Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2009

Khía cạnh văn học ?

Rất nhiều ý kiến bênh vực cuốn sách của Mạc Ngôn dưới góc nhìn gọi là văn học thuần túy. Cái nhìn trong sáng, có lương tâm của những người yêu văn học chân chính. Tức là hãy nhìn văn học đúng như gì nó có chứ đừng chính trị hóa văn chương. Thật là những ý kiến nhân văn và cao cả, nó cho thấy xã hội Việt Nam còn có nhiều người có hiểu biết, có tấm lòng với văn chương lắm.

Đã có lần tôi ngồi với một nhà văn, ông ta bĩu môi cho rằng những kẻ lợi dụng chính trị trong văn chương là hạ đẳng . Phải như ông ta , văn là văn , cao quý vào thánh thiện mới đúng tính chất của người văn chương.

Lại có cô nhà văn trẻ , một người thần tượng bất kỳ tác phẩm nào mà được giới phê bình Việt Nam hiện nay nói đến nhiều nhất. Cũng giọng y chang.

Một tác phẩm cứ gọi cho là phê phán chiến tranh của Mạc Ngôn đáng khen ngợi, nó là văn học thuần túy không hề có yếu tố chính trị bao phủ....

Thế thì Linh Sơn của Cao Hành Kiện chính trị quá chăng mà người chính phủ Trung Quốc không hài lòng.?

Thế Quần Đảo Gu Lắc, Một Ngày Trong Đời của I Van , Lửa yêu thương lửa ngục tù, Giờ thứ hai mươi lăm, Trại Súc Vật...thì sao nhỉ ? Cũng chính trị sao ? Hay giải Nobel Văn Chương được trao bị bọn phương Tây lợi dụng với ý đồ chính trị. Còn cái nào mà các nước XHCN công nhận thì đó mới là giải thưởng văn học trong sạch, chân chính.

Dựa Lưng Nỗi Chết là tác phẩm của nhà văn VNCH, trong tác phẩm này ông không hề nói xấu Bắc Việt. Chỉ miêu tả đời sống và ý nghĩ người lính. Tính phản chiến của nó còn rõ rệt gấp trăm lần Ma Chiến Hữu. Thế nhưng bạn có thấy nó được xuất bản hay không? Bạn có biết Phan Nhật Nam với số phận sau năm 1975 thế nào không.?

Truyện Kể Năm 2000, một cuốn sách không có gì cao thượng hơn. Khi mà nhân vật trải qua bao nhiêu oan khuất, mất mát. Vẫn giữ giọng văn ấm áp tình người, không uất hận, không phê phán lên án. Chỉ nếu tấm gương sáng của người chí sĩ qua những bước gian truân của vòng đời cái mà giữ lại là tình con người với con người trong lúc thăng trầm đó. Vậy mà đó...nếu ai biết ông Đỗ Mười nói gì và làm gì khi đọc xong TKN2000 thì hãy nói đến phản ứng tiêu cực hay không của người phê phán Ma Chiến Hữu

Kẻ mạnh có quyền phán xét. Đó là một quy luật mà lãnh tụ cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông nói rõ quan điểm của mình'' lẽ phải nằm trong họng súng''.

Các nhà chính trị Trung Quốc hiện nay không bỏ qua một bài báo của Huy Đức, họ gây sức ép để dỡ bỏ khỏi trang điện tử ngay lập tức. Lẽ nào họ để cho Việt Nam xuất bản một cuốn sách của tác giả nước họ, phê phán cuộc chiến tranh 1979 là phi nghĩa là đáng lên án. Người Trung Quốc ngây thơ và dễ dãi thế sao.?

Nếu dễ thế thì các nấm mồ liệt sĩ Việt Nam không phải mập mờ ở câu Bảo vệ tổ quốc.

Ma Chiến Hữu đúng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng thật như bìa sách nói. Miêu tả các trận đánh của Tiền Anh Hào và đồng đội làm người đọc cảm giác họ đang chiến đấu ở phía Nam Trung Quốc, chứ không phải trên đất nước người khác. Chiến đấu để bảo vệ tổ quốc họ chứ không phải sang xâm chiếm giết dân lành, phá nhà cửa. Với miêu tả lập lờ thế này người đọc Trung Quốc làm sao mà lên án chiến tranh 1979 đó là phi nghĩa. Khi cuốn sách không hề ghi địa danh, thậm chí trận đánh ác liệt xảy ra trên một cái đồi sách ghi là Không tên.

Sách in đẹp, chất lượng, bìa tốt. Gần 200 trang. Nào các nhà sách ,trừ Phương Nam ra. Có nhà sách nào dám cho ra cuốn sách như thế với giá bìa 23 nghìn chăng ? Có lẽ nhà sách Phương Nam in sách bán tại Việt Nam như nhà xuất bản Cầu Vồng khi xưa, lãi không quan trọng. Vì đã có bà chủ vốn là vợ của Liên Khui Thìn trước kia lo lắng cho rồi.

