Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2009

Hàng bán rong ngày hội

Trong không không khí náo nhiệt, từng bừng của đất Lim ngày chính hội. Người đi hội chen chân vã mồ hôi mặc dù trời lạnh để tìm vui. Có những người vẫn lặng lẽ ngồi giữa luồng người qua lại. Họ là những người bán hàng rong, chủ yếu là những mặt hàng thủ công, đặc sản quê hương. Những món hàng này góp phần không nhỏ để làm tô điểm cảnh quan của ngày hội, đậm nét dân gian



Ở tận Phượng Dực- Hà Tây anh Chu Văn Thắng, 32 tuổi lặn lội đến hội Lim từ sớm để bán tò he. Cái nghề tưởng đã biến mất sau cơn bão đồ chơi Trung Quốc tràn ngập sang Việt Nam từ hồi mở cửa biên giới cách đây gần 20 năm. Tò he hôm nay ở hội Lim may mắn vẫn còn thu hút trẻ em và thậm chí cả nhiều người lớn mê mẩn nhìn đôi bàn tay khéo néo, vê những mẩu bột nếp mầu thành cánh hoa, cô công chúa, chàng võ tướng. Tò he ngày nay có khắc chăng đôi chút tò he ngày xưa là không ăn được, bởi người thợ nặn cho thêm cao lanh để giữ chắc hình nặn hơn. Chỉ với giá 5 nghìn cho một sản phẩm xinh xắn, vui mắt, sung sướng chờ đợi nhìn đôi tay khéo léo của người thợ tò he tạo nên vật khách yêu cầu. Người mua tò he không ít. Nhiều người lớn mua cho con mình tò he với niềm yêu một nghề dân gian cơ hồ đã tuyệt. Anh Thắng vừa nặn tò he vừa tâm sự . Anh làm vì yêu nghề truyền thống của quê hương. Với mức thu nhập bình quân 40-50 nghìn một ngày mà đi rong khắp nơi cũng chả gọi là bao nhiêu. Ngày hội thế này có thể bán được hơn. Bình thường anh ngồi ở công viên Thủ Lệ, nhưng đợt vừa xong ông giám đốc mới về đuổi không cho bọn anh hành nghề ở đấy. Trong khi bao hàng quán khác vẫn được bán đầy. Thế mà người ta nói là bảo tồn làng nghề truyền thống, văn hoá dân tộc - anh nói đầy bức xúc - ở làng em các ông quan xã chả ngó ngàng gì, khi có đoàn nước ngoài nào hay cơ quan đoàn thể ở đâu về thăm. Các ông ấy lại đón tiếp kể lể công lao khôi phục này nọ. Lấy thành tích là thôi, chả giúp được gì. Bây giờ lại ông nhà nước ra lệnh cấm hàng rong, anh bảo cái nghề tò he này chỉ có bán rong chứ anh đã thấy ai mở cửa hàng nặn tò he đâu. Em rất mong nhà nước mình có sự quan tâm, giới thiệu với du khách về nghề tò he này. Nếu thế này thì rồi yêu nghề đến mấy cũng phải bỏ mà đi làm thợ hồ thôi. Cấm hàng rong thì lấy đâu ra khách, mà mình cũng biết quảng cáo thế nào, chỉ trông mong cơ quan văn hoá có tác động. Thỉnh thoảng em cũng được mơi vào Bảo Tàng dân Tộc Học nặn tò he cho khách tham quan đấy. Em đi hội thế này nặn tò he bán, còn vợ em thì bán mực nước, xoài , cóc, ổi đằng kia. Thôi thì bây giờ còn được dăm chục cũng an ủi mà giữ nghề. Mai sau chả biết thế nào - Anh lắc đầu , thở dài
user posted image





-Chúng em ở gần đây, sắn dây này của nhà trồng đấy anh ạ - Hai cô gái Minh và Hoa với mẹt sắn dây luộc tủm tỉm cười nói - Bọn em hàng ngày đi làm ruộng, hội đi chơi, tranh thủ mang ít sắn của nhà luộc bán cho vui. Vừa đi xem hội vừa kiếm đồng nào thì kiếm. Hai chị em ngồi gần nhau thế này để người nọ thấy gì vui chạy đi xem, người kia trông hộ, cứ thay nhau như vậy. Bán ở hội thế này, ngắm người ta ăn mặc đẹp, vui vẻ đi lại mình cũng thích rồi. Bọn em ngày hội thế này cũng kiếm ngót nghét trăm nghìn. Giá như ngày nào cũng hội anh nhỉ?





user posted image





Cô bán bánh đa thật mau miệng, khách vừa hỏi đã liến thoắng nói một hơi dài

-Bánh đa Kế đây, đặc sản Bắc Giang đấy anh ạ, giòn, bùi ăn đến no nhé. Cái này người ta mua ăn chơi hay mang về làm quà. Trước Tết bán cho hàng thịt chó mới nhiều. Sau Tết đầu năm hàng thịt chó chưa mở, bọn em đi bán hội. Gì chứ đầu năm thì hội suốt khắp quanh đây. Mấy đứa cùng quê đi bán. Gặp hội trùng nhau đứa bán nơi này, đứa bán hội kia. Có nơi hội bánh đa lại nhiều người thích mua, có nơi lại ít như hội Lim này. Chả biết thế nào, may rủi thôi anh nhở. Em bán xong túi này thì xem hát quan họ.





user posted image





Hàng cốm với màu xanh tươi như màu mạ non, cô bán hàng ngồi ngênh ngang giữa ngã ba đường, bởi cô ỷ hai túi hàng của mình dễ dàng di chuyển, cơ động. Bán hàng đong bằng ống bơ chứ không cân kẹo gì hết. Khách hỏi

- Em bán cái gì như cốm thế?





