Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2009

Hành trình đưa một nhà báo ra tòa.

Không biết người ta bắt đầu khởi tố , bắt giữ, điều tra và đưa một nhà báo ra tòa xét xử thế nào nhỉ ?

Như vừa rồi nhà nước ta xét xử hai nhà báo Hải , Chiến của báo Thanh Niên, Tuổi Trrẻ. Ông Nguyễn Việt Tiến làm đơn khiếu nại với cơ quan điều tra. Cơ quan này tiếp nhận đơn và bắt tay theo đúng thủ tục trình tự, xem xét những bài báo, đối chiếu điều tra rồi chuyển viện kiểm soát đưa ra tòa xét xử. Hay là cơ quan điều tra vào một ngày rảnh rỗi thấy mấy thằng phóng viên ngang bướng , mới mò ra tội cho chúng nó biết mùi pháp luật. Bớt ngông ngênh vì cái gọi là quền lực thứ tư.

Tóm lại là có người đâm đơn, hoặc vì trách nhiệm bảo vệ pháp luật cơ quan điều tra đã phát hiện ra tội của hai tên nhà báo kia. Khi chứng minh họ phạm tội, đầy đủ yếu tố cấu thành thì chuyển viện tiếp nhận hồ sơ. Vu này chỉ thấy nói bắt, đưa ra tòa xử. Không thấy kể lể quá trình phát hiện hành vi phạm tội thế nào, cơ quan nào phát hiện......


Mấy hôm nọ luật sư Lê Trần Luật đại diện cho hai bà con giáo dân, mang đơn đi khiếu kiện báo Hà Nội Mới đưa tin sai sự thật. Nghe nói khi mang đến tòa báo đó. Phải đợi cả tiếng đồng hồ vì các ban bệ ở tòa báo đó lúng túng không biết bộ phận nào tiếp nhận đơn bây giờ. Trường hợp này quá hy hữu với họ. Lâu nay họ chỉ đi vạch người khác, nay có người đến vạch tội họ , vì thế họ bất ngờ chăng ? Sau đó Lê Trần Luật hình như mang đơn sang bên tòa án, ủy ban nhân dân thành phố, công an. Mãi chưa thấy hồi âm. Sao anh Luật không mang đơn đến cơ quan đã từng điều tra, bắt giữ Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Văn Chiến nhỉ, nơi ấy họ đã làm sẽ có kinh nghiêm thụ lý. Nói thế thôi chứ anh Luật là luật sư, anh ấy hiểu rõ quá trình tố tụng thế nào.

Hai vụ này giống nhau ở chỗ là nhà báo bị khiếu nại về đưa tin sai sự thật. Nhưng lại khác nhau qua nhiều về vị trí mà người khiếu nại. Vụ PMu18 các chủ thể cho là báo chí xâm hại là những đảng viên, cán bộ, cơ quan của nhà nước. Còn vụ Thái Hà thì bên cho là bị xâm hại là những giáo dân , tức là những người dân bình thường.

Thật ra giáo dân mà kiện báo chí nói sai sự thật trong vụ việc vừa qua là con kiến đi kiện củ khoai. Vì từ lâu khi báo chí đã đồng tình với chính quyền phê phán hành vi của người khác thì kiện báo đó khác nào kiện chính quyền. Nhưng ác cái năm vừa rồi nhà nước lại xử hai phóng viên báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, thế là lại có tiền lệ để so sánh. Người ta đang chờ đợi sự tích cực trong vụ này sẽ giống như vụ kia. Và nếu như cơ quan điều tra đã tìm hiểu và đầy đủ chứng cứ để xác định báo Hà Nội Mới không sai trái gì như đơn kiện của hai giáo dân mà Luật sư Lê Trần Luật làm đại diện. Thì nên sớm có một thông báo bằng văn bản rõ ràng đưa hẳn trên các thông tin đại chúng, như báo Hà Nội Mới đã từng đưa tin về vụ việc Thái Hà. Chấm dứt sự nghi ngờ trong bào con giáo dân. Cho thấy sự minh bạch của hệ thống pháp luật của một nhà nước pháp quyền.



