Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2009

Chữ Nhẫn

Chữ Nhẫn lên ngôi, khi thư pháp bắt đầu trở thành một món chơi quý phái cách đây vài năm. Người ta đua nhau đi mua, xin chữ Nhẫn về treo. Từ nhà trọc phú đến cô, cậu sinh viên, từ ông Đại Tướng lừng danh đến thằng lưu manh từ giã giang hồ. Rồi thiên hạ làm thơ đề bàn vè chữ Nhẫn, suy luận mói ngóc ngả về triết lý uyên thâm của chữ Nhẫn. Trên cao có ai đó đang xoa tay hài lòng, có kẻ chăn cừu nào không mỉm cười khi lũ cừu tự động bảo nhau trở nên hiền lành.

Song song với phát triển kinh tế, văn hoá. Đạo Phật ngày càng thịnh hơn, truyền hình, báo chí nhắc tới Phật Giáo nhiều hơn. Người ta đi lễ chùa ngày một đông, lại mua chữ Nhẫn được kể lể chi tiết từng mục, nhẫn để thế này, nhẫn để thế kia.

Bởi thế người ta thấy hàng xóm đánh đập trẻ em như vụ em Bình ở Thanh Xuân, những người chung quanh im lặng, họ đang Nhẫn chăng?


Khoảng nửa thập kỷ trước, Đảng đã coi chữ Nhẫn là kẻ thù trong công cuộc cải tạo ruộng đất, đánh bọn địa chủ tư sản. Hồi ấy Đảng dạy mọi người phải biết căm thù, phẫn nộ, phải biế t khai thác từ trong sâu thẳm những tế bào thần kinh khơi lên sự phẫn nộ để dành cho bọn địa chủ, bọn kẻ thù không đội trời chung với bà con nhân dân. Bởi vậy con đã đấu tố cha, con đứng giữa sân đình chỉ mặt cha chửi mày là thằng bóc lột, mày bắt tao phải học hành để sau này phục vụ mày, cho mày bóc lột tri thức của tao. Em giết anh, con hại cha, luân thường, đạo lý không có chỗ bởi hai từ giai cấp. Cả bầu không khí hừng hực căm thù, chỉ vì cái hành động nhỏ như nhờ xay hộ thúng lúa rồi trả công cũng thành lý do đưa người ta lên giá treo cổ. Chữ Nhẫn ở đâu lúc hàng hà người dân Việt Nam đang bị vô số người dân Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng đưa nhau đến chỗ tử.


Chỉ vì không Nhẫn trong những ngày cuối năm vừa qua. Bây giờ bạn bè bỗng trở nên xa cách. Người ta nói với tôi là bọn kia là bọn cơ hội chinh trị, bọn này là bọn hiếu danh. Những con người tôi từng gặp gỡ, từng nói chuyện thân thiết như XB, TH là háo danh ? Các anh chị HH. HLH.. là bọn cơ hội chính trị....

Thế con người không háo danh, không cơ hội phải chăng là những con người khi Đảng phát động như hồi cải cách, với lòng căm thù giai cấp ngút ngàn sẵn sàng đưa người thân thích lên giá treo cổ, phải chăng là những con người thấy quân thù xua quân xâm chiếm đất Việt bàng quan, thờ ơ , lãnh đạm. Khoanh tay trông chờ vào sự giải quyết của Đảng, Chính Phủ với Hoàng sa- Trường Sa. Việc nên làm đã chấp hành tốt hiến pháp và pháp luật. Nếu vậy chờ ngày nào đó, hiến pháp quy định rằng

- Công dân không có quyền bày tỏ lòng yêu nước , khi chưa được sự chỉ đaọ của Đảng.

Qua sự việc nhân dân biểu tình chống Trung Quốc và hành động của công an Việt Nam. Có thể nghĩ rằng, Đảng ở vai trò lãnh đạo ngày nay không phải do sự tin tưởng của tất cả quần chúng nhân dân. Mà bởi vì Đảng có công cụ bạo lực là lực lượng cảnh sát ( mà lực lượng này ngoài cảnh sát nghĩa vụ ra thì có cảnh sát nào không phải là Đảng Viên).