Tôi không là nhà văn, không là tri thức. Tôi chỉ là một người lính cách đây gần 20 năm. Lứa tân binh nhập ngũ tập trung ở xã Thương Thanh, Thượng Cát- Gia Lâm năm đó. Đã có thằng chết khi đi lấy chặt nứa, do mìn của Trung Quốc cài lại.

Các nhà tri thức, yêu văn chương đúng nghĩa của nó cứ tự nhiên mà nhìn theo cái nhìn của mình. Luôn thể hãy nhìn '' Hậu Đình Hoa'' dưới cái nhìn nghệ thuật nhé. Đừng cho nó là một khúc hát dẫn đến vong quốc.

33 nhận xét:

  1. Đến Văn kiện đảng toàn tập những chỗ chỉ trích Trung Quốc mà cũng còn bị thay vào bởi dấu ba chấm (...)thì còn gì để nói nữa anh em ơi.

    Trả lờiXóa
  2. I'm .................. Dreamlúc 01:58 1 tháng 3, 2009

    cac ban co chac chan ban TrangHa cung cap thong tin la dung ko?ban cay' co' thuc su doc. va hieu~ tp ko?toi thi` thay' that. dang' thuong cho nhung~ ke~ dat 1tp van hoc. duoi cai nhin` chinh' tri,va toi cung~ thay' chua co' 1 loi` nao` trong tac pham~ co' cham biem va nhao bang' nhunG~ ng` linh` VN hay xa~ hoi VN. toi chi~ thay' hien. ro~ trong tpham~ la. cai' cuoi` chua xot' cho nhung~ so' phan. da~ hy sinh ma` ko biet' minh` hy sinh vi` cai' ji`.toi mong tat ca~ moi ng` hay~ suy nghI~ that ky~,chinh' chung' ta dang tranh chap',cai~ va~ lan~ nhau ve` 1 viec. ko dang' co',toi tu. hoi~ sao ta ko trach' nhung~ ng` dau` tien da~ khoi goi. len lan` song' tranh cai~ ko dang' co' nay`, moi~ ng` co' mot. cach' nghi~, mot. cach' dc. rieng nhung co' le~ ko co' may' ng` la` hieu~ dc tp that. su.

    Trả lờiXóa
  3. Bác là người lính, bác chiến đấu cho ai? cho đất nước.
    Chỉ có điều, N và các bạn trẻ VN, muốn tìm hiểu về người Lính VN 1979, lại phải đọc MA CHIẾN HỮU.
    Nhục quá không?

    Trả lờiXóa
  4. Điều này chứng tỏ rằng văn chương Việt Nam thấp hơn Trung Quốc 1 bậc.
    Tôi cũng là người yêu văn chương. Nhưng tôi yêu dưới con mắt của người VN

    Trả lờiXóa
  5. hic.Vấn đề về cuộc chiến tranh biên giới là rất tế nhị.Dù nhìn theo khía cạnh nào thì tôi vẫn thấy sự sai sót ko đáng có.

    Trả lờiXóa
  6. Còn nhiều loại nhà văn như lão nhà văn đó nên khổ thân cho cái nhà ăn.

    Trả lờiXóa
  7. Nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc đã từng nói" thuốc có thể chữa bệnh nhưng không chữa được căn bệnh về nhận thức, vì thế chỉ có "thuốc" văn học mới đi sâu và chữa được căn bệnh ấy", vì thế ông bỏ nghề thuốc để cầm bút. Vậy chẳng có lý do nào mà các bạn nói "MCH" không được hiểu theo nghĩa chính trị...nó cũng là liều thuốc độc cho thế hệ trẻ VN, những người quá hạnh phúc và không biết đến chiến tranh...1 phút im lặng, 1 phút suy nghĩ, 1 phút nghĩ về những bài lịch sử quá khứ, 1 phút thấy mình là người Việt Nam....

    Trả lờiXóa
  8. "Khi yêu, yêu cả dáng đi. Khi ghét, ghét cả tông chi họ hàng". Điều đó đúng trong mọi lĩnh vực, đời dống. Cả trong văn học... Đó là cái chủ nghĩa lí lịch "thâm căn cố đế" mà đến tận thời nay tuy không nói ra. Nhưng họ vẫn duy trì và tận dụng. Bởi thế mới sinh ra thứ "hạt giống đỏ" mà không hề đỏ. Ngày nay, có nhiều thứ chỉ đúng với một số người còn với đa số thì... chưa chắc...?

