thí nghiệm nguyên tử” giữa Úc/Tân Tây Lan và Pháp, Pháp đã tuyên bố là sẽ ngừng thí nghiệm nguyên tử. Toà án đã phán quyết rằng Pháp bị ràng buộc bởi lời hứa vì Pháp thực sự có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó.
Trong trường hợp Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi tuyên bố sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc, không hề có ý định nói đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Ông đã phát biểu những lời tuyên bố trên trong tình trạng khẩn trương, chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe doạ Trung Quốc. Ông đã phải lập tức lên tiếng để ủng hộ Trung Quốc nhằm gây một lực lượng chống đối lại với mối đe doạ của Mỹ.
Lời tuyên bố năm 1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như vậy. Động lực của lời tuyên bố đó là tình trạng khẩn trương, nguy ngập ở Việt Nam. Đây là những lời tuyên bố có tính chính trị, chứ không phải pháp lý.

Nếu xét yếu tố liên tục và trường kỳ thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không hội đủ tiêu chuẩn này. Estoppel chỉ đặt ra nếu chấp nhận giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một; và cả Pháp trong thời kỳ thuộc địa, và Việt Nam Cộng hoà trước năm 1975 cũng là một đối với Việt Nam hiện thời. Nếu xem như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia riêng biệt với Việt Nam hiện thời, thì estoppel không áp dụng, vì như đã nói ở trên, lời tuyên bố sẽ được xem như lời tuyên bố của một quốc gia không có quyền kiểm soát trên lãnh thổ tranh chấp. Như vậy, nếu xem Việt Nam nói chung như một chủ thể duy nhất từ xưa đến nay, thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ là một sự phát biểu có ý nghĩa chính trị trong đoản kỳ thời chiến, so với lập trường và thái độ của Việt Nam nói chung từ thế kỷ XVII đến nay.

Tóm lại, những lời tuyên bố mà chúng ta đang phân tích thiếu nhiều yếu tố để có thể áp dụng thuyết estoppel. Yếu tố “reliance” (tức là quốc gia kia có dựa vào lời tuyên bố của quốc gia này mà bị thiệt hại), và yếu tố “ý chí” (tức là quốc gia phát biểu lời hứa có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó) rất quan trọng. Không có “reliance” để giới hạn sự áp dụng của estoppel thì các quốc gia sẽ bị cản trở trong việc hoạch định chính sách ngoại giao. Các quốc gia sẽ phải tự ép buộc cố thủ trong những chính sách ngoại giao lỗi thời. Khi điều kiện chung quanh thay đổi, chính sách ngoại giao của quốc gia kia thay đổi, thì chính sách ngoại giao của quốc gia này cũng phải thay đổi. Các quốc gia đổi bạn thành thù và đổi thù thành bạn là chuyện thường.
Còn những lời hứa đơn phương trong đó quốc gia không thật tình có ý muốn bị ràng buộc, thì nó chẳng khác gì những lời hứa vô tội vạ, những lời hứa suông của các chính khách, các ứng cử viên trong cuộc tranh cử. Trong môi trường quốc tế, nguyên tắc “chủ quyền quốc gia” (état souverain) rất quan trọng. Ngoại trừ tục lệ quốc tế và những điều luật của Jus Congens, không có luật nào ràng buộc quốc gia ngoài ý muốn của mình, khi mà quốc gia này không gây thiệt hại cho quốc gia nào khác. Vì vậy ý chí của quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định tính chất ràng buộc của một lời hứa đơn phương.

1 nhận xét:

  1. cần nhất là giải pháp làm sao lấy lại những gì đã mất

    Trả lờiXóa