Thế nên chữ Nhẫn không phải xuất phát từ tâm, từ thấu hiểu đạo lý nhà Phật, mà chữ Nhẫn này đi kèm với sự sợ hãi bị bắt bớ, bị khoác cho tội này nọ, bị cô lập. Chữ Nhẫn này là chữ Nhẫn Nhục

Chưa có lúc nào mà Việt Nam có sự đồng thuận một lòng như hiện nay, người người, nhà nhà đều biết Nhẫn. Nhân dân Nhẫn với chínhphủ, chính phủ Nhẫn với ngoại bang.


Có lẽ nhà Trần ngày xưa đã quá manh động khi không Nhẫn nhục với quân Nguyên, đến nỗi kinh thành phải bị đốt cháy, vua quan chạy tứ tán. Làm mất ổn định chính trị, an ninh xã hội, khiến cho kinh tế bị đình trệ, các thế lực thù địch như Chăm Pa lợi dụng suy yếu để xâm lấn....


Tiếc rằng vận nước Nam ta kém quá, nếu có Đảng lãnh đạo từ hồi Hai Bà Trưng thì có phải chúng ta đã không có biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa, chiến tranh chống phương Bắc xâm lược. Chúng ta chỉ việc Nhẫn, và yên ổn làm ăn. Có khi bây giờ giàu hơn Hoa Kỳ, Nhật Bản.


Nếu yêu nước, thì xin các bạn đừng bao giờ kể cho con cháu mình nghe về những thời kỳ lịch sử chống ngoại xâm hào hùng như Phùng Hưng, Mai Thúc Loan, Lý Thường Kiệt, Quang Trung nữa...như thế là khơi dậy tính manh động. Khi có quân xâm lược cần phải tỉnh táo,. bàn bạc trên phương diện ngoại giao, vừa bàn vừa lùi để chúng chiếm đất, vừa lùi vừa bàn bạc, đàm phán trên tinh thần hữu nghị, hai nước , hai Đảng anh em. Phải kiên nhẫn bàn đến bao giờ quân xâm lược thấu hiểu mà dừng lại mới là yêu nước.



17 nhận xét:

  1. Nhẫn? Khi nào thì nhẫn, khi nào không thì lại còn tuỳ. Nhẫn để dành sức mình theo đuổi một mục đích lớn lao nào đó thì nên nhẫn, còn anh chẳng có mục tiêu nào để theo đuổi mà anh cũng nhẫn, thì hoá ra anh lại hèn, anh không dám hành xử theo cách anh muốn chẳng qua là anh không có khả năng làm được điều anh muốn, mà như thế là anh hèn, có vậy thôi. Hàn Tín chui háng thằng bán thịt, Bill Gates đi bộ thay cho đi xe buýt để tiết kiệm tiền, đấy là nhẫn. Còn như anh giáo Thứ trong "Sống mòn" thì lại là hèn chứ không phải là nhẫn.

    Trả lờiXóa
  2. ờ đúng rồi đấy. Bác Hồ vẫn dạy:
    Yêu Tổ Quốc – Yêu Đồng Bào
    Học Tập Tốt – Lao Động Tốt
    Đoàn Kết Tốt – Kỷ Luật Tốt
    Giữ Gìn Vệ Sinh Thật Tốt
    Khiêm tốn – Thật thà – Dũng Cảm
    Nay ta phải sửa thành:
    Yêu Tổ Quốc – Yêu Đồng Bào KHI ĐƯỢC PHÉP
    Học Tập Tốt – Lao Động Tốt TRONG KHUÔN KHỔ
    Đoàn Kết Tốt – Kỷ Luật Tốt THEO ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG
    Giữ Gìn Vệ Sinh Thật Tốt NẾU CẦN THIẾT
    Khiêm tốn – Thật thà – Dũng Cảm KHI ĐẢNG YÊU CẦU

    Trả lờiXóa
  3. @Râu: Việt Vương Câu Tiễn nằm gai nếm mật, ăn cứt Vua Phù Sai là chữ Nhẫn để 1 ngày phục Quốc. Còn anh giáo Thứ trong "Sống mòn" thì lại là Hèn chứ không phải là Nhẫn.