    Trả lờiXóa
  9. Im lặng cũng là ...tội ác!
    Đối với nước họ, họ là anh hùng.(Kệ họ chứ!tui k bàn đến vì k thích)
    Đối với nước VN nói chung, những người VN bị thiệt mạng trong cuộc C.Tranh ấy,và thân nhân của họ-thì bất kỳ ai tàn sát dã man người dân VN vô tội đều đáng ghét-là ác nhân-là tội nhân thiên cổ...điều đó k có gì thay đổi được, vì sự kiện đó đã xảy ra trong thực tế và nó đã ở thì quá khứ rồi!
    Chính trị cũng chính là đời sống, văn học cũng k thóat khỏi đời sống của con người (theo tui nghĩ vậy). Quan điểm Văn chương là văn chương, chính trị là chính trị cũng k sai, nhưng rõ ràng ở đây tác phẩm này quả thật khó "nhá" nổi, đối với ít nhất là một số người VN ( Vì để "tiêu hóa" được 1 tác phẩm văn chương,người ta cần biết đến nhiều thứ, chẳng hạn như tìm hiểu về hình thức, nội dung, hòan cảnh sáng tác, tác giả, nhân vật và tính cách, sự kiện, vấn đề, mục đích, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm rút ra là gì?, ..vv.& ..vv...Vì Nghệ thuật-Một hình thái ý thức xã hội đặc thù, trong đó có nhiều thứ, kể cả tính nhân dân và tính dân tộc của văn học.Rõ ràng k thể "phớt ăng lê" được đâu!
    Hê hê, quan trọng nhất, vẫn là ..cái chất gì ở trong gáo dừa của mỗi con người ta í, hi hi...mà tạo nên nhận thức khác nhau!

    Trả lờiXóa
  10. Rõ ràng vấn đề chính không nằm trong nội dung cuốn sách. Em nghĩ thế!

    Trả lờiXóa
  11. Bác có quyền nhận định về cuốn sách nhưng khi bác đả kích cá nhân của người đứng đầu công ty Phương Nam thì tôi đánh giá bác rất thấp.

    Trả lờiXóa
  12. Tôi hoàn toàn không tán đồng việc đả phá người xuất bản, dịch giả, và thậm chí cả tác giả với nội dung phản chiến của anh ta, nhưng tôi hết sức trân trọng động cơ - mà tôi cho là tri ân và cảnh báo - đã thúc đẩy anh viết các entry về MCH.
    Vấn đề không phải nằm ở nội dung cuốn sách, mà có lẽ anh đã không lột tả hết sự cảnh báo của mình.
    Lập luận của NBG trong entry này không phải là không có lý lẽ. Có lẽ, để khách quan, ý kiến từ cả hai phía cần nhìn toàn cục hơn; chứ đừng "mượn gió bẻ măng", cố tình lấy cái toàn cục từ ý kiến người khác để lấp liếm cho cái cục bộ có chủ đích & đầy chủ quan của mình.
    Vế thứ hai trong comment của Ginola có lẽ hơi nặng nề (không đáng có).

    Trả lờiXóa
  13. van de la che do kiem duyet 1 chieu

    Trả lờiXóa
  14. Bài viết như tiếng chuông cảnh tỉnh những kẻ còn u mê , nên nhớ rằng nước mất thì nhà tan .

    Trả lờiXóa
  15. entry trước chửi rất hay, entry này trả đòn cũng tuyệt.

    Trả lờiXóa
  16. Nghe ba.n NBG nha('c de^'n nha`va(n Phan Nhat Nam. Toi do.c Phan Nhat Nam tu+` hoi len 18 va`ra^'t me^ nhu+~ng ta'c pha^?m cu?a o^ng. Ho^`i do' bie^'t o^ng o+? tu` toi va^~n mo+ uo+'c duoc ga(.p o^ng. Va^.y ma`uoc mo+ da~ tro+? tha`nh su+. tha^.t . Cuo^.c do+ì cu?a o^ng co+ cu+.c, oan tra'i. Ba cu?a o^ng ta^.p ke^'t ra Ba('c, trong ca'c ta'c pha^?m dâu do' co' su+. tran tro.ng nguoi cha khong biet ma(.t. Nha` ngheò me. ma^'t so+'m. Sau 75 cha o^ng co' vào tu` tham con , ko giu'p gi`duoc o^ng va`cha con cu~ng ko co' gi`de^? no'i vo+'i nhau . Trong khi o^ng o+? tu` vo+'i nguoi em re^? thi`duo+.c tin em ga'i mi`nh vi`ko chi.u no^?i a'p lu+.c cuoc so^'ng da~ cho.n ca'i che^'t bo? la.i 3 du+'a con da.i. Rieng o^ng da~ qua 17 na(m tu` . Toi nguo+~ng mo^. ti'nh ca'ch pho'ng khoa'ng tha(?ng tha('ng khong ha. mi`nh vi`lo+.i lo^.c , nha.y be'n kho^i haì hie^'m co' ...
    To^i co' 2 ta'c pha^?m "Da^'u binh lu+?a" + " Tu`binh va` hòa bi`nh" Ba.n naò muon xin lien la.c toi sa(~n sa`ng chuyen de^'n qua mail (tren MS-Word)

    Trả lờiXóa
  17. Ca ngợi một chủ nghĩa anh hùng, nhưng cái anh hùng cách mạng đó dựa trên sự chém giết xâm lược những người vô tội thì thử hỏi có đáng tự hào không, và đáng trách hơn nó lại đc chính những người là đồng bào với các nạn nhân vô tội của mình tuyên truyền phổ biến rộng rãi thì ko còn gì để nói nữa.

