Thứ Năm, 13 tháng 12, 2007

Vì sao tổng biên tập VNN bị cách chức hôm qua

Theo một số nguồn tin thì ông Nguyễn Anh Tuấn và đồng nghiệp đã nhận hình thức kỷ luật về đưa nhưng bài viết làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước Việt Nam- Trung Hoa.

Người Buôn GióThành thật xin lỗi phóng viên Việt Nam Nét, Từ Nữ Triệu Vương về chút suy nghị vội vàng trong entry Nhà văn trẻ 8x nghĩ gì. Không ngờ sự im ắng của các chị sau vụ biểu tình là sức ép của.......

đây là một bài báo của nhà tri thức, sử học Dương Trung Quốc đăng trên Vietnamnet linkhttp://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/12/758626/

Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ thiêng liêng của VN

06:45' 08/12/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) – Chủ quyền thiêng liêng đối với Trường Sa và Hoàng Sa đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước VN đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.

>> HĐND Đà Nẵng khẳng định Hoàng Sa là huyện trực thuộc TP
>> Cơ sở pháp lý xác lập chủ quyền VN tại Hoàng Sa

Một đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: TTO
Một đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: TTO
Cách đây hơn 3 thập kỷ, giữa lúc nhân dân Việt Nam đang tập trung nỗ lực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; lại cũng là lúc một số nước lớn đang mặc cả và thoả hiệp với nhau để cản trở sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, thì ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.

Hơn ba thập kỷ qua, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)…; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính chất Nhà nước của Việt Nam.

Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)…

Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:

“Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”

Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các “Đội Hoàng Sa” và “Bắc Hải” của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới “Đội Quế hương” cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là “Vạn lý Trường Sa” (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).

Hai bộ sách địa lý quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833) đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều chép lại những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các “Đội Hoàng Sa”.

Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.

Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc đã có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến hai quần đảo này. Nội dung cụ thể như là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra đảo để “xem xét và đo đạc thuỷ trình” (quyển 50,52…đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa “dựng miếu, lập bia, trồng cây”, “vẽ bản đồ về hình thế”, “cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền” (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).

Ngoài ra còn các bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ(1851) cũng ghi rõ những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Và đặc biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này. Ví như, phê vào phúc tấu của bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết :”Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ “Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu”; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v…

Mãi đến năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc mới đề cập đến chủ quyền của mình đối với khu vực lãnh thổ này. Điều đó cho thấy, trong suốt 3 thế kỷ trước đó (XVII-XIX), các tài liệu thư tịch của Nhà nước Việt Nam kế thừa nhau đã liên tục thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn quản lý‎ đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.

Điều đáng nói là, vào thời điểm này, giữa lúc hai nước Việt-Trung đã xác lập được những quan hệ hữu nghị, hợp tác trên những nguyên tắc của "16 chữ vàng” do chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra thì việc Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố cấp huyện Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đáng để chúng ta phải nhắc lại những bằng chứng và bài học lịch sử!

  • Dương Trung Quốc

23 nhận xét:

  1. Kính mời anh chị ghé thăm diễn đàn http://tuoitrehanhdong.com/forum để thể hiện tinh thần yêu nước của mình về vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa

    Trả lờiXóa
  2. nước nào mà chẳng có tham nhũng, chuyện im lặng là nghĩa vụ của mỗi nhà báo, bởi báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng và nhà nước. Nếu nhà báo nào cho rằng việc im lặng là chịu sức ép từ một cơ quan nào đó thì người đó ko đủ tư cách làm nhà báo. Nhà báo phải biết phân biệt đúng sai , cái gì nên hay ko nên để mang lại những điều có lợi cho đất nước.
    Tôi ko biết "Người buôn gió" là ai vì tôi nhận được đưòng link của blog này trên yahoo, nhưng tôi nghĩ bạn đang laà một điều sai lầm rồi đấy. Ko ai mượn bạn fải lên tiếng, bóc mẽ mọi thứ ra thế này. Nếu ko tôi nghĩ bạn nên đổi tên thành "Người buôn dưa lê, dưa chuột" thì đúng hơn. Còn dưa có fresh hay ko thì còn fải xét!!!

    Trả lờiXóa
  3. Không ngờ sự im ắng của các chị sau vụ biểu tình là sức ép của.......
    Của Đảng CS của nhà cầm quyền VN hiện nay phải ko anh ? như Trương Đình Anh từng bị bay chức giám đốc FPT vì tội đưa tin ý kiến phản đối tham nhũng mua xe vượt tiêu chuẩn trong hội nghị Asem 2005

    Trả lờiXóa
  4. mua băng keo về bán cho mau giàu

    Trả lờiXóa
  5. Người buôn gió để ý làm gì tới Dragon. Bán nó cho Tàu là xong.

    Trả lờiXóa
  6. Chào bạn Dragon! nhìn tên tôi tưởng bạn là Rồng, nhưng đọc xong những gì bạn viết thì hóa ra bạn là PIG. Thật may là cả ngày nay tôi mới đọc phải một cải comment stupid đến như vậy.

    Trả lờiXóa
  7. Làm người ai chẳng có lúc sai lầm, vấn đề là đã nhận ra được những sai lầm đó và sửa đổi, vì vậy các bác chỉ trích thêm chi nữa. Thế còn các bác, các bác có làm được gì khi Tổ Quốc đang trong lúc nóng bỏng như thế này.