    Trả lờiXóa
  4. Cái giỏi của họ là đánh tráo các khái niệm. Vậy mà còn tin được thì không phải là ngu ngơ quá sao?

    Trả lờiXóa
  5. NHẪN + TÂM ? NHẪN TÂM.Vế nào mạnh hơn ? Mạnh hơn hay không lại phải có LỰC. TRUNG QUỐC "nhẫn tâm" ,ta chỉ có "tâm" mà chưa đủ "nhẫn" hay sao ?Kiên NHẪN hay NHẪN nhục ? Gío phương bắc đang trùm cái lạnh lẽo của nó xuống phương nam ,liệu trái tim ta có đủ nhiệt huyết để sưởi ấm ? ĐỦ chứ nhỉ nếu đầu ta LẠNH hơn gió.

    Trả lờiXóa
  6. Ôi, cám ơn bài viết hay. Thật sự là còn có chỗ để đọc, để tin, để thức tỉnh. Cám ơn Người Buôn Gió.

    Trả lờiXóa
  7. Văn Hóa - Nghệ Thuật
    20-01-2008
    Thi ca trào phúng Xã hội Chủ nghĩa
    Nguyễn Quý Đại
    Trong văn chương truyền khẩu ca dao chiếm một địa vị quan trọng, đi sâu vào văn học Việt Nam muốn tìm hiểu văn chương phải tìm hiểu về ca dao là một kho tàng văn học phong phú vô tận. Ca dao thường ca tụng tình yêu nam nữ, tình cảm, phong tục con người. Bộ Thi Ca Bình Dân Việt Nam là “lâu đài” văn hoá dân tộc của Nguyễn tấn Long và Phan Canh biên soạn. Rất ít tìm thấy những câu ca dao ta thán, châm biếm chính quyền, nhưng sau ngày 30/04/1975 văn học dân gian phản ảnh về kinh tế, chính trị qua lời ca phổ biến âm thầm để nói về chế độ CSVN, được lưu truyền qua người nầy đến người khác. Những câu ca dao xuất hiện vào thời điểm đổi đời, đánh dấu một giai đoạn thi ca truyền khẩu, đã và đang tồn tại với đời sống văn học, dù những đoạn ca dao nầy không được in thành sách ở Việt Nam, đúng là:
    Trăm năm bia đá thì mòn
    Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
    Thành phố Sài gòn hơn 300 năm đã bị đổi mất tên, nhưng không thể xoá mờ trong tâm hồn của dân tộc, cái tên Sài Gòn vẫn còn muôn thưở. Dù đổi tên nhưng người ta nói xuống Sài Gòn chơi chứ không ai nói xuống thành phố Hồ Chí Minh chơi (thành phố Hồ Chí Minh ), những còn đường xưa quen thuộc nhiều thế hệ chúng ta từng đi qua, cũng bị thay đổi tên như đường Công lý và Tự Do:
    Nam Kỳ khởi Nghiã, tiêu Công lý
    Đồng Khởi vùng lên, mất Tự Do
    Chiến tranh chấm dứt niềm vui chưa trọn vẹn, dân miền Nam bị chới với trước việc đổi đời, đời sống dân miền Nam sung túc trước kia sau 75 trở nên nghèo đói, phải đăng ký, xếp hàng trước hợp tác xã để mua thực phẩm, gạo thiếu phải ăn hột bo bo là thứ thức ăn cho ngựa. Nhiều gia đình phải bán dần đồ dùng trong nhà để sống qua ngày, người đi làm lương không đủ sống
    Lương chồng, lương vợ, lương con
    Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
    Lương tâm đem chặt ra hầm
    Với rau muống luộc khen thầm là ngon
    Lương giáo viên mỗi tháng khoảng 70 đến 80 dollar, ngày dạy tối về nhà phải chấm bài vất vả, hội họp phê bình kiểm điểm liên tu, nhưng đồng lương quá thấp, thời kinh tế thị trường “gạo châu củi quế” nên họ phải làm thêm như dạy kèm, chở rau ra chợ vào buổi sáng sớm trước khi đến trường, có người phải chạy xe ôm...
    Thầy giáo lãnh lương ba đồng
    Làm sao sống nỗi mà không đi thồ
    Nhiều thầy phải đạp xích lô
    Làm sao xây dựng cơ đồ học sinh
    Hàng ngày mặt trời chưa ló dạng, đã nghe tiếng phát thanh oan oan kêu gọi nào: thi đua sản xuất, lao động là vinh quang, gọi đi họp tổ dân phố, biểu tình hoan hô, chào mừng theo lệnh của chính quyền, dù bụng đói cũng phải thi hành gọi là “hồ hởi”
    Dân đói mà đảng thì no
    Sức đâu ủng hộ hoan hô suốt ngày
    Đảng béo mà dân thì gầy
    Độn bắp độn sắn biết ngày nào thôi
    Những lời hưá hẹn của cộng sản, đảng lo hết không đụng đến cây kim sợi chỉ, “giải phóng” đem lại no cơm ấm áo cho toàn dân, đã làm nhiều người tin theo ủng hộ, ... Nhưng thực tế phũ phàng, sau khi chiếm miền Nam những lời hưá đó bay theo mây khói. Nhiều gia đình có công với “cách mạng” cũng bị đánh tư sản mại bản, đuổi đi kinh tế mới
    Nhân dân thì chẳng cần lo
    Nhà nước lo sẵn bo bo mỗi ngày
    Hãy chăm tay cầy, tay cày
    Nhịn ăn nhịn mặc chớ ngày vinh quang
    hay
    Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
    Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm
    Có những người còn ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã, nghe lời nhà nước ra sức lao động, như ở miền Trung mưa nắng khắc nghiệt, mồ hôi đổ xuống mảnh vườn khô cằn trồng miá làm đường; các tỉnh cao nguyên trồng tiêu, điều, café hy vọng bán nông phẩm cải thiện đời sống, nhưng chính quyền không biết quản lý về kinh tế, thương mãi để cho nông dân gặp trường hợp bế tắc không bán được, gây nên cảnh nợ nần khánh tận
    Trồng miá, trồng ớt, trồng hành
    Vì nghe lời đảng mà thành bể niêu
    Trồng tiêu, rồi lại trồng điều
    Vì nghe lời đảng mà niêu tan tành
    Thi đua làm việc bằng hai
    Để cho cán bộ muà đài mua xe
    Thi đua làm việc bằng ba
    Để cho cán bộ xây nhà lát sân
    Nước Việt Nam chúng ta ngày xưa, phần lớn sống về nông nghiệp, có giai cấp địa chủ bóc lột. Dân nghèo thiếu ruộng thiếu vư