    Trả lờiXóa
  18. Có một điều này mà không phải ai cũng biết, trừ dịch giả cuốn sách này:
    Trong nguyên tác tiếng Hoa của Ma Chiến Hữu, nhà xuất bản và Mạc Ngôn gọi cuộc chiến tranh năm 1979 là cuộc chiến Vệ Quốc, Trung Quốc chống trả lại sự bành trướng của Việt Nam.
    Cho nên nếu lấy "nội văn" của truyện dài này là "phản chiến" để bào chữa cho quan điểm hoặc tinh thần của nhà văn là chưa xác đáng, hoặc đúng hơn là người đọc Việt Nam đang thanh minh hộ tác giả. Cho dù đứng ở bất kỳ góc độ nào thì sự nhìn nhận của tác giả về cuộc chiến và quan hệ ngoại giao ngày nay của 2 nước vẫn là đối lập với mong muốn của hàng chục triệu người Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  19. Tác phẩm văn học nghệ thuật dù muốn hay không đều tác động trực tiếp đến người đọc, người cảm nhận. Tùy vào kinh nghiệm sống của mỗi người sẽ có tác động khác nhau, như khi em xem phim Trung Hoa Anh Hùng và nhiều bộ phim tương tự có Lý Liên Kiệt đóng nói về chủ nghĩa anh hùng của Trung Hoa chống lại Nhật xâm chiếm và phương tây sẽ thấy vấn đề rất bình thường và rất hay; tuy nhiên nếu xem một bộ phim hay một quyển sách khác nói về Việt Nam thì tâm trạng sẽ khác và cảm thấy bị đụng chạm...

    Trả lờiXóa
  20. Cho Tao Chưởi Mày Một Tiếng
    ..... cho tao chưởi mầy một tiếng
    Đất của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu
    Ngậm phải củ gì mà mầy cứng miệng
    Đảng của mầy, chết mẹ… đảng tào lao
    Chế độ mầy vài triệu tay cầm súng
    Cầm súng làm gì… chẵng lẽ hiếp dân
    Tao không tin lính lại hèn đến thế
    Lại rụng rời … trước tai ách ngoại xâm
    Mầy vỗ ngực. Anh hùng đầy trước ngỏ
    Sao cứ luồn, cứ cúi, cứ van xin
    Môi liền răng à thì ra vậy đó
    Nó cạp mầy, mầy thin thít lặng thinh
    Ông Cha mình bốn ngàn năm dựng nước
    Một ngàn năm đánh tan tác giặc Tàu
    Thân phận mầy cũng là Lê là Nguyễn
    Hà cớ gì.... mầy hèn đến thế sao
    Chuyện mầy làm Toàn Dân đau như thiến
    Mầy chết rồi, tao nghĩ chẵng đất chôn
    Hãy tỉnh lại ôm linh hồn sông núi
    Cứ đà nầy... chết tiệt còn sướng hơn
    Đàn gãy tai trâu.... xem chừng vô ích
    Giờ mầy nghe tao chưởi còn hơn không
    Trạch Gầm
    Tang ban NBG bai tho nay

    Trả lờiXóa
  21. Gần như bất cứ cuốn sách nào viết về đề tài chiến tranh đều có 1 kẻ địch, 1 anh hùng. Kẻ địch là Hoa Kỳ, là Úc, là Việt Nam, là Liên Xô, chiến trường là Không tên, là Iwo Jima, là Berlin, là Mexico,…điều đó đâu thật sự quan trọng. Điều quan trọng là sau khi đọc xong tác phẩm đó chúng ta có thể suy nghĩ về giá trị nghệ thuật của nó, tác giả viết như thế nào, có truyền cảm, có tái hiện, có chất, có giọng... hay không. Và hơn hết, chúng ta biết được cuộc chiến đó được nhìn từ 1 phía khác thế nào, khác với chúng ta ra sao.Giả sử Mạc Ngôn miêu tả những người lính Trung Quốc hèn nhát, ích kỷ, ác độc, tàn bạo, thì đó mới là cuốn sách có vấn đề. Tại sao phải đem những gì không hay về kiểm duyệt và cấm cản ra để bảo rằng bây giờ chúng ta cũng nên làm như thế. Chị Trangha bao rằng Mạc Ngôn gọi đó là chiến tranh Vệ Quốc, không sai, đó là chiến tranh Vệ Quốc của người Trung quốc, của Mạc Ngôn, cũng có những người lính đã hy sinh, đã chết, đã đổ máu vì 1 niềm tin của họ, chúng ta có những anh hùng, họ không có sao? Mạc Ngôn nghĩ như thế, ông viết như thế, ông chỉ đơn giản đưa ra 1 tác phẩm với rất nhiều thông tin, chúng ta đọc, tin, và lấy những thông tin nào là chuyện của chúng ta. Nhà xuất bản không đúng trong nhận thức về tác phẩm, nhưng họ đã đúng khi dám cho in 1 tác phẩm như vậy. Nếu chúng ta cứ sử dụng mãi tư tưởng như thế, chỉ chứng tỏ 1 điều 100 năm sau chúng ta vẫn không thể biết thế nào là Tìm và Hiểu.