5 nhận xét:

  1. Yêu cầu của anh ở câu cuối cao quá anh ơi!
    Anh hạ thấp thấp xuống 1 tí thì may ra...

    Trả lờiXóa
  2. Anh nói rất đúng, rất rất đúng... sự thật. Nhưng sự thật thì luôn luôn mất lòng. Đâm ra vì sợ mất lòng (chẳng biết mất lòng ai) người ta vẫn thích sự dối trá hơn. Anh nhỉ. Hjhj

    Trả lờiXóa
  3. "Hai vụ này giống nhau ở chỗ là nhà báo bị khiếu nại về đưa tin sai sự thật. Nhưng lại khác nhau qua nhiều về vị trí mà người khiếu nại."
    Khác nhau về "vị trí" nghĩa là khác tất cả. Hai vụ này về bản chất thì ngược nhau chứ không phải giống nhau, vụ thứ nhất thì nguyên cáo là "quyền lực của Đảng" còn vụ thứ hai quyền lực đó là bị cáo.

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn anh đã viết một bài rất hay. Mà thật ra bài viết nào của anh cũng có những nhận xét rất sâu sắc và đặc biệt. Có lẻ anh đọc sách ... rất nhiều, lãnh hội được tất cả cái hay của các cuốn sách ấy, và từ đó có những suy nghĩ riêng để viết những bài trên blog của anh và bài nào cũng chuyên chở theo một có ý tưởng nào đó...làm anh đứng tách biệt ra với nhóm người còn lại.
    Phải kiện chứ. LS Lê Trần Luật và thân chủ của LS rất can đảm. Việc làm của họ nói lên rõ ràng rằng: Khi mình bị xâm phạm quyền tự do, mình phải đi kiện.
    Nếu tự xưng là nhà nước pháp quyền, thì không một người nào, không một tổ chức nào của chính quyền được quyền đứng trên luật pháp.
    Đi kiện báo chí, kiện cơ quan, kiện chính quyền là một hình thức tích cực nhất để nói với họ rằng: cơ quan của ông bà không được vi phạm quyền tự do cá nhân của tui...Đừng tưởng rằng ăn hiếp được tui...
    Chỉ khi mình đi kiện, làm lớn chuyện, thì tên to đầu nhất của cơ quan sẽ có ít nhiều sự băn khoăn, sẽ họp hành bảo tụi em út của nó lần sau bớt lại một chút, bớt hung hăng một chút...Mình phải làm theo kiểu tiệm tiến, phải đấu tranh là vậy.
    Kế đó chuyện kiện thưa chính quyền có tác dụng giáo dục lâu dài các thế hệ trẻ 18-25. Họ sẽ biết họ có quyền làm thế. Nhà nước muốn người dân tôn trọng pháp luật, thì chính bản thân của nhà nước và các tổ chức liên quan phải tôn trọng pháp luật để làm gương cho người dân. Đó chính là mục đích cao nhất của nhà nước pháp quyền.
    Nếu mình không kiện nó, nó sẽ nhơn nhơn và lần sau nó sẽ tiếp tục ăn hiếp mình. Không kiện, thi chẳng khác gì mình chấp nhận rằng: Tao biết rằng mầy có quyền hơn tao. Mầy muốn làm gì thì làm...
    (xin lỗi dùng chữ tao, mầy)
    Đọc các tác phẩm của Bùi Tấn (Chuyện kể Năm 2000) rồi so sánh với ngày nay, thì mình thấy rằng 45 năm qua, kể từ 1960s, phe ta có tiến bộ được chút ít :) về vụ xử án và người dân đi kiện các cơ quan nhà nước.
    Chuyện tiến bộ nhanh hay chậm, mau hay lâu, cũng dễ giải thích. Ta cứ xem: hai học sinh, một em học lực kém cỏi và yếu; Còn em kia học lực giỏi, thông minh và cao hơn... thì khả năng lãnh hội một vấn đề nào ấy và khả năng tiếp thu của hai em chắc chắn sẽ khác nhau...
    Người dân ở nước ngoài phải đấu tranh cho quyền tự do dân chủ của họ hơn 100 năm qua mới có được ngày nay. Nước nào mà không thông qua đấu tranh thì nước ấy phải có nền giáo dục cao.
    Đây là một thí dụ đi kiện một doanh nghiệp tư nhân và chính quyền:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-KXmUmB85dKcsZwcjeCxWU1TlGZU-?cq=1&p=716#comments

    Trả lờiXóa
  5. Font chu gi ma ba`i nao cung toa`n o^ vuo^ng

    Trả lờiXóa