Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2009

Ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam

Chiều nay tại Nhà Thờ Lớn , Hà Nội . Đã diễn ra nghi lễ đón tiếp Thứ Trưởng Ngoại Giao Va Ti Can Đức ông Pietro Parolin.

Photobucket


Đoàn nhạc công bên ngoài cánh cổng nhà thờ.

Photobucket


Bên trong ngoài lối đi chính giữa để trống ra. Không còn chỗ nào khác để chứa thêm người.

Photobucket

Các nghi thức đón tiếp trịnh trọng và nghiêm trang.



Photobucket

Thứ trưởng Ngoại Giao Vatican ngài Pietro Parolin, bên tay phải là Đức Ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, vụ trưởng Bộ Truyền Giáo. Ông Phương dịch trực tiếp những lời của ngài Thứ Trưởng rất lưu loát, không hề kém bất cứ phiên dịch viên nào của Bộ Ngoại Giao.


Photobucket

Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, bên cạnh ông là linh mục Phe Rô Nguyễn Văn Khải thuộc giòng Chúa Cứu Thế, Giáo xứ Thái Hà.


Photobucket

Rất nhiều người vì không đủ chỗ phải đứng bên ngoài.




Photobucket


Chuyến sang Việt Nam của phái đoàn ngoại giao Vatican do ngài thứ trưởng dẫn đầu để làm việc với Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Với mong muốn của cả đôi bên thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Dự kiến trong buổi làm việc với BNG Việt Nam cả hai bên sẽ có rất nhiều việc tế nhị cần bàn bạc. Một trong những vấn đề mà NN Việt Nam đưa ra là sắp xếp nhân sự . NN Việt Nam muốn Vatican thay đổi và bổ nhiệm một số vị Giám mục tại các giáo phận. Có lẽ việc đề nghị thay đổi Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là một trong những yêu cầu đầu tiên mà NN Việt Nam chú trọng.

NN Việt Nam đánh giá cuộc làm việc với phái đoàn lần này rất quan trọng. Bằng chứng trước đó NN Việt Nam đã nỗ lực gìn giữ cho quan hệ giữa nhà nước với công giáo khỏi những xung đột như hồi năm ngoái. Các đài, báo đều ngừng đưa tin, chỉ trích, tờ báo Hà Nội Mới một trong những mũi xung kích hăng hái nhất hồi năm ngoái đã dỡ bỏ chuyên mục Thái Hà ra khỏi trang báo điện tử.

Nhưng NN Việt Nam cũng không mấy tin tưởng kết quả sẽ theo ý muốn của họ, cho nên trên các phương tiện truyền thông họ đưa tin rất ngắn và sơ sài về việc phái đoàn Vatican sang Việt Nam làm việc lần này. Nếu họ nắm chắc kết quả thì hẳn đã cho truyền thông làm rùm beng.

Phái đoàn Vatican cũng thừa hiểu chưa chắc đã đạt được kết quả trong việc thiếp lập bang giao với Việt Nam qua chuyến đi này. Vì họ đầy thông tin để nhận định về quan hệ chính trị giữa Việt Nam và anh bạn láng giềng khổng lồ Trung Quốc. NN Việt Nam có đủ năng lực để tự quyết định đặt quan hệ bang giao hay không.?

Theo nhận định của chuyên gia đoán mò Người Buôn Gió. Chuyến thăm và làm việc lần này của phái đoàn Vatican mang tính tượng trưng hay thông điệp gửi đến những nước đang còn cố chấp trong vấn đề đặt quan hệ với Vatican. Còn những kết quả mà hai bên thật sự mong muốn có lẽ phải qua nhiều tiến trình nữa mới hy vọng đạt được.Nhưng thế nào khi xong cuộc làm việc, khi phái đoàn Vatican ra về. Báo chí sẽ lại đưa tin là kết quả tốt đẹp. Chuyện vẫn thường là thế mà.

Có chăng là kết quả hai bên sẽ nỗ lực tác động, để quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và người Công Giáo Việt Nam không căng thẳng như hồi năm ngoái. Đó cũng là một kết quả tốt đẹp theo đúng nghĩa của từ này. Và cũng phù hợp với nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam.


5 nhận xét:

  1. Cám ơn thông tin của bạn :)

    Trả lờiXóa
  2. Chà chà chà! Vào cơ quan trễ nên chẳng được đọc báo, ko biết báo chí có đưa tin này ko nhỉ? Cảm ơn bác NBG nhaaa!!

    Trả lờiXóa
  3. Cũng chỉ là những chuyến thăm qua lại theo nghị định ngoại giao 2 bên thôi, chưa giải quyết đc j đâu bác ạ.

    Trả lờiXóa
  4. Biết Lái Gió giỏi văn, nhưng cách chấm câu rất tùy tiện, Lái Gió chịu khó chỉnh lại nhé. Mình gặp ở nhiều bài rồi, hôm nay mới góp ý, đừng giận nhé. VD:
    Chiều nay tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội . Đã diễn ra nghi lễ đón tiếp ==>
    Chiều nay, tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội, đã diễn ra nghi lễ đón tiếp...
    Theo nhận định của chuyên gia đoán mò Người Buôn Gió. Chuyến thăm...==>
    Theo nhận định của chuyên gia đoán mò Người Buôn Gió, chuyến thăm...

    Trả lờiXóa
  5. Một đất nước bé tẹo tèo teo nhưng quyền lực thật là ghê. Có được điều đó là nhừ sự quản lý, điều hành cực tốt. Nước mình nên học hỏi cách của nước bạn. Một "chế độ" dân chủ hơn, "vua vẫn phải

    Trả lờiXóa