    Trả lờiXóa
  22. đọc tới trang thứ 3 bit là chiện ma...thôi dẹp!

    Trả lờiXóa
  23. @Fatewalker : Tôi không đồng tình với bạn trong nhận định "Nhà xuất bản không đúng trong nhận thức về tác phẩm, nhưng họ đã đúng khi dám cho in 1 tác phẩm như vậy".
    Một khi họ đã không đúng trong nhận thức về tác phẩm , nghĩa là họ nhận thức sai, thì có gì là anh hùng "dám" hay không dám ở đây ? ^^
    Trong bối cảnh hiện nay , có nhiều điều "lạ lùng" , khuất tất trong quan hệ 2 nước , mà người dân bị bịt mắt , bịt mồm , thậm chí trấn áp ...thì sự chọn xuất bản quyển sách ấy cho người Việt là điều sai . Sai cả tình , sai cả lý .

    Trả lờiXóa
  24. Chiến tranh vệ quốc, có nghĩa là khi tổ quốc bị xâm lăng mới dùng từ vệ quốc (bảo vệ Tổ quốc), ở đây chẳng nhẽ Việt Nam đem bom đạn và xe tăng sang xâm lược Trung Quốc?

    Trả lờiXóa
  25. Có bạn nói xb 1 tp như vậy ko liên qan đến chính trị. Đấy là ở nơi khác, chắc chưa phải ở VN đâu. Đây có lẽ là liều thuốc thử cho 1 quá trình. Ở 1 góc nhìn nó là hoà hợp giữa 2 dân tộc; còn ở góc nhìn còn lại nó là diễn biến hoà bình. Nếu mục đích của họ khi xuất bản cuốn sách nài là ở góc nhìn đầu tiên thì nên lấy làm mừng.

    Trả lờiXóa
  26. Mấy hôm nay theo dõi các ý kiến tôi cũng chưa rõ lắm thực hư thế nào là đúng .
    Hôm nay theo bạn Trang Hạ cm : Thực sự tác giả Mạc Ngôn gọi cuộc chiến này là chiến tranh vệ quốc . Vậy mà dịch giả làm mất đi ý đó ,khiến độc giả chỉ đơn giản nghĩ đây là tác phẩm phản chiến , nghĩa là có tính chất nhân bản thì có hai điều không thật ở đây rồi !
    Điều không thật thứ nhất ở Mạc Ngôn ( ông ta là quan chức lớn trong quân đội ^^ không thể hiểu sai về cuộc chiến ) khi ông trình bày cuộc chiến này là tự vệ . Điều không thật thứ hai ở dịch giả , đã dấu chi tiết ấy khi dịch .
    Ai cũng biết chẳng khi nào điều tốt đẹp lại có thể xây dựng được trên nền tảng là sự dối trá ! Nên không thể cho rằng dịch giả và nxb hướng đến sự hòa hợp v.v ở đây !

