Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2009

Nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Đồng - Lạng Sơn


Photobucket


Tọa lạc trên ngọn đồi cao của xã Hoàng Đồng - Lạng Sơn. Chiếc bia tưởng niệm các liệt sĩ có đề '' tổ quốc ghi công'' lừng lững . Người đi trên đường quốc lộ cũng dễ nhận thấy.

Ngày 17-2-2009. Dưới chân nghĩa trang , đang là ngày hội của xã Hoàng Đồng. Người dân dập dìu đi lễ hội. Ngay trước cổng nghĩa trang, người ta căng dây làm bãi trông xe. Khi tôi gửi xe máy, người trông xe nói.

- 10 nghìn một xe anh ạ, hôm nay ngày hội.

Tôi nhìn xem lối nào vào nghĩa trang, quay lại nói với anh ta bằng cái giọng lạnh lùng nhất mà tôi có thể.

- Tôi đi vào nghĩa trang thắp hương, tôi trả anh 10 nghìn. Trông đồ luôn cho tôi.

Anh ta có vẻ bối rối, ân hận. Để bù lại anh ta díu dít.

- Vâng , em xách đồ của anh ra bàn em để, anh yên tâm. Anh đi cái lối nhỏ kia vào nghĩa trang kìa.


Nghĩa trang vắng lặng, không bóng người. Các anh nằm im lìm trong ánh nắng , trên ngọn đồi quê hương. Từng hàng, từng dãy trải dài mênh mông. Như hàng quân đang đứng chào cờ tổ quốc vào sáng thứ hai. Ngay ngắn và nghiêm trang.
Photobucket Photobucket

Những tấm bia trong nhà tưởng niệm ghi tên các liệt sĩ đã hy sinh. Có người ghi hy sinh chống Mỹ, có người ghi hy sinh chống Pháp. Rất nhiều vị liệt sĩ chỉ ghi hy sinh với lý do'' bảo vệ tổ quốc'' đó là những liệt sĩ hy sinh từ năm 1979 đến năm 1988.

Tất nhiên các anh nằm xuống trong cuộc chiến đấu với bọn xâm lược Trung Quốc, để bảo vệ biên cương và tính mạng của những người dân Việt Nam. Nhưng đứng trước hàng bia tưởng niệm này. Tôi hỏi . Đã bao năm qua chúng ta không hề nhắc gì đến cuộc chiến bảo vệ tổ quốc này, trên bia mộ của những người anh hùng đã ngã xuống cũng không hề ghi họ ngã xuống khi chiến đấu chống ai. Liệu thế hệ về sau này, các em, các cháu có đi thăm nghĩa trang có biết vì sao họ đã ngã xuống như vậy. Bảo vệ biên giới ư ? bảo vệ trước bọn thổ phỉ, bọn thế lực người Việt phản động như Hoàng Cơ Minh. Họ hy sinh trong lúc thế nào ? Đang đi tuần tra ngã xuống vực, bị đá lở, lốc xoáy hay bị lợn nòi húc chết.

Đôi khi người ta có thể lờ đi lịch sử để phục vụ lợi ích hiện tại. Những người đã chấp nhận hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ tổ quốc, chắc họ chẳng hẹp hòi gì khi hy sinh thêm cả cái lý do cao cả mà họ đã ngã xuống. Dẫu biết các anh không cần đến thứ vinh quang đó, nhưng những người còn sống. Chúng ta đã nợ các anh quá nhiều, lẽ nào chúng ta dùng lãng quên để lấy của các anh, những người lính đã hy sinh cả cái chính nghĩa mà vì nó các anh đã quên cả thân mình.






Photobucket



Photobucket

Đây là những người lính ngã xuống trong ngày đầu đánh chặn bọn xâm lược Trung Quốc đã tràn sang biên giới Việt Nam. Các anh đến biên cương từ mọi miền đất nước. Các anh nằm lại nơi đây. Gia đình các anh vì xa xôi nên mộ của các anh thảng chỉ có nén hương của thân nhân gia đình liệt sĩ khác.





Photobucket

Một nhà báo Nhật trong khi làm nhiệm vụ đã bị đạn pháo của Trung Quốc

Photobucket


Có rất nhiều nấm mộ ghi

- Liệt Sĩ chưa rõ tên.

Tôi rời nghĩa trang đến ủy ban xã Hoàng Đồng. Trong phòng Xã Hội- Chích Sách. Khoảng 8-9 người đang nâng cốc hò zô zô. Tôi hỏi mấy lần họ không nghe thấy. Lát sau có người ra hỏi tôi cần gì. Tôi nói.

- Tôi muốn gặp người phụ trách sổ sách về các liệt sĩ đã hy sinh.

Người đó hất hàm bảo

- Hôm nay phòng Chính sách đi vắng, mai anh đến đây.

Tôi quay đi, bỗng trong đám đông ấy có người chạy theo tôi. Ạnh ta kém tôi khoảng vài tuổi, hỏi lý do tôi tìm làm gì. Tôi trả lời

- Tôi muốn tìm địa chỉ của người thân những liệt sĩ đã hy sinh vào ngày 17-2 -1979 để thắp hương chia buồn với gia đình họ.

Anh cán bộ trả lời với vẻ tôn trọng và ân cần.