- Cốm đấy anh ạ.





- Mùa nay sao có cốm ?





- Cốm này là cốm để dành, anh mua về làm cốm xào ngon lắm.





- Cốm xào làm thế nào ?





- Này nhé, anh đem cốm đổ vào chậu, vẩy đều nước lên, lại đảo , lại vảy đều. Bắc chảo lên bếp cho đường trắng vào, hoà chút nước đun tan đường. Đổ cốm vào đó đảo đều tay. Nhớ để lửa nhỏ thôi. Còn đường thì tuỳ miệng mình thích ăn ngọt nhiều hay ít mà cho.

Khách bùi tai mua mấy lon, cô đong cho khách gói vào lá chuối hơ lửa. Móc từ cạp quần ra cái bọc nhỏ đựng tiền, lấy tiền lẻ trả lại cho khách

user posted image


Ông hàng thuốc Nam ham chuyện quá, ông cứ ngồi hết chuỵên này sang chuyện khác với bà khách. Từ chuyện ông đi bộ đội từ năm 1962 đến ngày thống nhất Nam Bắc. Đến chuyện hội hè , rước kiệu thánh. Gia đình ông Phạm Đức Luân ở Hải Dương làm nghề thuốc đã lâu, bà cụ sinh ra ông năm nay tròn 94 tuổi vẫn còn mạnh khoẻ vì dùng thuốc nhà. Thuốc ông đóng sẵn từng túi cho từng loại bệnh. Mỗi gói thuốc chỉ bán mươi nghìn đồng, rẻ gấp mấy lần thuốc ngoại hiệu. Để người mua khỏi nghi ngờ công hiệu của thuốc, ông bày cả giấy chứng nhận hành nghề có dấu của uỷ ban kèm theo mẩu giấy có ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, tên tuổi để người mua sau khi dùng kiểm chứng. Ông Luân có điểm làm thuốc ở làng Đình Bảng, đi bán hội với ông là để tìm nguồn vui ở tuổi 70. Khoái nhất là trò chuyện, ông xem tử vi miễn phí cho khách. Lời tôi nói vậy cho vui- các bác đừng tin quá nhé - Ông cười vui vẻ, trả lời tận tình từng công dụng thuốc cho mỗi loại bệnh. Liều lượng, cách thức dùng. Khách hỏi chơi ông cũng trả lời nhiệt tình. Ông nói đầy tự hào - bán dạo ở hội thế này thôi, thế mà nhiều khi khách hỏi chơi, thậm chí mua về uống thử thấy khỏi bệnh tìm đến tận nhà mình đấy, có ông chủ tịch xã mời về nhà mấy tháng trời ở đó sắc thuốc cho ông ấy uống. Khỏi bệnh cám ơn nhiều lắm.

user posted image

Những mảnh tre nhỏ sơn màu, đẽo gọt và gắn kết khéo thành con chuồn chuồn đủ mọi mầu sắc. Có độ thăng bằng đến mức đặt ở góc bàn sinh động như con chuồn chuồn đang đậu, chập chờn vỗ cánh Khách có vẻ không mặn mà lắm với món hàng này, vì chúng đã được bán khá phổ biến ngoài thành thị. Được dăm chục cũng tốt rồi - Chị bán hàng cười vô tư


user posted image



Nếu ngày nào đó, trong lễ hội không còn người nặn tò he, không còn hàng bánh đa hay ông già bốc thuốc hoặc các món ăn đầy hương vị dân dã quê mùa. Thay vào đó hội làng quê người ta bán đồ chơi điện tử, bánh mỳ kẹp xúc xích Đức nước, bia Đen của Tiệp. Không biết ngày hội ấy đối với người đi hội khác cảm xúc thế nào. Với tôi, có lẽ tôi sẽ rất buồn vì trống vắng, thiếu thốn một điều có từ lâu lâu lăm rồi trong dân gian

2 nhận xét:

  1. Những người thấy "ngẩn ngơ" với những món quà rong thì lại thường chẳng... giúp được bao nhiêu cho những người bán quà rong...
    Họ tất nhiên sẽ không đọc entry này, vậy nên chúng ta bèn... cùng chia sẻ suy nghĩ cảm thông dành cho họ!

    Trả lờiXóa
  2. như vừa được đi hội Lim vậy , thật vui . Ước gì sang năm được dự hội miền Bắc .

    Trả lờiXóa