    Trả lờiXóa
  8. Bạn DRAGON có lẽ là VC ,neu khong bạn cũng là một thằng BA TÀU...!!

    Trả lờiXóa
  9. Tui đăng kí làm NPP Băngkeo. Phen này giàu to..he..he..Người buôn Gió còn nhớ vụ bạo động Tây Nguyên lần 2 . Lần ấy W tui không chớp thời cơ kịp tiếc ghê.

    Trả lờiXóa
  10. Bạn Dragon nói vậy, thì không chỉ báo chí mà cả blog cũng phải thực hiện nghĩa vụ im lặng vì lợi ích Đảng và nhà nước.
    Báo chí có thể im lặng để thực hiện nghĩa vụ con khỉ gì đấy của họ. Còn blog phải chịu trách nhiệm với lương tâm mình, cái gì cần nói phải nói. Chúc bạn chấp hành tốt nghĩa vụ với Đảng và nhà nước nhé

    Trả lờiXóa
  11. Vụ này nghiêm trọng đây. Nếu tổng biên tập VNN bị cách chức thì ai dám lên tiếng nữa chứ.

    Trả lờiXóa
  12. Cần phải vạch mặt những tên Việt Gian đang ẩn nấu trong chính quyền để nhân dân có quyền được nói được bày tỏ quan điểm, để các nhà báo các trí thức không còn chịu sức ép bịt mồm bịt miệng nửa.

    Trả lờiXóa
  13. @Dragon:"nước nào mà chẳng có tham nhũng"
    -bạn nói đúng nhưng chỉ 1/100,000.00 đúng.Tỉ lệ tham nhũng để trở thành "Quốc nạn"chỉ có ở những nước CS, khi mà từ cán bộ đến anh giữ chợ luôn tìm cách "đục nước,hại dân"
    -Người "cầm bút " mà không dám viết sự thật ,chỉ viết theo "đơn đặt hàng" thì nhân dân đã ưu ái đặt cho họ cái tên là "Bồi bút"
    @ductrib:Dragon không phải là là con lợn(PiG)như bạn đã chuyển nghĩa.Dragon = con giun. Giun là loài biết co,giãn theo ý đảng(tự điển Anh-Việt diễn giải)

    Trả lờiXóa
  14. Len ca Economist:
    http://www.economist.com/world/asia/displaystory.cfm?story_id=10286863

    Trả lờiXóa
  15. Co be Dragon thuc chat chi la mot trong nhung nan nhan cua chinh sach tuyen truyen "nhoi so", mot chieu. Doc nhung dieu co nay viet ma cuoi ra nuoc mat...

    Trả lờiXóa
  16. Chao ban Nguoi Buon Gio, chu nhat nay toi se di.
    Sông núi nước Nam vua Nam ở
    Dành dành định phận tại sách trời
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
    (Lý thường Kiệt)
    Bài này tiếng tàu khựa nhưng chúng ta sẽ ko dùng cái thứ tiếng "khựa" đó nữa đúng không

    Trả lờiXóa
  17. Đây là bài báo dẫn đến việc TBT bị cách chức. Thật tình tôi ko hiểu vì sao?
    Sức mạnh đồng thuận Việt Nam: Nhìn từ Hoàng Sa -Trường Sa (VNN 10-12-07) -- Sau khoảng 6 tiếng đồng hồ trên mạng, bài này bị rút xuống. Nghe nói VietNamNet bị kiểm điểm và khiễn trách nặng nề.
    http://www.viet-studies.info/kinhte/VNN_TruongSaHoangSa.htm

    Trả lờiXóa
  18. :) Sử thì như thế, chẳng thấy đề cập gì đến giâi đoạn 1958, khi ông Phạm Văn Đồng ký văn bản ngày 14/9/1958

    Trả lờiXóa
  19. khi đọc được tin này trên một blog khác, xin lỗi là tôi đã cười mỉm, vì sớm nhận ra bản chất của vấn đề. Hiện nay, báo chí đều bị cái-mà-ai-cũng-biết thao túng. Nếu một nhà báo chân chính nào đó muốn nói lên tiếng nói dân chủ đều bị đàn áp và trừng phạt bằng cách này hay cách khác. thật buồn. Mong cho anh tổng biên tập tìm được một mặt trận khác, để đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa cho nước nhà, cho dân tộc.

    Trả lờiXóa
  20. quốc nhục !

    Trả lờiXóa
  21. tôi đã lường trước sẽ có chuyện này xãy ra , nhưng không ngờ nhanh và trắng trợn đến vậy.
    làm sao 1 dân tộc có thể hùng cường khi đang bị ép trong cái chế độ chuyên chế độc tài như thế này .
    Thanh niên Việt nam ơi !

    Trả lờiXóa
  22. tôi đã lường trước sẽ có chuyện này xãy ra , nhưng không ngờ nhanh và trắng trợn đến vậy.
    làm sao 1 dân tộc có thể hùng cường khi đang bị ép trong cái chế độ chuyên chế độc tài như thế này .
    Thanh niên Việt nam ơi !

    Trả lờiXóa
  23. hm, sợ, cách chức, đến bao h báo chí vn mới có những người dám viết nên sự thật đây

    Trả lờiXóa