- Em không phụ trách việc này, bây giờ anh xuống thành phố, tìm phòng Thương Binh- Xã Hội ở đó họ có đầy đủ hơn. Anh xuống chắc cũng trưa họ nghỉ rồi, hay anh vào đây làm chén rượu, ăn cơm với bọn em. Lát nữa xuống đó.

Vẻ tử tế của anh khiến tôi ngừng cái ý nghĩ bật cái máy camera nhỏ xíu quay đám nhân viên nhà nước đang ăn nhậu ầm ĩ trong trụ sở. Tôi hỏi.

- Hôm nay ngày gì mà tưng bừng thế em ?

Cậu ta cười ngượng ngịu.

- Hôm nay ở xã em là ngày hội , bọn em liên hoan tí chút ý mà.


Tôi đi xuống thành phố Lạng Sơn với ý định tìm một nhà ai có người thân đã ngã xuống vào ngày 17-2-1979.

Khi tôi viết đến dòng này ở nhà tôi, bên cạnh trong chiếc ti vi. Phát thanh viên truyền hình đang đọc bản tin về kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sẽ có diễu binh, diễu hành và nhiều nghi lễ trọng thể.

15 nhận xét:

  1. Nhạc sỹ Phó Đức Phương có bài hát "Takano- nhân chứng quả cảm" viết tháng 3 năm 1979, rất hay. Giai điệu có sự kết hợp giữa dân ca Nhật và hát then của Việt Nam. Bài hát do ca sỹ Vân Khánh hát. Vân Khánh là ca sỹ nổi tiếng thời kỳ đánh Tàu của Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, cùng thế hệ với Ngọc Tân, Thanh Hoa. Cô này nổi tiếng với các bài hát "40 thế kỷ cùng ra trận", "bài ca biên giới", "một đóa Hồng Chiêm", "không được đụng đến Việt Nam" ... Cô này hiện đang sống tại Bỉ.

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn anh đã lên tận Lạng Sơn và có một entry thật ý nghĩa. Đọc xong, buồn quá! Tốt nhất là đục hết chữ trên bia đi là đẹp lòng.

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn anh! "Hôm nay(17/2) là ngày hội"...

    Trả lờiXóa
  4. Sao không thấy NBG giải thích chữ "ngày hội" nhỉ? Rất cảm phục NBG đã cất công đến Lạng Sơn để có entry này.

    Trả lờiXóa
  5. NGày hội non sông! giờ mới post cm được

    Trả lờiXóa
  6. Cai gi? Ngay 17-2 la ngay hoi???

    Trả lờiXóa
  7. AnhbaSG - Blog mớilúc 21:23 26 tháng 6, 2009

    họ mở lễ hội mừng :((

    Trả lờiXóa
  8. Chết thì dù sao cũng đã chết hết rồi còn gì? Phải để người sống vui say chè chén, lễ hội cho hoành tráng chứ ! Tivi thì ngày nào mà hok ca, hát, biểu dương, khen ngợi...về những lịch sử hào hùng của dân tộc. Chiến tích đấy mà, có nghi lễ trọng thể chút cũng vui hơn là tổ chức đi thắp nhang liệt sỹ huống chi gia đình liệt sỹ, có công cách mạng đã được nhà nước khen tặng và được nhiều chính sách đãi ngộ rồi còn gì???:D

    Trả lờiXóa
  9. đau xót. bao nhiều người trẻ tuổi đã ngã xuống mà bị lãng quên bởi một chính quyền vô ơn, bất nhân.

    Trả lờiXóa
  10. :( Buồn thật! Tôi tin rằng các liệt sĩ khi nằm xuống ko ai có ý niệm mình phải được sùng bái,thế này thế khác, mà điều họ muốn chính là: các thế hệ đi sau biết được vì sao họ hy sinh,bởi tay kẻ thù nào,để nhắc nhở con cháu!Trân trọng cảm ơn tác giả entry này!!!

    Trả lờiXóa
  11. Hậu khảo cổlúc 21:23 26 tháng 6, 2009

    Còn những người như em, như nhiều bạn bè trên blog này, ko ai có thể xóa đi những gì đáng nhớ.

    Trả lờiXóa
  12. Cảm ơn bài viết của NBG, cảm ơn tấm lòng tri ân của anh đối với vong linh các liệt sĩ. Anh đã làm giúp chúng tôi, những người ở xa đất Mẹ không thể tới viếng thăm gia đình của họ. Không đao to búa lớn, việc anh làm sẽ là một bài học thật nhiều ý nghĩa cho những bạn trẻ vẫn còn muốn hiểu lẽ sống làm người và là một cái tát vào mặt những kẻ "bạc trắng như vôi".
    Cho tôi xin được bái vọng từ nơi rất xa đất Mẹ Việt nam.

    Trả lờiXóa
  13. Cái ông nhà báo takano hình như Huy Cận có là thơ tặng ổng đấy. Mà không biết ổng có loạt hìnhnào về cuộc chiến này hông há?

    Trả lờiXóa
  14. Cam on NBG bai viet hay va cam dong

    Trả lờiXóa
  15. Hình như nhà báo Nhật Takano bị chết vì bắn tỉa. Hãy vào google gõ chữ ta ka nô và Huy Cận sẽ được một bài thơ lục bát nói về người này.

    Trả lờiXóa