    Trả lờiXóa
  8. ptt_art (ptt_studio)lúc 21:23 26 tháng 6, 2009

    Tôi mhớ không nhầm thì cái trào lưu "cớm nắng" này bắt đầu xuất hiện và thịnh hành từ khoảng hơn 10 năm trước, bắt đầu từ những người iếm thế, thua thiệt trong cuộc đời vì nhiều lý do nhưng họ cũng là những người có it nhiều tri thức, rồi nó được a dua, đua đòi và lan ra nhanh chóng như bác nói, như có kẻ nào đó ngầm định hướng!
    Tôi cho rằng một giống nòi mà hướng tới sự nhu mì, "thích ăn thực vật", khăn áo lòe xòe, uống nước đục thì chẳng ra cái đếch gì! Nhẫn cái con khỉ gì mà nhẫn. Lại nhớ tới cái truyện của một nhà văn tên tuổi có đoạn ngồi nhằn hai cái chân con chim bồ câu hoặc nửa hạt lạc rồi suy ngẫm ra bao sự thanh cao, tinh vi, sâu sắc, rồi vẫn mang tiếng là "ngông" ... mặc dù vẫn đọc nhưng mà cảm thấy thường quá ngay từ bé, từ lần đọc đầu tiên! Những truyện thích nhất khi còn bé của tôi là: Mateophancon, Carmen,Colomba của P.Merime hay những truyện về người Cô-dắc Cozak)trong các tác phẩm văn học Nga, có một truyện của Mông Cổ tên là: "Sông Tha Mi Trong Xanh" nữa ... Những con người, những dân tộc thật là đáng nể, đáng kính phục! Mẹ kiếp! Nhẫn cái đéo gì mà nhẫn? Hèn!(bác cho chửi bậy một câu nhé? :D)
    Phía trên tôi chỉ nói tới một khía cạnh, người Việt cũng có ý chí và truyền thống anh hùng và nhiều tấm gương anh hùng; không chỉ trong lịch sử. Tôi tôn vinh những anh hùng đương đại!