    Trả lờiXóa
  27. Bài viết của ông Bùi Minh Quốc .CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH của chủ nghĩa BÀNH TRƯỚNG HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC.
    http://daohieu.com/website/?pg=cs&id=460
    ....
    Gần đây, tại cuộc hội thảo triển khai nghị quyết 23 của Bộ chính trị về văn hóa văn nghệ, ủy viên bộ chính trị, thường trực ban bí thư trung ương Trương Tấn Sang cảnh báo: “Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” nhằm tạo ra sự “tự diễn biến” trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa trong xã hội ta”.
    Cần đi sâu phân tích và làm rõ thêm ý kiến quan trọng nêu trên.
    Trước hết phải vạch ra cho cụ thể, dứt khoát: trong “các thế lực thù địch” hiện nay, thì thế lực nào là nguy hiểm nhất?
    Câu trả lời đã rõ như ban ngày: đó là thế lực bành trướng hiện đại trong giới cầm quyền Trung Quốc, chứ không phải những thế lực từ phương tây hay từ cộng đồng người Việt hải ngoại.
    Chúng đã và đang tạo ra sự “tự diễn biến” trong nội bộ dân tộc ta, mà trước hết là nội bộ Đảng ta như thế nào, và có phải chỉ diễn ra trong lãnh vực tư tưởng-văn hóa thôi không?
    Xin nêu một dẫn chứng nho nhỏ mà tôi là một nhân chứng trực tiếp. Năm ngoái, (2007), nhà thơ Phan Đắc Lữ (một người tham gia kháng chiến từ lúc 16 tuổi, thuộc dòng họ Phan ở Bảo An, Gò Nổi, Quảng Nam, bà con gần gũi với các nhân vật yêu nước, cách mạng, và cán bộ cao cấp Phan Khôi, Phan Thanh, Phan Bôi, Phan Diễn…) đưa tôi đọc bản thảo tập thơ “Bốn mùa tôi” của ông. Ông kể rằng ông gửi bản thảo để xin giấy phép của nhà xuất bản Hội Nhà văn, nhưng bị họ cắt sửa tệ hại quá nên chẳng muốn in nữa. Trong những chỗ bị cắt, có 4 câu thơ này:
    Tổ Quốc ta nơi nào cũng đẹp
    Từ ải Nam Quan đến Cà Mau
    Sông là máu đừng đem mua bán
    Núi là xương đừng lấy đổi trao
    (“Ký sự ngược sông Thu”)
    Quái thật! Dưới chế độ ta, lại có kẻ nào dám cả gan hạ bút cắt bỏ những câu thơ yêu nước như thế? Nhìn kỹ vào các chữ ký trên bản thảo thì thấy, trực tiếp cầm kéo cắt là biên tập viên Ngô Văn Phú, ký duyệt là giám đốc Nguyễn Phan Hách, người kế nhiệm Ngô Văn Phú (đã nghỉ hưu nhưng được mời làm tiếp trong chân biên tập).
    Ngô Văn Phú và Nguyễn Phan Hách thì tôi biết, đó là hai đảng viên chức sắc trong Hội Nhà Văn và giới xuất bản, khó có thể nghĩ hai nhà văn ấy không yêu nước, nhưng thật tình tôi không hiểu nổi tại sao hai ông lại đang tâm dập tắt một tiếng lòng yêu nước của đồng nghiệp? Rõ ràng, đây là bằng chứng không thể chối cãi về tình trạng “tự diễn biến”. Từ người yêu nước, hai ông đã “tự diễn biến” thành công cụ cho thế lực vong bản bên trong và bành trướng bên ngoài, nếu không sớm tỉnh ngộ thì từng ngày một, qua từng việc một, sẽ dần dà tự hủy tư cách yêu nước của người đảng viên.
    Trường hợp tôi vừa kể không phải là cá biệt. Nó diễn ra đầy rẫy hàng ngày trong hoạt động báo chí và xuất bản, bắt nguồn từ một tình trạng “tự diễn biến” ở cấp cao hơn trên qui mô lớn hơn. Cách đây hơn một năm, trong thư ngỏ gửi Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cùng toàn thể đồng nghiệp trong Hội, tôi đã nêu vấn đề:“Chủ nghĩa bành trướng trong giới cầm quyền Trung Quốc không bao giờ tự lùi bước, tự mất đi, nó là mối họa trường kỳ đối với dân tộc Việt Nam ta cùng các dân tộc Đông Nam Á, và ngay cả với chính nhân dân Trung Quốc.
    Mấy chục năm qua, trong sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta thiếu vắng hẳn các công trình nghiên cứu và tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài này, thậm chí các cuộc chiến tranh chống bọn diệt chủng Khơ me đỏ ở Cam-pu-chia, bọn bành trướng Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, ở biển Đông, với xương máu của hàng vạn bộ đội và nhân dân ta, cũng vô cớ (một cách cố ý) bị biến thành đề tài cấm kỵ khiến sự thật lịch sử dần bị vùi lấp. Tại sao lại có một chủ trương thiếu văn hoá, đi ngược lại lợi ích dân tộc như vậy? Vấn đề hết sức nghiêm trọng này cần sớm được làm rõ, mà Hội Nhà văn Việt Nam là nơi cần phải có tiếng nói sớm nhất”

    Trả lờiXóa
  28. .....
    Từ những nhận định về tình hình như đã trình bày, xin nêu mấy ý kiến về nhiệm vụ (đây chỉ là mấy ý kiến sơ bộ phác ra, tôi sẽ tiếp tục suy nghĩ và trình bày thêm sau, mong sớm có một cuộc thảo luận rộng rãi trong toàn Đảng toàn dân, chắc chắn sẽ xuất hiện vô vàn sáng kiến đóng góp cho công việc chung):
    1/-Trong nhiệm vụ chống diễn biến hòa bình, phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống diễn biến hòa bình của chủ nghĩa bành trướng hiện đại Trung Quốc, phải chống triệt để, thường xuyên và lâu dài trên tất cả mọi mặt nhưng trước hết phải tập trung chống thủ đoạn chiến lược diễn biến hòa bình thông qua mối quan hệ giữa hai Đảng cầm quyền.
    2/-Vận động toàn Đảng toàn dân yêu cầu cơ quan lãnh đạo Đảng phải tiến hành ngay việc xem xét lại một cách căn bản mối quan hệ giữa Đảng ta và đảng Cộng sản Trung Quốc (theo tôi, thực tế lịch sử đã cho thấy đó là mối quan hệ giúp một hại mười, sự giúp đỡ là của nhân dân Trung Quốc, chúng ta ghi ơn, nhưng thế lực bành trướng luôn lợi dụng sự giúp đỡ đó để thực hiện mưu đồ bành trướng). Trong khi chờ đợi cơ quan lãnh đạo bắt tay vào việc thì toàn Đảng toàn dân phát huy tinh thần làm chủ, tích cực chủ động tiến hành xem xét lại mối quan hệ đó, đặc biệt là các bậc lão thành, các nhân chứng lịch sử cần nghiêm túc chấp hành chủ trương “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” mà Đảng khởi xướng từ đại hội 6, nói cho toàn Đảng toàn dân biết những sự thật bấy lâu bị bưng bít như lão thành cách mạng Hoàng Tùng đã nói (nhưng cũng chỉ mới nói được một phần nhỏ).
    .............
    5/-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục bồi dưỡng lòng yêu nước, ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, làm cho toàn Đảng toàn dân, các thế hệ hôm nay và mai sau, ý thức sâu sắc về mối họa bành trướng, về nhiệm vụ chống chủ nghĩa bành trướng hiện đại Trung Quốc. Cụ thể là:
    -Sớm biên sọan để đưa vào sách giáo khoa các cấp bài học về địa lý, lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa - những phần lãnh thổ thiêng liêng của đất nước Việt Nam mà tổ tiên để lại cho con cháu có nhiệm vụ gìn gữ hiện đang bị Trung Quốc xâm chiếm.
    -Các báo đài sớm công bố các hiệp định về ranh giới trên đất liền và trên biển (có kèm bản đồ cụ thể) giữa nước ta và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đồng thời mở mục thường xuyên về đề tài chống bành trướng, giữ nước, vận động toàn Đảng toàn dân tham gia viết bài, trước mắt đề nghị Quốc Hội, Chính phủ cần có các tuyên bố ngang cấp với các tuyên bố của Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa Trường Sa.
    -Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về vấn đề chống bành trướng, về chiến lược chiến thuật ứng xử trong quan hệ giữa nước ta với Trung Quốc, giải quyết tốt quan hệ giữa thái độ cương nhu trên bàn đàm phán với việc biểu thị lòng yêu nước của toàn Đảng toàn dân, chú ý phê phán lập luận ngụy biện nhân danh sự mềm dẻo trong đối ngoại để che dấu thái độ bạc nhược chư hầu làm suy yếu sức mạnh nghìn đời của dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại mà vị trí mới của Việt Nam trên trường quốc tế là nhân tố rất quan trọng. Trước mắt cần cho công bố ngay những công trình đã có và tái bản những gì đã được xuất bản trước đây về đề tài này. Biên soạn những cuốn sách mỏng về Hoàng Sa Trường Sa phát hành đến tận thôn cùng xóm vắng và dịch ra tiếng Trung Quốc để nhân dân Trung Quốc biết rõ thực chất tình hình.
    -Đẩy mạnh sáng tác văn học nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác về đề tài cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, về cuộc chiến đấu giúp nước bạn Cam-pu-chia chống bọn diệt chủng Pôn-pốt tay sai của thế lực bành trướng, cuộc chiến đấu chống bọn bành trướng Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974, xâm lấn các tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979, một số đảo ở Trường Sa năm 1988. Cần chú ý có những bài thơ, bài hát về Hoàng Sa Trường Sa cho thiếu nhi từ tuổi mẫu giáo trở lên.
    ....

    Trả lờiXóa
  29. CŨNG LÀ KIỂM DUYỆT... - Nguyễn Ngọc Tư ( tác giả Cánh Đồng Bất Tận)
    25.10.2008 20:32
    Có những tờ báo con không muốn ba đọc.
    Có những lời nói con không muốn ba nghe.
    Những gì con mang về nhà đã qua cái gọi là "kiểm duyệt thông tin" do con… thiết lập. Con đã che đi một nửa sự thật, về với ba chỉ còn những lời khen tặng, những khích lệ, những ưu ái… Con muốn ba tin, cuộc đời này yêu thương con ba lắm. Con đã mặc cái áo kín đáo nhất có thể, để ba không bao giờ nhìn thấy những vết thương.
    Con luôn đi giữa một chiến trường, đi trong vinh quang và cay đắng, đỉnh cao và vực thẳm, chia sẻ và đố kỵ, thương yêu và căm ghét. Con muốn ba đừng biết. Có những tin tức về con ba có được từ bạn bè, buộc ba hỏi, tại sao ? Giản dị, con nghĩ, một thái độ chuyên nghiệp và thản nhiên trước chỉ trích miệt thị con cái mình là điều không ông bố bà mẹ nào làm được. Nhà mình lại càng không.
    Con nhớ bộ phim Mỹ về hành trình cô thợ mỏ chiến đấu với nạn quấy rối tình dục, có cảnh cô diễn thuyết giữa hàng trăm người đàn ông dung tục và thô lổ, bị họ phản ứng bằng những lời lẽ khiếm nhã và tục tĩu nhất. Cha cô, người chưa từng thấy hài lòng và ủng hộ việc làm của con gái mình, đã đứng lên bên cô, đau đớn nhắc cho những người từng là bạn bè mình một sự thật, họ đang hạ nhục con gái của ông. Cảnh đó làm con rơi nước mắt, làm con nhớ tới mình, dù ở một hoàn cảnh khác.
    Ba đã từ bỏ khá nhiều mối quan hệ bạn bè, những người cùng chiến trường với ba thuở trước, vì những trang viết của con. Những người bạn còn lại của ba là những người đứng về phía con. Ba biết con vinh quang từ họ, và đôi lúc họ vô tình để ba đọc được vài ba chê bai, chỉ trích. Con chỉ còn cách ngượng ngập xua tay, "trường văn trận bút" mà…
    Con đã bỏ lại cái trận chiến đó ngoài cổng, nhưng vài kẻ hở của bão thông tin khiến tên bay đạn lạc vào trong nhà, rồi má, rồi ba bị thương. Những kẻ bị thương không… chuyên nghiệp. Có lần nghe tin một anh (đã từng viết bài dài trên báo nhiếc móc con mình) bị cách chức, má hớn hở cười, "đó, quả báo, đụng tới con cháu nhà học Mạc là lãnh hậu quả liền…". Buồn cười, má còn nhớ anh đó lâu ghê.
    Nhưng bị thương chuyên nghiệp như con cũng không phải là tốt, cái thói quen lướt trên những dư luận những thị phi như con dao hai lưỡi, con cũng cố chấp hơn, chai lì và cằn cỗi hơn. Nên tốt nhất, là đừng để bị thương.
    Nên con vẫn cứ duy trì chế độ kiểm duyệt, để gửi về ba má những thứ ấm áp nhất. Phần lạnh lẽo và sắc nhọn, chỉ mình con biết.
    N.N.T (Cà Mau)