    Trả lờiXóa
  9. ptt_art (ptt_studio)lúc 21:23 26 tháng 6, 2009

    Muốn oánh Tàu thì nên học hỏi chính người Tàu một cách nghiêm túc, chớ a dua đua đòi nghe người Tàu xui "ăn cứt gà Sáp", ý thức rõ rằng người Tàu là một dân tộc khôn ngoan và vĩ đại; Nhưng là kẻ thù truyền kiếp từ ngàn đời nay. Chúng ta không thể vĩ đại bằng Tàu về mọi phương diện nhưng tương lai thì có thể sẽ hùng mạnh hơn, điều đó phụ thuộc vào chính chúng ta! Khôn ngoan và anh hùng luôn là điều có thể... Tôi chỉ biết phấn đấu và hi vọng!

    Trả lờiXóa
  10. Nhảm hết!
    Tàu 1 tỷ dân, có tàu vũ trụ, có vũ khí, có tiền
    Ta 80tr dân, có tàu vũ trụ (để hoá vàng cho các cụ), có tiền lẻ
    Tàu giống như thằng anh cả trong gia đình
    Ta giống như thằng em út. Thằng anh cả quát 1 cái, thằng em út dám nhè nữa ko.
    Tàu ko thể thắng đc ta nếu ta dùng chiến tranh nhân dân, nhưng ta đã chậm mất 30 năm (có thể hơn) với Thế giới vì chiến tranh rồi. Ta còn muốn mất thêm bao nhiêu năm nữa?
    Nguyễn Tuân phát biểu: "Anh hùng à? Khi gươm kề cổ, ta chịu cúi đầu xuống một chút, khi gươm đi qua ta lại ngẩng đầu lên, lại anh hùng!" Vậy đấy!
    Nói chữ NHẪN mà có hiểu đc chữ NHẪN nghĩa là gì đâu? Nghĩa của chứ NHẪN còn phải tuỳ vào chữ NHẪN của "người khác" nữa! :)) :)) :))

    Trả lờiXóa
  11. Hay! Vừa đọc "thơ" ca dao mà cứ cười, khoái quá ông "mại" ơi.
    Bis... Ter... tiếp tục nữa đi.
    Có cụ nào triết tự chữ "Nhẫn" ra chưa? Thằng tàu thâm khốn nạn lắm lắm đấy. Thấy lang, thấy sói, thấy cọp thì phải coi chừng, đi chơi với chúng xem chừng có ngày mất cả hai hòn, bọn chúng nhậu đồ độc không hè.

    Trả lờiXóa
  12. haha, các cụ Lý Bôn, Phùng Hưng, Ngô quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi chắc phải cần cố vấn để nói "Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng pháp lý..." để yên ổn làm ăn. Làm thế từ trước dám ta giàu hơn Mỹ, Nhật thật. :))

    Trả lờiXóa
  13. Nói thì nhiều mà làm được bao nhiêu.Ai có yêu nước,bất mãn chính quyền thì ra HS,TS mà đánh Trung Quốc ý hay ít ra cũng gọi điện cho bác Mĩ dzĩ đại vào giúp đỡ vì bác ấy và LHQ vẫn đang cố gắng "đấu tranh" vì hòa bình dân chủ cho thế giới mà.

    Trả lờiXóa