    Trả lờiXóa
  30. Loạn. Xét cho cùng thì kệ con cụ chúng nó bác Gió ạ.

    Trả lờiXóa
  31. Chuyện Mạc Ngôn hiểu đúng hay hiểu sai về cuộc chiến, là chuyện của ông, nhưng ông chỉ là 1 nhà văn, viết 1 tác phẩm, kể về 1 cuộc chiến trong đó dân tộc ông có tham gia, dưới cái nhìn của ông. Giả sử Mạc Ngôn quay 1 phim tài liệu và bảo rằng thế này thế kia, xong rồi đem công chiếu ở Việt Nam,rồi đem ra làm bằng chứng ở tòa án thế giới, rồi công bố truyền hình đòi này kia, thì chắc chắn không thể được. Nhưng đây là tiểu thuyết, chẳng có tiểu thuyết gia nào đứng lên vỗ ngực rằng truyện tôi viết là sự thật 100%. Chúng ta không phải những đứa trẻ (thề với lòng, chắc hẳn không mấy đứa trẻ nào đọc tác phẩm này đâu), không phải ông Mạc Ngôn viết, ông Mạc Ngôn bảo thế, nxb bảo thế là mình tin, mà quả thật là có ai tin đâu. Cho nên ở đây chỉ đơn giản là đọc để biết xem, ừ, bên Trung quốc vài người họ nghĩ thế nào, mình thì nghĩ thế đó, mà không biết sao họ nghĩ vậy. Trong trận chiến đó, với họ, ta là kẻ địch, với ta họ là kẻ địch. Quan hệ 2 nước nhiều khuất tất không có nghĩa là ignore mọi thứ văn hóa, cái nhìn từ họ. Mà là xem cách họ suy nghĩ ra sao, từ đó biết được phải nói chuyện thế nào để có được hòa bình hữu nghị. Blogger mình mà làm nhà ngoại giao thì phân nửa là thế giới giờ đang tới chiến tranh thứ n rồi.

    Trả lờiXóa
  32. Bạn Fatewalker có khả năng "biết" ,"hiểu" họ nghĩ gì không khi nxb thì giới thiệu sách trong sự sai lầm về nhận thức và dịch giả thì cắt xén ý như thế nhỉ ?
    Nếu không có cuộc tranh cãi ầm ĩ trên các blog thế này , nếu không có Trang Hạ cảnh báo và cung cấp thông tin chính xác về nguyên bản thì bao nhiêu người, nhờ nxb đã xuất bản cuốn sách ,mà biết và hiểu (thật sự )như Fatewalker nói nhỉ ? ^^
    Vậy mục đích thật sự của việc xuất bản cuốn sách - TRONG TÌNH TRẠNG CÓ SỰ DỐI TRÁ ĐI KÈM - là gì ? Đó mới là điều mọi người muốn nói bạn ơi !

    Trả lờiXóa
  33. Hòa bình hữu nghị chẳng ai còn là người mà không mơ ước , nhưng hòa bình và hữu nghị chỉ có thể xây dựng được trên SỰ THẬT và CÔNG LÝ chứ không phải ý muốn chủ quan của một bên nào đó !
    Những lời kêu gọi , nhân danh hòa bình và hữu nghị ( trong bất cứ mối quan hệ cấp độ nào : giữa cá nhân với cá nhân , giữa quốc gia với quốc gia )mà không tôn trọng Sự thật & Công lý đều là BÁNH VẼ , để lợi dụng .

    Trả lờiXóa